Viết bởi Kid85 » Sáu T6 24, 2005 10:36 am
Thế kỷ 8, người Nhật dùng vỏ cây dakekanba làm giấy viết. Điều này hiếm khi được nhắc đến trong cuộc sống công nghiệp hiện đại. Nhưng có một người bây giờ vẫn dùng vỏ cây thay giấy. Ông là cựu trưởng phòng bán hàng từng đạt kỷ lục về doanh số của Mitsubishi.
Shinji Iwata 58 tuổi hàng tuần vượt qua 150 km tới khu rừng ở Takayama, tỉnh Gifu. Ông vừa được đào tạo thành hướng dẫn viên du lịch sinh thái cách đây 9 tháng.
Khu rừng xoa dịu Iwata. Ông cần sự thanh bình mà cây cối mang lại. Trong bao nhiêu năm qua, ông đã chứng kiến những thăng trầm của cuộc sống. Bàn tay âu yếm lướt trên nhữg thân cây xù xì, Iwata nói: "Tôi không còn phải làm việc đến chết nữa".
Ba năm trước, Iwata còn là người làm công ăn lương, là lãnh đạo của chi nhánh Mitsubishi Motors Corp ở Gifu. Thăng tiến dần dần một cách chắc chắn, ông đã đạt đến chức trưởng phòng. Nhưng đến mùa thu năm 2001, suy thoái kinh tế toàn quốc đã động chạm đến từng cá nhân. Công ty tái cơ cấu, và Iwata bị đẩy ra đường, ông đi gõ cửa từng nhà để bán ôtô.
"Hãy đến 10 nhà mỗi ngày", mệnh lệnh ông từng đưa ra cho nhân viên dưới quyền giờ rơi ngay vào đầu ông. Với một chiếc bản đồ trong tay, Iwata đi từ nhà này sang nhà khác, bấm chuông. "Quý khách có nghĩ đến việc đổi xe không? Xe của quý khách thế nào?", ông hỏi và nhận được câu trả lời nào đó, rồi lại quay gót về xe của mình. Thở phào nếu như bấm chuông nhà nào đó mà không có ai ra mở cửa.
Sau ba giờ liền như vậy, Iwata nghỉ một chút trong xe hoặc một quán cà phê nào đó. Hiển nhiên là ông không ưa công việc này.
Iwata vào ngành ôtô năm 17 tuổi, bắt đầu làm kỹ thuật viên và sau đó chuyển sang bán hàng. Nền kinh tế khi đó đang tăng trưởng mạnh, thị trường mở rộng. Công việc của Iwata rất tốt. Trong 17 năm, ông đã bán được gần 3.000 chiếc xe. Có những lúc ông bán được 32 chiếc mỗi tháng. Cuối thập kỷ 90, Iwata nhận được phần thưởng đáng chờ đợi - bổ nhiệm làm trưởng phòng.
Nhưng quả bong bóng kinh tế Nhật, được thổi lên trong thập niên 1980 và 1990, khi đó đã sắp nổ. Sức bán ra của ngành ôtô trên cả nước đã gần đạt đỉnh điểm. Thời thế và giá trị đảo lộn. Dẫu rằng Mitsubishi Motors vẫn bán chạy, bóng ma sự sụp đổ đang lẩn quất đâu đây.
Tai hoạ xảy ra với hãng chế tạo ôtô khi những lỗi kỹ thuật bị phơi bày. Doanh số giảm xuống một nửa trong vòng 7 năm. Hãng bắt buộc phải tiến hành việc cơ cấu lại và sáp nhập các cơ sở nhỏ.
Đúng vào lúc đó thì Iwata lăn ra ốm. Số của ông không thể đen hơn được nữa. Rời giường bệnh trở lại nơi làm việc, Iwata thấy chỗ của mình đã mất. "Anh cũng có thể đi bán hàng chứ?", sếp của ông hỏi. Iwata vẫn có thể giữ lại cái danh trưởng phòng, nhưng công việc của ông là gõ cửa từng nhà để rao bán hàng.
Iwata gật đầu nhè nhẹ, không thốt ra một lời nào. Câu hỏi không bật ra miệng được đành giữ trong đầu. "Tại sao lại thế? Sau từng ấy năm".
