QUÀ CUỐI TUẦN

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: QUÀ CUỐI TUẦN

Re:QUÀ CUỐI TUẦN

Viết bởi yeutinhyeu » Bảy T2 23, 2008 7:39 am

Nguyễn Tầm Thường, sj


Trong mẻ lưới cuộc đời, tôi bắt được nhiều thứ cá. Tôi buông lưới kéo lên. Rác rưởi, cá, đất sỏi, vỏ dừa. Người ngư phủ nào cũng cần ngồi nhặt cá. Ðời tôi quá bận rộn, tôi không có giờ. Tôi cần gấp gáp thả lưới. Tôi chỉ muốn kéo lên. Ðổ cá đó, xuống chợ đời tiếp tục thả. Vì đời quá nhiều người thả lưới. Tôi sợ sẽ đi về đâu cuối ngày khi chung quanh tôi có kẻ thả lưới suốt đêm.

Tôi phải hối hả. Tôi cần gấp gáp. Tôi không có giờ ngồi bên bờ nhặt cá. Tôi để đó, lẫn lộn những gì kéo lên từ cuộc đời.

“Con thương, má phải về trễ đêm nay. Thức ăn má để trong tủ. Con hấp nóng rồi mấy chị em ăn trước nhé.”

Tôi vẫn thường để lại những lời yêu thương như thế. Rồi con tôi lớn dần. Chúng lớn không ngờ. Những đêm về trễ, tôi nhìn con ngủ. Cúi xuống hôn con. Mẹ ước ao có giờ cho con, nhưng mẹ quá bận rộn. Lòng tôi chùng xuống một chút se sắt. Con ngủ, con không biết mẹ mình sau một ngày thả lưới quá mệt, đang hôn con trong khoảnh thời gian, mà đối với con chẳng ý nghĩa gì, vì con đang ngủ. Tôi gắn tên cửa tủ lạnh, tôi gài trên tay cầm phôn những lời căn dặn yêu thương. “Con thương, má phải về trễ đêm nay. Thức ăn má để trong tủ. Con hấp nóng rồi mấy chị em ăn trước nhé.”

Rồi con tôi cứ lớn lên, không ngờ.

* * *

Chồng tôi cũng thế. Anh phải thả lưới cuộc đời. Như tâm sự của anh viết trong ánh mắt, một lần tôi đọc. Tôi thấy trong ánh mắt anh, như nói trong tâm trạng băn khoăn. Cũng chùng xuống một chút se sắt như tôi đối với con.

Em yêu dấu. Ngày sinh nhật em. Em yêu dấu. Ngày chúng ta thành hôn. Em yêu dấu. Ðáng nhẽ anh phải đưa em đi nghỉ hè, đáng nhẽ… Nhưng anh quá bận. Cuối tuần này vắng anh nhé. Công việc quá nhiều. Một project đang dang dở. Em yêu dấu.

Ai cũng bận rộn, hối hả thả lưới cuộc đời. Tôi chỉ hơi buồn mỗi khi vắng anh như thế. Có buồn, nhưng tôi im lặng chịu đựng vì tôi cũng bận rộn như anh. Cuộc đời là những rượt bắt không ngừng. Chung quanh tôi là những bàn chân hối hả.

* * *

“Con của ba! Ba tặng con món quà ngày sinh nhật.”

Ðã có lần chúng tôi nói với nhau. Mình chẳng có thời giờ cho con. Thôi thì bù trừ cho chúng, chúng muốn gì em cứ mua. Chúng tôi mua quà cho con như một yêu thương đền bù. Chúng tôi lấy đồ chơi thay cho nụ hôn ôm con, lúc chúng còn bé. Chúng tôi lấy tiền bạc, quà tặng thay cho những bữa cơm chiều vắng bố, vắng mẹ, khi chúng đã lớn. Chúng tôi cũng đối xử với nhau như thế. Anh vội vã tạt vào shop mua cho tôi chiếc ví da, thay vì những phút phải đi bên nhau tâm sự. Thời gian cứ trôi xuôi lạnh lùng. Tôi cứ thả lưới và nặng nề kéo lên.

