Viết bởi Admin » Năm T9 23, 2004 1:33 pm
Đề tài ”Chế tạo toa xe khách cao cấp” lắp điều hoà không khí (có ký hiệu KHCN 10 - DA - 04) được coi là mốc quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển đi lên của Công ty Xe lửa Gia Lâm Hà Nội. Đề tài đã tạo ra sản phẩm mới là toa xe cao cấp mà trước đây đường sắt Việt Nam phải mua của Ấn Độ. Kỹ sư Bùi Bá Nhuận là chủ nhiệm đề tài, ông đã cùng các cộng tác viên, cán bộ công nhân viên công ty xe lửa Gia Lâm triển khai thực hiện thành công với các mục tiêu sau đây:
- Hoàn thiện các bản vẽ thiết kế và xây dựng quy trình công nghệ chế tạo toa xe khách có điều hoà không khí chất lượng cao, đưa quy trình kiểm tra nghiệm thu và tiêu chuẩn hoá toa xe khách cao cấp của ĐSVN. Thông qua việc triển khai thực hiện đề tài KHCN 10 - DA - 04 đã cải tiến công nghệ, thiết bị kiểm tra, điều quan trọng hơn là đào tạo lại và nâng cao trình độ của cán bộ và công nhân kỹ thuật. Đây là mục tiêu khoa học mang tính chất đầu tư chiều sâu cho cơ sở sản xuất, làm điểm tựa cho các bước phát triển tiếp theo của Công ty Xe lửa Gia Lâm - Hà Nội.
- Đề tài KHCN 10 - DA - 04 đã chế tạo được toa xe khách cao cấp, sử dụng nguồn điện 220 V, có lắp máy điều hoà không khí, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của Đường sắt Việt Nam, đã được đưa vào khai thác rất hiệu quả. Sản phẩm của đề tài khoa học đã thay thế hoàn toàn toa xe nhập ngoại, giá thành sản xuất khoảng 3,2 tỷ đồng/toa xe, trong khi giá nhập ngoại là 6,5 tỷ đồng. Đến nay, Công ty đã đóng được 45 toa xe, tổng số tiền tiết kiệm được đã là 148,5 tỷ đồng, chấm dứt việc mua toa xe của nước ngoài.
- Tính mới và sáng tạo - Đã đưa máy điều hoà không khí lắp vào toa xe, sử dụng nguồn điện 220V cung cấp cho các phụ tải, xây dựng được các quy trình công nghệ ổn định, tạo nếp làm việc có khoa học cho công nhân kỹ thuật của Công ty. Quy trình này được áp dụng và tiếp tục được cải tiến cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng cao của sản phẩm.
Những quy trình này đã giúp cho Công ty tạo được phong cách sản xuất, kiểm tra có bài bản, nề nếp. Vì thế, tháng 11/2002, Công ty đã chính thức được Trung tâm chứng nhận QUACERT và Công ty DVN của Na Uy cấp chứng chỉ ISO 9001 - 2000.
Từ thành công đó, các toa xe chạy tàu liên vận Quốc tế Hà Nội - Côn Minh, S1, S2, toa xe 2 tầng, toa xe của đoàn tàu kéo đẩy DMU, tàu kéo đẩy (Push Pull Train) khai thác trên tuyến đường có hành khách ổn định, độ dốc lớn (Hà Nội - Lào Cai) đều do Công ty sản xuất. Đoàn tàu này có hai đầu máy liên động điều khiển, chỉ cần một tổ lái máy ở ca bin phía trước mà vẫn đảm bảo hai đầu máy luôn có cùng một chế độ làm việc, có tốc độ thiết kế 120 km/giờ, khả năng chở được 576 hành khách, có buồng ăn 28 chỗ ngồi.
Các toa xe của đoàn tàu kéo đẩy được chế tạo trên cơ sở kế thừa và phát huy các ưu điểm của các loại xe khách đang vận dụng trên đường sắt Việt Nam, kiểu dáng hình thức giống như các toa xe cùng loại E1 - E2. Giá chuyển hướng đệm lò xo không khí có xà nhún, phù hợp với đặc điểm tuyến khai thác có nhiều đường cong trái chiều bán kính nhỏ, giá chuyển này cũng được đóng mới đầu tiên tại Công ty xe lửa Gia Lâm, được Viện Cơ học đo đạc đối chứng với hai chuyển hướng xe khách kiểu ấn Độ. Các chỉ tiêu kỹ thuật đều khẳng định tính hơn hẳn của giá chuyển hướng lò xo không khí có xà nhún được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho áp dụng đồng loạt với những toa xe hiện đại nhất. Các thiết bị hành khách đang sử dụng trên WC tự hoại Microphor là loại thiết bị tiên tiến đảm bảo vệ sinh toa xe và môi trường, chất thải trên toa xe được xử lý triệt để sau khi thải ra ngoài là nước bình thường, không gây ô nhiễm moi trường, từ đây chấm dứt được hiện tượng chất thải tự nhiên từ toa lét xả ra đường sắt trải dài khắp tuyến đường.