Công việc bắt đầu một cách tồi tệ và kết quả cũng không khá khẩm hơn. Ngày lại ngày, Iwata điền số 0 vào mục "số đơn hàng nhận được" trong báo cáo. Ông bị giáng chức từ trưởng phòng xuống trưởng nhóm. Vài tháng trôi qua, Iwata cùng các cộng sự được triệu lên phòng sếp. "Nếu các anh không bán được 10 chiếc trong vòng hai tháng tới, sẽ có chuyện không hay đâu".
Nhóm của ông không bán đủ 10 chiếc, và đúng là có chuyện thật. Ông bị ép thôi việc một cách công khai.
Iwata vẫn nhớ như in ngày làm việc cuối cùng của ông. Đó là đầu tháng 8/2002. 9 giờ sáng họp thường ngày. Dường như không có chuyện gì khác lạ so với mọi ngày. Nhưng thực ra tất cả đã khác.
Sự nghiệp của ông tiêu tan quá bất ngờ. Mới một năm trước, Iwata là trưởng phòng. Giờ thì hết. Dù ai cũng biết hôm đó là ngày cuối cùng của ông, nhưng không ai nói tiếng nào. Ông đinh ninh rằng viên quản lý sẽ nói đến chuyện đó. Nhưng không. Mấy lời từ biệt mà Iwata chuẩn bị trước đã không được thốt ra. Ông trở về nhà vào cuối này như thường lệ, chỉ khác là ngày hôm sau đó sẽ không đi làm.
Về đến nhà, Iwata cởi bỏ áo vest và cà vạt. Từ giờ trở đi, trừ khi có đám cưới và đám ma, ông không cần mặc đến nó nữa.
Mùi xà phòng hăng sặc trong không khí. Trong một góc nhỏ của nhà máy giặt là rộng 6.500 m2, Iwata làm việc với chiếc bàn chải bằng tre trong tay. Chà xát những vết bẩn trên các cổ và tay áo là công việc hiện tại của ông. Nhà máy giặt là nhận hàng từ 1.600 cơ sở dịch vụ.
Lúc đầu, thất nghiệp mang đến cho ông cảm giác tự do, nhưng rõ ràng là Iwata không thể ăn không ngồi rồi mãi. Ông đến trung tâm giới thiệu việc làm của chính phủ và kiếm xem có chỗ nào nhận người hay không. Điều chắc chắn là ông không muốn trở lại việc bán hàng. Iwata nộp đơn vào 3 công ty và bị từ chối. Cuối cùng, xưởng giặt là này thuê ông. Một năm đã trôi qua kể từ khi Iwata rời Misubishi.
Ông làm việc cả ngày trong xưởng giặt với mức lương bằng một phần tư khi còn làm nhân viên bán hàng. Diện tích chỗ làm dành cho Iwata chỉ bằng một manh chiếu tatami. Ông làm việc trong im lặng. Thường mỗi ngày có chừng 200 chiếc quần áo qua tay ông. Nhưng dù sao, mặc lòng đó là tốt hơn hay tệ hơn, bây giờ không có ai theo dõi "kết quả" của ông nữa.
Nhìn lại 17 năm kinh doanh ở Misubisshi Motor, Iwata nhận ra rằng cuộc sống của ông bị đeo đuổi bởi những con số - số nhà khách hàng đã đến, số đơn hàng nhận được, số xe bán được, số này và số kia.
Những con số ám ảnh đến nỗi một nhân viên dưới quyền ông đã tự sát. Không chịu nổi sức ép tăng doanh số bằng bất cứ giá nào, nhân viên này đã bán xe với mức chiết khấu không được phép và hậu quả là lâm vào nợ nần.
Quá sốc. Iwata hầu như không thể nhớ ông đã làm thế nào mà sống qua đám tang người thuộc cấp. Ông không ngủ nổi và được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm. Đấy chính là lúc Iwata xin nghỉ ốm một tháng, và rồi trở lại công ty để thấy việc của mình đã mất.
... Mỗi cuối tuần, Iwata tìm kiếm cho mình sự thanh tĩnh trong khu rừng ở Fugi. Những khoảng tĩnh lặng cho phép ông hồi tưởng. Có phải ông đã hy sinh quá nhiều cuộc sống cho công việc? Sức ép bán được hàng đã đè quá nặng lên cuộc sống của ông?.
