Viết bởi tathoan2003 » Chủ nhật T7 16, 2006 3:48 pm
Kiến giải của 3 bạn trên đây vô cùng sâu sắc, khiến cho tại hạ, tuy thân là con cháu của Nguyễn Du ( bà nội của tại hạ là cháu trực hệ 7 đời của Nguyễn Du) cũng cảm thấy như được mở rộng tầm mắt, thấy rất làm cảm kích.Vô tình tối hôm qua tại hạ nằm mơ thấy một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện, tự xưng là cụ đồ Tiên Điền kể về mấy vần thơ như thế này, không biết có làm tham khảo được không .
Nguyễn Du vốn là 1 nhà nho có tài, xuất thân trong gia đình quí tộc, đã từng làm quan cho chúa Trịnh, nhưng do thời cuộc không thuận nên phải từ quan về ở ẩn lúc cuối đời. Đó cũng là thời gian ông đã làm bài thơ này. Tuy là bài thơ mượn truyện Trung Quốc nhưng cũng chính là tâm trạng , cuộc đời thực của Nguyễn Du..
Trước hết ta phải để ý trong thơ Nguyễn Du thì cứ 1 câu 6 và 1 câu 8 tạo thành 1 câu văn hoàn chỉnh nên ta phải hiểu theo từng cụm 6-8 một .Bắt đầu từ 2 câu đầu
Trăm năm trong cõi nguời ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Vốn trước đây, có người thiếu hiểu biết đã vội trách Nguyễn Du chữ "người ta"thực sự chỉ ám chỉ con người nói chung mà thôi, thêm chữ "ta" vào là 1 cách ghép vần lộ liễu cho chữ "là " ở dưới, nhưng nếu suy luận ta sẽ thấy ngay 1 "cao thủ " thơ Nôm như ông không thể để viết phần mở bài chuệch choạc như vậy đuợc. "người ta "= "người"+ "ta". 2 chữ này ám chỉ bản thân mình và những nguời xung quanh khác, 1 cách rộng rãi hơn là con người nói chung, bao hàm tất cả. Hiểu được "người ta " thì ta sẽ hiểu ngay được "trăm năm" ở đây chính là ám chỉ 1 đời người , trong cuộc đời mà chính ông đã trải nghiệm và trong cuộc đời của những người như Thuý Kiều , ông nhận ra rằng chữ Tài và Mệnh thường nghịch nhau. "trăm năm" không thể hiểu theo nghĩa là xã hội rộng lớn được (vì như vậy thì làm gì có khái niệm "xã hội " của mình và của người xung quanh được [grin] )
Diễn giải về chữ "người " và "ta" ở đây của ABC khá thú vị , nhưng có vẻ không hợp với thực tế tác giả lắm . Cũng giống như lần trước tại hạ có lần tranh luận với Okajip, ABC ắt hẳn là người yêu nước thương nòi , nên chữ ta theo anh nghĩ có tầm cả đất nước , "nước ta rừng vàng biển bạc ". Nhưng với Nguyễn Du, người bất mãn với thời cuộc, bản thân hoàn cảnh đất nước lúc này đang loạn lạc "Trịnh Nguyễn " phân tranh , nên suy đoán tâm lí thì chữ ta ở đây hiểu theo nghĩa bản thân mình có lẽ hợp lí hơn .
2 câu tiếp theo đã nói rất rõ điều này , chữ bể dâu ở đây cũng được hiểu theo nghĩa là đời người, đời nguời mà chính tác giả trông thấy , trải qua....
Sau khi tỉnh cơn mơ tại hạ thấy vã hết mồ hôi, nên vội vàng lên đấy dãi bày đôi điều, nếu có múa rìu qua mắt thợ thì cũng xin lượng thứ [evil] 1 hồi sau lục lại trí nhớ của tại hạ thì theo chú giải của quyển sách " Tuyển tập thơ Nôm Nguyễn Du " mà tại hạ đã mua được trong 1 lần viếng mộ cụ Nguyễn Du thì "trăm năm " và "bể dâu " đều ám chỉ 1 cuộc đời . Về thân phận Nguyễn Du, cuối đời ông bị bắt buộc phải ra làm quan. trong 1 lần đi sứ ông gặp 1 trận dịch lớn ở Trung Quốc và mất luôn tại đó . Thật đáng tiếc !!![frown][frown][frown]
Kiến giải của 3 bạn trên đây vô cùng sâu sắc, khiến cho tại hạ, tuy thân là con cháu của Nguyễn Du ( bà nội của tại hạ là cháu trực hệ 7 đời của Nguyễn Du) cũng cảm thấy như được mở rộng tầm mắt, thấy rất làm cảm kích.Vô tình tối hôm qua tại hạ nằm mơ thấy một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện, tự xưng là cụ đồ Tiên Điền kể về mấy vần thơ như thế này, không biết có làm tham khảo được không .
