Chuyện du học sinh Đông Du

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Chuyện du học sinh Đông Du

Re:Chuyện du học sinh Đông Du

Viết bởi KhanhHung » Năm T1 09, 2003 9:16 pm


Cam on cac anh chi, nhung bai viet nhu the nay giup chung em hieu ro hon tinh hinh thuc su o ben Nhat. Mot su chuan bi truoc ve tinh than se giup chung em dowr bowx ngowx hon, su co gang cua cac anh chi la tam guong cua tui em...

Re:Chuyện du học sinh Đông Du

Viết bởi chung » Ba T1 07, 2003 4:15 am

Bài viết thật cảm động. Bao nhiêu kỷ niệm dồn về, những ngày tháng ấy có lẽ sẽ không thể quên trong mỗi con người chúng ta nhi?

Re:Chuyện du học sinh Đông Du

Viết bởi cuong » Hai T1 06, 2003 11:06 pm

Đọc bài của Chiến làm minh nhớ lại những ngày tháng gian khổ nhưng đầy ý nghĩa và giá trị của tụi mình .
Những nổ lực của chúng ta sẽ mang lại kết quả xứng đáng !  

Chuyện du học sinh Đông Du

Viết bởi minhviet » Hai T1 06, 2003 9:40 am

Bài viết của Đồng Ngọc Chiến. Xin mạn phép tác giả đăng lên đây cho anh em cùng đọc và góp ý kiến.
Mong các sempai bổ sung, nhất là những ai đã từng qua tokyo với tư cách phát báo.
--------------------------
Tôi là học sinh tư phí hiện đang ở Nhật Bản với mục đích du học. Là học sinh tư phí qua đây du học từ trường Nhật ngữ Ðông Du tp HCM. sống tại Nhật được một năm rưỡi, phần nào hiểu được những cái được và cái mất của dạng du học này nên tôi muốn chia xẻ với các bạn những trải nghiệm của cuộc sống bên này để các bạn có một cái nhìn về du học.

Khoi dau
Tôi tốt nghiệp cấp 3 ở trường Lê Hồng Phong tỉnh Nam Ðịnh, được hội khuyến học của tỉnh gửi vào học tiếng Nhật 6 tháng ở trường Nhật ngữ Ðông Du (tp HCM), sau đó qua Nhật vào tháng 4/2001. Khi mới sang tôi vào học tại một trường Nhật ngữ ở tỉnh Shizuoka, một tỉnh cách Tokyo khoảng 200km, trường bố trí cho chúng tôi ở tại một apartment nhỏ khá sạch sẽ. Trong những ngày đầu tiên ở Nhật chúng tôi ăn đồ từ VIỆT NAM mang sang như mì gói, phở,…và đồ mà mấy anh chị khóa trước cho. Trong những ngày đầu tiên này chuyện bức xúc nhất đối với chúng tôi đó là công việc, việc làm thêm vì chúng tôi sang đây chỉ với 2 bàn tay trắng, muốn có tiền để sống và trả tiền học thì phải đi làm, càng sớm càng tốt. Một số bạn có việc làm ngay do một số đàn anh trước truyền lại, những đàn anh này đi trước chúng tôi 2 năm, họ đã đậu đại học và đi các tỉnh khác. May mắn cho những đứa nào bốc thăm nhận được việc làm sớm, những đứa còn lại, đứa thì mạnh dạn tự mình gọi điện thoại xin việc thông qua các cuốn tạp chí quảng cáo tìm người làm thêm, đứa thì ngồi chờ. Tôi biết có đứa gọi cả 70,80 cú điện thoạimà chẳng được một nơi nào nhận cả, vì một lý do đơn giản là tiếng Nhật của chúng tôi còn quá yếu, nghe không ra, nói không được. Khóa đi trước chúng tôi một năm, chuyện thất nghiệp 2,3 tháng nằm nhà là chuyện bình thường, riêng chúng tôi may mắn trong vòng 5,6 ngày tất cả đã có việc làm do các anh chị đi trước làm việc có uy tín giới thiệu vào làm việc.
Và nỗi lo thất nghiệp đã được giải quyết.