Đoàn tàu kéo đẩy được đưa vào vận dụng tháng 9/2003, là niềm tự hào của cán bộ công nhân Công ty Xe lửa Gia Lâm, mở ra bước đột phá mới về công nghệ. Từ đây, Đường sắt Việt Nam có thể tự chế tạo lắp ráp các loại đầu máy trong nước. Đây là điều khẳng định chắc chắn, vì hai đầu máy này là hai đầu máy Diesel truyền động điện thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay với đặc tính điều khiển hiện đại qua màn hình.
Năm 2003, Việt Nam có tổ chức lễ hội 100 năm Sa Pa, đoàn tàu DMU đã góp phần không nhỏ vào thành công của lễ hội này, góp phần đưa chủ trương phát triển du lịch của Nhà nước, một ngành công nghiệp không khói, thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, Hội nghị cấp cao Đường sắt Đông Nam á vừa họp tại Hà Nội, các đại biểu đã được Đường sắt Việt Nam mời đi Hạ Long bằng đoàn tàu này. Các đại biểu đánh giá cao chất lượng đoàn tàu do Việt Nam tự thiết kế chế tạo. Đoàn tàu đã đưa Đường sắt Việt Nam lên một vị thế mới trong khu vực.
Theo Giám đốc Bùi Bá Nhuận, ngày 21/4/2004, Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam được trao cho đề tài, đã khẳng định sản phẩm toa xe cao cấp của Công ty Xe lửa Gia Lâm - Hà Nội hoàn toàn thay thế xe nhập ngoại, thể hiện tinh thần phát huy nội lực của đội ngũ cán bộ KHCN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Những đầu máy, toa xe này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, làm đổi mới diện mạo ngành Đường sắt Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.
Bùi Xuân Vinh - Tạp chí KHCN
Đề tài ”Chế tạo toa xe khách cao cấp” lắp điều hoà không khí (có ký hiệu KHCN 10 - DA - 04) được coi là mốc quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển đi lên của Công ty Xe lửa Gia Lâm Hà Nội.
Đề tài đã tạo ra sản phẩm mới là toa xe cao cấp mà trước đây đường sắt Việt Nam phải mua của Ấn Độ. Kỹ sư Bùi Bá Nhuận là chủ nhiệm đề tài, ông đã cùng các cộng tác viên, cán bộ công nhân viên công ty xe lửa Gia Lâm triển khai thực hiện thành công với các mục tiêu sau đây:
- Hoàn thiện các bản vẽ thiết kế và xây dựng quy trình công nghệ chế tạo toa xe khách có điều hoà không khí chất lượng cao, đưa quy trình kiểm tra nghiệm thu và tiêu chuẩn hoá toa xe khách cao cấp của ĐSVN. Thông qua việc triển khai thực hiện đề tài KHCN 10 - DA - 04 đã cải tiến công nghệ, thiết bị kiểm tra, điều quan trọng hơn là đào tạo lại và nâng cao trình độ của cán bộ và công nhân kỹ thuật. Đây là mục tiêu khoa học mang tính chất đầu tư chiều sâu cho cơ sở sản xuất, làm điểm tựa cho các bước phát triển tiếp theo của Công ty Xe lửa Gia Lâm - Hà Nội.
- Đề tài KHCN 10 - DA - 04 đã chế tạo được toa xe khách cao cấp, sử dụng nguồn điện 220 V, có lắp máy điều hoà không khí, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của Đường sắt Việt Nam, đã được đưa vào khai thác rất hiệu quả. Sản phẩm của đề tài khoa học đã thay thế hoàn toàn toa xe nhập ngoại, giá thành sản xuất khoảng 3,2 tỷ đồng/toa xe, trong khi giá nhập ngoại là 6,5 tỷ đồng. Đến nay, Công ty đã đóng được 45 toa xe, tổng số tiền tiết kiệm được đã là 148,5 tỷ đồng, chấm dứt việc mua toa xe của nước ngoài.
