Vì sao chậm triển khai điện thoại di động CDMA?

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Vì sao chậm triển khai điện thoại di động CDMA?

Re:Vì sao chậm triển khai điện thoại di động CDMA?

Viết bởi chung » Bảy T5 17, 2003 11:40 pm

Em cũng nghĩ công nghệ CDMA nên sớm được đưa vào mạng lưới di động của Vn[smile]

Re:Vì sao chậm triển khai điện thoại di động CDMA?

Viết bởi Cao Minh Viet » Bảy T5 17, 2003 10:11 pm




Điện thoại di động CDMA ra đời, thị trường sẽ cạnh tranh hơn.
Thị trường điện thoại di động VN đã náo nức chờ đợi sự ra đời của dịch vụ mới theo công nghệ CDMA trong suốt hơn hai năm qua. Thế nhưng, ngày khai trương dịch vụ liên tục bị dời lại, và thời hạn mới nhất là ngày 1/7.

Dự án CDMA được coi là dự án nước ngoài lớn nhất trong năm 2001 với tổng vốn đầu tư 230 triệu USD. Đây là dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa SLD Telecom của Hàn Quốc và Công ty cổ phần Dịch vụ Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) trong thời hạn 15 năm.

Đối với Sfone (tên gọi của dịch vụ điện thoại di động theo công nghệ CDMA của SLD và Saigon Postel), việc triển khai dự án này đã không diễn ra dễ dàng như mong đợi. Đầu tiên là sự rườm rà của thủ tục đầu tư. Hầu hết trang thiết bị phục vụ dự án này đều phải nhập từ nước ngoài. Mỗi lần nhập hàng về, Sfone lại phải xin phép Bộ Kế hoạch và đầu tư. Theo ông Dae Hyun Chung, Chủ tịch SLD Telecom, điều này gây trở ngại rất nhiều cho tiến trình đưa dịch vụ vào khai thác và làm thiệt hại cả về tài chính.

Trở ngại thứ hai mà Sfone vấp phải là việc thuê lại đường truyền của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) gặp quá nhiều khó khăn. Các mạng điện thoại vẫn phải thuê lại đường truyền cố định của VNPT, và Sfone cho biết họ vẫn chưa kết nối được. Ông Chung cho rằng VNPT đang cố kéo thời gian kết nối cho mạng Sfone. "Chắc chỉ có một lý do duy nhất cho sự chậm trễ này: VNPT sẽ phải cạnh tranh khi có sự tham gia của một nhà cung cấp mới trên thị trường điện thoại di động", ông Chung nhận xét.

Hiện nay, hai nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động chính trên thị trường là MobiFone và VinaPhone đều thuộc VNPT. VinaPhone do VNPT đầu tư trực tiếp, MobiFone là một dự án giữa VNPT và Comwik Thụy Điển. Ông Dae Hyun Chung cho rằng thị trường hiện không có cạnh tranh vì hai hãng này đưa ra dịch vụ và giá cả tương tự nhau, các ứng dụng khác ngoài truyền giọng nói còn quá ít. Ông nói: "Ở VN, VNPT đang sở hữu mạng lưới hạ tầng viễn thông và nắm giữ toàn bộ thị trường. Thông thường các quốc gia khác đều có chính sách bảo hộ cho nhà khai thác hoặc ít nhất tạo cho họ khả năng đàm phán công bằng".

Ngay cả khi Sfone muốn hòa mạng roaming với hai mạng di động hiện có cũng không dễ dàng: VinaPhone và MobiFone thậm chí không muốn cho họ gửi tin nhắn qua mạng này. Ông Jung Hwan Lee, Giám đốc tiếp thị của SLD Telecom tổng kết: "Họ có tất cả, chúng tôi chẳng có gì".

Những khó khăn trên, SLD Telecom đã báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền thông qua nhiều kênh, kể cả con đường ngoại giao, nhưng phản ứng của các cơ quan rất chậm chạp. Mặc dù vậy, Sfone vẫn kiên quyết đưa dịch vụ CDMA ra thị trường vào đầu tháng 7.

Hiện nay, Sfone đang thử nghiệm 100 trạm phát sóng và đang xây dựng mạng lưới đại lý trên toàn quốc. Ông Dae Hyun Chung khẳng định rằng một khi dịch vụ này được tung ra thị trường thì tình hình sẽ khác, VN sẽ có một thị trường điện thoại di động cạnh tranh hơn. "Giá của chúng tôi sẽ hấp dẫn hơn và dịch vụ sẽ tốt hơn".

Hiện nay, tất cả các con bài của Sfone đều còn nằm trong hộp. Những nhà đầu tư tự tin rằng công nghệ CDMA ưu việt hơn GSM của VinaPhone và MobiFone ở nhiều mặt. Ít nhất, theo Sfone thì tình trạng nghẽn mạch sẽ không xảy ra với dịch vụ này vì công nghệ CDMA cho phép nhiều thuê bao sử dụng đường truyền trên cùng một tần số. CDMA cung cấp tốc độ cao, đặc biệt cho việc truyền dữ liệu, và công nghệ này sẽ cho phép phát triển các dịch vụ đa dạng trên mạng di động chứ không chỉ đơn thuần truyền giọng nói. CDMA còn được coi là có khả năng bảo mật cao hơn hẳn công nghệ GSM.

Sfone tin rằng chính phủ VN sẽ cho phép hãng này đưa ra giá thấp hơn hiện tại và như thế sẽ thay đổi tình hình cạnh tranh trên thị trường, một động thái có lợi cho người tiêu dùng. Sfone sẽ không phải là nhà đầu tư vào công nghệ CDMA duy nhất trên thị trường. Công ty cổ phần Viễn thông quân đội Vietel đã có giấy phép đầu tư điện thoại di động, và Hanoi Telecom cũng đang xem xét đầu tư công nghệ này.

(Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

Vì sao chậm triển khai điện thoại di động CDMA?

Viết bởi Cao Minh Viet » Bảy T5 17, 2003 10:11 pm




Điện thoại di động CDMA ra đời, thị trường sẽ cạnh tranh hơn.
Thị trường điện thoại di động VN đã náo nức chờ đợi sự ra đời của dịch vụ mới theo công nghệ CDMA trong suốt hơn hai năm qua. Thế nhưng, ngày khai trương dịch vụ liên tục bị dời lại, và thời hạn mới nhất là ngày 1/7.

Dự án CDMA được coi là dự án nước ngoài lớn nhất trong năm 2001 với tổng vốn đầu tư 230 triệu USD. Đây là dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa SLD Telecom của Hàn Quốc và Công ty cổ phần Dịch vụ Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) trong thời hạn 15 năm.

Đối với Sfone (tên gọi của dịch vụ điện thoại di động theo công nghệ CDMA của SLD và Saigon Postel), việc triển khai dự án này đã không diễn ra dễ dàng như mong đợi. Đầu tiên là sự rườm rà của thủ tục đầu tư. Hầu hết trang thiết bị phục vụ dự án này đều phải nhập từ nước ngoài. Mỗi lần nhập hàng về, Sfone lại phải xin phép Bộ Kế hoạch và đầu tư. Theo ông Dae Hyun Chung, Chủ tịch SLD Telecom, điều này gây trở ngại rất nhiều cho tiến trình đưa dịch vụ vào khai thác và làm thiệt hại cả về tài chính.

Trở ngại thứ hai mà Sfone vấp phải là việc thuê lại đường truyền của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) gặp quá nhiều khó khăn. Các mạng điện thoại vẫn phải thuê lại đường truyền cố định của VNPT, và Sfone cho biết họ vẫn chưa kết nối được. Ông Chung cho rằng VNPT đang cố kéo thời gian kết nối cho mạng Sfone. "Chắc chỉ có một lý do duy nhất cho sự chậm trễ này: VNPT sẽ phải cạnh tranh khi có sự tham gia của một nhà cung cấp mới trên thị trường điện thoại di động", ông Chung nhận xét.

Hiện nay, hai nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động chính trên thị trường là MobiFone và VinaPhone đều thuộc VNPT. VinaPhone do VNPT đầu tư trực tiếp, MobiFone là một dự án giữa VNPT và Comwik Thụy Điển. Ông Dae Hyun Chung cho rằng thị trường hiện không có cạnh tranh vì hai hãng này đưa ra dịch vụ và giá cả tương tự nhau, các ứng dụng khác ngoài truyền giọng nói còn quá ít. Ông nói: "Ở VN, VNPT đang sở hữu mạng lưới hạ tầng viễn thông và nắm giữ toàn bộ thị trường. Thông thường các quốc gia khác đều có chính sách bảo hộ cho nhà khai thác hoặc ít nhất tạo cho họ khả năng đàm phán công bằng".

Ngay cả khi Sfone muốn hòa mạng roaming với hai mạng di động hiện có cũng không dễ dàng: VinaPhone và MobiFone thậm chí không muốn cho họ gửi tin nhắn qua mạng này. Ông Jung Hwan Lee, Giám đốc tiếp thị của SLD Telecom tổng kết: "Họ có tất cả, chúng tôi chẳng có gì".

Những khó khăn trên, SLD Telecom đã báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền thông qua nhiều kênh, kể cả con đường ngoại giao, nhưng phản ứng của các cơ quan rất chậm chạp. Mặc dù vậy, Sfone vẫn kiên quyết đưa dịch vụ CDMA ra thị trường vào đầu tháng 7.

Hiện nay, Sfone đang thử nghiệm 100 trạm phát sóng và đang xây dựng mạng lưới đại lý trên toàn quốc. Ông Dae Hyun Chung khẳng định rằng một khi dịch vụ này được tung ra thị trường thì tình hình sẽ khác, VN sẽ có một thị trường điện thoại di động cạnh tranh hơn. "Giá của chúng tôi sẽ hấp dẫn hơn và dịch vụ sẽ tốt hơn".

Hiện nay, tất cả các con bài của Sfone đều còn nằm trong hộp. Những nhà đầu tư tự tin rằng công nghệ CDMA ưu việt hơn GSM của VinaPhone và MobiFone ở nhiều mặt. Ít nhất, theo Sfone thì tình trạng nghẽn mạch sẽ không xảy ra với dịch vụ này vì công nghệ CDMA cho phép nhiều thuê bao sử dụng đường truyền trên cùng một tần số. CDMA cung cấp tốc độ cao, đặc biệt cho việc truyền dữ liệu, và công nghệ này sẽ cho phép phát triển các dịch vụ đa dạng trên mạng di động chứ không chỉ đơn thuần truyền giọng nói. CDMA còn được coi là có khả năng bảo mật cao hơn hẳn công nghệ GSM.

Sfone tin rằng chính phủ VN sẽ cho phép hãng này đưa ra giá thấp hơn hiện tại và như thế sẽ thay đổi tình hình cạnh tranh trên thị trường, một động thái có lợi cho người tiêu dùng. Sfone sẽ không phải là nhà đầu tư vào công nghệ CDMA duy nhất trên thị trường. Công ty cổ phần Viễn thông quân đội Vietel đã có giấy phép đầu tư điện thoại di động, và Hanoi Telecom cũng đang xem xét đầu tư công nghệ này.

(Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn