Viết bởi Admin » Ba T11 17, 2009 2:13 am
Kỳ thi Du Học Sinh tháng 11 năm 2009 đã kết thúc. Kỳ thi cuối cùng, quyết định đối với các bạn khoá 2008, đồng thời là kỳ thi đầu tiên thử sức của các bạn khoá 2009 kết thúc và để lại không ít cảm xúc trong mỗi người. Có những niềm vui, nhưng có lẽ vẫn còn nhiều nỗi buồn, nuối tiếc sau kỳ thi. Xin được gửi đến các bạn 1 bài viết, hy vọng có thể giúp các bạn nhìn lại mình, phân tích nguyên nhân và có được những chiến lược học tập, rèn luyện bản thân trong thời gian sắp tới. VÀI SUY NGHĨ SAU THI RYU
Chúng ta vừa thi Ryu xong. Đây là kết quả của một thời gian dài học tập (một năm hay một năm rưỡi tùy từng người). Chúng ta vui hay buồn trước kết quả đó. Hãy dùng ít phút suy tư nghĩ về quá khứ, để rút tỉa ra những bài học cần học, để tránh thất bại lần tới. Sinh viên chưa thi (mới qua Nhật tháng 4 hay tháng 10 năm 2009) hãy lấy đó làm gương để phấn đấu học tốt hơn.
1/- Đề thi có khó hay không ? Chắc chắn là khó, vì đó là trình độ học tại đại học Nhật. Muốn học tại đại học Nhật, bạn phải chấp nhận thôi.
2/-Khó thế nào ? Khó không phải vì nằm ngoài chương trình quy định (có trong sách giáo khoa). Phải chăng là ta chưa học, chưa ôn lại, hay quên ? Lỗi này thuộc về ta.
3/-Ta có nhập Code bài thi không ? Trước khi đi Nhật, trong các lần thi thử tại Việt Nam, Thầy Cô đã nhắc nhở kỹ
nhiều lần, tại sao ta lại nhầm nữa ? Hãy tự kiểm nghiệm mình.
4/-Ta có tính nhầm không ? Tai ta láu táu, vội vàng. Hãy bình tĩnh trong mọi tình huống.
5/-Có đề thi nào ta đọc không hiểu ? - Phải chăng ta đã bỏ qua không đọc Chương liên quan ?
- Phải chăng ta đã quen ỷ lại trông chờ người khác đọc hộ ? Để rồi lúc cần ta lại
đọc không hiểu.
- Phải chăng chúng ta đánh giá nhẹ việc đọc hiểu sách giáo khoa ?
6/-Chúng ta đã học hết mình chưa ? 7/- Chúng ta có bao giờ nghĩ rằng còn nhiều thì giờ mà, cứ thong thả chuẩn bị vẫn kịp
8/-Hãy xem xét lại bạn bè, ai đã khuyên mình phải cố gắng ngay từ đầu. Ai đã khuyên mình cứ thông thả đi đâu mà vội. Ai đã khuyên lo gì thế nào rồi cũng vào được đại học mà? Đó là chuẩn bị để biết ai là Sempai tốt, ai là Sempai xấu.
Kỳ thi Du Học Sinh tháng 11 năm 2009 đã kết thúc. Kỳ thi cuối cùng, quyết định đối với các bạn khoá 2008, đồng thời là kỳ thi đầu tiên thử sức của các bạn khoá 2009 kết thúc và để lại không ít cảm xúc trong mỗi người. Có những niềm vui, nhưng có lẽ vẫn còn nhiều nỗi buồn, nuối tiếc sau kỳ thi. Xin được gửi đến các bạn 1 bài viết, hy vọng có thể giúp các bạn nhìn lại mình, phân tích nguyên nhân và có được những chiến lược học tập, rèn luyện bản thân trong thời gian sắp tới.
VÀI SUY NGHĨ SAU THI RYU
Chúng ta vừa thi Ryu xong. Đây là kết quả của một thời gian dài học tập (một năm hay một năm rưỡi tùy từng người). Chúng ta vui hay buồn trước kết quả đó. Hãy dùng ít phút suy tư nghĩ về quá khứ, để rút tỉa ra những bài học cần học, để tránh thất bại lần tới. Sinh viên chưa thi (mới qua Nhật tháng 4 hay tháng 10 năm 2009) hãy lấy đó làm gương để phấn đấu học tốt hơn.
1/- Đề thi có khó hay không ?
Chắc chắn là khó, vì đó là trình độ học tại đại học Nhật. Muốn học tại đại học Nhật, bạn phải chấp nhận thôi.
2/-Khó thế nào ?
Khó không phải vì nằm ngoài chương trình quy định (có trong sách giáo khoa). Phải chăng là ta chưa học, chưa ôn lại, hay quên ? Lỗi này thuộc về ta.
3/-Ta có nhập Code bài thi không ?
Trước khi đi Nhật, trong các lần thi thử tại Việt Nam, Thầy Cô đã nhắc nhở kỹ
nhiều lần, tại sao ta lại nhầm nữa ? Hãy tự kiểm nghiệm mình.
4/-Ta có tính nhầm không ?
Tai ta láu táu, vội vàng. Hãy bình tĩnh trong mọi tình huống.
5/-Có đề thi nào ta đọc không hiểu ?
- Phải chăng ta đã bỏ qua không đọc Chương liên quan ?
- Phải chăng ta đã quen ỷ lại trông chờ người khác đọc hộ ? Để rồi lúc cần ta lại
đọc không hiểu.
- Phải chăng chúng ta đánh giá nhẹ việc đọc hiểu sách giáo khoa ?
6/-Chúng ta đã học hết mình chưa ?
7/- Chúng ta có bao giờ nghĩ rằng còn nhiều thì giờ mà, cứ thong thả chuẩn bị vẫn kịp
8/-Hãy xem xét lại bạn bè, ai đã khuyên mình phải cố gắng ngay từ đầu. Ai đã khuyên mình cứ thông thả đi đâu mà vội. Ai đã khuyên lo gì thế nào rồi cũng vào được đại học mà?
Đó là chuẩn bị để biết ai là Sempai tốt, ai là Sempai xấu.