Viết bởi Ansamurai » Ba T5 30, 2006 4:50 pm
Năm căn bệnh của công chức ở VN
Một chuyên gia kinh tế Châu Âu khi làm việc cho dự án ở VN nêu nhận xét như sau: “VN tuy đang phát triển GDP với tốc độ 8,5%/năm, song, tư duy của người VN, nhất là công chức, chưa theo kịp tốc độ phát triển này”.
Theo tác giả, nguyên nhân của tình trạng tư duy của công chức chưa theo kịp tốc độ phát triển là “công chức Việt Nam hiện còn vướng mắc đều nằm ở cơ chế, đó là: động lực, cơ chế ngạch, bậc chuyên viên, và cơ chế lãnh đạo tập thể”.
Theo tôi, nhận xét trên tuy đúng nhưng chưa đủ, nó chỉ là phần nổi nhỏ của tảng băng, mà phần chìm của tảng băng mới là phần quyết định làm “đóng băng” tư duy công chức. Đó là hiện nay trong hệ thống cơ quan Nhà nước đã và đang tồn tại nhiều “căn bệnh nan y”.
Bệnh sợ biết nhiều
Xuất phát từ thực tế do hoàn cảnh chiến tranh, cán bộ lãnh đạo không được đào tạo một cách chính quy nên việc tiếp cận với các phương tiện khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tin học rất hạn chế. Từ đó sinh ra quan điểm: Lãnh đạo là không cần biết nhiều, mọi việc đã có cấp dưới làm thay, trình ký. Việc “chuyên môn hóa” hay biết làm nhiều việc sẽ cột chặt người công chức đó vào một vị trí đó, không “lên” được.
Cá nhân tôi được chứng kiến nhiều công chức có bằng cấp vi tính hẳn hoi làm việc rất “thủ công”: thực hiện nghiệp vụ quản lý bằng hàng núi hồ sơ, giấy tờ, soạn thảo văn bản bằng cách viết tay, sau đó đưa cho nhân viên vi tính đánh máy, in ra, sửa chữa, in lại, trình lãnh đạo duyệt (đương nhiên lãnh đạo sẽ có sửa chữa), in lại và phát hành; trải qua nhiều công đoạn lôi thôi và nhiêu khê, mất nhiều thời gian và hao tốn giấy mực. Hỏi tại sao không soạn thảo trực tiếp trên máy, tôi được câu trả lời “té ngửa”: “Làm vậy cho giống lãnh đạo”.
Bạn tôi, tốt nghiệp ĐH chính quy thập niên 90, đang công tác trong ngành pháp luật, nhưng không bao giờ đụng tay đến bàn phím vi tính. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì được trả lời: “Không muốn học, cơ quan kêu đi học thì viện đủ lý do để trốn, biết nhiều thì bị sai nhiều, đánh máy đã có nhân viên vi tính lo, làm lãnh đạo cần gì phải biết vi tính.” Thật là tai hại, có quá nhiều người xem máy vi tính chỉ là một công cụ hiện đại hơn thay thế cho máy đánh chữ cơ và công dụng duy nhất của nó là soạn thảo và in ấn văn bản. Tiếc thay, quan điểm này lại là phổ biến.
Bệnh lý lịch
Tuy không nói ra một cách công khai, việc xét tuyển, bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó không phải chỉ đơn giản căn cứ vào năng lực công tác mà còn xoay qua lật lại xem có phải “ lý lịch” hay không, đương nhiên, việc ưu tiên cho “con anh Bảy” hay “cháu chị Ba” luôn được đặt lên hàng đầu. Công chức không có người “đỡ đầu” đừng mơ tưởng tới một vị trí cao hơn cái ghế công chức đơn thuần đang ngồi.
Bệnh “bánh ít đi bánh qui lại”
Đó là tình trạng “gởi gắm” giữa các quan chức với nhau. Ông A nhận vào cơ quan mình con cháu ông B thì ông B cũng nhận lại con cháu ông A. Hoặc là cùng nhau “gởi” xoay vòng, quanh đi quẩn lại, cơ quan nào cũng có công chức học hành lôm côm, làm việc không có chất lượng, yếu kém năng lực nhưng lại là diện 5C (con cháu các cụ cả) nên không thể bỏ đi đâu được cả.