Tình yêu cây cối của ông bắt nguồn từ trước đây rất lâu, khi ông còn là sếp trong công ty ôtô. Một lần Iwata đọc mẩu quảng cáo kêu gọi mọi người tình nguyện thu nhặt lá trên các sườn núi. Công việc thì đơn giản, nhưng cảm giác chạm vào đất, mùi hương của cây khiến ông bất ngờ. "Một ngày nào đó, ta sẽ sống giữa thiên nhiên này", Iwata nghĩ.
Sau hai năm làm nghề giặt là, Iwata thuê một căn lều bằng gỗ trong cánh rừng Takayama. Thế là đủ. Thiên đường giữa thiên nhiên mà ông hằng mơ ước. Nhưng đôi khi Iwata vẫn nghĩ đến những lời mà người nhân viên tâm sự với ông trước khi tự sát. "Khi tôi nghỉ hưu, tôi muốn có một ngôi nhà di động và lái đi khắp Nhật Bản cùng với vợ". Cả người đàn ông đó và Iwata đều đã không được hưởng một quãng đời hưu trí hạnh phúc, dù kết cục của hai người khác nhau về mặt hình thức.
Cảm xúc của Iwata giờ đây rất phức tạp, nó xen lẫn giữa những tiếc nuối thời quá khứ đã qua và sự hài lòng lẫn cảm giác rũ sạch trách nhiệm khi được ở trong rừng.
Giá thuê căn lều là 500.000 yên mỗi năm, không phải là nhỏ so với thu nhập 1 triệu của Iwata. Ông những muốn tiết kiệm vài triệu cho tuổi già, nhưng cũng lăn tăn nghĩ xem muốn làm gì với 1 triệu có trong tay.
Ở đây, trong "lâu đài trong rừng" này, nơi thời gian hoàn toàn là của ông, Iwata vẫn giữ một chiếc đồng hồ của Mitsubishi Motors tặng khi ông lập kỷ lục doanh số. "Tôi tự hào vì nó, bởi nó chứng tỏ rằng tôi đã có thể làm những gì". Chiếc đồng hồ vẫn chạy tốt, trong khi ông dùng thời gian của mình để nhìn lại cuộc đời.
Hồi tưởng mang lại những cảm xúc đau đớn. Cách đây không lâu, Iwata nhận được email từ cô con gái 26 tuổi. "Khi bố còn bán ôtô, bố chẳng có thời gian cho chúng con".
Đó là sự thực. Ông cứ tưởng rằng gia đình hiểu cho ông, nhưng hoá ra thực tế chỉ là ông muốn họ hiểu. Dĩ nhiên là công việc chiếm mất nhiều thời gian đáng lẽ phải dành cho gia đình. Nhưng giờ đây ông có thể nói gì để biện hộ ngoài câu xin lỗi. "Con nói đúng", Iwata viết trả lời con gái. Giờ đây, ông cảm thấy tiếc một quãng thời gian đã không còn lấy lại được mà cũng không thôi gắn chặt trong đầu ông.
Iwata giờ đã bằng tuổi cha ông lúc cụ qua đời. Cha ông là một thợ mỏ có 7 người con, và Iwata là út. Khi cha mất, ông mới 10 tuổi và không lưu giữ nhiều ký ức về cha. Cha ông thường nghĩ gì mỗi sáng rời nhà đi làm, nghĩ gì về các con? Iwata giờ đây rất muốn biết, càng già ông càng muốn biết nhiều hơn về suy nghĩ của cha mình.
Các con gái ông sẽ ra sao? Liệu chúng có nhớ đến bố không? Ông hy vọng rằng chúng sẽ hiểu cuộc đời của một người làm công ăn lương là thế nào.
Trên tường của căn lều trong rừng của Iwata treo một bức thư hoạ "Hoa tàn quả đậu". Ông thích ý tưởng của nó và tự răn mình đừng bị phân tâm bởi những yếu tố bề ngoài, rằng ý nghĩa thực của mọi thứ - tượng trưng bằng quả - được sinh ra và lớn lên một cách lặng lẽ và khó nhìn thấy.
Bên trong căn lều, Iwata chìm đắm trong suy tư trước bức thư hoạ. Cái "quả" của ông sẽ "đậu" như thế nào?
(Theo Vnexpress)
Thế kỷ 8, người Nhật dùng vỏ cây dakekanba làm giấy viết. Điều này hiếm khi được nhắc đến trong cuộc sống công nghiệp hiện đại. Nhưng có một người bây giờ vẫn dùng vỏ cây thay giấy. Ông là cựu trưởng phòng bán hàng từng đạt kỷ lục về doanh số của Mitsubishi.
Shinji Iwata 58 tuổi hàng tuần vượt qua 150 km tới khu rừng ở Takayama, tỉnh Gifu. Ông vừa được đào tạo thành hướng dẫn viên du lịch sinh thái cách đây 9 tháng.
Khu rừng xoa dịu Iwata. Ông cần sự thanh bình mà cây cối mang lại. Trong bao nhiêu năm qua, ông đã chứng kiến những thăng trầm của cuộc sống. Bàn tay âu yếm lướt trên nhữg thân cây xù xì, Iwata nói: "Tôi không còn phải làm việc đến chết nữa".
Ba năm trước, Iwata còn là người làm công ăn lương, là lãnh đạo của chi nhánh Mitsubishi Motors Corp ở Gifu. Thăng tiến dần dần một cách chắc chắn, ông đã đạt đến chức trưởng phòng. Nhưng đến mùa thu năm 2001, suy thoái kinh tế toàn quốc đã động chạm đến từng cá nhân. Công ty tái cơ cấu, và Iwata bị đẩy ra đường, ông đi gõ cửa từng nhà để bán ôtô.
"Hãy đến 10 nhà mỗi ngày", mệnh lệnh ông từng đưa ra cho nhân viên dưới quyền giờ rơi ngay vào đầu ông. Với một chiếc bản đồ trong tay, Iwata đi từ nhà này sang nhà khác, bấm chuông. "Quý khách có nghĩ đến việc đổi xe không? Xe của quý khách thế nào?", ông hỏi và nhận được câu trả lời nào đó, rồi lại quay gót về xe của mình. Thở phào nếu như bấm chuông nhà nào đó mà không có ai ra mở cửa.
Sau ba giờ liền như vậy, Iwata nghỉ một chút trong xe hoặc một quán cà phê nào đó. Hiển nhiên là ông không ưa công việc này.
Iwata vào ngành ôtô năm 17 tuổi, bắt đầu làm kỹ thuật viên và sau đó chuyển sang bán hàng. Nền kinh tế khi đó đang tăng trưởng mạnh, thị trường mở rộng. Công việc của Iwata rất tốt. Trong 17 năm, ông đã bán được gần 3.000 chiếc xe. Có những lúc ông bán được 32 chiếc mỗi tháng. Cuối thập kỷ 90, Iwata nhận được phần thưởng đáng chờ đợi - bổ nhiệm làm trưởng phòng.
Nhưng quả bong bóng kinh tế Nhật, được thổi lên trong thập niên 1980 và 1990, khi đó đã sắp nổ. Sức bán ra của ngành ôtô trên cả nước đã gần đạt đỉnh điểm. Thời thế và giá trị đảo lộn. Dẫu rằng Mitsubishi Motors vẫn bán chạy, bóng ma sự sụp đổ đang lẩn quất đâu đây.
Tai hoạ xảy ra với hãng chế tạo ôtô khi những lỗi kỹ thuật bị phơi bày. Doanh số giảm xuống một nửa trong vòng 7 năm. Hãng bắt buộc phải tiến hành việc cơ cấu lại và sáp nhập các cơ sở nhỏ.
Đúng vào lúc đó thì Iwata lăn ra ốm. Số của ông không thể đen hơn được nữa. Rời giường bệnh trở lại nơi làm việc, Iwata thấy chỗ của mình đã mất. "Anh cũng có thể đi bán hàng chứ?", sếp của ông hỏi. Iwata vẫn có thể giữ lại cái danh trưởng phòng, nhưng công việc của ông là gõ cửa từng nhà để rao bán hàng.
Iwata gật đầu nhè nhẹ, không thốt ra một lời nào. Câu hỏi không bật ra miệng được đành giữ trong đầu. "Tại sao lại thế? Sau từng ấy năm".
