Viết bởi peterpan_jp » Hai T10 05, 2009 1:09 pm
Trong đêm trại hè vừa qua, như thường lệ, các anh em sinh viên Đông Du lại được nghe những lời dặn dò từ thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Hoè. Nhưng khác với những dịp nói chuyện khác, lần này, bên ánh lửa trại hè, thầy đã cho các sinh viên Đông Du được nghe bài nói chuyện của tổng thống Mỹ Obama nhân dịp tựu trường. Một bài viết rất sát với hoàn cảnh của SV Đông Du đã khiến cho tất cả thành viên trại hè hôm đấy thấm thía, và rút được nhiều bài học. Xin được chia sẻ bài viết này đến với tất cả các bạn.--------------------------------------
Lời Tổng thống Barack Obama nhân ngày tựu trường Nói tại Arlington, Virginia ngày 8 tháng Chín 2009
Xin chào – các bạn mạnh giỏi cả chứ? Tôi đang ở đây cùng các bạn học sinh trường Trung học Wakefield tại Arlington, Virginia. Và lúc này trên khắp nước Mỹ các bạn học sinh từ Mẫu giáo tới lớp 12 cũng đều đến trường. Tôi rất vui mừng thấy tất cả chúng ta, các bạn và chúng tôi, đều cùng đến trường ngày hôm nay.
Hôm nay, là ngày đi học đầu tiên của nhiều người trong số các bạn. Với các bạn ở trường Mẫu giáo hoặc lớp đầu của hai bậc Sơ trung và Cao trung, thì đây là ngày đầu tiên các bạn đến trường mới, vì vậy có hồi hộp bồn chồn cũng là dễ hiểu thôi.
Tôi hình dung thấy ở đâu đó đúng lúc này có những anh chị học sinh lớp cuối cấp thấy mình khá sung sướng vì chỉ còn phải đi học có một năm nữa thôi. Và nói chung, với tất cả các bạn, dù đang ở lớp nào cũng vậy, có những bạn vẫn nghĩ giá như nghỉ hè vẫn còn kéo đến tận hôm nay thì thích bao nhiêu, và sáng nay các bạn đó có thể nằm ườn thêm một chút trên giường.Tôi thông cảm với tình cảm đó. Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi ở Indonesia mấy năm, và mẹ tôi không có tiền cho tôi đến trường của trẻ em Mỹ. Thế là mẹ quyết định tự bà dạy thêm cho tôi, dạy cả tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, ngày nào cũng dạy tôi từ 4 giờ 30 sáng. Ngày ấy, tôi không thấy khoái lắm với việc phải dậy sớm đến thế. Nhiều bận tôi ngủ gục ngay khi đang ngồi ăn lót dạ. Nhưng tôi phản đối sao cũng chẳng được, bao giờ mẹ cũng nhìn tôi bằng con mắt ấy và bảo tôi, “Thì nào mẹ có sung sướng gì hơn đâu, hả con?”
Vậy nên tôi hiểu rằng vào ngày tựu trường này có những bạn hôm nay vẫn đang còn phải tự điều chỉnh cho quen. Và hôm nay tôi đến đây vì có đôi điều quan trọng cần thảo luận với các bạn. Tôi đến đây vì tôi muốn nói với các bạn về công việc giáo dục cho các bạn và nói rõ trong năm học mới này mọi người trông đợi gì ở các bạn.
Giờ đây tôi đã nói nhiều rồi về giáo dục. Và tôi cũng nói nhiều rồi về vấn đề trách nhiệm. Tôi đã nói nhiều về trách nhiệm của giáo viên trong việc gây cảm hứng cho các bạn và thúc đẩy công việc học của các bạn. Tôi đã nói nhiều về trách nhiệm của phụ huynh bảo đảm sao các bạn chạy đúng đường ray, làm đủ bài tập, và không có cái thói sểnh ra là xem Tivi hoặc là chơi ghêm. Tôi đã nói nhiều về trách nhiệm của chính quyền phải nêu ra được những tiêu chuẩn cao, phải giúp đỡ các giáo viên và các hiệu trưởng, và trách nhiệm trong việc làm thay đổi hoàn toàn những trường nào không làm cho học sinh có được những cơ hội học tập xứng với các em.
Thế nhưng suy cho cùng, chúng ta có thể có những giáo viên xả thân hết mình, những bậc phụ huynh ủng hộ hết lòng, và có những ngôi trường tốt nhất thế giới – song ,
mọi chuyện này sẽ là vô nghĩa hết (sẽ chẳng còn quan trọng) nếu như tất cả các bạn lại không hoàn thành phần trách nhiệm của mình, nếu các bạn không đi học, nếu các bạn không chú ý nghe thầy cô, nếu các bạn không để ý lắng nghe mẹ cha, ông bà và các vị phụ huynh khác, và nếu các bạn không nỗ lực để các điều kiện kia có thể cho kết quả. Và đó chính là điều hôm nay tôi mong các bạn tập trung chú ý: trách nhiệm của từng bạn đối với công việc giáo dục. Tôi muốn được bắt đầu với vấn đề trách nhiệm của bản thân các bạn. Mỗi bạn đều (có năng khiếu riêng, giỏi giang trong lĩnh vực nào đó…) . Mỗi bạn đều có đóng góp điều gì. Và các bạn có trách nhiệm tự mình tìm ra cái chút gì đó của riêng mình. Công cuộc giáo dục là để mang lại cơ hội cho các bạn làm công việc đó.