Công việc
Chúng tôi bắt đầu công việc với một tinh thần rất phấn chấn và quyết tâm :”Phải làm việc thật tốt để không bị đuổi việc”. Ðó là ý nghĩ đầu tiên trong đầu chúng tôi, vì sao vậy ? Ðơn giản vì công việc làm thêm là tất cả : là cơm ăn, áo mặc, tiền học, là con đường dẫn tới tương lai của từng người. Tôi bắt đầu công việc trong một siêu thị tại quầy bán cá. Công việc của tôi nói một cách đơn giản là để sai vặt vì lúc đó tiếng Nhật còn quá yếu, nghe không hiểu, chỉ biết đoán ý người chủ và bắt chước làm theo. Những đứa khác thì làm đủ thứ việc linh tinh khác. Ðứa thì làm quán ăn VIỆT NAM(những đứa có thể xem là hạnh phúc nhất), đứa thì làm tiệm chè, đứa thì làm công trường rau, ráp đinh ốc,…Giờ làm cũng khác nhau, sáng, chiều, trưa, tối, đêm khuya,… đủ cả. Lúc đầu đa số chỉ làm một công việc nhưng sau 2, 3 tháng thì phải tìm thêm việc vì không đủ tiền. Thời gian làm việc trung bình một ngày khoảng 6,7 tiếng đồng hồ, ngày thứ bảy, chủ nhật có thể làm đến 10, 15 tiếng đồng hồ, công việc chỉ được đứng chứ không ngồi. Với thời gian làm việc như vậy chúng tôi mới có đủ tiền để trang trải cho việc sống và học tập tại Nhật trong thời gian này.
Cuộc sống của chúng tôi có một đặc điểm chung là đứa nào cũng kêu “cực quá”. Công việc không hề đơn giản một chút nào. Vì rào cản về ngôn ngữ với ông chủ, chúng tôi chỉ là những đứa không hiểu được gì hết, nói một đằng làm một nẻo, dù có cố gắng đến mấy thì chuyện sai sót là chuyện không thể tránh khỏi. Những từ vựng mà chúng tôi tiếp xúc trong công việc là hoàn toàn mới đối với chúng tôi, nhớ cái đám lộn xộn ấy trong vòng 1,2 tháng không nổi. Từ chỗ bất đồng ngôn ngữ dẫn đến rất nhiều hậu quả tai hại, nhiều khi cả sự khinh bỉ và sỉ nhục từ người bản xứ. Tôi đã làm việc suốt 6 tháng đầu trong sự chửi rủa và chế giễu của tên đầu bếp, nhiều lúc làm mà cắn răng nuốt nước mắt vào trong, không một buổi sáng nào đạp xe đi làm mà trong đầu không lẩm bẩm một câu “Nhất định nếu nó chửi mình thì mình sẽ bỏ về ngay”. Nhưng “công việc” là tất cả lúc bấy giờ, không thể bỏ, làm hùng hục căng hết mọi giác quan để đoán ý tên đầu bếp, để làm không sai và quyết tâm làm để nó không nói gì được mình nữa. Cái lòng tự trọng và danh dự của con người- ai cũng có và chẳng ai kém ai cả- nhờ nó mà chúng tôi đã không gục ngã những ngày đầu. Sau 6 tháng, nói chung tiếng Nhật ai cũng tiến bộ nhiều nhờ cuộc sống va chạm, thêm vào đó công việc cũng đã dần quen nên chúng tôi bắt đầu tạo được niềm tin từ những ông chủ khó tính.
