Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Re:Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Viết bởi namnh » Bảy T8 05, 2006 12:39 am

shin_hack thật đáng nể: vừa phân tích tình huống, vừa tổng hợp thành bài học theo Tôn Vũ
@shin_hack: mày học ngành gì mà viết một bài quá chất lượng vậy?
tao tháng 10 mới nhập học. Thôi, coi mày như sempai vậy, hihi

Re:Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Viết bởi tsunami » Sáu T8 04, 2006 10:26 pm

Mình rất kết ông Sam Walton không chỉ bởi ông là doanh nhân nổi tiếng và giàu có nhất thế giới mà còn bởi ông là con người điềm đạm và lấy mục tiêu công hiến lên hàng đầu.
Quay lại bàn bạc về Wal-mart, đúng như mọi người nói WM sống được nhờ giá rẻ. Nhưng trong thế giới bán lẻ cũng có những luật chơi riêng mà nói cho đúng là "luật rừng" mà người chơi khi tham gia vào thị trường đó đều phải tuân theo. Đó chính là khách hàng. Ở Mỹ người ta quen mua hàng nhiều nên yêu cầu đầu tiên là giá phải rẻ và hàng hoá đầy đủ (品揃え)nhưng các nước khác trên thế giới thì hầu hết không phải như vậy mà họ cần chất lượng, tính an toàn và bổ dưỡng của thực phẩm. Nhật, Hàn quốc, Đức là những điển hình như vậy (Trung quốc xem ra có vẻ giống Mỹ đấy nhỉ).WM thất bại vì nó chuyên bán hàng rẻ và không thể sành chọn hàng tốt được.
Nếu nói về nguyên chính trong thất bại của WM tại Hàn quốc và Đức thì chắc chắn nó nằm ở đoạn đầu vào (商品調達),đặc biệt là thực phẩm tươi, nhóm mặt hàng thiết yếu. Các loại thực phẩm chế biến thì tất nhiên WM có thể vận chuyển từ nhiều nơi trên thế giới nhưng rau quả và các thực phẩm tươi khác thì chắc chắn là phải là 地元 rồi[grin] vì không thể đưa rau từ Mỹ sang bán tại Đức hay Hàn Quốc rồi. Đây là mấu chốt của vấn đề. WM không thể ký hợp đồng cho 1 số lượng lớn nhà nông chuyên cung cấp rau quả sạch cho mình được vì phải cạnh tranh với các hãng bán lẻ trong nước, mà kết quả là WM thường phải thất bại vì là....外人. Nghe có vẻ đơn giản nhưng khi mở cửa hàng bán thực phẩm thì bạn phải ký hợp đồng với hàng trăm nhà nông, ngư...mà phải đảm bảo giá thành ổn định và xuất hàng đúng thời hạn. Nói đến đây có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tại sao không thông qua các công ty phân phối hay bán sỉ, nhưng thật ra đó chỉ làm cách làm cũ, muốn có hàng tốt nhất thì phải chạy thẳng đến nông trường thì vừa rẻ mà vừa có thể yêu cầu về chất lượng.
Nếu như không nhầm thì anh chàng (Lee Scott phải không nhỉ) đang phải bù đầu về chuyện này. Tuy nhiên, cái khó sẽ ló cái khôn và anh chàng khổng lồ sẽ tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Chẳng hạn việc mua 51% cổ phiếu của SEIYU cũng có thể là lối đi đúng vì nó không cần phải lo ngại mấy về chuyện này.Vấn đề còn lại là 仲良し với các khách hàng Nhật thôi...

Re:Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Viết bởi BuOnChOSoPhaN » Sáu T8 04, 2006 6:53 pm

Wal Mart không những đã thất bại ở hàn Quốc sau 8 năm kinh doanh, mà vừa qua cũng đã phải cuốn gói khỏi Đức, chịu bán lại chuỗi của hàng của minh cho Metro, đối thủ cạnh tranh cũ của mình, và là 1 trong những đại gia bán lẻ của Đức. Nguyên nhân thất bại của Wal Mart tại 2 thị truờng này đuợc cho là Wal Mart không có gì khác hơn ngoài giá rẻ. Các của hàng của Đức và Hàn Quốc đã biết cácch chọn lọc và giữ chân khách hàng bằng những món hàng tuơi, độc mà Wal Mart không thể nào có. Thế mới biết cạnh tranh phải trên mọi phuơng diện, nếu chỉ có giá rẻ thôi thì chưa chắc đã thắng đuợc.

Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là các tập đoàn bán lẻ của hàn Quốc và Đức cũng phải thuộc vào hạng sừng sỏ, như tập đoàn Metro của Đúc thì khỏi phải nói chắc ai cũng biết. Tại Việt nam tiếc rằng chưa có 1 tập đoàn nào đủ mạnh khả dĩ có thể dám đứng lên....khè Wal Mart cả. Trong Sài Gòn có Saigon Coop cũng có nhiều cửa hang, siêu thị, nhưng mà coi ra với hình thức huy động vốn kiểu....hợp tác xã thì e khó lòng cầm cự nổi 2 năm. Em thấy cần thiết nhất hiện nay là phải làm cách nào đó liên kết các nhà bán lẻ Việt Nam lại ( nếu có khoảng 2 hoặc 3 công ty đủ lực thâu tóm các của hàng lẻ tẻ là hay nhất ).

Hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chỉ phải áp dụng đến chiêu thứ 35 trong binh pháp Tôn Tử mà thôi [lol][lol][lol]

Re:Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Viết bởi Tuan » Sáu T8 04, 2006 1:54 pm

Không cần chạy nhanh hơn gấu!

Hay thật!
1." Tập trung vào chiến lược hút khách hàng ở địa phương." Với cách làm ăn khá quan liêu của bà con hiện nay cũng hơi khó thực hiện.
3." Lập ra chiến lược về giá cả một cách thận trọng và kỹ lưỡng." Với tính thích hàng ngoại và không tin tưởng vào hàng bản xứ của người dân ta,thì việc này phải hết sức cẩn thận có thể là con dao 2 lưỡi.
4. "Tích cực thực hiện chiến lược Cost-Cut ".Nội công có đủ mức để xài chiêu này hay không mới là vấn đề.

Nhưng dù sao các doanh nghiệp VN phải có chiến lược thật đúng đắn trong thời đại Kinh tế toàn cầu này.

Re:Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Viết bởi rollingstone » Sáu T8 04, 2006 6:40 am

Đọc bài của đại ca shin_hack lại nhớ tới cái thời mấy công ty Sô-đa Việt Nam bị Cocacola nó đè bẹp thế nào ...
Lý thuyết thì đúng là vậy, để bà con thêm tự tin. Chứ thỉnh thoảng một cái siêu thị bán buôn to đùng mở tại Hà Nội ... nhìn toàn dân nháo nhác lao xao tham đồ rẻ. Hay    ngó qua một event tiếp thị chịu bỏ tiền của mấy thằng Đại Gia là biết nhau ngay, không đánh mà chạy ấy chứ ...
Chỉ có điều không thằng lớn nào là không có sơ hở, cuộc chiến không chỉ riêng những kẻ có tiền ... chỉ có điều này là tin tưởng!

Bà con có thể đọc thêm Tôn tử Binh Pháp tại ngoilaibennhau.net.

------- Tiếp tục đi nhé đại ca ---------

Re:Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Viết bởi shin_hack » Sáu T8 04, 2006 5:09 am

Topic 2: Từ câu chuyện cạnh tranh với Wal Mart  đến binh pháp Tôn Tử và định hướng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trước cơn bão WTO


  Không cần phải chạy nhanh hơn gấu

Cạnh tranh với Wal Mart(WM), một trận chiến không cân sức nếu không muốn nói là vô ý nghĩa. Những doanh nghiệp bán lẻ trên khắp thế giới đều ý thức được điều này. Tuy vậy không phải chỗ nào có người khổng lồ thì chỗ đó không có đất dụng võ cho những nhà chiến lược kinh doạnh táo bạo nhưng tỉnh táo của những chú lùn. CEO của một trong số những chú lùn gặt hái thành công trong trận chiến với gã khổng lồ WM đã nói về chiến lược kinh doanh của công ty mình bằng câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Có 2 người đi cắm trại trong rừng, sáng ra tỉnh dậy thì thấy một con gấu hung tợn đang tiến đến gần lều. Người A hốt hoảng bật dậy, không kịp xỏ giầy dép quay đầu định bỏ chạy, còn người B thì bình tĩnh ngồi xuống mang giầy và buộc dây cẩn thận. Thấy vậy người A ngạc nhiên hỏi:
 _ Anh có buộc dây giầy cẩn thận cũng làm sao mà chạy nhanh hơn gấu được cơ chứ?
 _ Tôi không cần chạy nhanh hơn con gấu, chỉ cần chạy nhanh hơn anh là được rồi! _ người B điềm tĩnh trả lời.
Quá ma mãnh! Không cần phải chạy nhanh hơn WM không cần phải đối đầu trực tiếp với WM, chỉ cần nắm được điểm yếu của những doanh nghiệp cạnh tranh khác ngoài WM và chạy khôn ngoan thì chừng đó cũng đã đủ rồi….. Trong binh pháp Tôn Tử có câu: “Không đánh mà khuất phục địch mới gọi là sáng suốt trong những điều sáng suốt”.