Rất có thể bạn là một người có khả năng viết văn – thậm chí giỏi đến mức viết được cuốn sách hoặc những bài báo – nhưng hẳn là bạn chưa biết mình có năng lực đó cho tới khi bạn viết một bài luận trong giờ học tiếng Anh của mình. Rất có thể bạn là một nhà sáng chế hoặc phát minh – thậm chí giỏi đến mức sẽ tạo ra một loại iPhone đời mới hoặc tạo ra một thứ thuốc trị bệnh hoặc văc-xin phòng bệnh – nhưng hẳn là bạn chưa biết mình có năng lực đó cho tới khi bạn tiến hành một bài tập lớn trong giờ học khoa học. Rất có thể bạn là một Thị trưởng hoặc một Thượng nghị sĩ hoặc một quan tòa ở Tòa Tối cao, nhưng hẳn là bạn chưa biết năng lực đó của mình cho tới khi bạn tham gia tổ chức của sinh viên hoặc tham gia nhóm tranh luận về những vấn đề chính quyền.
Và bất kể bạn có ý định làm gì trong đời mình – tôi cam đoan là bạn đều phải cần đến giáo dục thì mới thực hiện được. Bạn muốn trở thành một bác sĩ, hoặc một giáo viên, hoặc một sĩ quan cảnh sát ư? Bạn muốn trở thành một y tá, hoặc một kiến trúc sư, một luật gia hoặc một quân nhân? Bạn cần học hành tử tế để làm được từng việc như các nghề ta vừa nói đến. Bạn không thể bỏ học mà lại mong tìm được một công việc ngon lành nào đó. Bạn cần nỗ lực chuẩn bị cho công việc đó, cần được huấn luyện và học làm nghề đó.
Và làm như vậy không chỉ quan trọng với cuộc đời của riêng bạn, cho tương lai của chính bạn. Chuyện các bạn học hành để trở thành người thế nào, còn quyết định cả tương lai của đất nước này nữa. Điều gì bạn học được ở nhà trường hôm nay sẽ quyết định xem liệu đất nước chúng ta có đủ sức đáp ứng những thách thức trong tương lai hay không.Bạn cần có kiến thức và những kỹ năng giải quyết vấn đề nhờ học các môn Khoa học và Toán để biết chữa các chứng như ung thư và AIDS và tạo ra những công nghệ năng lượng mới để bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Bạn cần nhận ra và có những kỹ năng tư duy phê phán tích cực khi học Lịch sử và các môn Khoa học xã hội để đấu tranh chống nạn nghèo khó và nạn vô gia cư, chống lại tội phạm và sự phân biệt đối xử, và làm cho đất nước ta sống đàng hoàng hơn và tự do hơn. Bạn cần đến tính sáng tạo và những tài khéo học được ở trường để biết lập công ty rồi sẽ tạo ra những công ăn việc làm và thúc đẩy nền kinh tế nước ta.
Chúng ta cần từng người trong các bạn phát triển tài năng, kỹ năng và trí óc của mình sao cho các bạn có thể giúp giải quyết những vấn đề khó khăn nhât của chúng ta.
Nếu các bạn không làm điều đó – nếu các bạn bỏ học – thì sẽ không chỉ là tự bỏ rơi chính mình, mà là từ bỏ đất nước mình.Giờ đây, tôi biết là việc học ở trường chẳng phải chuyện lúc nào cũng dễ dàng. Tôi biết rằng ngay bây giờ vô số bạn đang gặp phải những thách thức trong đời mình khiến các bạn khó tập trung vào việc học. Tôi biết chuyện đó. Tôi hiểu chuyện đó ra sao. Cha tôi đã rời bỏ gia đình tôi khi tôi lên hai, và tôi được nuôi nấng bởi bàn tay một bà mẹ không có chồng bên cạnh, người lúc nào cũng phải vật lộn để chi trả các thứ hóa đơn và không phải lúc nào cũng có khả năng cho chúng tôi những thứ mà trẻ em khác đứa nào cũng có. Có những khi tôi thèm có được một người cha trong đời mình. Có những khi mình thấy mình cô đơn và cảm thấy như mình không sao hòa hợp được với cuộc sống đó.
Vì thế mà không phải là lúc nào tôi cũng tập trung được vào việc học như mình cần phải thế. Tôi đã làm một số điều không sao tự hào cho được, và tôi gặp rắc rối nhiều hơn là mình đáng bị. Và cuộc đời tôi đã có thể dễ dàng quay ngược đi theo hướng tồi tệ.
Nhưng tôi là người gặp may. Tôi bắt gặp vô số cơ hội để làm lại, và đã có điều kiện học lên bậc Cao đẳng, rồi học trường Luật, và lần theo ước mơ của đời mình mà đi tiếp. Vợ tôi, đệ nhất phu nhân Michelle Obama, cũng có một cảnh đời tương tự. Cha mẹ bà đều không học bậc Cao đẳng và các vị cũng chẳng có nhiều cơ may để làm điều đó. Nhưng các vị đã lao động cật lực, và Michelle cũng lao động cật lực, và Michelle đã có thể đi học ở những ngôi trường tốt nhất của đất nước này.
Nhiều người trong số các bạn hẳn là không có những thuận lợi đó. Có thể là vì các bạn không có những phụ huynh trong đời mình để trụ đỡ cho các bạn khi các bạn cần. Có thể có những ai đó trong gia đình các bạn đã bị mất việc, và nhà bị thiếu tiền sinh sống. Có thể các bạn sống ở một nơi có hàng xóm láng giềng không khiến các bạn thấy an toàn, hoặc là có những người bạn đã ép các bạn làm những việc các bạn thấy là không chính đáng.