Ví dụ rõ nhất của bệnh này là vụ án tiêu cực ở Bộ Thương mại, vụ PMU18, đùng một cái “cháy nhà” bàn dân thiên hạ mới biết hóa ra một số “cán bộ cấp Bộ” toàn là diện 5C học hành lôm côm, dở dang được “các cụ” ấn vào.
Bệnh bè phái
Thực tế cho thấy, việc xét tuyển, bổ nhiệm cán bộ lâu nay, bên cạnh những mặt tốt, vẫn còn một số tồn tại.
Cụ thể là tình trạng bí mật xây dựng quy hoạch cán bộ nhằm phục vụ cho những ý định không đúng đắn của một cá nhân hay một nhóm nhỏ cá nhân. Số người này họ cũng tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ khá công phu. Nhưng thực chất, đó là quá trình tìm kiếm, lựa chọn những người "ăn cánh" với mình để bố trí nắm giữ các cương vị chủ chốt trong hệ thống tổ chức bộ máy mà họ đang điều hành. Thực chất, đó không phải là xây dựng một ê kíp với đúng nghĩa chân chính của từ này mà là sự tạo dựng một cánh hậu để bảo vệ nhau, cùng nhau thực hiện những mưu đồ xấu.
Quy hoạch cán bộ theo kiểu này đương nhiên là họ phải hết sức bí mật, không dám công khai và thường gây ra những hệ quả xấu. Đó là tình trạng cán bộ không đủ tiêu chuẩn cả về phẩm chất lẫn năng lực, không đồng bộ, không phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, gây mất đoàn kết nội bộ, làm cho quần chúng không tin vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Bệnh địa phương cục bộ
Thực tế cho thấy, đã và đang có tình trạng “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Thiên hạ nhấp nhổm trong thời gian Đại hội Đảng các cấp diễn ra để đoán già đoán non “cánh” nào “lên”, “cánh” nào “xuống”.
Hễ ông A quê quán làng B đắc cử thì y như là sau đó những cán bộ quê làng B đều được bổ nhiệm vào bộ máy giúp việc ông A. Đại hội kỳ sau, ông C quê quán làng D đắc cử thì những cán bộ làng D được “ưu tiên” “làm tham mưu” cho ông C. Cán bộ địa phương khác khó mà chen chân vào được.
Công chức được xem là thành phần trí thức trong xã hội, đối với giới trí thức điều quan trọng không phải là tiền, là quyền, mà là một môi trường làm việc phù hợp có thể phát huy năng lực của mình và họ đòi hỏi rất cao sự công bằng. Môi trường làm việc luôn bất bình đẳng và triệt tiêu động lực phấn đấu nếu không có “liều thuốc đặc trị” dứt bỏ những “căn bệnh” trầm kha nói trên.
Nếu đơn giản giải quyết bài toán “động lực phấn đấu” của công chức bằng biện pháp thưởng, phạt, sa thải thì công chức cũng chỉ làm việc ở trên mức không bị sa thải nhưng chẳng thèm phấn đấu thêm. Và hình ảnh công chức Nhà nước vẫn luôn luôn ù lì hay chạy theo sau tốc độ phát triển mà thôi.
Làm thế nào để cải thiện hình ảnh công chức trong mắt người dân? Xin mượn lời của ông Đoàn Duy Thành - Chủ tịch Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam để kết luận rằng: “Không để những người không phải là nhân tài, mà cứ được cất nhắc lãnh đạo nhân tài, sinh ra nạn chạy chức, chạy quyền, khiến cho nhân tài bị ém lại, làm cho nguyên khí quốc gia tù mù như ánh đèn dầu hoả; mà phải làm cho nhân tài toả sáng như ánh đèn compact, vừa sáng trong, vừa tiết kiệm được”.