Người ngư phủ ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ. Sau mỗi mẻ lưới kéo lên, ông ngồi kiên nhẫn, chậm rãi vứt cá xấu đi.

Tôi không giống người ngư phủ. Tôi có nghe mùi tanh của một loài cá ươn. Tôi biết có rác, có đỉa, có củi mục trong mẻ cá vừa kéo. Nhưng tôi không có giờ.

* * *

Năm tháng qua đi không ngờ. Con tôi bây giờ cũng như bày cá đến tuổi lớn. Chúng dần dần bỏ bến ao, tìm đường ra sông cái. Vào đại học rồi đi xa. Ðôi khi tôi thẫn thờ lần về quá khứ. Những tấm ảnh con tôi lúc lên năm, lên ba. Chỉ nhớ và thương.

Rồi một ngày chồng tôi cũng như tôi, không biết những tấm hình năm xưa chụp chung bây giờ ở đâu. Trong mẻ lưới cuộc đời, anh cũng chẳng có giờ ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu quăng đi. Ðến một ngày tôi linh cảm bơ vơ một nỗi lo âu, mệt mỏi và chán nản. Ðó là ngày tôi vô tình nghe mẩu đối thoại:

- I love you.

- I love you too.

Chồng tôi bảo em không nên lo. Không phải chuyện tình cảm. Chỉ là công việc làm ăn của anh. Anh tiếp tục thả lưới và cứ hì hục kéo lên. Tất cả, cá tốt lẫn cá xấu. Tôi không biết rõ mình. Nhưng trong tôi dường như thấy một chút hoang vu nào đó đi về. Nỗi hoang vu khó định nghĩa. Về phía mẻ lưới của tôi, lần cuối tôi nói với người đàn ông không phải chồng tôi:

- Anh gởi cho em về hộp thư này.

Tôi không muốn chuyện gì xảy ra cho gia đình. Tôi muốn gìn giữ hạnh phúc. Không muốn chồng tôi hiểu lầm. Tôi có hộp thư riêng, một P.O. Box. Tất cả chỉ là công việc làm ăn. Những gì tôi lý luận cũng giống chồng tôi. Và tôi tiếp tục thả lưới. Tiếp tục kéo lên tất cả. Chúng tôi giống nhau là không ai có giờ ngồi bên bờ nhặt cá xấu vứt đi. Mơ hồ lãng đãng, tôi không phân biệt được cá nào lành. Tôi yêu mầu sắc của những con cá độc. Tôi không hiểu tình yêu hôn nhân chúng tôi có tiếng thở dài từ bao giờ. Chỉ biết hôm nay, tiếng thở dài quá mệt mỏi.

* * *

Thời gian cứ trôi, rồi đến một ngày. Những con cá ươn sình lên mùi hôi. Rác chung với cá. Mảnh chai, vỏ dừa. Những con đỉa và những càng cua gẫy nát. Tốt và xấu lẫn lộn. Những con cá lành bị nhiễm độc.

Khi chiều tàn mệt mỏi. Lúc hoàng hôn rủ nắng xuôi mùa. Những cơn mưa lộp độp kéo về, cũng là lúc chúng tôi mất nhau.

Chồng tôi ra đi với người ấy.

Tôi quay về tấm lưới cuộc đời xuôi theo loài cá khác.

Nhìn lại những bến bờ. Lời Kinh Thánh như một nốt nhạc than trầm:

“Nước Trời giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. Ðến ngày tận thế cũng xảy ra như vậy. Các thiên thần cũng sẽ xuất hiện, và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng (Mt. 13: 47-50).

Hạnh phúc không chỉ giống như chiếc lưới thả xuống biển rồi kéo lên tất cả. Hạnh phúc hệ tại ngồi bên bờ, nhặt cá xấu vứt đi. Tôi để con tôi vào đời giống tôi. Chúng đã lớn lên, học nơi tôi những mẻ lưới hối hả. Tôi đã từng dạy chúng phải nhanh chân kẻo thua trễ người ta. Tôi không chỉ cho chúng ngồi bên bờ, sau mỗi mẻ lưới, nhìn kỹ, nhặt cá xấu vất đi.

Chúng đang thả lưới. Ðời đang hối hả. Con tôi có sẽ tự ngồi bên bờ lựa cá tốt cho vào giỏ, cá xấu thì vất đi? Hay chúng cũng sẽ như tôi, hối hả kéo lưới, tiếp tục gắn trên cửa tủ lời nhắn với các con của chúng: “Con ơi, má thương con thật nhiều. Má phải về trễ đêm nay.”

Người ta bận rộn thả lưới

Chẳng mấy ai có giờ ngồi bên bờ xem mẻ lưới đời mình.

Biết đâu ngày nào, người chồng của con gái tôi cũng có những lời tương tự với nó: Em yêu dấu. Ngày sinh nhật em. Em yêu dấu. Ngày chúng ta thành hôn. Em yêu dấu. Ðáng nhẽ anh phải đưa em đi nghỉ hè, đáng nhẽ… Nhưng anh quá bận. Cuối tuần này vắng anh nhé. Công việc quá nhiều. Một project anh đang dang dở.


* * *


Ðoản khúc trên đây thật buồn. Nhưng dường như đang xảy ra. Bạn cứ  bình tâm suy nghĩ, bạn sẽ thấy những gì bạn đang không thấy. Và rồi, biết đâu bạn lại chẳng hạnh phúc nuối tiếc vì đã không sớm ngồi bên bờ cuộc đời nhặt cá.

Re:QUÀ CUỐI TUẦN

Viết bởi yeutinhyeu » Hai T2 18, 2008 9:31 pm

NHÌN VÀO CÁM DỖ

Nhìn vào các thứ có sức cám dỗ thường thấy hấp dẫn hơn là những thứ người ta cho là nghiêm chỉnh, đứng đắn, đạo đức hoặc ngay lành! Bởi những thứ giúp hướng về điều tốt lành thường đòi buộc con người phải từ bỏ chính mình, còn những thứ có sức cám dỗ thì để họ tự do theo bản năng và sở thích, có khi hết sức bất chính.

Theo giáo lý Công giáo, chúng ta có thể định nghĩa cám dỗ là khuynh hướng lôi cuốn con người vào tội lỗi. Cám dỗ đến trước khi ta phạm tội. Những khuynh hướng căn bản được quy về thế gian, xác thịt và ma quỷ. Thế gian có thể là người hay tạo vật làm ta xa Chúa bằng những ảnh hưởng của chúng trên đời sống mình. Thí dụ sống với một người không thích đạo và thường hay chống đối đạo, ta sẽ dần dần bị họ lôi cuốn. Xác thịt là những dục vọng nội tâm sẵn sàng đưa con người về điều xấu và tội. Có bảy khunh hướng chính gọi là các tính xấu: kiêu ngạo, tham lam, mê dâm dục, nóng giận, mê ăn uống, ghen ghét và lười biếng. Khi bị các tính xấu ấy điều khiển, con người sẽ lẫn lộn giữa tốt và xấu, và thường xem điều xấu là điều tốt để hành động. Lương tâm lúc đó sẽ lệch lạc và dần dần trở thành lương tâm chết. Ma quỷ là Satan và các thần xấu có sức làm con người bất tuân luật Chúa và ghét Chúa. Adam và Eva sa ngã trong Cựu Ước là trường hợp điển hình của ma quỷ cám dỗ. Tuy nhiên, đừng gán ghép và lẫn lộn người ta với ma quỷ, vì ma quỷ có sức mạnh hơn con người rất nhiều.