- Tính mới và sáng tạo -
Đã đưa máy điều hoà không khí lắp vào toa xe, sử dụng nguồn điện 220V cung cấp cho các phụ tải, xây dựng được các quy trình công nghệ ổn định, tạo nếp làm việc có khoa học cho công nhân kỹ thuật của Công ty. Quy trình này được áp dụng và tiếp tục được cải tiến cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng cao của sản phẩm.
Những quy trình này đã giúp cho Công ty tạo được phong cách sản xuất, kiểm tra có bài bản, nề nếp. Vì thế, tháng 11/2002, Công ty đã chính thức được Trung tâm chứng nhận QUACERT và Công ty DVN của Na Uy cấp chứng chỉ ISO 9001 - 2000.
Từ thành công đó, các toa xe chạy tàu liên vận Quốc tế Hà Nội - Côn Minh, S1, S2, toa xe 2 tầng, toa xe của đoàn tàu kéo đẩy DMU, tàu kéo đẩy (Push Pull Train) khai thác trên tuyến đường có hành khách ổn định, độ dốc lớn (Hà Nội - Lào Cai) đều do Công ty sản xuất. Đoàn tàu này có hai đầu máy liên động điều khiển, chỉ cần một tổ lái máy ở ca bin phía trước mà vẫn đảm bảo hai đầu máy luôn có cùng một chế độ làm việc, có tốc độ thiết kế 120 km/giờ, khả năng chở được 576 hành khách, có buồng ăn 28 chỗ ngồi.
Các toa xe của đoàn tàu kéo đẩy được chế tạo trên cơ sở kế thừa và phát huy các ưu điểm của các loại xe khách đang vận dụng trên đường sắt Việt Nam, kiểu dáng hình thức giống như các toa xe cùng loại E1 - E2. Giá chuyển hướng đệm lò xo không khí có xà nhún, phù hợp với đặc điểm tuyến khai thác có nhiều đường cong trái chiều bán kính nhỏ, giá chuyển này cũng được đóng mới đầu tiên tại Công ty xe lửa Gia Lâm, được Viện Cơ học đo đạc đối chứng với hai chuyển hướng xe khách kiểu ấn Độ. Các chỉ tiêu kỹ thuật đều khẳng định tính hơn hẳn của giá chuyển hướng lò xo không khí có xà nhún được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho áp dụng đồng loạt với những toa xe hiện đại nhất. Các thiết bị hành khách đang sử dụng trên WC tự hoại Microphor là loại thiết bị tiên tiến đảm bảo vệ sinh toa xe và môi trường, chất thải trên toa xe được xử lý triệt để sau khi thải ra ngoài là nước bình thường, không gây ô nhiễm moi trường, từ đây chấm dứt được hiện tượng chất thải tự nhiên từ toa lét xả ra đường sắt trải dài khắp tuyến đường.
Đoàn tàu kéo đẩy được đưa vào vận dụng tháng 9/2003, là niềm tự hào của cán bộ công nhân Công ty Xe lửa Gia Lâm, mở ra bước đột phá mới về công nghệ. Từ đây, Đường sắt Việt Nam có thể tự chế tạo lắp ráp các loại đầu máy trong nước. Đây là điều khẳng định chắc chắn, vì hai đầu máy này là hai đầu máy Diesel truyền động điện thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay với đặc tính điều khiển hiện đại qua màn hình.
Năm 2003, Việt Nam có tổ chức lễ hội 100 năm Sa Pa, đoàn tàu DMU đã góp phần không nhỏ vào thành công của lễ hội này, góp phần đưa chủ trương phát triển du lịch của Nhà nước, một ngành công nghiệp không khói, thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, Hội nghị cấp cao Đường sắt Đông Nam á vừa họp tại Hà Nội, các đại biểu đã được Đường sắt Việt Nam mời đi Hạ Long bằng đoàn tàu này. Các đại biểu đánh giá cao chất lượng đoàn tàu do Việt Nam tự thiết kế chế tạo. Đoàn tàu đã đưa Đường sắt Việt Nam lên một vị thế mới trong khu vực.
Theo Giám đốc Bùi Bá Nhuận, ngày 21/4/2004, Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam được trao cho đề tài, đã khẳng định sản phẩm toa xe cao cấp của Công ty Xe lửa Gia Lâm - Hà Nội hoàn toàn thay thế xe nhập ngoại, thể hiện tinh thần phát huy nội lực của đội ngũ cán bộ KHCN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Những đầu máy, toa xe này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, làm đổi mới diện mạo ngành Đường sắt Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.
Bùi Xuân Vinh - Tạp chí KHCN