Nguyễn Du vốn là 1 nhà nho có tài, xuất thân trong gia đình quí tộc, đã từng làm quan cho chúa Trịnh, nhưng do thời cuộc không thuận nên phải từ quan về ở ẩn lúc cuối đời. Đó cũng là thời gian ông đã làm bài thơ này. Tuy là bài thơ mượn truyện Trung Quốc nhưng cũng chính là tâm trạng , cuộc đời thực của Nguyễn Du..
Trước hết ta phải để ý trong thơ Nguyễn Du thì cứ 1 câu 6 và 1 câu 8 tạo thành 1 câu văn hoàn chỉnh nên ta phải hiểu theo từng cụm 6-8 một .Bắt đầu từ 2 câu đầu
Trăm năm trong cõi nguời ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Vốn trước đây, có người thiếu hiểu biết đã vội trách Nguyễn Du chữ "người ta"thực sự chỉ ám chỉ con người nói chung mà thôi, thêm chữ "ta" vào là 1 cách ghép vần lộ liễu cho chữ "là " ở dưới, nhưng nếu suy luận ta sẽ thấy ngay 1 "cao thủ " thơ Nôm như ông không thể để viết phần mở bài chuệch choạc như vậy đuợc. "người ta "= "người"+ "ta". 2 chữ này ám chỉ bản thân mình và những nguời xung quanh khác, 1 cách rộng rãi hơn là con người nói chung, bao hàm tất cả. Hiểu được "người ta " thì ta sẽ hiểu ngay được "trăm năm" ở đây chính là ám chỉ 1 đời người , trong cuộc đời mà chính ông đã trải nghiệm và trong cuộc đời của những người như Thuý Kiều , ông nhận ra rằng chữ Tài và Mệnh thường nghịch nhau. "trăm năm" không thể hiểu theo nghĩa là xã hội rộng lớn được (vì như vậy thì làm gì có khái niệm "xã hội " của mình và của người xung quanh được [grin] )
Diễn giải về chữ "người " và "ta" ở đây của ABC khá thú vị , nhưng có vẻ không hợp với thực tế tác giả lắm . Cũng giống như lần trước tại hạ có lần tranh luận với Okajip, ABC ắt hẳn là người yêu nước thương nòi , nên chữ ta theo anh nghĩ có tầm cả đất nước , "nước ta rừng vàng biển bạc ". Nhưng với Nguyễn Du, người bất mãn với thời cuộc, bản thân hoàn cảnh đất nước lúc này đang loạn lạc "Trịnh Nguyễn " phân tranh , nên suy đoán tâm lí thì chữ ta ở đây hiểu theo nghĩa bản thân mình có lẽ hợp lí hơn .
2 câu tiếp theo đã nói rất rõ điều này , chữ bể dâu ở đây cũng được hiểu theo nghĩa là đời người, đời nguời mà chính tác giả trông thấy , trải qua....
Sau khi tỉnh cơn mơ tại hạ thấy vã hết mồ hôi, nên vội vàng lên đấy dãi bày đôi điều, nếu có múa rìu qua mắt thợ thì cũng xin lượng thứ [evil] 1 hồi sau lục lại trí nhớ của tại hạ thì theo chú giải của quyển sách " Tuyển tập thơ Nôm Nguyễn Du " mà tại hạ đã mua được trong 1 lần viếng mộ cụ Nguyễn Du thì "trăm năm " và "bể dâu " đều ám chỉ 1 cuộc đời . Về thân phận Nguyễn Du, cuối đời ông bị bắt buộc phải ra làm quan. trong 1 lần đi sứ ông gặp 1 trận dịch lớn ở Trung Quốc và mất luôn tại đó . Thật đáng tiếc !!![frown][frown][frown]