Origami: nghệ thuật truyền thống đến khoa học

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Origami: nghệ thuật truyền thống đến khoa học

Re:Origami: nghệ thuật truyền thống đến khoa học

Viết bởi Kongou-Musha » Sáu T12 08, 2006 8:34 pm

Cảm ơn mọi người đã quan tâm. Thực ra Origami không khó lắm,nó chỉ có 2 nếp gấp cơ bản cấu thành mọi kỹ thuật khác là : gấp lồi (yama ori-thuộc dương) và gấp lõm (tani ori-thuộc âm). Chỉ cần nắm vững điều này và kiên trì thì ta có thể gấp nên mọi thứ. Dưới đây mọi người cùng gấp thử mẫu lá cờ Hinomaru xem. Mẫu này đơn giản và lợi dụng 2 mặt khác màu của giấy.


http://img242.imageshack.us/img242/4202/hinomaru1vb2.jpg
http://img242.imageshack.us/img242/6387/hinomaru2yh0.jpg
http://img242.imageshack.us/img242/8055/hinomaru3qa1.jpg

Re:Origami: nghệ thuật truyền thống đến khoa học

Viết bởi Abchien » Sáu T12 08, 2006 12:24 pm

minh cung rat co kyomi ve cai nay, cung tinh bat dau nghich ma nakanaka...!May trang web rat huu ich, se may mo nghich ngom thu.

Re:Origami: nghệ thuật truyền thống đến khoa học

Viết bởi khanhDDSA » Năm T12 07, 2006 5:13 pm

Con ếch giấy mà trông hệt như thật vậy!! Kongou-Musha mà mở lớp dạy ORIGAMI chắc là nhiều người theo học lắm đây :)
Hồi nhỏ ObAu cũng rất thích gấp mấy con vật ếch nhái, chim ngỗng.. nhưng bây giờ quên hết rồi :( Nói origami cũng là một nghệ thuật THIỀN chắc là không ngoa. Bây giờ mà ngồi tĩnh tâm gấp lại mấy con vật giống hồi bé thì chắc cũng trẻ lại được vài tuổi?! :)

Origami: nghệ thuật truyền thống đến khoa học

Viết bởi Kongou-Musha » Năm T12 07, 2006 5:04 pm

Origami (折り紙) là danh từ quốc tế chỉ môn nghệ thuật tạo hình bằng giấy bắt nguồn từ tiếng Nhật,trong đó Ori là hình thức danh từ hóa của động từ Oru (Xếp) và Gami là biến âm của Kami (Giấy).

Thông thường các nghệ sĩ Origami chỉ sử dụng một tờ giấy vuông và không cắt dán để gấp nên mọi hình dáng mà họ trông thấy được hay tưởng tượng được. Không ai biết chính xác Origami ra đời từ khi nào và ở đâu nhưng phần đông đều thừa nhận Nhật Bản như là quê hương của nó và thịnh hành từ thời Muromachi. Đến thế kỷ 20 thì Origami được tái sinh,thoát khỏi những mẫu gấp truyền thống nhờ vào công lao của một người Nhật là Yoshizawa Akira. Ông được xem là ông tổ Origami hiện đại.

Hiện tại thế giới Origami đang chứng kiến một cuộc đại cách mạng với sự bùng nổ của các tổ chức Origami trên toàn thế giới,trong đó có Việt Nam (Vietnam Origami Group : http://www.vogvn.org ) và nhiều tay xếp trẻ tài năng. Người ta khẳng định: Chỉ cần một tờ giấy vuông và không cần cắt hay dán,bạn có thể tạo nên bất cứ hình dáng nào mà con người hình dung được.