Tạ Phong Tần
Sở Thương mại Du lịch Bạc Liêu
theo BBC
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/05/060529_benh_congchuc.shtml
Năm căn bệnh của công chức ở VN
Một chuyên gia kinh tế Châu Âu khi làm việc cho dự án ở VN nêu nhận xét như sau: “VN tuy đang phát triển GDP với tốc độ 8,5%/năm, song, tư duy của người VN, nhất là công chức, chưa theo kịp tốc độ phát triển này”.
Theo tác giả, nguyên nhân của tình trạng tư duy của công chức chưa theo kịp tốc độ phát triển là “công chức Việt Nam hiện còn vướng mắc đều nằm ở cơ chế, đó là: động lực, cơ chế ngạch, bậc chuyên viên, và cơ chế lãnh đạo tập thể”.
Theo tôi, nhận xét trên tuy đúng nhưng chưa đủ, nó chỉ là phần nổi nhỏ của tảng băng, mà phần chìm của tảng băng mới là phần quyết định làm “đóng băng” tư duy công chức. Đó là hiện nay trong hệ thống cơ quan Nhà nước đã và đang tồn tại nhiều “căn bệnh nan y”.
Bệnh sợ biết nhiều
Xuất phát từ thực tế do hoàn cảnh chiến tranh, cán bộ lãnh đạo không được đào tạo một cách chính quy nên việc tiếp cận với các phương tiện khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tin học rất hạn chế. Từ đó sinh ra quan điểm: Lãnh đạo là không cần biết nhiều, mọi việc đã có cấp dưới làm thay, trình ký. Việc “chuyên môn hóa” hay biết làm nhiều việc sẽ cột chặt người công chức đó vào một vị trí đó, không “lên” được.
Cá nhân tôi được chứng kiến nhiều công chức có bằng cấp vi tính hẳn hoi làm việc rất “thủ công”: thực hiện nghiệp vụ quản lý bằng hàng núi hồ sơ, giấy tờ, soạn thảo văn bản bằng cách viết tay, sau đó đưa cho nhân viên vi tính đánh máy, in ra, sửa chữa, in lại, trình lãnh đạo duyệt (đương nhiên lãnh đạo sẽ có sửa chữa), in lại và phát hành; trải qua nhiều công đoạn lôi thôi và nhiêu khê, mất nhiều thời gian và hao tốn giấy mực. Hỏi tại sao không soạn thảo trực tiếp trên máy, tôi được câu trả lời “té ngửa”: “Làm vậy cho giống lãnh đạo”.
Bạn tôi, tốt nghiệp ĐH chính quy thập niên 90, đang công tác trong ngành pháp luật, nhưng không bao giờ đụng tay đến bàn phím vi tính. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao thì được trả lời: “Không muốn học, cơ quan kêu đi học thì viện đủ lý do để trốn, biết nhiều thì bị sai nhiều, đánh máy đã có nhân viên vi tính lo, làm lãnh đạo cần gì phải biết vi tính.” Thật là tai hại, có quá nhiều người xem máy vi tính chỉ là một công cụ hiện đại hơn thay thế cho máy đánh chữ cơ và công dụng duy nhất của nó là soạn thảo và in ấn văn bản. Tiếc thay, quan điểm này lại là phổ biến.
Bệnh lý lịch
Tuy không nói ra một cách công khai, việc xét tuyển, bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó không phải chỉ đơn giản căn cứ vào năng lực công tác mà còn xoay qua lật lại xem có phải “ lý lịch” hay không, đương nhiên, việc ưu tiên cho “con anh Bảy” hay “cháu chị Ba” luôn được đặt lên hàng đầu. Công chức không có người “đỡ đầu” đừng mơ tưởng tới một vị trí cao hơn cái ghế công chức đơn thuần đang ngồi.
Bệnh “bánh ít đi bánh qui lại”
Đó là tình trạng “gởi gắm” giữa các quan chức với nhau. Ông A nhận vào cơ quan mình con cháu ông B thì ông B cũng nhận lại con cháu ông A. Hoặc là cùng nhau “gởi” xoay vòng, quanh đi quẩn lại, cơ quan nào cũng có công chức học hành lôm côm, làm việc không có chất lượng, yếu kém năng lực nhưng lại là diện 5C (con cháu các cụ cả) nên không thể bỏ đi đâu được cả.