Khi ngôn ngữ không còn là rào cản trong công việc cũng là lúc chúng tôi thấm cái cực của công việc thực sự. Nhật Bản là một nước tư bản, họ làm việc cũng như muốn người làm việc cho mình phải làm hết sức. Chúng tôi vì muốn tạo uy tín nên ai cũng cố gắng làm việc rất năng nổ, nhiều khi sự năng nổ ấy bị lợi dụng để bóc lột sức lao động của chúng tôi, khối lượng công việc tăng tối đa. Sau những buổi đi làm về đứa nào cũng phờ phạc, có đứa đi làm đến 2,3 giờ sáng về như cái xác xanh lè đầy dầu mỡ, có đứa ngủ chưa yên giấc đã 2, 3 giờ sáng lồm cồm bò dậy đi làm. Trời lạnh cóng vẫn phải chui vào tủ đá âm vài chục độ để lấy đồ ra làm, tôi làm cá nên phải thò tay 20,30 phút trong nước đá là chuyện bình thường, rút tay lên 10 đầu ngón tay nhói buốt. Thế nhưng vẫn chưa sợ bằng cậu bạn tôi, làm việc phải tiếp xúc với thuốc tẩy, về nhà 10 đầu ngón tay và bàn tay rướm máu cầm không nổi quyển sách; hay có cậu phải làm việc ngoài trời mưa lạnh 1,2 độ C, mưa rơi mặc kệ, không có áo mưa, không phút nghỉ giải lao. Ngày thứ bảy chủ nhật thường là vất vả nhất, về đến nhà là lăn ra ngủ nhiều khi quên cả cơm nước.
Tất cả chúng tôi trước khi qua Nhật hầu hết sống trong vòng tay của gia đình, vừa mới tốt nghiệp cấp 3, bây giờ đột ngột bước ra ngoài làm việc như một cu li ai mà không cảm thất sốc.Bây giờ khi đã quen với cuộc sống này rồi chính chúng tôi cũng cảm thấy bất ngờ về thời gian mà mình đã trải qua, không ai gục ngã, cũng giống như những khóa đi trước, ai cũng một thời giống chúng tôi và ai cũng đi qua nó như một điều gì đó không đáng nói.
Cuộc sống đi làm tuy vất vả nhưng cũng giúp chúng tôi học được rất nhiều điều. Ðiều dễ thấy nhất là tiếng Nhật, không trường Nhật ngữ nào tốt và nhanh bằng trường xã hội. Ðể sau này học tốt tại Ðại học chúng tôi phải hiểu tiếng Nhật thật rõ ràng, nhờ sống và làm việc với người Nhật hằng ngày mà chúng tôi cải thiện rất nhiều khả năng nghe, nói, lượng từ vựng cũng rất phong phú, bên cạnh đó nghĩa của từ vựng cũng dần dần thấm vào hơn.
Ngoài tiếng Nhật chúng tôi còn thu được nhiều điều bổ ích khác nữa, nhất là về mặt con người. Chúng tôi trưởng thành nhanh chóng và ngày càng chín chắn hơn, hiểu cuộc sống, hiểu giá trị của lao động, biết yêu qúy mồ hôi, công sức lao động, biết cách làm việc có hiệu quả, cách sắp xếp, bố trí thời gian,lập kế hoạch, và hiểu rõ hơn về năng lực của bản thân mình.
Có lẽ chính vì những ngày đầu tiên khi chưa hiểu tiếng Nhật nên trong công việc chúng tôi phải căng hết mọi giác quan để phán đoán, quan sát công việc nên tạo cho chúng tôi một thói quen nhìn nhận sự việc đúng hơn, chính xác hơn. Làm việc trong môi trường khó khăn vất vả giúp chúng tôi có một trái tim rắn rỏi, dày dạn hơn trước cuộc sống. Bây giờ không còn đứa nào nghĩ là mình có thể đầu hàng trước một vật cản nào nữa. Ðây là điều đáng quý nhất đối với bản thân tôi.

