Tổng kết hoạt động " Sưởi Ấm Mùa Đông"

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Tổng kết hoạt động " Sưởi Ấm Mùa Đông"

Tổng kết hoạt động " Sưởi Ấm Mùa Đông"

Viết bởi pinky_202 » Năm T3 18, 2010 12:32 pm

Tết này các em không còn phải chịu rét nữa! Có lẽ đây là niềm vui, nguồn động viên, khích lệ cho các anh, các chị và các bạn đã tham gia ủng hộ cho chương trình “ Sưởi ấm mùa đông” phát áo ấm cho các học sinh miền núi. Chương trinh “Sưởi ấm mùa đông” được Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hoè phát động tại Tiệc tất niên Tokyo năm 2008, trong năm 2009 vừa qua, Ban Tài chính Đông Du đã kêu gọi thiết kế logo cho áo ấm, liên hệ đặt may, liên lạc với Hội khuyến học hai tỉnh hằng năm phải chịu những đợt gió rét thấu da thấu thịt ở miền núi phía Bắc là Cao Bằng và Lạng Sơn.
Tổng số tiền quyên góp được là: 21 triệu, tổng số áo cấp phát là 210 áo.
Cụ thể: cấp 110 áo cho học sinh tiểu học tại Tỉnh Cao Bằng, cấp 100 áo cho 58 học sinh cấp 1 và 42 học sinh cấp 2 tại tỉnh Lạng Sơn.
Đợt cấp phát áo ở Việt Nam lần này do anh Nguyễn Trần Phương, là cựu du học sinh Đông Du, hiện làm việc tại Việt Nam phụ trách.
Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Trần Phương  cùng các anh chị trong nhóm đi cấp phát đã hỗ trợ, thu xếp thời gian, đóng góp hết sức nhiệt tình để những chiếc áo ấm đầy lòng nhân ái đến được với các em học sinh.
Sau đây là một số hình ảnh và bài cảm tưởng rất thú vị và sâu sắc của chị Giang, một thành viên trong đoàn cùng đi cấp phát áo với anh Phương. Hy vọng rằng sẽ ngày càng có nhiều hơn nữa những cơ hội để quyên góp, giúp đỡ cho các em học sinh nghèo, bởi vẫn còn nhiều em nhỏ vẫn mong có áo mặc khi gió đông về.  



Cảm nhận từ chuyến đi thực tế
Chia sẻ
ngày 13 tháng 1 2010 lúc 7:52 chiều
Đó là chuyến đi mà tôi đã chờ đợi cả tháng, hồi hộp, háo hức. Rồi ngày đó cũng đến, đêm trước khi đi cố ngủ thật sớm để chuẩn bị cho chuyến đi vào sáng sớm ngày hôm sau mà không sao ngủ được, giấc ngủ cứ chập chờn.

Ngày thứ nhất :5h45' tự mò dậy mà không cần ai giục giã ( giỏi ghê ). 7h45' có mặt tại điểm tập trung. 7h30' chúng tôi bắt đầu xuất phát. 10h30 đoàn chúng tôi có mặt ở phòng giáo dục huyện Cao Lộc. Các thày cô giáo đón tiếp chúng tôi rất nhiệt tình. Do hôm đó là ngày nghỉ và cũng do kế hoạch của đoàn chưa kỹ nên không có các em học sinh. Nên đoàn chúng tôi gửi lại quà tại phòng đào tạo nhờ các thày cô chuyển đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn sau vậy.

Do ý muốn của cả đoàn muốn được vào nhà một số gia đình khó khăn, để biết được những khó khăn người dân nơi đây.Sau khi cơm trưa xong chúng tôi lên đường đến một trong những xã khó khăn thuộc khu vực 3 của huyện Cao Lộc là bản Héc. Từ phòng giáo dục vào đó khoảng gần 20km, đi được khoảng 4_5km do đường khó đi ô tô của chúng tôi thuê không thể đi tiếp được. Nhưng chẳng ai muốn tới đây rùi mà lại quay về cả thế là thống nhất thuê 1 xe Uoat để vào. Khổ nỗi xe đó nhỏ chỉ đi được 7_8 người mà cả đoàn là 15 người thế là một nửa đành phải ở lại. Tôi là một trong số những người may mắn được đi tiếp. Chiếc xe bon bon chạy qua hết tất cả những ổ gà mà xe trước phải bó tay, con đường đến bản có quá nhiều ổ gà mà giảm sóc của xe lại kém nên tất cả mọi người cứ như là bỏ vào cái chảo rùi bị đảo tung lên ý. Con đường tới bản Héc còn là con đường bằng đất ít xe cộ đi lại. Khi tới một con dốc khá là dài và dốc cô hiệu trưởng kể cô không biết là đã ngã bao nhiêu lần ở đây mỗi khi trời mưa nữa. Giáo viên nơi đây đi dạy vất vả lắm mỗi ngày đi 40_50km đường đồi núi là chuyện bình thường. Đường đi thì vất vả, đồi núi quanh co dốc lên dốc xuống trời nắng thì bụi trời mưa thì trơn. Lúc nào đi dạy trời nắng hay mưa đều phải mặc áo mưa. Mưa mặc áo mưa là đương nhiên còn nắng cũng phải mặc để mà tránh bụi.

