Viết bởi TamNagoya » Chủ nhật T4 17, 2005 9:03 pm
Bài này nhạy cảm đó Ansamurai à.Chắc phải cho nó đi củi quá.
Đọc bài phỏng vấn cụ Kiệt này đi,thấm hơn.
Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với báo Quốc Tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
- Là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ - một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
- "Khép lại" là một khái niệm không đơn giản?
- Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
- Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó?
- Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày lịch sử hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần người ta hiểu, nói hai ba lần người ta im lặng, nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm.
- Theo ông, việc cần làm tiếp hiện nay là gì?
- Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu.
- Để lành được vết thương này phải có sự tham gia của tất cả người Việt?
- Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30/4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó.
- Khó khăn nằm ở chỗ nào thưa ông?
- Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp với đạo lý và truyền thống Việt Nam. Nhưng về đối nội, theo tôi đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước, hay ở bên ngoài. Bản thân tôi, cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ, không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.
- Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
- Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.
- Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
- Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên, quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò của "lực lượng thứ ba"?
- Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.
- Ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
- Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một Việt Nam thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng, nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.
- Ông cho rằng bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì?
- Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng, với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỷ USD như Việt Nam, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập. Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài, để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới, thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, so với thế giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng, làm được một chiến thắng kỳ vĩ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng từng phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.
Bài này nhạy cảm đó Ansamurai à.Chắc phải cho nó đi củi quá.
Đọc bài phỏng vấn cụ Kiệt này đi,thấm hơn.
Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với báo Quốc Tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
- Là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ - một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
- "Khép lại" là một khái niệm không đơn giản?
- Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
- Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó?
- Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày lịch sử hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần người ta hiểu, nói hai ba lần người ta im lặng, nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm.
- Theo ông, việc cần làm tiếp hiện nay là gì?
- Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu.
- Để lành được vết thương này phải có sự tham gia của tất cả người Việt?
- Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30/4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó.
- Khó khăn nằm ở chỗ nào thưa ông?
- Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp với đạo lý và truyền thống Việt Nam. Nhưng về đối nội, theo tôi đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước, hay ở bên ngoài. Bản thân tôi, cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ, không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.
- Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
- Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.
- Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
- Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên, quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò của "lực lượng thứ ba"?
- Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.
- Ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
- Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một Việt Nam thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng, nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.
- Ông cho rằng bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì?
- Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng, với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỷ USD như Việt Nam, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập. Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài, để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới, thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, so với thế giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng, làm được một chiến thắng kỳ vĩ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng từng phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.