Công việc bắt đầu một cách tồi tệ và kết quả cũng không khá khẩm hơn. Ngày lại ngày, Iwata điền số 0 vào mục "số đơn hàng nhận được" trong báo cáo. Ông bị giáng chức từ trưởng phòng xuống trưởng nhóm. Vài tháng trôi qua, Iwata cùng các cộng sự được triệu lên phòng sếp. "Nếu các anh không bán được 10 chiếc trong vòng hai tháng tới, sẽ có chuyện không hay đâu".
Nhóm của ông không bán đủ 10 chiếc, và đúng là có chuyện thật. Ông bị ép thôi việc một cách công khai.
Iwata vẫn nhớ như in ngày làm việc cuối cùng của ông. Đó là đầu tháng 8/2002. 9 giờ sáng họp thường ngày. Dường như không có chuyện gì khác lạ so với mọi ngày. Nhưng thực ra tất cả đã khác.
Sự nghiệp của ông tiêu tan quá bất ngờ. Mới một năm trước, Iwata là trưởng phòng. Giờ thì hết. Dù ai cũng biết hôm đó là ngày cuối cùng của ông, nhưng không ai nói tiếng nào. Ông đinh ninh rằng viên quản lý sẽ nói đến chuyện đó. Nhưng không. Mấy lời từ biệt mà Iwata chuẩn bị trước đã không được thốt ra. Ông trở về nhà vào cuối này như thường lệ, chỉ khác là ngày hôm sau đó sẽ không đi làm.
Về đến nhà, Iwata cởi bỏ áo vest và cà vạt. Từ giờ trở đi, trừ khi có đám cưới và đám ma, ông không cần mặc đến nó nữa.
Mùi xà phòng hăng sặc trong không khí. Trong một góc nhỏ của nhà máy giặt là rộng 6.500 m2, Iwata làm việc với chiếc bàn chải bằng tre trong tay. Chà xát những vết bẩn trên các cổ và tay áo là công việc hiện tại của ông. Nhà máy giặt là nhận hàng từ 1.600 cơ sở dịch vụ.
Lúc đầu, thất nghiệp mang đến cho ông cảm giác tự do, nhưng rõ ràng là Iwata không thể ăn không ngồi rồi mãi. Ông đến trung tâm giới thiệu việc làm của chính phủ và kiếm xem có chỗ nào nhận người hay không. Điều chắc chắn là ông không muốn trở lại việc bán hàng. Iwata nộp đơn vào 3 công ty và bị từ chối. Cuối cùng, xưởng giặt là này thuê ông. Một năm đã trôi qua kể từ khi Iwata rời Misubishi.
Ông làm việc cả ngày trong xưởng giặt với mức lương bằng một phần tư khi còn làm nhân viên bán hàng. Diện tích chỗ làm dành cho Iwata chỉ bằng một manh chiếu tatami. Ông làm việc trong im lặng. Thường mỗi ngày có chừng 200 chiếc quần áo qua tay ông. Nhưng dù sao, mặc lòng đó là tốt hơn hay tệ hơn, bây giờ không có ai theo dõi "kết quả" của ông nữa.
Nhìn lại 17 năm kinh doanh ở Misubisshi Motor, Iwata nhận ra rằng cuộc sống của ông bị đeo đuổi bởi những con số - số nhà khách hàng đã đến, số đơn hàng nhận được, số xe bán được, số này và số kia.
Những con số ám ảnh đến nỗi một nhân viên dưới quyền ông đã tự sát. Không chịu nổi sức ép tăng doanh số bằng bất cứ giá nào, nhân viên này đã bán xe với mức chiết khấu không được phép và hậu quả là lâm vào nợ nần.
Quá sốc. Iwata hầu như không thể nhớ ông đã làm thế nào mà sống qua đám tang người thuộc cấp. Ông không ngủ nổi và được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm. Đấy chính là lúc Iwata xin nghỉ ốm một tháng, và rồi trở lại công ty để thấy việc của mình đã mất.
... Mỗi cuối tuần, Iwata tìm kiếm cho mình sự thanh tĩnh trong khu rừng ở Fugi. Những khoảng tĩnh lặng cho phép ông hồi tưởng. Có phải ông đã hy sinh quá nhiều cuộc sống cho công việc? Sức ép bán được hàng đã đè quá nặng lên cuộc sống của ông?.