Cuối cùng thì cũng đến nơi. Cảm nhận đầu tiên là dân cư thưa thớt. Đón chúng tôi là các bác bí thư, trưởng thôn ... tại nhà văn hóa xã đó là ngôi nhà cấp 1 chỉ khoảng 20m2 thôi nhưng nó còn đảm nhiệm cả 2 nhiệm nhiệm vụ là làm nhà mẫu giáo nữa. Sau khi làm quen và giới thiệu mục đích của chuyến đi xong các bác cán bộ bản dẫn chúng tôi đi thăm một số gia đính 


Tặng quà cho gia đình

Cả bản có khoảng 366 hộ chưa đến 2000 người đa số là dân tộc Tày . Thời gian có hạn nên các bác dẫn chúng tôi đến mấy nhà quanh nhà văn hóa. Người dân ở đây chỉ có trông vào đồng ruộng, tự cung tự cấp.Mà ruộng thì ít, thiên nhiên thì khắc nhiệt năm được năm mất chỉ có nhờ giời. Thật là bấp bênh! Tôi có hỏi một anh cùng ngoài 30t rằng anh có nghĩ ra ngoài đi làm ăn không? Anh nói không, vì còn cha già, con nhỏ lo vợ không cáng đáng nổi ??? Theo được biết thì đàn ông trên đó ít có tư tưởng ra ngoài làm ăn mà chỉ quanh quẩn ở nhà làm ruộng đồng. Nếu có thì sẽ là người vợ đi sang chợ biên giới làm thuê chứ đàn ông thì không !!!( Mình cũng ko thích bàn đến vấn đề này làm gì nhưng thấy hơi khó chịu) Cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, vào mấy mảnh ruộng nhỏ thì đến bao giờ mới hết nghèo đây? Cũng chỉ loanh quanh được mấy nhà quanh đấy thì trời cũng sẩm tối chúng tôi phải trở ra cùng những niềm trăn trở riêng.

Ngày thứ 2 chúng tôi dạy từ 5h30 để đi tiếp cuộc hành trình là lên Cao Bằng. Từ Lạng Sơn đi lên đường đồi núi khúc khuỷu lượn vòng chóng hết cả mặt.(hic hic may đường về nhà mình không thế). Khoảng 9h30 chúng tôi lên tới trường học. Ngôi trường nằm trên 1 quả đồi cao ngôi trường cũng khá là sạch sẽ


Cứ tưởng các em học sinh ngồi ở đây đều là học sinh của trường nhưng không phải. Các em là những học sinh của nhiều phân trường tụ họp lại. Có những em hôm đó phải đi bộ cả 9km để ra tới trường chính(thương quá đi).

Buổi lễ đón tiếp đoàn chúng tôi khá là long trọng. Mọi thứ tuy không hiện đại bằng dưới xuôi nhưng chúng tôi cảm nhận được cái tình ấm áp quí mến, các thày cô giáo đều niềm nở chuyện trò chia sẻ
. Được nghe các em nhỏ hát mừng, được nghe bài hát của dân tộc Mông, được nghe tiếng khèn thật là êm ái.