Một con ếch tên độc (Poison Arrow Frog) được gấp từ một tờ giấy vuông không cắt dán. Có xử lý màu.
Người thiết kế : Daniel Robinson
Người gấp : tôi

Khác với những môn nghệ thuật tạo hình khác là Origami thể hiện đúng định luật bảo toàn khối lượng,không có gì được sinh ra và mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Trong điêu khắc thì có loại "thêm" như đắp đất,thạch cao lên khung và "bớt" như đẽo,gọt tượng đá,gỗ. Còn trong Origami thì trước và sau khi gấp nó vẫn là một tờ giấy. Do vậy Origami thể hiện rõ tính chất "nhìn thấy như vậy nhưng bản chất không phải như vậy" . Lúc này bạn nhìn thấy đây là một con bọ,nếu tháo bung ra thì lại là một tờ giấy trắng... Bạn thấy chỗ này là đầu con bọ với năm sừng hai xúc giác,nhưng bung ra nó là những bộ phận khác nhau của tờ giấy như biên,trung tâm,....


Người ta đã chứng minh rằng Origami có tác dụng cải thiện tư duy con người cũng như góp phần an định tinh thần của người xếp giấy. Ở mặt nào đó thì Origami hoàn toàn đồng nhất với Thiền Tông (Zen) của Phật Giáo. Ngoài ra Origami còn có tác dụng tốt trong giáo dục nên nhiều nước đã đưa vào chương trình dạy học chính thức.

Sau đây là đoạn trích từ bài viết của kiến trúc sư Đinh Trường Giang (USA),thuộc Vietnam Origami Group bàn về một số cống hiến của Origami.

Giáo Dục

Nói đến Origami và giáo dục, người ta thường nhắc đến Friedrich Froebel (1782-1852) cha đẻ của hệ thống trường mẫu giáo , người nâng tầm các trò chơi của trẻ con thành các hoạt động gíup phát triển sự thông minh . Ông nghiên cứu dạy trẻ, thấy rằng trẻ con học khi chơi các trò chơi, như vậy trò chơi thích hợp là công cụ tốt để dạy trẻ . Trong số các "đồ chơi" của ông, có .. xếp giấy, đây là 1 trò chơi thú vị và kích thích óc sáng tạo ...
Sau ông cho đến hiện tại , nhiều nhà giáo dục đã đưa Origami vào chương trình dạy của mình .

Một cách ngắn gọn, Origami giúp phát triển được các khả năng gì ?

Nghe : làm theo hướng dẫn

Đọc : hiểu hướng dẫn, hiểu các biểu tượng về hình ảnh và dấu hiệu .

Nói : khả năng diễn đạt mạch lạc khi hướng dẫn xếp mẫu cho người khác

Toán học:
A . Hình học :
- Nhận diện hình thể, góc, khối, các khái niệm hình học ( đối xứng, vuông góc ....)
- Phép chia ( chia cạnh giấy hay góc thành nhiều phần bằng nhau ..)
- Đo
- Tỷ lệ
B . Không gian : hình khối, các mặt trên dưới, trong ngoài của vật thể ...

Quan hệ cộng đồng / thế giới : Origami, như âm nhạc , có mục đích chia xẻ với mọi người, từ nhóm nhỏ đến lớn . Trong thời buổi hiện nay thì mở rộng ra bạn bè thế giới .

Xã hội học: biết / tìm hiểu thêm về phong tục . lịch sử, xã hội qua nhiều mẫu đặc thù ( ví dụ các mẫu truyền thống Nhật, các mẫu lễ Giáng Sinh, lễ tình nhân ....)

Khoa học: Nghiên cứu về cấu trúc động vật, thực vật, khí động học ...khi tạo mẫu thú, hoa cỏ hay máy bay ...../ Nghiên cứu về giấy, cách làm giấy ....

Nhận thức về bảo vệ môi trưoèng: có thể dùng đủ loại giấy loại để xếp, tận dụng giấy bỏ đi ...

Trí nhớ: khi xếp giấy / học xếp cần sự tập trung, khi xếp mẫu không xem sách cần trí nhớ tốt và nhớ theo trình tự các bước .

Logic / khả năng "giải mã": khi xếp hay sáng tác

Sáng tạo / nhận thức về các cách nhìn khác nhau : Origami kích thích sự sáng tạo . Khởi đầu với các thế xếp căn bản từ đó cho ra nhiều mẫu khác nhau . Một ngưỿi nhìn mẫu xếp đến 1 giai đoạn nào đó có thể thấy nó giống cái này, người khác lại nhìn ra cái khác - nếu tiếp tục , sẽ cho ra mẫu khác nhau . Sáng tạo cũng bắt đầu khi người xếp thay đổi mẫu ( người khác ) theo ý mình ....