Nhưng suy cho cùng, những điều kiện của đời mình – hình hài bạn ra sao, bạn sống ở đâu, bạn có bao nhiêu tiền, học ở trường rồi về nhà bạn còn làm gì nữa – thì sẽ không có gì biện bạch được nếu bạn không làm bài tập hoặc nếu bạn có hành vi xấu. Không có gì có thể biện bạch cả một khi các bạn cãi lại thầy, bỏ buổi, bỏ học. Không có gì có thể biện bạch nếu bạn không thử sức làm tốt mọi điều. Bạn đang ở đâu lúc này không tất yếu quyết định nơi bạn sẽ kết thúc. Không có ai viết sẵn số mệnh của bạn. Ở đây trên đất Mỹ, bạn tự viết nên số mệnh của mình. Bạn tạo ra tương lai của chính mình.
Đó là những gì các bạn trẻ trên toàn nước Mỹ vẫn đang làm hàng ngày.
Đó là con người trẻ như Jazmin Perez, ở Roma, bang Texas. Jazmin không nói được tiếng Anh khi lần đầu tiên em đi học. Ở thị trấn quê em, không phải ai ai cũng vào được bậc Cao đẳng, bố mẹ em cũng chẳng vào được bậc Cao đẳng. Nhưng em đã nỗ lực hết mình, đạt điểm số cao, và được học bổng vào đại học Brown, giờ đây đang theo bậc cao học, nghiên cứu vấn đề sức khỏe cộng đồng, và đang sắp trở thành cô bác sĩ Jazmin Perez.
Tôi cũng đang nghĩ đến trường hợp Andoni Schultz, ở Los Altos, bang California, em đã bị ung thư não từ khi ba tuổi. Em đã chịu đựng đủ thứ chữa chạy và mổ xẻ, một lần chữa chạy như thế đã ảnh hưởng tới trí nhớ của em, khiến cho cuộc đời học đường của em kéo dài hơn nhiều lắm – dài thêm hàng trăm giờ. Nhưng em không bao giờ chịu tụt lại, và mùa thu này em vào bậc Cao đẳng.
Và còn có trường hợp bạn Shantell Steve, người cùng thị trấn quê tôi ở Chicago, bang Illinois. Dù rằng cô bị lăn như trái bóng từ nhà nuôi trẻ mồ côi nay qua nhà nuôi trẻ mồ côi khác trong cảnh láng giềng cay nghiệt nhất hạng, cô vẫn tìm cách kiếm một việc làm tại trung tâm chăm sóc sức khỏe của địa phương; cô khởi động một chương trình lôi kéo các bạn trẻ ra khỏi các băng đảng; và cô đang tiếp bước trên đường tới truờng cao đẳng với những điểm số cao để tiếp tục lên đại học.
Jazmin, Andoni và Shantell chả có gì khác với bất kỳ ai trong các bạn. Các anh chị ấy đã đứng trước những thách thức trong đời mình hệt như các bạn từng gặp. Có điều là họ không chịu đầu hàng. Họ chọn con đường nhận lấy trách nhiệm trước việc học hành cho chính họ và tự mình định ra các mục tiêu cho chính mình. Và tôi mong đợi tất cả các bạn cũng làm như thế.
Vì thế mà hôm nay đây tôi kêu gọi từng người trong các bạn hãy đặt ra các mục tiêu cho mình trong việc học hành – và tự các bạn tìm mọi cách trong khả năng mình để hoàn thành các mục tiêu ấy. Mục tiêu của các bạn có thể đơn giản như việc làm hết bài, trong lớp thì tập trung chú ý mà học, hoặc ngày nào cũng đọc sách. Có thể các bạn sẽ ghi danh tham gia một chương trình ngoại khóa nào đó hoặc làm công tác tình nguyện trong cộng đồng. Có thể các bạn sẽ quyết định làm công việc bênh vực các em nhỏ bị trêu chọc hoặc bị bắt nạt vì thân phận xã hội hoặc vì vẻ bề ngoài, bởi vì các bạn tin tưởng cũng như tôi từng tin tưởng rằng tất cả trẻ em đều xứng đáng được sống trong một môi trường an toàn để mà học tập. Có thể các bạn sẽ quyết định tự chăm sóc bản thân hơn để có thể sẵn sàng hơn cho công việc học hành của chính mình. Và nhân tiện, tôi hy vọng tất cả các bạn hãy rửa tay sạch nhiều lần trong ngày, và hãy nghỉ học ở nhà khi thấy người không khỏe, để giúp người khác mùa thu và mùa đông này khỏi lây nhiễm cúm.
Bất kể các bạn quyết tâm làm điều gì, tôi mong các bạn hãy làm đến cùng. Mong các bạn thực sự làm việc để đạt được mục đích.
Tôi biết rằng đôi khi coi tivi các bạn có cảm giác mình sẽ trở nên giàu có và thành đạt mà chẳng cần phải làm gì vất vả – cảm giác rằng tấm vé cho các bạn đi tới thành công là đi theo con đường hát “rap” hoặc chơi bóng rổ hoặc làm một ngôi sao quay những cảnh truyền hình chuyện có thực, và mặc dù có thể bạn chắc chắn không thể trở thành một trong số những người như vậy.
Nhưng thực ra
để thành công thì phải chăm chì nhiều lắm. không phải môn học nào bạn cũng thích; không phải giáo viên nào cũng khiến bạn có cảm tình ngay lập tức ; không phải bài tập về nhà nào cũng hoàn toàn thích hợp với cuộc đời bạn ngay lúc này; không nhất thiết là bạn làm điều gì cũng thành công ngay từ lần thứ nhất.
