Pin mặt trời phát điện ngay cả khi mây mù

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Pin mặt trời phát điện ngay cả khi mây mù

Re:Pin mặt trời phát điện ngay cả khi mây mù

Viết bởi anzen_dp » Hai T5 19, 2008 1:28 am

Pin mặt trời làm bằng chất dẻo có thể tận thu các tia hồng ngoại.  
Các nhà khoa học vừa phát minh ra một loại pin quang điện bằng chất dẻo, có thể biến năng lượng mặt trời thành điện năng thậm chí ngay cả trong những ngày mây mù.


Đúng lúc em đang cần tài liệu làm thảo luận ,anh Phương co trang web về cái đó ko ạ cho em xin với, bằng tiếng Nhật dc thì tốt quá.

Re:Pin mặt trời phát điện ngay cả khi mây mù

Viết bởi tanphatspkt » Chủ nhật T5 18, 2008 11:06 pm

mình mới có 1 giáo trình zìa năng lượng mới ah ai muốn lấy liên hệ zới mình mình sẽ share cho. Mình cũng là dân mới làm wen lĩnh vực này thui nên cũng chưa có nhìu tài liêu mong các bro ai biết gì thì giúp mình zới cám ơn nhìu.

Re:Pin mặt trời phát điện ngay cả khi mây mù

Viết bởi tanphatspkt » Chủ nhật T5 18, 2008 10:59 pm

có bro nào biết trang wed nào về năng lượng mới hok hay là có tài liệu về năng lượng mới thì share cho mình zới[lol]

Re:Pin mặt trời phát điện ngay cả khi mây mù

Viết bởi Nguyen Tran Phuong » Tư T1 19, 2005 2:09 pm

đây là một tin tức khá thú vị,hy vọng có nhiều bạn trẻ có hứng thú với vấn đề năng lượng, nhất là năng lượng mặt trời. Định hướng nghành học của mình ngay từ bây giờ...

Một nước nhiều tiềm năng về nhiệt mặt trời như VN,sẽ có nhiều khả năng

Pin mặt trời phát điện ngay cả khi mây mù

Viết bởi Nguyen Tran Phuong » Tư T1 19, 2005 2:04 pm


Pin mặt trời làm bằng chất dẻo có thể tận thu các tia hồng ngoại.  
Các nhà khoa học vừa phát minh ra một loại pin quang điện bằng chất dẻo, có thể biến năng lượng mặt trời thành điện năng thậm chí ngay cả trong những ngày mây mù.

Sản phẩm được làm từ công nghệ nano, có thể khai thác những tia mặt trời không nhìn thấy là các tia hồng ngoại. Bước ngoặt này đã đưa các nhà lý thuyết đến phỏng đoán rằng pin quang điện bằng chất dẻo một ngày nào đó sẽ cho hiệu quả phát điện cao gấp 5 lần công nghệ pin mặt trời hiện nay.

Giống như sơn, loại vật liệu composite trên có thể được phun lên những bề mặt vật liệu khác, và được sử dụng như một máy phát điện xách tay. Một lớp phủ như vậy có thể nạp năng lượng cho điện thoại di động hoặc các thiết bị khác, còn nếu phủ trên xe hơi chạy bằng hydro, nó sẽ giúp sạc ác quy cho chiếc xe này và tạo ra các công nghệ không dây thực thụ.

Các nhà nghiên cứu cũng lạc quan cho rằng một ngày nào đó, những "cánh đồng mặt trời" phủ lớp vật liệu trên có thể lăn bánh khắp các sa mạc, phát điện đủ dùng cho toàn thế giới.

"Ánh sáng mặt trời đến bề mặt trái đất cung cấp lượng năng lượng lớn gấp 10.000 lần mức mà con người tiêu thụ", Ted Sargent, một giáo sư điện và máy tính tại Đại học Toronto, Canada, đồng thời là thành viên nhóm sáng chế loại vật liệu plastic này, cho biết.

"Nếu chúng ta có thể phủ 0,1% bề mặt trái đất bằng các pin quang điện có diện tích lớn và hoạt động hiệu quả, thì về lý thuyết chúng ta có thể thay đổi hoàn toàn thói quen dùng điện hiện nay sang một nguồn năng lượng mới, sạch và tái tạo được".

Pin quang điện bằng chất dẻo không phải là ý tưởng mới mẻ. Tuy nhiên, vật liệu chế tạo chúng hiện mới chỉ có tác dụng với những tia sáng mặt trời trong dải quang phổ nhìn thấy được. Trong khi đó, một nửa năng lượng mặt trời nằm trong phổ hồng ngoại mà mắt người không thấy được.

Loại vật liệu mới này là chất dẻo dầu tiên trên thế giới có khả năng tận thu phần tia hồng ngoại này. Các nhà nghiên cứu đã kết hợp những hạt nano được thiết kế đặc biệt (gọi là chấm lượng tử) với một loại polymer để tạo ra một chất dẻo có thể phản ứng với năng lượng trong dải hồng ngoại.

Đi xa hơn nữa, loại chất dẻo mới "có thể khai thác tới 30% năng lượng bức xạ mặt trời, so với 6% của các loại pin quang điện tốt nhất ngày nay", Peter Peumans, một đồng tác giả của công trình, nhận định.

Thuận An (theo National Geographic)