Tình yêu cây cối của ông bắt nguồn từ trước đây rất lâu, khi ông còn là sếp trong công ty ôtô. Một lần Iwata đọc mẩu quảng cáo kêu gọi mọi người tình nguyện thu nhặt lá trên các sườn núi. Công việc thì đơn giản, nhưng cảm giác chạm vào đất, mùi hương của cây khiến ông bất ngờ. "Một ngày nào đó, ta sẽ sống giữa thiên nhiên này", Iwata nghĩ.
Sau hai năm làm nghề giặt là, Iwata thuê một căn lều bằng gỗ trong cánh rừng Takayama. Thế là đủ. Thiên đường giữa thiên nhiên mà ông hằng mơ ước. Nhưng đôi khi Iwata vẫn nghĩ đến những lời mà người nhân viên tâm sự với ông trước khi tự sát. "Khi tôi nghỉ hưu, tôi muốn có một ngôi nhà di động và lái đi khắp Nhật Bản cùng với vợ". Cả người đàn ông đó và Iwata đều đã không được hưởng một quãng đời hưu trí hạnh phúc, dù kết cục của hai người khác nhau về mặt hình thức.
Cảm xúc của Iwata giờ đây rất phức tạp, nó xen lẫn giữa những tiếc nuối thời quá khứ đã qua và sự hài lòng lẫn cảm giác rũ sạch trách nhiệm khi được ở trong rừng.
Giá thuê căn lều là 500.000 yên mỗi năm, không phải là nhỏ so với thu nhập 1 triệu của Iwata. Ông những muốn tiết kiệm vài triệu cho tuổi già, nhưng cũng lăn tăn nghĩ xem muốn làm gì với 1 triệu có trong tay.
Ở đây, trong "lâu đài trong rừng" này, nơi thời gian hoàn toàn là của ông, Iwata vẫn giữ một chiếc đồng hồ của Mitsubishi Motors tặng khi ông lập kỷ lục doanh số. "Tôi tự hào vì nó, bởi nó chứng tỏ rằng tôi đã có thể làm những gì". Chiếc đồng hồ vẫn chạy tốt, trong khi ông dùng thời gian của mình để nhìn lại cuộc đời.
Hồi tưởng mang lại những cảm xúc đau đớn. Cách đây không lâu, Iwata nhận được email từ cô con gái 26 tuổi. "Khi bố còn bán ôtô, bố chẳng có thời gian cho chúng con".
Đó là sự thực. Ông cứ tưởng rằng gia đình hiểu cho ông, nhưng hoá ra thực tế chỉ là ông muốn họ hiểu. Dĩ nhiên là công việc chiếm mất nhiều thời gian đáng lẽ phải dành cho gia đình. Nhưng giờ đây ông có thể nói gì để biện hộ ngoài câu xin lỗi. "Con nói đúng", Iwata viết trả lời con gái. Giờ đây, ông cảm thấy tiếc một quãng thời gian đã không còn lấy lại được mà cũng không thôi gắn chặt trong đầu ông.
Iwata giờ đã bằng tuổi cha ông lúc cụ qua đời. Cha ông là một thợ mỏ có 7 người con, và Iwata là út. Khi cha mất, ông mới 10 tuổi và không lưu giữ nhiều ký ức về cha. Cha ông thường nghĩ gì mỗi sáng rời nhà đi làm, nghĩ gì về các con? Iwata giờ đây rất muốn biết, càng già ông càng muốn biết nhiều hơn về suy nghĩ của cha mình.
Các con gái ông sẽ ra sao? Liệu chúng có nhớ đến bố không? Ông hy vọng rằng chúng sẽ hiểu cuộc đời của một người làm công ăn lương là thế nào.
Trên tường của căn lều trong rừng của Iwata treo một bức thư hoạ "Hoa tàn quả đậu". Ông thích ý tưởng của nó và tự răn mình đừng bị phân tâm bởi những yếu tố bề ngoài, rằng ý nghĩa thực của mọi thứ - tượng trưng bằng quả - được sinh ra và lớn lên một cách lặng lẽ và khó nhìn thấy.
Bên trong căn lều, Iwata chìm đắm trong suy tư trước bức thư hoạ. Cái "quả" của ông sẽ "đậu" như thế nào?
(Theo Vnexpress)