Sunday-Entrepreneur

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Sunday-Entrepreneur

Re:Sunday-Entrepreneur

Viết bởi navq » Sáu T7 21, 2006 1:40 pm

topic này thật hay 勉強になりました
còn phở Nam Định và thịt chó cầu Vòi ,絶対儲かる、nếu Buonchosophan có ý định mở ,cho navq tham gia với nhé [grin][grin]

Re:Sunday-Entrepreneur

Viết bởi BuOnChOSoPhaN » Sáu T7 21, 2006 12:43 pm

Phải chăng anh Tamgagoya đang nói đến mô hình franchising. Đây là 1 mô hình kinh doanh rất thành công, và là chiêu khuyếch chuớng thuơng hiệu của nhiều tập đoàn lớn. Ở Việt nam truớc đây cà phê trung Nguyên cũng đã làm theo mô hình này nhưng không thành công. Hiện nay mạnh nhất ở Việt nam về mô hình này là Kinh Đô thì phải. Kinh Đô đã phát triển lên thành tập đoàn, nhưng vẫn chia làm 2 là tập đoàn phái Bắc và tập đoàn phía Nam.

Có ai chịu hùn vốn với em mở cửa hàng kiểu franchising với thuơng hiệu Phở Nam ĐịnhThịt chó cầu Vòi không. [lol][lol][lol]

Re:Sunday-Entrepreneur

Viết bởi tsunami » Năm T7 20, 2006 5:21 pm

Gomen anh Tamnagoya.卸売...

Re:Sunday-Entrepreneur

Viết bởi TamNagoya » Năm T7 20, 2006 11:36 am




Bỗng chốc, người Sài Gòn chợt phát hiện ra quanh mình có khá nhiều nhà hàng chuyên doanh những món vốn trước đây thuộc dạng "độc quyền vỉa hè": bún, phở, bánh cuốn, bánh mì, chè... Món ngon hè phố khi được nâng cấp cho sang trọng hơn đã tạo ra thêm chuỗi giá trị mới

Khai thác phong vị quê nhà

Phở - món ngon mà cụ Nguyễn Tuân khẳng định là “đệ nhất” đã được các nhà kinh doanh tiên phong chọn khai thác. Phở 2000 là một trong các nhãn hiệu đầu tiên lên đời cho món phở truyền thống bằng nét sạch, vẻ đẹp của quán ăn kiểu mới và khang trang, thích hợp đón khách du lịch và người nước ngoài. Đến Phở 24, mô hình kinh doanh quán phở trở thành dịch vụ thương mại bài bản, toàn bộ khâu chế biến được “chuyên nghiệp hoá”, nhưng vẫn nhấn mạnh đến thời gian nấu nước hầm xương đến 24 giờ, hương vị truyền thống của 24 món gia vị quế, hồi, thảo quả, hành, gừng...
Mới đây nhất, Phở Hoa Hồi xuất hiện trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 như một minh chứng cho khẩu vị đa dạng của ẩm thực Việt khi bán trên 40 món phở từ các địa phương.

Bún cũng được nhiều người cho là món đặc trưng của Việt Nam. Cô Diệu Thảo, chuyên viên ẩm thực, tư vấn của nhà hàng Bún Ta nói: “Trung Quốc, Nhật, Hàn... không có bún bột gạo. Một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Myanmar có bún bột gạo nhưng sắc thái hoàn toàn khác với món bún theo từng miền của Việt Nam”. Không bê nguyên xi tô bún thô mộc từ gánh hàng rong phố chợ vào phòng máy lạnh, nhà kinh doanh chỉ giữ lại bản sắc món bún và nâng cấp nó lên bằng nhiều loại sơn hào hải vị và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn kiểu mới.

Bên cạnh những tô bún bò, bún thang, bún mọc chân chất, bà Nguyệt My - sở hữu nhãn hiệu Bún Việt lại nghĩ cách cho bún hội nhập thế giới bằng sáng tạo ra những món bún kết hợp khẩu vị các nước gọi là bún Việt Mỹ, Việt Âu... Có ý kiến cho rằng bún của người Việt Nam khó kết hợp với beefsteak, sườn nướng hay thịt bò bằm... nhưng bà Nguyệt My lại cho đó là cách riêng của mình.