Điều này không sao. Có những người trong số những ai thành đạt bậc nhất trên đời lại là những người đã từng gặp thất bại nhất hạng. Harry Potter tập một của JK Rowling bị từ chối mười hai lần rồi mới được xuất bản. Michael Jordan bị tống ra khỏi đội bóng rổ trường mình, và anh đã thua cả trăm trận và ném hụt bóng cả ngàn lần trong đời vận động viên. Nhưng anh từng nói, “Trong đời, tôi đã thua rồi thua rồi lại thua miết. Và đó là lý do tôi thành công”.
Những con người ấy đã thành công vì họ biết rằng ta không thể để cho các thất bại chi phối con người mình – ta cần rút ra bài học từ các thất bại đó. Ta cần để cho các thất bại đó chỉ ra con đường đề lần tiếp theo ta sẽ hành động khác hẳn. Nếu ta gặp khó khăn lúng túng, điều đó không có nghĩa rằng ta gây ra khó khăn lúng túng, nó chỉ có nghĩa rằng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong hành xử. Nếu ta bị điểm thấp, điều đó không có nghĩa ta là kẻ đần độn, nó chỉ có nghĩa là ta cần bỏ nhiều công học tập hơn thôi.
Chẳng ai sinh ra là đã giỏi ngay, bạn sẽ giỏi giang bằng nỗ lực lao động . Khi lần đầu tiên bạn tham gia một môn thể thao, bạn đâu đã là đại diện cho đoàn thể thao của trường mình. Lần đầu tiên hát, bạn đâu có hát đúng từng nốt một. Thực hành thì sẽ giỏi. Chuyện học hành ở trường cũng thế thôi. Có lẽ bạn cần giải bài toán vài ba bận trước khi làm đúng, hoặc bạn cần đọc điều gì đó vài ba bận trước khi hiểu kỹ nó, hoặc viết nháp vài ba bận một văn bản trước khi nó có thể đem cho người khác đọc.
Đừng sợ khi phải hỏi ai điều gì đó. Đừng sợ phải nhờ giúp đỡ khi bạn cần được giúp đỡ. Ngày nào tôi cũng làm như vậy đó. Nhờ giúp đỡ không phải là dấu hiệu mình hèn kém, đó là dấu hiệu mình mạnh. Nó cho thấy bạn có cái dũng khi chấp nhận mình không biết điều gì đó, và học được cái gì đó mới mẻ. Vậy nên, bạn hãy đi tìm một người lớn tuổi mà bạn tin cậy – cha mẹ, ông bà, hoặc giáo viên; huấn luyện viên hoặc nhà tư vấn – và hãy xin các vị đó giúp đỡ bạn đi đúng đường dẫn bạn tới đích.
Và ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn, ngay cả khi bạn đang nản chí, và cảm thấy mọi người hết tin tưởng vào bạn rồi – thì hãy đừng bao giờ chịu buông tay. Bởi vì khi bạn buông tay, thì bạn cũng buông cả đất nước này của bạn.Lịch sử nước Mỹ không phải là lịch sử những con người buông tay khi gặp khó khăn. Đó là lịch sử những con người luôn luôn dấn bước tìm cách làm nhiều nữa, những con người vì quá yêu đất nước nên ngại dốc hết sức mình. Đó là lịch sử những học sinh 250 năm trước đây đã ngồi đúng chỗ các bạn đang ngồi lúc này và đã làm cuộc cách mạng rồi dựng nên đất nước này. Đó là lịch sử những học sinh đã ngồi chỗ này 75 năm trước đây và đã vượt qua cuộc Suy thoái Kinh tế và đã chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới I; đã chiến thắng trong cuộc đòi Nhân quyền và đưa một anh đàn ông lên Mặt trăng. Đó là lịch sử những học sinh đã ngồi chỗ này 20 năm trước đây và đã tạo ra các công cụ Google, Twitter và Facebook và đã thay đổi cung cách con người giao tiếp với nhau.
Vậy nên hôm nay tôi muốn nêu câu hỏi cùng các bạn: các bạn định đóng góp gì đây? Các bạn sẽ phải giải quyết những bài toán gì đây? Các bạn sẽ có những khám phá gì nữa đây? Trong hai mươi năm hoặc năm mươi năm nữa, sẽ lại có một ông Tổng thống tới đây để hỏi xem các bạn đã làm được những gì cho đất nước này?
Gia đình các bạn, giáo viên của các bạn, và tôi nữa, đang làm mọi điều trong khả năng của mình để bảo đảm là các bạn có được nền giáo dục các bạn cần để trả lời các câu hỏi đó. Tôi đang làm hết sức mình để sang sửa các lớp học cho các bạn và cung cấp sách, thiết bị và máy tính cần thiết cho các bạn có điều kiện học tập. Nhưng các bạn cũng phải làm phần việc của mình mới được. Vì thế, tôi trông đợi các bạn năm học này sẽ học hành nghiêm túc. Tôi trông đợi các bạn đặt nỗ lực cao nhất vào mọi việc mình làm. Tôi trông đợi những điều to lớn mỗi bạn làm được. Vậy thì hãy đừng làm cho chúng ta thất vọng – đừng đem lại thất vọng cho gia đình các bạn, đất nước các bạn, và bản thân các bạn. Hãy làm cho tất cả chúng ta đều được tự hào. Tôi biết là các bạn có thể làm được điều đó.
Xin cám ơn, xin Chúa ban phước lành cho các bạn, xin Chúa ban phước lành cho nước Mỹ.
