Ánh sáng phiêu lưu kí

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Ánh sáng phiêu lưu kí

Re:Ánh sáng phiêu lưu kí

Viết bởi sun_sea » Sáu T3 23, 2007 1:23 am



...
Bạn đã đề cập đến ánh sáng mặt trời thì mình đề cập thêm vấn đề mưa, trung bình TPHCM một năm có khoảng 150ngày mưa...làm thế nào để tận dụng được hiện tượng này trong thiết kế tiết kiệm năng lượng cũng là một vấn đề thú vị



em thì nghĩ đơn giản nhất là dùng nước mưa dự trữ để... tưới cây [grin] , trồng nhiều cây xanh thì đô thị sẽ điều hoà tốt hơn.
tiếp theo là làm mát những khối bê tông của đô thị nhiệt đới. Nước mưa sẽ được giữ lại qua một hệ thống mao mạch trong lớp vật liệu phủ bề mặt. Nước mưa bay hơi làm giảm nhiệt độ giúp cho không khí trong phòng sẽ mát mẻ hơn, tiết kiệm điện cho hệ thống điều hoà không khí.

hhhh!!!

Re:Ánh sáng phiêu lưu kí

Viết bởi Nguyen Tran Phuong » Năm T10 07, 2004 12:30 pm

thử tưởng tưởng ở một nước nhiệt đới như VN mà thiết kế 1 cửa kính to vài chục m vuông để ngắm bình minh mỗi sáng ở các căn hộ cao tầng?

Việt Nam là một nước nhiệt đới nhưng không giống với những nước nhiệt đới khác ở Đông Nam Á.Khí hậu VN chịu ảnh hưởng của gió mùa và địa hình một cách nghiêm trọng...Nếu chưa đọc nên tìm cuốn sách có tên là Khí Hậu Việt Nam...khoảng hơn 100trang,không có các số liệu chi tiết nhưng mô tả khá tổng quát các hiện tượng khí hậu của VN.

Ở từng vùng VN có khí hậu rất khác nhau,chính vì vậy rất cần các số liệu quan trắc của từng vùng này. Từ việc có số liệu chính xác mới mong có được những nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn được.

Bạn đã đề cập đến ánh sáng mặt trời thì mình đề cập thêm vấn đề mưa, trung bình TPHCM một năm có khoảng 150ngày mưa...làm thế nào để tận dụng được hiện tượng này trong thiết kế tiết kiệm năng lượng cũng là một vấn đề thú vị


Ánh sáng phiêu lưu kí

Viết bởi GiaCatLuong » Tư T10 06, 2004 11:23 pm

Một cuộc khảo sát trên 50 xí nghiệp,nhà máy tại TP.HCM cho thấy hệ thống bóng đèn chiếu sáng phục vụ cho công nhân làm việc chưa phù hợp và thiếu AS trên các mặt phẳng làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe mắt của công nhân.
Trong đó có 1 công ty 100% vốn nước ngoài.Cty này mắc rất nhiều đèn trên trần xưởng dệt may nhưng chỉ để chiếu sáng lối đi !!?
Khoa học về chiếu sáng chưa phổ biến ở VN mà cụ thể là các SV xây dựng,điện..trong các ĐH chưa được học bài bản và chuyên sâu về lĩnh vực này.
Có bao nhiêu SV có thể tính chính xác là trong khỏang 3500 giờ làm việc/năm ở Hà Nội cần Độ rọi tới hạn là 8000 lux(hệ số 0.5 cho vùng được bảo đảm cung cấp điện thường xuyên chiếu sáng nhân tạo)để từ đó tính ra hệ số độ rọi tiêu chuẩn và cần thêm bao nhiêu độ rọi AS nhân tạo?
Tôi đã "tắt đèn" trước câu hỏi này và viết ngay lên lịch làm việc 2 từ :Design Light.
Bản chất AS tự nhiên là trực xạ từ mặt trời+tán xạ bầu trời+tán xạ từ mặt đất và các công trình XD.Trong đó đa phần các tia tử ngọai bước sóng ngắn nguy hiểm đều bị khí quyển xì tốp lại.Cho nên chúng ta chủ yếu chịu tác động của ánh sáng tán xạ từ bầu trời.
Tuy đã bị "đánh chặn từ xa" nhưng năng lượng của bé SunLight vẫn còn rất "khủng long".Bằng chứng là chúng ta có thể xây dựng các trạm thu NL mặt trời to đùng.
Vì vậy,thử tưởng tưởng ở một nước nhiệt đới như VN mà thiết kế 1 cửa kính to vài chục m vuông để ngắm bình minh mỗi sáng ở các căn hộ cao tầng?Lượng AS chiếu vào phòng vài ngàn lux,AS phản xạ mặt tường màu trắng tinh có hệ số chói 0.8 (80%phản xạ lại)sẽ thiêu đốt bá tánh trong phòng.
Có vị mách sao không treo màn?Xin thưa màn chỉ che nắng chứ không thu nhiệt.Huống hồ đang làm việc say sưa bằng AS nguyên thủy của cha ông lại phải kéo màn,mở đèn,mở máy lạnh....=>Hóa đơn tiền điện đụng trần!!!
xài điện nhiều thì tương lai sẽ thiếu điện ,phải nghĩ đến năng lượng mới và trong đó có NL mặt trời tức là đưa mấy cái tấm kính ra hứng nắng.Từ việc che nắng cho 1 tấm kính đi 1 vòng lớn rốt cuộc cũng phải cởi bỏ tấm màn che ra để kính kia "ở trần" phơi nắng lấy điện xài !!! Nghĩ kĩ cái gì "nguyên thủy " cũng tốt hết cả.
Vậy tại sao chúng ta không giải quyết mọi chuyện ngay từ đầu?
Một giải pháp bố trí lấy sáng hợp lý ban ngày +  Một thiết bị mới thu năng lượng Mặt trời phục vụ cho chiếu sáng ban đêm.
Để những cơ quan X,Y nào đó không đóng hết cửa sổ vào ban ngày,mở hết đèn,máy điều hòa chạy ào ào tốn biết bao điện năng...rồi đổ lỗi cho KS thiết kế làm nhà sao vừa nắng,vừa nóng...
Giải bài tóan chiếu sáng đô thị là quá khó và đòi hỏi nhiều kế họach tầm vĩ mô.Nhưng thiết kế 1 căn nhà đạt tiêu chuẩn về AS tự nhiên cũng như nhân tạo là 1 điều nằm trong khả năng của khoa học công nghệ hiện nay.
Giải pháp che nắng "di động" của bà con ta là nón và khẩu trang đã có từ lâu.Chắc chúng ta chả dám bàn đến hay mơ đến 1 giải pháp "ôtô hóa 100%" hoặc "thiết bị che nắng hợp lý cho người đi bộ" gì đó.Cũng chả biết có ai nghiên cứu tới là có bao nhiêu lux chiếu lên 1 cm vuông đầu người...Nhưng nhu cầu bảo vệ sức khỏe khỏi ông Mặt trời là có thật và đang là đề tài hấp dẫn cho cả hai phái "Hắc Bạch" (Xây dựng + Y tế).
Vậy thì để những bóng đèn không phải làm việc 3 ca...Để những bé thơ không còn nhìn đời qua 2 mảnh "ve chai" vì cận thị...để những tấm kính ở xứ nhiệt đới không còn phải chịu nỗi oan "Thị Kính" tréo ngoe thì cần lắm những nhà trí thức trẻ từ khắp năm châu cùng xỏ găng tay và
Lets go  ! We begin control Light.
GiaCatLuong(CanThoUni)