Bánh mì vốn được du nhập vào Việt Nam theo dấu chân người Pháp, nhưng cách thưởng thức bánh mì ổ, vỏ giòn với nhân thịt heo, jambon, chả lụa... kết hợp hành, ngò, ớt, củ cải... kiểu người Việt đã tạo ra tiềm năng khai thác hấp dẫn. Công ty Tâm Nam cho ra đời bánh mì Ta nhắm vào giới văn phòng, khách du lịch với dây chuyền sản xuất bánh mì sạch và mua nguồn chả, thịt hợp vệ sinh hơn, làm sẵn các “set” với ly nước ép trái cây để bán cho khách.

Tương tự như vậy là các nhà hàng bánh cuốn tập trung trên 15 món, quán chè bảng hiệu đặc trưng màu tím Huế gần 20 món, chè ở nhà hàng Trâm trên 10 món...

Lên đời bằng dịch vụ kiểu mới

Điểm giống nhau của tất cả các mô hình nhà hàng mới này là sự đầu tư phục vụ khách hàng chu đáo và khai thác tối đa tâm lý vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng.

Ông Trương Bá Thắng, Giám đốc Công ty Tâm Nam, nói: “Món bánh mì ổ vỏ giòn ở bất cứ ngõ ngách nào ở Việt Nam cũng có. Nhưng với nhịp sống công nghiệp, nhu cầu của đời sống hiện đại, người tiêu dùng đang cần có cái gì đó mới hơn và chúng tôi muốn bổ sung vào món ăn quá đỗi quen thuộc này giá trị còn bỏ ngỏ - chất lượng dịch vụ”.

Sự chăm chút trong trưng bày, nâng cao chất lượng thực phẩm là điều tất yếu và cần thiết để đưa món dân dã vào nhà hàng bán với mức giá cao hơn.

Điều rõ nét hơn là tất cả các chủ nhà hàng đều ấp ủ tinh thần "Ta về ta tắm ao ta", cố gắng tạo ra nét mới, thật riêng và cố giữ phần tinh tuý khi chế biến những món ăn bình dân này. Chén chè kê, sương sáo nước dừa, sương sa hột lựu, khoai môn, đậu trắng... trong nhà hàng hơn chè trên xe đẩy bán góc ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở loại đậu đều hạt hơn, loại nếp ngon và dẻo hơn, độ ngọt ít hơn. Đĩa bánh cuốn bày đẹp mắt, vỏ mềm và trong hơn...

Điểm nhấn tạo nét khác biệt còn nằm ở người phục vụ ân cần, bàn ghế sạch sẽ, không gian thoáng và ấm cúng với bình hoa sen, hoa cúc...

Đưa món dân dã vào nhà hàng là nhằm đón đầu nhu cầu ăn uống thị trường. Người dân có thu nhập tăng lên, họ không thể ra vỉa hè, ngồi quán cóc với bộ trang phục đầm, vest lịch sự chỉ để ăn tô bún. Vào nhà hàng là tất yếu.
Thực tế cho thấy, tất cả các mô hình hiện nay đều được xây dựng để bán bản quyền thương hiệu.

Tuy nhiên chi phí đầu tư một nhà hàng kiểu này khoảng 1-3 tỉ đồng, một điểm bán bánh mì ít nhất cũng 400 triệu đồng. Thời gian thu lại vốn ít nhất là 1 năm.


(Link:SGTT,Ngoisao.net)


Bán bản quyền thương hiệu là gì?
Ví dụ: bạn là người sau 20 năm làm salaryman ,tích luỹ được 1 số vốn 2000 man .Bạn cảm thấy chán cái cảnh làm công ăn lương ,và muốn mình tự làm chủ 1 cửa hàng nào đó.Tuy nhiên ,trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt ,việc bạn cho ra 1 quán ăn với thương hiệu mới để cạnh tranh lại với ワタミ、ワラワラ、八剣伝 v.v...là 1 điều rất khó.
Với cách làm nhượng quyền thương hiệu,bạn có thể làm chủ 1 quán mang thương hiệu ワタミ mà không phải lo về đầu vào các loại 食材,cách thức nấu các món ăn,cách trang trív.v..,nói chung là ノウハウ đã làm nên thương hiệu này.
Công ty quản lý ワタミ sẽ cung cấp cho bạn tất cả các phương thức quản lý, đổi lại ,bạn sẽ phải trả tiền bản quyền thương hiệu là 1000 man(ví dụ nhé),đồng thời ,công ty quản lý thương hiệu ワタミ mỗi tháng sẽ ăn phần trăm cố định tính theo 売上 của quán.
Công việc còn lại của bạn là thuê mướn mặt bằng,tuyển và điều hành nhân viên.Bạn có thể không trực tiếp tham gia quản lý công việc của quán ,mà giao phó nó cho 1 店長 ,còn bạn là オーナー.
Tóm lại, đây cũng là 1 kiểu đầu tư.

Re:Sunday-Entrepreneur

Viết bởi President » Tư T7 19, 2006 2:49 pm

...xu hướng ăn sung sướng hơn, ..khi cuộc sống trở nên bận rộn họ lại đòi hỏi những món ăn nhanh, tiện lợi và Mcdonald's... ra đời.
.. đó là xu hướng chung mà bất cứ xã hội trên đà phát triển nào cũng phải trải qua.
... ngành dịch vụ của Nhật có được là nhờ có ノーハウ Know-how phát triển.
..nơi nghiên cứu về ノーハウ được gọi nôm na là 総合研究所, thông thường do các ngân hàng đứng ra kinh doanh.
 Các công ty muốn mở công ty ăn uống hay ngành dịch vụ khác nếu tự mình nghĩ ra tất cả cách phục vụ khách hàng, cách tổ chức kinh doanh thì quả là một điều không tưởng.. nên khi vay tiền ở các ngân hàng thì "tiện thể" bỏ tiền túi ra mua ノーハウ về xài
.. muốn xây dựng bất cứ hệ thống cửa hàng nào thì vấn đề then chốt là hệ thống phân phối 流通

 Việt nam đang đứng ở đâu trong quá trình phát triển ngành phân phối hàng hoá và  chúng ta cần phải đi từ đâu, hãy cùng bàn tiếp về vấn đề này....


Thank you TSUNAMI về 1 bài viết rất có chất, một nhận định đúng đắn và tinh tường.
Tuy cách trình bày thiếu Mi-rốc-kừ 1 tí nhưng nội dung thì hết sức hấp dẫn [smile]Quả là anh hùng nhiều như...sung.
Xin được tổng hợp lại với những từ khoá như trên để bà con gần xa dễ theo dõi.[smile]
Mình xin tranh thủ lúc đang buồn ngủ bon chen thêm một số ý thế này:
Xin cụ thể 1 vài ví dụ về cái gọi là Nâu-hau( Know-how) trong cái ngành dịch vụ ăn uống này để bà con dễ tưởng tượng ( và để tránh tưởng bở nữa..hihi)

売上管理: quản lí tổng bán
発注管理: quản lí đặt hàng
仕入管理: quản lí đầu vào
勤怠管理: quản lí lịch công nhân
シフト管理: quản lí lượng lao động
レシピ管理: quản lí chất lượng sản phẩm
棚卸管理: quản lí tồn kho
経費管理:quản lí kinh phí
分析機能:quản lí hiện trạng và chiến lược phát triển
営業日報・ワークフロー: quản lí tiến trình công việc từng ngày
予算管理: quản lí dự toán
....
Đây mới là những phần cứng, dù sao cố cũng có thể gặm được.Ngắm kĩ hơn tí nữa sẽ lại thấy nảy sinh vấn đề Đào Tạo Công Nhân, quản lí vệ sinh, chiến lược quảng cáo lôi kéo khách, duy trì khách..rồi cạnh tranh với các cửa hàng tương tự,hay đang nhăm nhe bắt chước...

Và đúng như Chu-na-mi nói Lưu Thông hay còn gọi là hệ thống phân phối giữ vai trò then chốt trong việc mở rộng qui mô các quán.
Cái này thì Việt Nam cứ còn chạy dài.
Trong thời gian tới mong mọi người cùng bỏ chút thời gian va nước bọt bàn luận về chủ đề này (bây giờ tại hạ cũng như bà con đang trong kì thi nên chắc cùng đang chạy loe toe cả)

-->Một vài nhận xét :

-Nếu muốn mở quán ăn thì hãy quan tâm tới việc xây dựng hệ thống phân phối

-Mở 1 mô hình kinh doanh thì quan trọng nhất là nghĩ xem nó chạy như thế nào(Giống như cái máy,lắp ghép xong mà ko có mạch điện hay bánh răng truyền động thì không có nghĩa gì cả)

-Học cách tổng hợp quan sát thực tiễn thành Know-How.(Và ngược lại nên tìm hiểu coi Know-How được giấu ở chỗ nào trong thực tế).
Thực tế khi một cửa hàng hay một mô hình nào đó ra đời thì yếu tố đầu tiên là một ý tưởng. Ý tưởng ở đây thường là 1 sự cải thiện vượt bậc, hoặc đánh vào khe hở của các mô hình hiện tại.
Know-how chính là những công cụ và cách làm thông minh biến từ ý tưởng đó thành thực tiễn.
Muốn nắm bắt được Know-how thì chúng ta phải học tập,quan sát,trải nghiệm,vân vân và vân vân ...[tongue]

Chắc có lẽ Sờ-mai-rừ 君 đã sờ-mai thêm được một chút.[wink][wink][wink]

Re:Sunday-Entrepreneur

Viết bởi baobao » Tư T7 19, 2006 1:33 am

  Wow ngưỡng mộ anh "bùn cho số phận" ghê. pachi pachi pachi. Chờ mãi mấy hôm nay... お気に!

@BCSP: champagne on plane tasted so good hehe nhưng mà hơi cô độc

Re:Sunday-Entrepreneur

Viết bởi BuOnChOSoPhaN » Ba T7 18, 2006 6:29 pm

  Cho mình hỏi 日銀の金利政策 có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế của Nhật vậy? ゼロ金利とか量的緩和政策の本質は?
  Mấy tài liệu toàn bằng tiếng Nhật nên đọc không hiểu lắm hix micro eco, macro eco thì lại cực dốt...


Tuy kiến thức không nhiều lắm nhưng cũng thử trả lời banhbao thử phát:
 Như đã biết theo macro thì 金融政策 và 財政政策 là 2 trụ cột của nền kinh tế. 金融政策 do ngân hàng trung uơng quyết định,ở đây là 日銀、 còn 財政政策 do 政府  quyết định, 2 chính sách này tuy liên quan chặt chẽ với nhau nhưng do 2 cơ quân riêng biệt chịu trách nhiệm. Đối với 金融政策 của mình thì 日銀 có toàn quyền quyết định, chính phủ cũng không  文句 gì đuợc, bằng chứng là bộ truởng tài chính 谷垣 không đồng ý bỏ ゼロ金利  nhưng không ăn thua.

   Trở lại với câu hỏi của bạn banhbao, 日銀の金利政策 có vai trò như thế nào đới với nền kinh tế của Nhật. Kinh tế của Nhật sau khi đạt đến đỉnh điểm vào năm 1989 thì liên tục sụt giảm, kéo theo đó là sự giảm giá hàng lọat của các loại hàng hoá. Đó là hậu quả của 1 nền kinh tế 過熱。 Theo như chu kì của 1 nền kinh tế thì sau khi lên đỉnh điểm, nó sẽ tụt xuống, và sau đó thì lại đi lên. Muốn kéo chu kì của nền kinh tế theo huớng đi lên thì phải kích thích tiên dùng của 消費者 và kích thích 投資  của 企業。 Tuy nhiên nếu mức lãi suất cao thì 企業 sẽ khó vay tiền, nên để lãi suât này ở mức thấp, thì sẽ kích thích đuợc các 企業  vay vốn của ngân hàng để trang bị máy móc, mở rộng sản xuất. Và 1 cuộc chạy đua của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá sẽ dẫn đến việc kích thích tiêu dùng trong nuớc. Vì vậy 日銀 cho ra chính sách ゼロ金利 nhằm vực dậy nền kinh tế, và đã có 1 số hiệu quả nhất định. Cho đến nay, sau hơn 5 năm áp dụng chính sách này, nền kinh tế của Nhật đã có dấu hiệu hồi phục, GDP năm nay đuợc dự đoán sẽ là ~3%. Vì vậy 日銀 cho rằng đã đến lúc cần phải thắt chặt lại vấn đề tiền tệ.