Trong đêm trại hè vừa qua, như thường lệ, các anh em sinh viên Đông Du lại được nghe những lời dặn dò từ thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Hoè. Nhưng khác với những dịp nói chuyện khác, lần này, bên ánh lửa trại hè, thầy đã cho các sinh viên Đông Du được nghe bài nói chuyện của tổng thống Mỹ Obama nhân dịp tựu trường. Một bài viết rất sát với hoàn cảnh của SV Đông Du đã khiến cho tất cả thành viên trại hè hôm đấy thấm thía, và rút được nhiều bài học. Xin được chia sẻ bài viết này đến với tất cả các bạn.
--------------------------------------
Lời Tổng thống Barack Obama nhân ngày tựu trường
Nói tại Arlington, Virginia ngày 8 tháng Chín 2009
Xin chào – các bạn mạnh giỏi cả chứ? Tôi đang ở đây cùng các bạn học sinh trường Trung học Wakefield tại Arlington, Virginia. Và lúc này trên khắp nước Mỹ các bạn học sinh từ Mẫu giáo tới lớp 12 cũng đều đến trường. Tôi rất vui mừng thấy tất cả chúng ta, các bạn và chúng tôi, đều cùng đến trường ngày hôm nay.
Hôm nay, là ngày đi học đầu tiên của nhiều người trong số các bạn. Với các bạn ở trường Mẫu giáo hoặc lớp đầu của hai bậc Sơ trung và Cao trung, thì đây là ngày đầu tiên các bạn đến trường mới, vì vậy có hồi hộp bồn chồn cũng là dễ hiểu thôi. Tôi hình dung thấy ở đâu đó đúng lúc này có những anh chị học sinh lớp cuối cấp thấy mình khá sung sướng vì chỉ còn phải đi học có một năm nữa thôi. Và nói chung, với tất cả các bạn, dù đang ở lớp nào cũng vậy, có những bạn vẫn nghĩ giá như nghỉ hè vẫn còn kéo đến tận hôm nay thì thích bao nhiêu, và sáng nay các bạn đó có thể nằm ườn thêm một chút trên giường.
Tôi thông cảm với tình cảm đó. Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi ở Indonesia mấy năm, và mẹ tôi không có tiền cho tôi đến trường của trẻ em Mỹ. Thế là mẹ quyết định tự bà dạy thêm cho tôi, dạy cả tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, ngày nào cũng dạy tôi từ 4 giờ 30 sáng. Ngày ấy, tôi không thấy khoái lắm với việc phải dậy sớm đến thế. Nhiều bận tôi ngủ gục ngay khi đang ngồi ăn lót dạ. Nhưng tôi phản đối sao cũng chẳng được, bao giờ mẹ cũng nhìn tôi bằng con mắt ấy và bảo tôi, “Thì nào mẹ có sung sướng gì hơn đâu, hả con?”
Vậy nên tôi hiểu rằng vào ngày tựu trường này có những bạn hôm nay vẫn đang còn phải tự điều chỉnh cho quen. Và hôm nay tôi đến đây vì có đôi điều quan trọng cần thảo luận với các bạn. Tôi đến đây vì tôi muốn nói với các bạn về công việc giáo dục cho các bạn và nói rõ trong năm học mới này mọi người trông đợi gì ở các bạn.
Giờ đây tôi đã nói nhiều rồi về giáo dục. Và tôi cũng nói nhiều rồi về vấn đề trách nhiệm. Tôi đã nói nhiều về trách nhiệm của giáo viên trong việc gây cảm hứng cho các bạn và thúc đẩy công việc học của các bạn. Tôi đã nói nhiều về trách nhiệm của phụ huynh bảo đảm sao các bạn chạy đúng đường ray, làm đủ bài tập, và không có cái thói sểnh ra là xem Tivi hoặc là chơi ghêm. Tôi đã nói nhiều về trách nhiệm của chính quyền phải nêu ra được những tiêu chuẩn cao, phải giúp đỡ các giáo viên và các hiệu trưởng, và trách nhiệm trong việc làm thay đổi hoàn toàn những trường nào không làm cho học sinh có được những cơ hội học tập xứng với các em.
Thế nhưng suy cho cùng, chúng ta có thể có những giáo viên xả thân hết mình, những bậc phụ huynh ủng hộ hết lòng, và có những ngôi trường tốt nhất thế giới – song , mọi chuyện này sẽ là vô nghĩa hết (sẽ chẳng còn quan trọng) nếu như tất cả các bạn lại không hoàn thành phần trách nhiệm của mình, nếu các bạn không đi học, nếu các bạn không chú ý nghe thầy cô, nếu các bạn không để ý lắng nghe mẹ cha, ông bà và các vị phụ huynh khác, và nếu các bạn không nỗ lực để các điều kiện kia có thể cho kết quả. Và đó chính là điều hôm nay tôi mong các bạn tập trung chú ý: trách nhiệm của từng bạn đối với công việc giáo dục. Tôi muốn được bắt đầu với vấn đề trách nhiệm của bản thân các bạn. Mỗi bạn đều (có năng khiếu riêng, giỏi giang trong lĩnh vực nào đó…) . Mỗi bạn đều có đóng góp điều gì. Và các bạn có trách nhiệm tự mình tìm ra cái chút gì đó của riêng mình. Công cuộc giáo dục là để mang lại cơ hội cho các bạn làm công việc đó.
Rất có thể bạn là một người có khả năng viết văn – thậm chí giỏi đến mức viết được cuốn sách hoặc những bài báo – nhưng hẳn là bạn chưa biết mình có năng lực đó cho tới khi bạn viết một bài luận trong giờ học tiếng Anh của mình. Rất có thể bạn là một nhà sáng chế hoặc phát minh – thậm chí giỏi đến mức sẽ tạo ra một loại iPhone đời mới hoặc tạo ra một thứ thuốc trị bệnh hoặc văc-xin phòng bệnh – nhưng hẳn là bạn chưa biết mình có năng lực đó cho tới khi bạn tiến hành một bài tập lớn trong giờ học khoa học. Rất có thể bạn là một Thị trưởng hoặc một Thượng nghị sĩ hoặc một quan tòa ở Tòa Tối cao, nhưng hẳn là bạn chưa biết năng lực đó của mình cho tới khi bạn tham gia tổ chức của sinh viên hoặc tham gia nhóm tranh luận về những vấn đề chính quyền.
Và bất kể bạn có ý định làm gì trong đời mình – tôi cam đoan là bạn đều phải cần đến giáo dục thì mới thực hiện được. Bạn muốn trở thành một bác sĩ, hoặc một giáo viên, hoặc một sĩ quan cảnh sát ư? Bạn muốn trở thành một y tá, hoặc một kiến trúc sư, một luật gia hoặc một quân nhân? Bạn cần học hành tử tế để làm được từng việc như các nghề ta vừa nói đến. Bạn không thể bỏ học mà lại mong tìm được một công việc ngon lành nào đó. Bạn cần nỗ lực chuẩn bị cho công việc đó, cần được huấn luyện và học làm nghề đó.
Và làm như vậy không chỉ quan trọng với cuộc đời của riêng bạn, cho tương lai của chính bạn. Chuyện các bạn học hành để trở thành người thế nào, còn quyết định cả tương lai của đất nước này nữa. Điều gì bạn học được ở nhà trường hôm nay sẽ quyết định xem liệu đất nước chúng ta có đủ sức đáp ứng những thách thức trong tương lai hay không.
Bạn cần có kiến thức và những kỹ năng giải quyết vấn đề nhờ học các môn Khoa học và Toán để biết chữa các chứng như ung thư và AIDS và tạo ra những công nghệ năng lượng mới để bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Bạn cần nhận ra và có những kỹ năng tư duy phê phán tích cực khi học Lịch sử và các môn Khoa học xã hội để đấu tranh chống nạn nghèo khó và nạn vô gia cư, chống lại tội phạm và sự phân biệt đối xử, và làm cho đất nước ta sống đàng hoàng hơn và tự do hơn. Bạn cần đến tính sáng tạo và những tài khéo học được ở trường để biết lập công ty rồi sẽ tạo ra những công ăn việc làm và thúc đẩy nền kinh tế nước ta.
Chúng ta cần từng người trong các bạn phát triển tài năng, kỹ năng và trí óc của mình sao cho các bạn có thể giúp giải quyết những vấn đề khó khăn nhât của chúng ta. Nếu các bạn không làm điều đó – nếu các bạn bỏ học – thì sẽ không chỉ là tự bỏ rơi chính mình, mà là từ bỏ đất nước mình.
Giờ đây, tôi biết là việc học ở trường chẳng phải chuyện lúc nào cũng dễ dàng. Tôi biết rằng ngay bây giờ vô số bạn đang gặp phải những thách thức trong đời mình khiến các bạn khó tập trung vào việc học. Tôi biết chuyện đó. Tôi hiểu chuyện đó ra sao. Cha tôi đã rời bỏ gia đình tôi khi tôi lên hai, và tôi được nuôi nấng bởi bàn tay một bà mẹ không có chồng bên cạnh, người lúc nào cũng phải vật lộn để chi trả các thứ hóa đơn và không phải lúc nào cũng có khả năng cho chúng tôi những thứ mà trẻ em khác đứa nào cũng có. Có những khi tôi thèm có được một người cha trong đời mình. Có những khi mình thấy mình cô đơn và cảm thấy như mình không sao hòa hợp được với cuộc sống đó.
Vì thế mà không phải là lúc nào tôi cũng tập trung được vào việc học như mình cần phải thế. Tôi đã làm một số điều không sao tự hào cho được, và tôi gặp rắc rối nhiều hơn là mình đáng bị. Và cuộc đời tôi đã có thể dễ dàng quay ngược đi theo hướng tồi tệ.
Nhưng tôi là người gặp may. Tôi bắt gặp vô số cơ hội để làm lại, và đã có điều kiện học lên bậc Cao đẳng, rồi học trường Luật, và lần theo ước mơ của đời mình mà đi tiếp. Vợ tôi, đệ nhất phu nhân Michelle Obama, cũng có một cảnh đời tương tự. Cha mẹ bà đều không học bậc Cao đẳng và các vị cũng chẳng có nhiều cơ may để làm điều đó. Nhưng các vị đã lao động cật lực, và Michelle cũng lao động cật lực, và Michelle đã có thể đi học ở những ngôi trường tốt nhất của đất nước này.
Nhiều người trong số các bạn hẳn là không có những thuận lợi đó. Có thể là vì các bạn không có những phụ huynh trong đời mình để trụ đỡ cho các bạn khi các bạn cần. Có thể có những ai đó trong gia đình các bạn đã bị mất việc, và nhà bị thiếu tiền sinh sống. Có thể các bạn sống ở một nơi có hàng xóm láng giềng không khiến các bạn thấy an toàn, hoặc là có những người bạn đã ép các bạn làm những việc các bạn thấy là không chính đáng.
Nhưng suy cho cùng, những điều kiện của đời mình – hình hài bạn ra sao, bạn sống ở đâu, bạn có bao nhiêu tiền, học ở trường rồi về nhà bạn còn làm gì nữa – thì sẽ không có gì biện bạch được nếu bạn không làm bài tập hoặc nếu bạn có hành vi xấu. Không có gì có thể biện bạch cả một khi các bạn cãi lại thầy, bỏ buổi, bỏ học. Không có gì có thể biện bạch nếu bạn không thử sức làm tốt mọi điều.
Bạn đang ở đâu lúc này không tất yếu quyết định nơi bạn sẽ kết thúc. Không có ai viết sẵn số mệnh của bạn. Ở đây trên đất Mỹ, bạn tự viết nên số mệnh của mình. Bạn tạo ra tương lai của chính mình.
Đó là những gì các bạn trẻ trên toàn nước Mỹ vẫn đang làm hàng ngày.
Đó là con người trẻ như Jazmin Perez, ở Roma, bang Texas. Jazmin không nói được tiếng Anh khi lần đầu tiên em đi học. Ở thị trấn quê em, không phải ai ai cũng vào được bậc Cao đẳng, bố mẹ em cũng chẳng vào được bậc Cao đẳng. Nhưng em đã nỗ lực hết mình, đạt điểm số cao, và được học bổng vào đại học Brown, giờ đây đang theo bậc cao học, nghiên cứu vấn đề sức khỏe cộng đồng, và đang sắp trở thành cô bác sĩ Jazmin Perez.
Tôi cũng đang nghĩ đến trường hợp Andoni Schultz, ở Los Altos, bang California, em đã bị ung thư não từ khi ba tuổi. Em đã chịu đựng đủ thứ chữa chạy và mổ xẻ, một lần chữa chạy như thế đã ảnh hưởng tới trí nhớ của em, khiến cho cuộc đời học đường của em kéo dài hơn nhiều lắm – dài thêm hàng trăm giờ. Nhưng em không bao giờ chịu tụt lại, và mùa thu này em vào bậc Cao đẳng.
Và còn có trường hợp bạn Shantell Steve, người cùng thị trấn quê tôi ở Chicago, bang Illinois. Dù rằng cô bị lăn như trái bóng từ nhà nuôi trẻ mồ côi nay qua nhà nuôi trẻ mồ côi khác trong cảnh láng giềng cay nghiệt nhất hạng, cô vẫn tìm cách kiếm một việc làm tại trung tâm chăm sóc sức khỏe của địa phương; cô khởi động một chương trình lôi kéo các bạn trẻ ra khỏi các băng đảng; và cô đang tiếp bước trên đường tới truờng cao đẳng với những điểm số cao để tiếp tục lên đại học.
Jazmin, Andoni và Shantell chả có gì khác với bất kỳ ai trong các bạn. Các anh chị ấy đã đứng trước những thách thức trong đời mình hệt như các bạn từng gặp. Có điều là họ không chịu đầu hàng. Họ chọn con đường nhận lấy trách nhiệm trước việc học hành cho chính họ và tự mình định ra các mục tiêu cho chính mình. Và tôi mong đợi tất cả các bạn cũng làm như thế.
Vì thế mà hôm nay đây tôi kêu gọi từng người trong các bạn hãy đặt ra các mục tiêu cho mình trong việc học hành – và tự các bạn tìm mọi cách trong khả năng mình để hoàn thành các mục tiêu ấy. Mục tiêu của các bạn có thể đơn giản như việc làm hết bài, trong lớp thì tập trung chú ý mà học, hoặc ngày nào cũng đọc sách. Có thể các bạn sẽ ghi danh tham gia một chương trình ngoại khóa nào đó hoặc làm công tác tình nguyện trong cộng đồng. Có thể các bạn sẽ quyết định làm công việc bênh vực các em nhỏ bị trêu chọc hoặc bị bắt nạt vì thân phận xã hội hoặc vì vẻ bề ngoài, bởi vì các bạn tin tưởng cũng như tôi từng tin tưởng rằng tất cả trẻ em đều xứng đáng được sống trong một môi trường an toàn để mà học tập. Có thể các bạn sẽ quyết định tự chăm sóc bản thân hơn để có thể sẵn sàng hơn cho công việc học hành của chính mình. Và nhân tiện, tôi hy vọng tất cả các bạn hãy rửa tay sạch nhiều lần trong ngày, và hãy nghỉ học ở nhà khi thấy người không khỏe, để giúp người khác mùa thu và mùa đông này khỏi lây nhiễm cúm.
Bất kể các bạn quyết tâm làm điều gì, tôi mong các bạn hãy làm đến cùng. Mong các bạn thực sự làm việc để đạt được mục đích.
Tôi biết rằng đôi khi coi tivi các bạn có cảm giác mình sẽ trở nên giàu có và thành đạt mà chẳng cần phải làm gì vất vả – cảm giác rằng tấm vé cho các bạn đi tới thành công là đi theo con đường hát “rap” hoặc chơi bóng rổ hoặc làm một ngôi sao quay những cảnh truyền hình chuyện có thực, và mặc dù có thể bạn chắc chắn không thể trở thành một trong số những người như vậy.
Nhưng thực ra để thành công thì phải chăm chì nhiều lắm. không phải môn học nào bạn cũng thích; không phải giáo viên nào cũng khiến bạn có cảm tình ngay lập tức ; không phải bài tập về nhà nào cũng hoàn toàn thích hợp với cuộc đời bạn ngay lúc này; không nhất thiết là bạn làm điều gì cũng thành công ngay từ lần thứ nhất.