Cuộc sống
+ Vật chất
Chắc trong chúng ta ai cũng có chung một suy nghĩ về xã hội tư bản đó là một xã hội vật chất đầy đủ. Ở Nhật Bản cũng vậy, tuy chúng tôi chỉ đi làm thêm nhưng với cường độ làm việc như vậy cũng giúp chúng tôi có một cuộc sống vật chất “ không thiếu thốn “. Môi trường sống ở đây cũng rất tiện lợi, các loại hình dịch vụ rất đa dạng và phong phú. Có lẽ về cuộc sống vạt chất không có nhiều điều đáng nói.
+ Tinh thần
Không biết đối với các bạn du học sinh ở các nước khác như thế nào chứ ở đây cuộc sống tinh thần là cả một vấn đề đối với chúng tôi. Ðành rằng xa gia đình, xa xã hội nói tiếng việt như các bạn du học sinh khác, nhưng ở đây chúng tôi còn phải xa chính bản thân mình. Vì sao vậy ?
Vì cuộc sống làm việc. Các bạn thử tưởng tượng xem, một ngày có 24 tiếng thì làm việc 6,7 tiếng, 4 tiếng trên trường Nhật ngữ, đi lại ăn uống 4 tiếng, ngủ 5-6 tiếng, chỉ còn 3,4 tiếng để học đủ thứ : tiếng Nhật, toán lý hóa, hay qua chỗ bạn bè để giải trí. Cầm cuốn sách một lúc, xem phim một lúc là hết ngày. Một ngày của chúng tôi chỉ có 3, 4 tiếng như vậy thôi, cho nên nhiều khi quên cả nghĩ về tương lai xa, chỉ biết ngày mai lại đi làm quần quật, lại đến lớp mệt mỏi. Các mối quan hệ trong công việc cũng chi phối tinh thần chúng tôi rất nhiều, bị mắng mỏ, bị coi thường, bị coi là dân “dị quốc”, làm chúng tôi nhức đầu cả khi đã về nhà. Suốt một năm đầu stress hỏi thăm mọi người thường xuyên.
Nói chung cuộc sống tinh thần bên đây khá nghèo nàn vì nhiều lý do, ngay cả chúng tôi nhiều khi cũng khó gặp được nhau. Mỗi người cảm thấy càng ngày mình càng bị riêng lẻ hóa, cá nhân hóa. Có lẽ vì thế mà tính cách đứa nào cũng trở nên trầm hơn trước. Tuy nhiên chúng tôi hiểu được điều này và cố gắng hết sức trong phạm vi có thể để làm phong phú cuộc sống tinh thần của mình và bạn bè mình, một phần để giải stress và một phần để động viên nhau. Gần đây sau khi đã ổn định phần nào về tinh thần và công việc chúng tôi đã có thể dành thời gian cho việc đá banh, đi bơi, hay tụ tập làm một bữa picnic; những điều này phần nào giúp cuộc sống đỡ tẻ nhạt và đơn điệu hơn. Ðúng là có buồn nhưng không một ai thấy yếu mềm đi cả. Có lẽ việc thực hiện ước mơ của mình là động lực để chúng tôi tự nhủ rằng “cố gắng lên, qua những gian lao thử thách như thế này, chắc chắn mình sẽ có đủ nghị lực, bản lĩnh để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình”, và cũng nhờ vậy mà ai cũng ngày càng tự tin vào khả năng độc lập của mình.
Với riêng tôi, những năm tháng vừa trôi qua tuy thật ngắn ngủi nhưng bản thân mình trưởng thành, chững chạc hơn nhiều, dám nghĩ, dám làm,… Ðó là điều mà tôi không ngờ tới trước khi qua Nhật.