Trước khi đi tôi cũng đã chuẩn bị cho các em mấy món quà nho nhỏ để tổ chức mấy trò chơi giao lưu cùng các em. Những câu hỏi soạn từ ở nhà dành chủ yếu cho các em học sinh cấp 2 lên tới nơi thì lại toàn các em cấp 1, tôi có đưa qua bản câu hỏi cho một cô giáo để hỏi liệu những câu hỏi này có quá khó đối với các em không? Cô giáo bảo các em ở trên vùng núi nên những con ở sông hồ là không biết đâu. Bao nhiêu câu đố, câu hỏi mẹo dẹp hết. Nghĩ vội vàng mấy câu thật dễ mong các em có thể trả lời được. Sau khi phần văn nghệ chào mừng kết thúc là đến chương trình của tôi. Hic hic! Lúc ấy run phết. Vì chương trình do mình khởi xướng nên không đùn đẩy cho ai được. Chạy lạy nhanh lên sân khấu giới thiệu linh tinh giờ cũng không nhớ nổi mình nói gì nữa vì lúc mới bắt đầu run ơi là run. :D. Nói nhanh nhanh chóng chóng vào để luôn. Mới đầu các em có vẻ hơi rụt rè nhưng sau khi bắt nhịp được rồi thì rất sôi nổi.


Đố được hai câu thì đổi không khí một chút bằng trò chơi vận động. Đó là trò "Bịt mắt ăn sữa chua" đối với các em có vẻ hơi lạ lẫm ( Vì mãi bữa trưa một thày giáo mới nói nhỏ cho mình là các em không biết sữa chua là gì đâu )): ) Nhưng may là các em vẫn nhiệt tình tham gia. Luật chơi ban đầu là cả 2 em đều được bịt mắt và xúc cho nhau ăn. Nhưng sợ khó quá nên chỉ có em xúc là bị bịt mắt. Luật chơi đổi liên xoành xoạch ý :D. Nhớ lại mà thấy vui quá có em bịt mắt rồi mà mình giơ hai ngón tay lên hỏi " em ơi đây là số mấy" vẫn hồn nhiên trả lời là " số hai". Các em rất thật thà đúng không các bạn. Tuy bịt mắt cũng như không nhưng thôi vui là chính. Nhưng có em thì bị bịt kín không nhìn thấy gì lúc xúc cứ đưa lung tung khổ thân cô bạn chơi cùng cứ méo xệch vì sợ bẩn áo.

Chơi vui

Tất cả học sinh cùng các thày cô giáo đều được những trận cười nghiêng ngả. Và chiến thắng thuộc về 2 chàng trai cứng tuổi nhất. :D. Sau đó lại tiếp tục trở lại cùng những câu đố về loài vật. Có em bé trai rất nhiệt tình hỏi câu nào em cũng xung phong nhưng cơ hội thì chia đều cho các bạn khác nữa chứ em nhỉ. Mới đầu lên thì run thật đấy nhưng sau khi được các em tham gia nhiệt tình, cùng những câu trả lời ngộ nghĩnh, hòa nhập cùng các em cái run nó cũng chạy đi đằng nào mất rùi ý. Đến khi hết quà rùi vẫn còn muốn chơi tiếp.

Tiếp theo mới là phần quan trọng đó là phát quà cho các em học sinh. Mỗi em được nhận một chiếc áo khoác ba lớp. Nó cũng không thực sự là lớn nhưng có lẽ đối với nhiều em nơi đây quả là niềm hạnh phúc lớn lao rồi. Những đôi mắt ngây thơ trong sáng. (Image).



Cuộc sống trên này của các em khó khăn lắm, thiếu thốn đủ mọi thứ. Ngay cả nước sinh hoạt cũng thiếu. Đoàn chúng tôi được dẫn vào một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở trên đó một ngôi nhà sàn chỉ khoảng 16_17m2 lụp xụp mà cả gia đình vừa ngủ, vừa nấu nướng. Thức ăn chính của gia đình chỉ là ngô xay ra rồi nấu. Hôm đó chúng tôi được thấy món ngô xay rang mà không biết gọi nó là gì nữa, không phải là mèn mén vì nó được nấu chín rồi bỏ chảo rang lên, chỉ thấy rằng món đó rất khó ăn. Mà cả gia đình cả đứa con nhỏ mới ba tuổi chỉ độc món đó. Có đi mới thấy mình sướng hơn họ rất nhiều, mình có điều kiện hơn họ rất nhiều.

Hai ngày không phải là nhiều để nhận thấy hết những khó khăn của người dân vùng núi nói chung. Nhưng cũng đủ biết họ khổ như thế nào, thiếu thốn ra sao. Còn biết bao nhiêu em không đủ quần áo ấm để đi học. Hi vọng những tấm áo nhỏ của các anh chị lưu học sinh bên Nhật mang đến cho các em có thể cho các em thêm ấm áp. Và hi vọng một ngày mai tươi sáng hơn.
( tác giả :Giang )