Điều này không sao. Có những người trong số những ai thành đạt bậc nhất trên đời lại là những người đã từng gặp thất bại nhất hạng. Harry Potter tập một của JK Rowling bị từ chối mười hai lần rồi mới được xuất bản. Michael Jordan bị tống ra khỏi đội bóng rổ trường mình, và anh đã thua cả trăm trận và ném hụt bóng cả ngàn lần trong đời vận động viên. Nhưng anh từng nói, “Trong đời, tôi đã thua rồi thua rồi lại thua miết. Và đó là lý do tôi thành công”.
Những con người ấy đã thành công vì họ biết rằng ta không thể để cho các thất bại chi phối con người mình – ta cần rút ra bài học từ các thất bại đó. Ta cần để cho các thất bại đó chỉ ra con đường đề lần tiếp theo ta sẽ hành động khác hẳn. Nếu ta gặp khó khăn lúng túng, điều đó không có nghĩa rằng ta gây ra khó khăn lúng túng, nó chỉ có nghĩa rằng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong hành xử. Nếu ta bị điểm thấp, điều đó không có nghĩa ta là kẻ đần độn, nó chỉ có nghĩa là ta cần bỏ nhiều công học tập hơn thôi.
Chẳng ai sinh ra là đã giỏi ngay, bạn sẽ giỏi giang bằng nỗ lực lao động . Khi lần đầu tiên bạn tham gia một môn thể thao, bạn đâu đã là đại diện cho đoàn thể thao của trường mình. Lần đầu tiên hát, bạn đâu có hát đúng từng nốt một. Thực hành thì sẽ giỏi. Chuyện học hành ở trường cũng thế thôi. Có lẽ bạn cần giải bài toán vài ba bận trước khi làm đúng, hoặc bạn cần đọc điều gì đó vài ba bận trước khi hiểu kỹ nó, hoặc viết nháp vài ba bận một văn bản trước khi nó có thể đem cho người khác đọc.
Đừng sợ khi phải hỏi ai điều gì đó. Đừng sợ phải nhờ giúp đỡ khi bạn cần được giúp đỡ. Ngày nào tôi cũng làm như vậy đó. Nhờ giúp đỡ không phải là dấu hiệu mình hèn kém, đó là dấu hiệu mình mạnh. Nó cho thấy bạn có cái dũng khi chấp nhận mình không biết điều gì đó, và học được cái gì đó mới mẻ. Vậy nên, bạn hãy đi tìm một người lớn tuổi mà bạn tin cậy – cha mẹ, ông bà, hoặc giáo viên; huấn luyện viên hoặc nhà tư vấn – và hãy xin các vị đó giúp đỡ bạn đi đúng đường dẫn bạn tới đích.
Và ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn, ngay cả khi bạn đang nản chí, và cảm thấy mọi người hết tin tưởng vào bạn rồi – thì hãy đừng bao giờ chịu buông tay. Bởi vì khi bạn buông tay, thì bạn cũng buông cả đất nước này của bạn.
Lịch sử nước Mỹ không phải là lịch sử những con người buông tay khi gặp khó khăn. Đó là lịch sử những con người luôn luôn dấn bước tìm cách làm nhiều nữa, những con người vì quá yêu đất nước nên ngại dốc hết sức mình. Đó là lịch sử những học sinh 250 năm trước đây đã ngồi đúng chỗ các bạn đang ngồi lúc này và đã làm cuộc cách mạng rồi dựng nên đất nước này. Đó là lịch sử những học sinh đã ngồi chỗ này 75 năm trước đây và đã vượt qua cuộc Suy thoái Kinh tế và đã chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới I; đã chiến thắng trong cuộc đòi Nhân quyền và đưa một anh đàn ông lên Mặt trăng. Đó là lịch sử những học sinh đã ngồi chỗ này 20 năm trước đây và đã tạo ra các công cụ Google, Twitter và Facebook và đã thay đổi cung cách con người giao tiếp với nhau.
Vậy nên hôm nay tôi muốn nêu câu hỏi cùng các bạn: các bạn định đóng góp gì đây? Các bạn sẽ phải giải quyết những bài toán gì đây? Các bạn sẽ có những khám phá gì nữa đây? Trong hai mươi năm hoặc năm mươi năm nữa, sẽ lại có một ông Tổng thống tới đây để hỏi xem các bạn đã làm được những gì cho đất nước này?
Gia đình các bạn, giáo viên của các bạn, và tôi nữa, đang làm mọi điều trong khả năng của mình để bảo đảm là các bạn có được nền giáo dục các bạn cần để trả lời các câu hỏi đó. Tôi đang làm hết sức mình để sang sửa các lớp học cho các bạn và cung cấp sách, thiết bị và máy tính cần thiết cho các bạn có điều kiện học tập. Nhưng các bạn cũng phải làm phần việc của mình mới được. Vì thế, tôi trông đợi các bạn năm học này sẽ học hành nghiêm túc. Tôi trông đợi các bạn đặt nỗ lực cao nhất vào mọi việc mình làm. Tôi trông đợi những điều to lớn mỗi bạn làm được. Vậy thì hãy đừng làm cho chúng ta thất vọng – đừng đem lại thất vọng cho gia đình các bạn, đất nước các bạn, và bản thân các bạn. Hãy làm cho tất cả chúng ta đều được tự hào. Tôi biết là các bạn có thể làm được điều đó.
Xin cám ơn, xin Chúa ban phước lành cho các bạn, xin Chúa ban phước lành cho nước Mỹ.