Chữa bệnh
Origami được đưa vào các chương trình trị liệu và vẫn còn là đề tài cần nghiên cứu trong lĩnh vực này .
Origami được thử nghiệm dạy cho người mù ( người mù / người thầy origami nổi danh nhất là Saburo Kase , mù từ 12 tuổI, sáng tác nhiều và đi dạy / nói chuyện nhiều nơi trên thế giới , tôi đã có nhắc đến trong bài " Nghề xếp giấy " ), người tàn tật, người bị bịnh tâm thần, người già trong viện dưỡng lão ....
Lợi thế của Origami là vật liệu dễ tìm , người xếp không sợ "làm hư" vật liệu ( như các vật liệu đắt tiền ) và cho ra kết quả trong thời gian ngắn , có thể học / làm tập thể .
Dạy cho người bệnh , người hướng dẫn cần kiên nhẫn và dịu dàng , khuyến khích họ . Vì vật liệu dễ tìm, ít tốn kém và hầu như ai cũng xếp được mẫu đơn giản trong thời gian ngắn - "làm được 1 cái gì đó " làm tăng sự tự tin của người bịnh , làm họ quên đi phút chốc nỗi đau thể xác hay tinh thần .
Khi họ đã bắt đầu quen và xếp được họ sẽ thấy vui hơn, thấy mình vẫn có khả năng "kiểm soát" được ( mẫu xếp ) - mà phần lớn đã mất hay không cho là mình còn kiểm soát được chính mình vì bịnh tật ....
Origami cũng giúp sự vân động khéo léo của bàn tay ....

Hẳn nhiên người hướng dẫn phải nghiên cứu , tùy loại / mức độ bịnh mà chọn mẫu / cách dạy cho phù hợp .

Trên đây nhắc đến "khoa học" với trình độ chung chung . Một số ứng dụng / nghiên cứu khoa học có thể kể qua :

-Một số nhà khoa học / toán học nghiên cứu về Toán học Origami - ở Mỹ hiện nay có Thomas Hull va Erik Dermaine đều dạy / nghiên cứu ở đại học về Origami Mathematics và Computational Origami . Erik Dermaine là 1 trường hợp đặc biệt , học ở nhà ( cha dạy, không đi học ở trường ), 12 tuổi đã vào đại học, luận án tiến sĩ về "Computational Origami " xuất sắc, là giáo sư trẻ nhất trong lịch sử của MIT, trường đại học và viện công nghệ nổi tiếng của Mỹ và thế giới ở tuổi 20 ! Erik nghiên cứu về khả năng và giới hạn của Xếp và Mở ( fold & unfold ) dẫn dến ứng dụng trong chế tạo tay người máy , và hiện nghiên cứu về cấu trúc "xếp " của protein , sẽ giúp cho dược / y khoa rất nhiều nếu thành công . Một trong những bài toán mà Erik giải được là "Xếp và cắt " ( Fold and Cut )- chứng minh rằng bất cứ hình nào có cạnh thẳng ( từ hình ngôi sao hay con rồng ...) đều có thể tạo được bằng cách xếp ( giấy ) và dùng chỉ một nhát kéo cắt qua . Một số ví dụ có thể thấy ở website của Erik ( bạn có thể search : " Erik Dermaine, Fold and Cut " )
- Robert Lang, là nhà vật lý học và kỹ sư, hiện sống toàn thời gian với nghề "Xếp" , ngoài ..giấy ra còn được mời làm cố vấn, cộng tác với các trung tâm / hãng chế tạo để chế tạo Túi an toàn ( Airbag ) trong xe hơi, và gần đây là nghiên cứu chế tạo Kính thiên văn khổng lồ cùng với nhóm nghiên cứu của Lawrence Livermore National Laboratory . Kính thiên văn lớn 1 hiện nay (?) là Hubble ( Space Telescope ) đường kính chỉ 2.4m .
Vấn đề là vũ trụ bao la, nhưng tên lửa thì có giới hạn, muốn khám phá thiên hà thì cần kính thiên văn lớn - làm sao chế ra được 1 kính thiên văn đường kính = 1 sân vận động mà nhét lọt vào tên lửa ( khi đã phóng lên thì mở ra tha hồ không vướng víu vì vũ trụ thừa ..chỗ chứa . Và lời giải là ...dựa vào Origami ! 1 kính thiên văn đường kính 100m được "Xếp lại " gọn trong 1 tên lửa đường kính từ 3-5m , khi phóng lên qũy đạo sẽ " mở " ra . Hiện tại Eyeglass ( tên của Kính xếp này ) đang trong giai đoạn nghiên cứu, nhóm này đã dựng 1 mẫu thí nghiệm đường kính 5m ( có thể thấy hình và tin ở website của Robert lang )