  4 chiến lược để thắng WM và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam



Không ai có thể phản đối thế mạnh của WM trên phương diện giá cả hàng hóa, tiếp theo là sự phong phú về mặt hàng. Tuy nhiên ở những mặt khác thì khó có thể nói WM thực sự là số một. Thị trường có thể phân loại theo 5 tiêu chuẩn sau: chất lượng hàng hóa, service, tính tiện dụng, sự phong phú về mặt hàng và giá cả. Thực tế 2/3 người tiêu dùng biểu thị sự bất mãn của mình đối với chất lượng, sự không đồng nhất về mặt hàng và service yếu kém của WM.
Darrell K. Rigby và Dan Haas (directors phụ trách mảng chiến lược doanh nghiệp bán lẻ toàn cầu của Bain&Company ) sau khi target phân tích những công ty bán lẻ thành công bên cạnh WM như HEB Grocery Inc, Public Super Market, Best Buy Co. Inc., etc… đã đưa một số chiến lược kinh doanh để đương đầu với gã khổng lồ WM.
1. Tập trung vào chiến lược hút khách hàng ở địa phương. Nơi nào WM xuất hiện, nơi đấy chiến tranh khốc liệt bắt đầu. Sự phân phối trong thị trường sẽ đươc dự báo có sự xáo động lớn. Kéo theo sự xuất hiện của WM là sự đi xuống hoặc sụp đổ của những công ty cạnh tranh. Đây chính là thời điểm không nên co mình lại mà ngược lại cần phải đẩy mạnh mở thêm cửa hàng ở những địa điểm mới hoặc thu mua những cửa hàng đang chết chìm. Có như vậy mới thu hút thêm được nhiều khách hàng, đẩy mạnh marketing cũng như chỉnh đốn tăng cường tài chính để sẵn sàng nghênh tiếp đại gia.
2. Phân loại khách hàng một cách thận trọng, nên có chế độ khuyến mãi đặc biệt với khách hàng thuộc dạng loyal (loyal customer: những khách hàng thường xuyên, đóng phần lớn trong lợi nhuận của công ty). Ở bất cứ thị trường nào share của WM dù lớn cũng ít khi vượt quá 30%, có nghĩa là 70% sẽ mảnh đất cho bạn khai thác. Với quy mô nhỏ bạn có thể đưa ra những chiến lược về giá cả phong phú mà WM không thể làm được như phân tích và đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng.
2 điểm trên chính là phép Hình trong binh pháp Tôn Tử: người dụng binh giỏi trước tiên phải không để bại sau mới đánh bại kẻ địch, không để bại là do mình, giành chiến thắng là tại địch.
3. Lập ra chiến lược về giá cả một cách thận trọng và kỹ lưỡng. Với ưu thế của mình, một khi WM đã nhảy vào thị trường thì lập tức suy nghĩ và cái nhìn của khách hàng về giá cả của hàng hóa sẽ khắt khe hơn. Do vậy phải đặt ra chiến lược về giá cả theo từng khu vực thậm chí là cho từng mảng mặt hàng mà áp dụng chiến lược EDLP hoặc dùng chiến lươc High-Low Price  để nghinh chiến. Điều này đòi hỏi công ty phải có đội ngũ quản lý cửa hàng (cửa hàng trưởng) có nghiệp vụ cao, nhạy cảm với biến động của thị trường. Đây gọi là Cửu biến trong binh pháp: người dùng binh không tinh thông ứng biến thì dù có nắm được Hình cũng không thể phát huy được nội lực để giành thắng lợi.
4. Tích cực thực hiện chiến lược Cost-Cut . Một khi WM vào thị trường thì lập tức giá cả sẽ giảm khoảng 10% là điều không thể tránh. Do vậy phải tìm cách để giảm tối thiểu hao phí như phân bố lại nhân sự, cắt giảm những chi phí không cần thiết một cách triệt để.
      Đối với những doanh nghiệp nhỏ để đấu với đại gia mà giá cả hàng hóa rẻ hơn đến trên 20% quả là điều không hề đơn giản. Bí quyết để tồn tại và phát triển là nhận ra mối hiểm họa của con quái vật đang đến gần trước đối thủ cạnh tranh để đưa ra những sách lược đúng đắn. Tôn Tử cũng đã dạy: Tri bỉ tri kỉ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỉ nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỉ, mỗi chiến tất đãi (Dịch: Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, biết ta mà không biết địch trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta trận nào cũng bại )
Ngày 22 tháng 5 năm 2006 Wal Mart đã tuyên bố rút hoàn toàn khỏi thị trường Hàn Quốc, nhượng bán lại 16 cửa hàng của mình cho Shinsegae, một doanh nghiệp bán lẻ quốc nội. Wal Mart là một ví dụ điển hình của những đại gia thất bại trong việc áp đặt quyền lực của mình ở những thị trường đặc thù như Hàn Quốc sau Nokia, Nestlé.và Google. Đây là ví dụ cụ thể xác thực mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cần nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm để ứng phó với cơn bão WTO sắp tới gần.



