Kính tự làm sạch bằng ánh nắng

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Kính tự làm sạch bằng ánh nắng

Kính tự làm sạch bằng ánh nắng

Viết bởi katakata » Hai T6 14, 2004 4:46 pm

Kính thường và kính có lớp màng titan dioxit, trong trẻo hơn.
Chẳng cần nhọc công leo trèo để lau kính cửa sổ mỗi tuần nữa, một loại kính mới có tính năng đột phá đã ra đời sẽ giúp bạn làm việc đó, bằng cách tự làm sạch nhanh chóng, không cần xà phòng cũng chẳng chổi lau.

Chiếc kính Pilkington Activ được bọc ngoài bằng một lớp vi tinh thể titan oxit cực mỏng, có kích cỡ nanomét, có thể tương tác với ánh sáng mặt trời. Phản ứng tương tác này sẽ phá hủy các chất bẩn bám trên kính mà không cần đến bột giặt. Do vậy, khi phun nước lên đó, dưới tác dụng của hiệu ứng thấm nước, các thành phần bụi rác sẽ ngấm nước và bị rửa trôi.

Sản phẩm này là một trong 4 thiết bị được lọt vào vòng chung kết giải thưởng kỹ thuật MacRobert, do Học viện kỹ thuật Hoàng gia Anh trao tặng.


Nguyên tắc làm việc của kính tự làm sạch: 1- Bụi bẩn, kính, lớp màng chứa tinh thể titan dioxit. 2 - Ánh mặt trời chiếu vào cửa sổ. Tia cực tím kích hoạt phản ứng quang hoá trong lớp titan dioxit, bẻ gãy các phân tử bụi. 3- Khi nước rơi trên mặt kính, tạo ra hiệu ứng thấm nước. Nước trải đều trên bề mặt, thay vì thành giọt, cuốn theo chất bẩn đi xuống.  
Tiến sĩ Kevin Sanderson, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, Pilkington Activ được chế tạo trên nền titan dioxit, vốn được sử dụng trong kem đánh răng, kem chống nắng. Tuy nhiên, vì đây là một chất bột màu trắng, không phù hợp để phủ kính do làm mất độ trong của nó, nên nhóm nghiên cứu đã sử dụng titan dioxit dưới dạng một lớp màng mỏng có độ dày 15 nanomét (phần tỷ mét). Nhờ thế, trông kính vẫn trong như thường.

Lớp màng titan dioxit này có hai đặc tính khiến nó trở nên khác thường. Trước hết, nó hấp thụ ánh mặt trời (bức xạ cực tím) tạo nên phản ứng xúc tác quang học, bẻ gãy các phân tử chất bẩn hữu cơ. Ngoài ra, nó khiến cho bề mặt có tính thấm ướt. Do vậy, khi nước lăn trên bề mặt kính sẽ dàn đều, thay vì ở dạng giọt như thông thường. Tác dụng này làm giảm tính dính mà nhờ đó các hạt bụi khác có thể bám lên bề mặt.

Sản phẩm thân thiện môi trường này là kết quả của quá trình nghiên cứu dài hơi, từ đầu thập kỷ 1990 tới nay. Nhờ việc cắt giảm nhu cầu lau kính thường xuyên, người ta sẽ không cần sử dụng đến nhiều bột giặt độc hại. Ngoài ra, loại kính này cũng đem lại lợi ích an toàn, giúp giảm số tai nạn do leo thang lau cửa sổ.

B.H. (theo BBC)