Viết bởi thang » Ba T11 22, 2005 12:34 pm
Hà Nội (TTXVN) - Trong hai ngày 21 và 22/11, hội thảo khoa học "Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du“ đã được tổ chức tại Hà Nội.
Hội thảo nhằm đánh giá vị trí và ảnh hưởng của phong trào du học Nhật Bản trong lịch sử cận đại Việt Nam, đồng thời tổng kết những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản hơn 30 năm qua.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Phạm Xuân Hằng - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - nêu rõ Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng dù không đạt được mục tiêu như mong đợi, nhưng cùng với các phong trào yêu nước khác đã phản ánh những nỗ lực tìm kiếm con đường cứu nước của những người yêu nước Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống ách thực dân. Các phong trào này đã để lại những bài học kinh nghiệm cho quá trình hình thành con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cách đây đúng 1 thế kỷ, phong trào Đông Du đã được nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu phát động với kỳ vọng sẽ tìm thấy ở Nhật Bản một đồng minh trong công cuộc giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân, đồng thời đào tạo nhân tài cho Việt Nam để chuẩn bị lực lượng tri thức cho công cuộc giải phóng, chấn hưng đất nước.
Từ phong trào Đông Du, trong những năm 1905-1909 đã có hơn 200 thanh, thiếu niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản. Trải qua những thăng trầm trong lịch sử, nhất là từ khi 2 nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1973), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản ngày càng mở rộng về nhiều mặt, nhất là về văn hóa, giáo dục. Hiện có 1.570 người Việt Nam đang học tập tại Nhật Bản.
Hội thảo do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Trường Đại học Waseda Nhật Bản và Quỹ Nhật Bản phối hợp tổ chức
Theo TTXVN
Hà Nội (TTXVN) - Trong hai ngày 21 và 22/11, hội thảo khoa học "Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du“ đã được tổ chức tại Hà Nội.
Hội thảo nhằm đánh giá vị trí và ảnh hưởng của phong trào du học Nhật Bản trong lịch sử cận đại Việt Nam, đồng thời tổng kết những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản hơn 30 năm qua.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Phạm Xuân Hằng - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - nêu rõ Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng dù không đạt được mục tiêu như mong đợi, nhưng cùng với các phong trào yêu nước khác đã phản ánh những nỗ lực tìm kiếm con đường cứu nước của những người yêu nước Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống ách thực dân. Các phong trào này đã để lại những bài học kinh nghiệm cho quá trình hình thành con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cách đây đúng 1 thế kỷ, phong trào Đông Du đã được nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu phát động với kỳ vọng sẽ tìm thấy ở Nhật Bản một đồng minh trong công cuộc giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân, đồng thời đào tạo nhân tài cho Việt Nam để chuẩn bị lực lượng tri thức cho công cuộc giải phóng, chấn hưng đất nước.
Từ phong trào Đông Du, trong những năm 1905-1909 đã có hơn 200 thanh, thiếu niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản. Trải qua những thăng trầm trong lịch sử, nhất là từ khi 2 nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1973), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản ngày càng mở rộng về nhiều mặt, nhất là về văn hóa, giáo dục. Hiện có 1.570 người Việt Nam đang học tập tại Nhật Bản.
Hội thảo do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Trường Đại học Waseda Nhật Bản và Quỹ Nhật Bản phối hợp tổ chức
Theo TTXVN