Học tập

Ðây là mục tiêu chính của chúng tôi khi sang Nhật. Việc đầu tiên là học tiếng Nhật, năm thứ nhất chúng tôi phải dành hầu hết thời gian để học tiếng Nhật, để lấy phương tiện trong công việc, trong học tập sau này; học trong cuộc sống tiếp xúc hằng ngày, trên lớp và ở nhà, bằng sách vở, tv, báo chí,…Sau một năm nhìn chung đạt được mức độ trung cấp.
Thời hạn visa của chúng tôi là 2 năm, sau 2 năm bắt buộc chúng tôi phải thi đậu vào một trường đại học, hay trường chuyên môn nào đó để lấy tư cách xin visa tiếp, và dĩ nhiên là phải vào được trường đại học của Nhật (trường công hoặc quốc lập) theo đúng mục đích mà chúng tôi qua đây.
Chúng tôi thi dưới dạng “du học sinh” của các trường. Thường các môn thi là Toán+Lý+Hóa+Nhật+Anh hoặc Anh+Tổng hợp+Lịch Sử+Kinh tế+Toán. Kỳ thi bằng tiếng Nhật và theo chương trình cấp 3 của Nhật. Vì vậy trong thời gian 2 năm này chúng tôi phải tự ôn luyện và học kiến thức mới để chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển. Chương trình cấp 3 của Nhật nói chung là khá khó, tương đương với chương trình của các lớp chuyên mà chúng tôi đã học tại Việt Nam.
Trước khóa chúng tôi có nhiều các anh chị đã lên đại học, họ cũng đạ vượt qua các kỳ thi và không ít người đã vào các trường hàng đầu của Nhật. Mỗi một khóa qua đi truyền lại cho các khóa sau những kinh nghiệm thi cử, tài liệu ôn tập,…Tuy các anh chị đã đi các tỉnh khác rồi nhưng chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên và được chỉ bảo rất nhiều về kinh nghiệm học tập, đặc điểm thi tuyển của từng trường. Mỗi trường đại học đều có kỳ thi của riêng mình, dưới nhiều hình thức thi và môn thi khác nhau, điều này là một cản trở lớn nếu không hiểu rõ được đặc điểm của từng trường. Nhưng với chúng tôi điều này may mắn đã đượ giải quyết nhờ kinh nghiệm của những đàn anh đi trước.
Việc còn lại chỉ là việc tự đào tạo, duy trì kiến thức cũ, bổ sung kiến thức mới. Nghe qua thì đơn giản nhưng tính từ khi rời trường cấp 3 ở việt nam đến khi thi vào đại học Nhật là 2 năm rưỡi. Trong 2 năm rưỡi đó 1 năm rưỡi đầu gần như không đụng được vào sách toán lý hóa của Nhật do rào cản về ngôn ngữ. Kiến thức cấp 3 của Nhật tương đối rộng và cũng khá khó, lượng từ vựng chuyên môn khá lớn. Bên cạnh đó công việc làm làm chúng tôi tốn nhiều sức lực nên thời gian để có thể ngồi học trong tư thế thật là tỉnh táo thực sự là ít ỏi. Lâu không đụng chạm tới sách vở, sự rơi rụng kiến thức, nhất là sự nhạy bén, kỹ năng làm bài giảm đi rất nhiều; phải rất vất vả để lấy lại sự nhạy bén trong tư duy của người học sinh.
Khi sang đây chúng tôi chỉ có một con đường duy nhất là vào được trường đại học của Nhật, trong khi các bạn cùng lứa tại việt nam đã học đến năm thứ 3 của đại học thì chúng tôi mới đi thi đại học tại đây, chỉ có một con đường là tiến lên phía trước chứ không thể thụt lùi. Chúng tôi phải tự lập kế hoạch học tập, tự đặt chiến lược cho các kỳ thi, tự mình thu thập kiến thức mới, tự nghiên cứu, tư duy; chính nhờ vậy mà việc học tập của chúng tôi giờ đây không còn là thụ động nữa mà hoàn toàn chủ động, việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập tại đại học sau này.