Viết bởi fuji » Ba T9 27, 2005 4:42 pm
Học tiếng Anh với dân khối A, đương nhiên là khó. Nhưng đó không phải là lý do làm SV khối A ghét cay ghét đắng giờ học này.
1. Hello, How are you?
“Bạn có tin không, một cô giáo siêu trẻ, vào lớp và “lắp bắp” chào SV với cái giọng không chuẩn chút nào. Rồi cô bắt đầu bài giảng bằng một loạt mẫu câu... chào hỏi!
Chắc cô giáo nghĩ SV khối A thì trình độ Ngoại ngữ đều vớt vát được chữ nào tốt chữ ấy từ hồi học lớp 6, nên cô... dạy lại từ đầu. Đứa nào khá một chút thì ngồi ngáp rách miệng, đứa nào chưa “thoát nạn mù chữ” thì ngơ ngác: “Thằng em học lớp 5 nhà mình cũng đang học vẹt mấy câu này!!!”.
Tóm lại: quyển giáo trình của cô hình như đã “chạy việt dã” đến 20 năm nay rồi. Kiến thức trong đó đã chết cứng cựa, không biên soạn mới, không cải tiến. Và cô giáo cũng trung thành với sách đến... thảm thương!” – Đây là toàn cảnh tiết học Ngoại ngữ của SV khối A ở 1 trường ĐH (xin được giấu tên) do SV trường tường thuật lại.
2. Chưa thử súng lục đã lên đại bác!
Lại có một bi kịch khác là học tiếng Anh khó quá: “Chưa học đến chuyên ngành Tiếng Việt, đã học chuyên ngành Tiếng Anh. Cô giáo cứ theo giáo trình mà giảng vèo vèo làm tụi mình rất lúng túng trong tiếp thu bài. Mỗi bài có hàng đống từ chuyên ngành, đâu phải dễ nhớ” - N.Đ.T, khoa Cơ khí, ĐH GTVT tâm sự.
Cái khó của “khẩu đại bác” tiếng Anh chuyên ngành cũng là lý do SV cảm thấy nản, nhắc đến là chép miệng “học có hiểu gì đâu!”
3. Học mùa vụ, làm sao tiến bộ?
“Môn Tiếng Anh chuyên ngành của trường tôi chỉ được học có 2 trình, lại học rải rác trong ở các kỳ khác nhau một cách đứt quãng” - Phương Thảo -Tin học 1A Học viện Kỹ thuật quân sự cho biết. Kiểu xếp lịch học không mấy ưu ái cho môn này càng gieo vào đầu SV tư tưởng: “Tiếng Anh là phụ, học qua quýt cho xong”. Vì thế, số người đi học càng ít.
4. Cô Việt, trò Việt, rút cục toàn Việt!
“Nhảy dù” vào một giờ học Ngoại ngữ ĐH GTVT. Nghỉ tiết! Cô giáo giao đài lại cho SV, tha hồ nghe nhạc. Lớp vui như Tết. T.T.H lớp Máy chính xác ĐHBKHN thì kể: “Lớp 40 người, có 5 người còn trụ lại trong lớp vì... thương xót cô giáo quá, lớp đã vắng mà về hết thì cô dạy ai?”
Lý do SV trường nghỉ học đơn giản là: “Vào lớp, cô nói tiếng Việt, trò cũng tiếng Việt. Chúng mình dù là dân khối A, nhưng cũng không đến nỗi “ù ù cạc cạc” với tiếng Anh đến thế. Cả buổi được mấy câu tiếng Anh. Còn cô thì toàn kể chuyện tiếu lâm, trò hào hứng nghe. Học thế thì đầu vẫn rỗng, thà đi làm việc khác cho đỡ mất thời gian! Đến lớp chỉ để điểm danh thôi”. Vậy là giờ Tiếng Anh, SV khối A dạt ra căntin đông vui đáo để.
5. Học giả, thi thật
Điều mà SV khối A đau đầu nhất là đề thi môn TA bao giờ cũng khó nhằn. “Khác hẳn với những gì cô giáo dạy trên lớp!” – Đức Bình, ĐH M khẳng định. “Chúng tôi đi học tiếng Anh như đi chơi. 6 buổi, cô nghỉ hoặc đến muộn tới 3. Cách dạy của cô cũng rất lạ: Cô thường bảo rằng SV khối A học tiếng Anh thì chỉ cần “biết chút ít để về sau ra trường khỏi bỡ ngỡ” thôi, không cần học chuyên sâu về ngữ pháp làm gì. Thế nhưng khi thi môn này thì lớp tôi trượt đến gần nửa. Vì đề thi lạ hoắc so với kiến thức cô nói trên lớp!”
Những “bi kịch” ấy ngày càng khắc sâu vào SV khối A một suy nghĩ bất di bất dịch: “Chúng mình “anti” tiếng Anh, không phải vì học kém, mà vì không thích học nữa!”