Nhìn vào cám dỗ là nhìn thấy rõ sức hấp dẫn của những điều xấu để ta trốn tránh và chống lại. Chúng ẩn núp trong những dịp tội bề ngoài được ngụy trang rất hữu lý và tài tình. Thí dụ một buổi liên hoan chiều Thứ Bảy; để rồi sau khi say sưa nhảy nhót, con người sẽ rơi vào khuynh hướng lười biếng không muốn thức dậy đi Lễ Ngày Chúa Nhật. Tình yêu là cái gì tuyệt đẹp và thiêng liêng cao cả; nhưng khi con người đi đến tình trạng yêu mù quáng, sẽ lẫn lộn giữa ranh giới của tình yêu và xác thịt, và thường coi đam mê xác thịt là tình yêu! Ngoài ra, con người cũng dễ bị cám dỗ thần thánh hóa những thực tại vật chất hay tự nhiên với những thực tại thánh thiêng, nhất là Thiên Chúa; để từ đó dễ rơi vào tình trạng mê tín dị đoan. Suy nghĩ về cám dỗ cũng đồng thời luôn cảnh tỉnh mình trước sự mù quáng của mình với các nhu cầu rất cần thiết ngay trong đời sống. Các nhu cầu ấy thường hay chiếm điạ vị độc tôn để đưa chúng ta đến chỗ chỉ phục vụ cho mình. Chúa Kitô đã làm ngược lại tất cả các cám dỗ. Gương Chúa Kitô cho thấy rằng con người không thể tránh khỏi các cám dỗ; vì các cám dỗ luôn là những dịp thử thách giúp con người lập công trước mặt Chúa và nên hoàn thiện.

QUÀ CUỐI TUẦN

Viết bởi nguyenhoangtue » Bảy T7 28, 2007 3:01 am


Tình yêu và bước chân


Trong cuộc đời sẽ có hai bước chân của hai lối đi khác nhau về tình yêu. Một bước chân vào đời do tình yêu đưa lối. Và một bước chân tìm lối đi của tình yêu trong đời.


- Bước chân do tình yêu đưa lối thì có năng lực và không bao giờ bước sai: “Bỏ lại chín mươi chín con chiên đó mà tìm con chiên lạc” (Mt 18:12-13). Những bước chân này đi tới đâu là rộn rã yêu thương tới đó. “Vì Cha quá yêu thế gian nên đã sai Con Một vào thế gian” (Yn 3:16). Không là chân đi tìm tình yêu mà là tình yêu đẩy chân đi tìm.


- Còn lối thứ hai là bước chân đi tìm tình yêu. Bước chân này rất dễ lầm đường lạc lối. Tình yêu không có sẵn khơi khơi. Bởi đó, làm sao tìm thấy tình yêu được. Họ không thấy tình yêu mà chỉ thấy cái họ thích yêu.  


Khi tôi gặp người tôi thương mến, điều ấy có nghĩa là tôi bắt gặp điều làm tôi yêu thích. Tôi phải để tình yêu trong tôi lên tiếng thẩm định cho sự gặp gỡ này. Rạo rực của con tim khi gặp người tôi mến thương thúc đẩy tôi phải ôm giữ. Rồi, từ đó tôi ngỡ rằng đó là tình yêu và tôi đã gặp tình yêu. Khi trong tim tôi không có tình yêu thì sự ôm giữ này trở thành cuồng phong, vì tôi lầm lẫn cho đó là tình yêu. Nếu trái tim tôi có tình yêu tình yêu sẽ lên tiếng thẩm định và câu trả lời có thể là không cho phép tôi bước tới. Nếu bước tới, bước chân đó sẽ sai vì không nghe tiếng tình yêu nói mà chỉ là tìm cái tôi thích yêu.  


Nếu nói gặp người tôi thương mến là gặp tình yêu thì làm sao có trung thành trong hôn nhân vì họ luôn luôn gặp những người yêu mới.


Đức Kitô không bao giờ đi sai vì chân Ngài được tình yêu thúc đẩy. Trước giờ chết, trước kẻ có quyền kết tội, Ngài không chối từ, không trốn tránh vì Ngài có tình yêu làm sức mạnh. Trên đường đời có những quãng vắng khắc nghiệt vì sỏi đá. Tình yêu sẽ đẩy chân bước tới. Còn bước chân đi tìm tình yêu sẽ phân vân ngại ngùng tránh né. Bởi đó, trong hôn nhân, và người tu sĩ cũng thế, không có lạc lối trong tình yêu mà chỉ là không có tình yêu nên mới lạc lối.


Những bước chân riêng


Mỗi người có một lối nên không thể lấy bước chân kẻ khác làm bước chân của mình. Sự nghèo khó, lý tưởng, con cái, giáo dục, thân xác, hoàn cảnh của mỗi gia đình không giống nhau. Áng màu nào cũng đẹp nhưng nó phải phù hợp với ơn gọi của nó. Bước lẫn sang lối đi của người khác là lạc lối. Vì lối đi của người khác đúng với họ mà thôi nên khi lấy cái đúng của họ làm của mình thì nó dễ trở thành cái sai. Khó mà nhận ra cái lạc lối của mình khi mình đi trong lối đi của kẻ khác, bởi vì cứ nghĩ rằng nó đúng với tha nhân thì cũng đúng với mình.


Những bước chân phải cùng nhau đi mà không đi cùng nhau là đi sai. Những bước chân riêng, những bước chân nào thì cũng biết mỏi. Đường ở đây hay ở đó, hôm nay hay ngày mai, ở đâu và thời gian nào thì đường cũng có thể làm chân ê ẩm, gây thương tích đau đớn. Đường đời dài lắm. Nhất là đường sám hối, đường muốn tập nhân đức. Bởi vậy, chân cần nghỉ ngơi, cần xoa dịu. Là những bước chân riêng, nhưng cùng một ơn cứu độ. Có phải vậy mà đường chiều thập giá là Simon vác thập tự cho Đức Kitô té ngã. Có phải thế mà hôn nhân là cùng nhau đi.  


Lạy Chúa, khi biết mình sắp xa các môn đệ, Chúa đã rửa chân cho họ. Nếu chỉ nhìn những bàn chân được rửa như một gương khiêm nhường Chúa đã làm thì con thấy chưa đủ. Bỏ trời cao xuống trần chưa đủ là khiêm nhường sao. Sinh ra trong nghèo khó đủ cho con thấy Chúa thế nào rồi. Thái độ rửa chân cho chúng con là hình ảnh tuyệt với ý nghĩa rất sâu của những bàn chân sẽ bước đi rất chơi với trong đời. Sắp chết là Chúa sắp bước những bước chân vô cùng màu nhiệm. Ai có thể đi theo những bước chân gian nan khổ nạn ấy? Phải là những bàn chân được Chúa rửa thì mới có năng lực bước theo Chúa vào khổ nạn được. Rửa cho rơi đi những ươn hèn, gian dối, nhỏ nhen. Bàn chân con phải được rửa bằng tình yêu của Chúa để bàn chân ấy có tình yêu thì con mới có thể bước đi trong đời mà không bước sai.


Vì hệ trọng, nên khi bước, chân phải biết mình đang đi đâu và bước như thế nào.


Chúa bảo chúng con rửa chân cho nhau. Bởi, chân nào đi mà không mỏi. Đường đời dài thăm thẳm. Lối đi nào mà không nhiều lúc dẵm sang đời nhau. Chúng con cần nâng đỡ cho đôi chân nghỉ ngơi, cần được nhắc nhở cho đôi chân tỉnh thức, cần thông cảm cho đôi chân khỏi chán nản.


Lạy Chúa, con phải suy tư thế nào về bước chân của mình và của người anh em?


Những người nghèo là người phải đi bộ. Và đi bộ thường phải đi bên lề đường. Nếu họ đi bên lề đường chỉ vì nghèo để tránh rộng lối cho con đi, và nếu chỉ vì nghèo mà bước chân bên lề đường ấy làm họ phải bước bên lề cuộc đời, thì con nghĩ sao về bước chân của mình.



Linh mục Nguyễn Tầm Thường.