Chú thích:
1. Wal Mart: Công ty lưu thông và bán lẻ hàng hóa lớn nhất thế giới
_ Tổng số nhân viên: 1383000 người (2001)
_ Thu nhập: 8900 triệu USD/năm (2004)
_ Wal Mart khai trương discount store đầu tiên vào năm 1962 bởi Sam Walton(1918-1992). Sau đó triển khai nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Với chiến lược EDLP  Wal Mart nhanh chóng trở thành công ty lưu thông và bán lẻ hàng hóa lớn nhất thế giới.
_ Hiện tại Wal Mart có cửa hàng ở trên 10 quốc gia trên thế giới như: Anh, Canada, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc...

2. Bain&Company: Một trong 3 công ty consulting  lớn nhất trên thế giới
3. EDLP : EveryDay Low Price, chiến lược ngày nào cũng bán hàng với giá rẻ
4. High-Low Price : chiến lược về giá cả, đặt mức giá sản phẩm cao và thường xuyên có chế độ khuyến mãi giảm giá.
5. Cost-Cut :  giảm giá thành sản phẩm dựa vào cắt giảm những phí tổn trong sản xuất, thu mua.



Tài liệu tham khảo:
1. Harvard Business Review March 2005
       Outsmating Wal-Mart của Darrell K. Rigby và Dan Haas
2. Binh pháp Tôn Tử


                                                       060804
                                                   Shinhack

Re:Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Viết bởi BuOnChOSoPhaN » Hai T7 03, 2006 7:06 pm

Thử hình dung bạn là khách hàng gọi điện thoại đến bộ phận reception của một công ty nhưng người nhận điện thoại lại không biết phép giao tiếp hoặc là một người nước ngoài không có khả năng giao tiếp bình thường thì bạn sẽ nghĩ gì về công ty đấy? Liệu đấy có phải là 1 công ty coi trọng khách hàng hay không?


Quá khứ ngày xưa bỗng chợt tràn đầy trong mắt ặc ặc.

Business thật là thú vị. Đón chờ những bài tiếp theo của anh shin_hack.

Re:Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Viết bởi Tuan » Chủ nhật T7 02, 2006 9:26 pm

Mãi tới hôm nay mới đọc đuợc bài của shin-hack đại ka.Bái phục^^.

hử hình dung bạn là khách hàng gọi điện thoại đến bộ phận reception của một công ty nhưng người nhận điện thoại lại không biết phép giao tiếp hoặc là một người nước ngoài không có khả năng giao tiếp bình thường thì bạn sẽ nghĩ gì về công ty đấy?
Nghe đoạn này tự nhiên thấy tội nghiệp TAC quá.Không bít NAUS nuôi anh em mình để giúp hay là phá[tongue]

Re:Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Viết bởi Abchien » Chủ nhật T7 02, 2006 4:47 pm

Trước hết phải giải quyết được vấn đề lấy tiền trả ở đâu đã[lol][lol][lol]

Re:Business Culture.  Topic 1: Broken Window Theory

Viết bởi fantasista » Chủ nhật T7 02, 2006 2:56 pm

Phần này hay quá,có thể dùng nó mà áp dụng trong FC Đông Du hay trong nội bộ Đông Du org không ta

 Cái này phải phân biệt giữa làm công ăn lương và volunteer.
 Nếu trả tiền baito cho anh em viết bài hay đá bóng thì...[cool]