Theo Sinh Viên VN
Học tiếng Anh với dân khối A, đương nhiên là khó. Nhưng đó không phải là lý do làm SV khối A ghét cay ghét đắng giờ học này.
1. Hello, How are you?
“Bạn có tin không, một cô giáo siêu trẻ, vào lớp và “lắp bắp” chào SV với cái giọng không chuẩn chút nào. Rồi cô bắt đầu bài giảng bằng một loạt mẫu câu... chào hỏi!
Chắc cô giáo nghĩ SV khối A thì trình độ Ngoại ngữ đều vớt vát được chữ nào tốt chữ ấy từ hồi học lớp 6, nên cô... dạy lại từ đầu. Đứa nào khá một chút thì ngồi ngáp rách miệng, đứa nào chưa “thoát nạn mù chữ” thì ngơ ngác: “Thằng em học lớp 5 nhà mình cũng đang học vẹt mấy câu này!!!”.
Tóm lại: quyển giáo trình của cô hình như đã “chạy việt dã” đến 20 năm nay rồi. Kiến thức trong đó đã chết cứng cựa, không biên soạn mới, không cải tiến. Và cô giáo cũng trung thành với sách đến... thảm thương!” – Đây là toàn cảnh tiết học Ngoại ngữ của SV khối A ở 1 trường ĐH (xin được giấu tên) do SV trường tường thuật lại.
2. Chưa thử súng lục đã lên đại bác!
Lại có một bi kịch khác là học tiếng Anh khó quá: “Chưa học đến chuyên ngành Tiếng Việt, đã học chuyên ngành Tiếng Anh. Cô giáo cứ theo giáo trình mà giảng vèo vèo làm tụi mình rất lúng túng trong tiếp thu bài. Mỗi bài có hàng đống từ chuyên ngành, đâu phải dễ nhớ” - N.Đ.T, khoa Cơ khí, ĐH GTVT tâm sự.
Cái khó của “khẩu đại bác” tiếng Anh chuyên ngành cũng là lý do SV cảm thấy nản, nhắc đến là chép miệng “học có hiểu gì đâu!”
3. Học mùa vụ, làm sao tiến bộ?
“Môn Tiếng Anh chuyên ngành của trường tôi chỉ được học có 2 trình, lại học rải rác trong ở các kỳ khác nhau một cách đứt quãng” - Phương Thảo -Tin học 1A Học viện Kỹ thuật quân sự cho biết. Kiểu xếp lịch học không mấy ưu ái cho môn này càng gieo vào đầu SV tư tưởng: “Tiếng Anh là phụ, học qua quýt cho xong”. Vì thế, số người đi học càng ít.
4. Cô Việt, trò Việt, rút cục toàn Việt!
“Nhảy dù” vào một giờ học Ngoại ngữ ĐH GTVT. Nghỉ tiết! Cô giáo giao đài lại cho SV, tha hồ nghe nhạc. Lớp vui như Tết. T.T.H lớp Máy chính xác ĐHBKHN thì kể: “Lớp 40 người, có 5 người còn trụ lại trong lớp vì... thương xót cô giáo quá, lớp đã vắng mà về hết thì cô dạy ai?”
Lý do SV trường nghỉ học đơn giản là: “Vào lớp, cô nói tiếng Việt, trò cũng tiếng Việt. Chúng mình dù là dân khối A, nhưng cũng không đến nỗi “ù ù cạc cạc” với tiếng Anh đến thế. Cả buổi được mấy câu tiếng Anh. Còn cô thì toàn kể chuyện tiếu lâm, trò hào hứng nghe. Học thế thì đầu vẫn rỗng, thà đi làm việc khác cho đỡ mất thời gian! Đến lớp chỉ để điểm danh thôi”. Vậy là giờ Tiếng Anh, SV khối A dạt ra căntin đông vui đáo để.
5. Học giả, thi thật
Điều mà SV khối A đau đầu nhất là đề thi môn TA bao giờ cũng khó nhằn. “Khác hẳn với những gì cô giáo dạy trên lớp!” – Đức Bình, ĐH M khẳng định. “Chúng tôi đi học tiếng Anh như đi chơi. 6 buổi, cô nghỉ hoặc đến muộn tới 3. Cách dạy của cô cũng rất lạ: Cô thường bảo rằng SV khối A học tiếng Anh thì chỉ cần “biết chút ít để về sau ra trường khỏi bỡ ngỡ” thôi, không cần học chuyên sâu về ngữ pháp làm gì. Thế nhưng khi thi môn này thì lớp tôi trượt đến gần nửa. Vì đề thi lạ hoắc so với kiến thức cô nói trên lớp!”
Những “bi kịch” ấy ngày càng khắc sâu vào SV khối A một suy nghĩ bất di bất dịch: “Chúng mình “anti” tiếng Anh, không phải vì học kém, mà vì không thích học nữa!”
Theo Sinh Viên VN