Ví dụ rõ nhất của bệnh này là vụ án tiêu cực ở Bộ Thương mại, vụ PMU18, đùng một cái “cháy nhà” bàn dân thiên hạ mới biết hóa ra một số “cán bộ cấp Bộ” toàn là diện 5C học hành lôm côm, dở dang được “các cụ” ấn vào.
Bệnh bè phái
Thực tế cho thấy, việc xét tuyển, bổ nhiệm cán bộ lâu nay, bên cạnh những mặt tốt, vẫn còn một số tồn tại.
Cụ thể là tình trạng bí mật xây dựng quy hoạch cán bộ nhằm phục vụ cho những ý định không đúng đắn của một cá nhân hay một nhóm nhỏ cá nhân. Số người này họ cũng tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ khá công phu. Nhưng thực chất, đó là quá trình tìm kiếm, lựa chọn những người "ăn cánh" với mình để bố trí nắm giữ các cương vị chủ chốt trong hệ thống tổ chức bộ máy mà họ đang điều hành. Thực chất, đó không phải là xây dựng một ê kíp với đúng nghĩa chân chính của từ này mà là sự tạo dựng một cánh hậu để bảo vệ nhau, cùng nhau thực hiện những mưu đồ xấu.
Quy hoạch cán bộ theo kiểu này đương nhiên là họ phải hết sức bí mật, không dám công khai và thường gây ra những hệ quả xấu. Đó là tình trạng cán bộ không đủ tiêu chuẩn cả về phẩm chất lẫn năng lực, không đồng bộ, không phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, gây mất đoàn kết nội bộ, làm cho quần chúng không tin vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Bệnh địa phương cục bộ
Thực tế cho thấy, đã và đang có tình trạng “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Thiên hạ nhấp nhổm trong thời gian Đại hội Đảng các cấp diễn ra để đoán già đoán non “cánh” nào “lên”, “cánh” nào “xuống”.
Hễ ông A quê quán làng B đắc cử thì y như là sau đó những cán bộ quê làng B đều được bổ nhiệm vào bộ máy giúp việc ông A. Đại hội kỳ sau, ông C quê quán làng D đắc cử thì những cán bộ làng D được “ưu tiên” “làm tham mưu” cho ông C. Cán bộ địa phương khác khó mà chen chân vào được.
Công chức được xem là thành phần trí thức trong xã hội, đối với giới trí thức điều quan trọng không phải là tiền, là quyền, mà là một môi trường làm việc phù hợp có thể phát huy năng lực của mình và họ đòi hỏi rất cao sự công bằng. Môi trường làm việc luôn bất bình đẳng và triệt tiêu động lực phấn đấu nếu không có “liều thuốc đặc trị” dứt bỏ những “căn bệnh” trầm kha nói trên.
Nếu đơn giản giải quyết bài toán “động lực phấn đấu” của công chức bằng biện pháp thưởng, phạt, sa thải thì công chức cũng chỉ làm việc ở trên mức không bị sa thải nhưng chẳng thèm phấn đấu thêm. Và hình ảnh công chức Nhà nước vẫn luôn luôn ù lì hay chạy theo sau tốc độ phát triển mà thôi.
Làm thế nào để cải thiện hình ảnh công chức trong mắt người dân? Xin mượn lời của ông Đoàn Duy Thành - Chủ tịch Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam để kết luận rằng: “Không để những người không phải là nhân tài, mà cứ được cất nhắc lãnh đạo nhân tài, sinh ra nạn chạy chức, chạy quyền, khiến cho nhân tài bị ém lại, làm cho nguyên khí quốc gia tù mù như ánh đèn dầu hoả; mà phải làm cho nhân tài toả sáng như ánh đèn compact, vừa sáng trong, vừa tiết kiệm được”.
Tạ Phong Tần
Sở Thương mại Du lịch Bạc Liêu
theo BBC
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/05/060529_benh_congchuc.shtml