- Còn rất nhiều ứng dụng thực tiễn của Origami trong khoa học kỹ thuật . Các nhà khoa học ở đại học Oxford đã chế ra các ống co giãn ( xếp , mở ) dựa vào Origami - các ống này được xử dụng để mở các động mạch nhỏ hay bảo vệ động mạch chủ bị suy yếu . Koryu Miura từ những năm 1970 đã sáng tạo ra lối xếp mang tên ông "Miura - ori" ngày nay ứng dụng trong việc chế tạo hộp nước soda, xếp bản đồ và solar sails cho vệ tinh ( " xếp" 1 phần của lon soda = nhôm chẳng hạn ,  sự "Xếp" này làm kết cấu vững hơn, do dó vỏ hộp mỏng hơn vẫn bảo đảm kết cấu - dẫn đến tiết kiệm vật liệu ( hình lon soda này có thể thấy ở wensite Masters of Origami ở Hangar - 7 )
Các nhà khoa học Nhật cũng đang nghiên cứu chế tạo xe hơi với "cấu trúc Origami" đàn hồi, giảm chấn thương khi xảy ra đụng xe , hay nhà " xếp" giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất ....

Ngoài các lãnh vực kể trên , bóng dáng của Origami cũng có thể thấy nhều trong kiến trúc, vật dụng thường ngày , đồ nội thất , thời trang .....


Để biết thêm những đóng góp của Origami đối với khoa học xin tham khảo web site của nghệ sĩ Origami Mỹ Quốc Robert J.Lang

http://www.langorigami.com

Ngày nay Origami đã trở thành một môn khoa học hẳn hoi với phương pháp sáng tác,gấp dựa trên các nguyên tắc toán học. Có thể nói Origami là một môn nghệ thuật "già" nhưng lại "trẻ". Già vì tuổi đời của nó và trẻ vì những tác động qua lại giữa nó và khoa học. Đây có lẽ là điều khó tìm thấy ở những môn nghệ thuật khác.

Origami ngày nay không còn là tài sản riêng của người Nhật. Nó đã trở thành một yếu tố Quốc Tế,tào sản chung của nhân loại và khắp nơi trên Thế Giới người ta đều đón chào nồng nhiệt. Thời đại ngày nay chứng kiến sự ra đời của vô số trang web/blog cá nhân về Origami. Có thể nói sự phát triển của máy tính và mạng internet đã tác động một phần không nhỏ vào sự phát triển của môn nghệ thuật đậm chất Á Đông này.

Một số liên kết Origami :

Hojo Takashi's Gendai Origami (http://www11.ocn.ne.jp/~origami/ )

Robert J.Lang ( http://www.langorigami.com )

Học Hội Origami Nhật Bản Tanteidan ( http://www.origami.gr.jp )

Nicolas Terry ( http://design.origami.free.fr )

Komatsu Hideo ( http://www.origami.gr.jp/~komatsu/ )

Mr.Gilad Aharoni's home page ( http://www.giladorigami.com )

Kamiya Satoshi

http://www.folders.jp

Gabriel Vong ( http://ori500.free.fr )