  2 mục tiêu quan trọng nhất của 金融政策 là điều chỉnh 金利 và マネーサプライ( money supply-hay còn gọi là 通貨量)。  Việc tăng hay giảm lãi suất có liên quan trực tiếp đến luợng tiền tệ luu thông trên thị truờng. ta chia làm 2 truờng hợp:
   _ Lãi suất cao: Mọi nguời muốn gửi tiền vào ngân hàng để kiếm lãi, xí nghiệp thì khó vay tiền vì phải trả lợi tức cao ====> chính sách này có giá trị khi nền kinh tế 過熱, giá cả tăng cao, tức là thời kì インフレーション( lạm phát)====> Điều này dẫn đến luợng tiền lưu động trong nuớc giảm đi.
    _ Lãi suất thấp: Mọi nguời không gửi tiền vào ngân hàng nữa mà quay ra đầu tư vào các khoản khác cho lãi suất cao hơn, như mua chúng khoán chẳng hạn. Còn các xí nghiệp do lãi suất thấp nên kéo nhau đi vay vốn từ ngân hàng để đầu tư ====> luợng tiền lưu động trong nưóc tăng lên. Chính sách này hữu hiệu khi xảy ra デフレーション( thiểu phát).

   Ngân hàng trung uơng Nhật Bản nhằm kéo nền kinh tế Nhật Bản lên sau 1 thời kì デフレーション kéo dài đằng đẵng hơn chục năm trời nên đã đưa lãi suất đồng yen về 0 từ hơn 5 năm truớc. Những tháng đầu năm nay, giá cả tăng cao, xuất khẩu cải thiện là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nhật đã dần thoát khỏi tình trạng デフレーション、nên 日銀 đã ra quyết định nâng lãi suất đồng yen lên 0,25%.

   Ngoài ra xin nêu thêm 1 vài "thủ đọan" của 金融政策。 Truớc hết là 公開市場操作, đây là chiêu ngân hàng trung uơng bỏ tiền ra để mua hay bán các lọai 有価証券 nhằm điều chỉnh 通貨量。 Chiêu này ra đời sau khi chiêu 公定歩合 ( thoả thuân giữa ngân hàng trung uơng với các ngân hàng địa phuơng nhằm điều chỉnh lãi suất) phá sản và bị cho về vuờn. Tiếp đến phải kể đến là chiêu 支払準備率操作、 tức là 日銀 yêu cầu các ngân hàng phải chuẩn bị sẵn 1 luợng tiền nhất định( tính theo %) để 支払い. Nếu % này cao, thì tính an toàn khi gửi tiền tăng cao, nhưng luợng tiền lưu thông lại ít. Nếu % này thấp, mức an toàn khi gửi tiền giảm xuống, nhưng luợng tiền lưu thông lại tăng lên.

  Phù, gõ 1 hồi mệt đứt cả hơi. Hi vọng những điểu mình viết ra có ích cho các bạn, và cũng hi vọng là nó đúng [lol][lol][lol]. Các kohai chuẩn bị thi đại học, hay đang có ý định học về kinh tế cố gắng học chắc các phần này, bởi trong đề thi 総合科目 rất hay ra các bài về lọai này trong phần kinh tế.

%banhbao: cậu hơi bị sành điệu đấy đi máy bay uống champagne hả ặc ặc...

Re:Sunday-Entrepreneur

Viết bởi not_found » Ba T7 18, 2006 11:29 am

Ột-tô .
 Sạt- sư-gà anh Pừ rét sai đen tồ, anh học hơn bọn em 2 khoá mà thấy anh có những Ai -đê -à thật khó tưởng tượng so với những người cũng hơn bọn em 2 tuổi ,nhưng đang ở VN (Boku có 1 chị gái cũng bằng tuổi Huynh)
    しかしna gà ra,nếu theo như lập trường của anh Lăn Đá:
"chúng ta đang đứng ở đâu, chúng ta đang trong thời đại nào và đặc biệt hơn ... cái gì là khẳng định khởi nghiệp đối với chúng ta là một con đường - một định hướng thực sự và những cơ hội của chúng ta có thể phân tích cụ thể hơn nữa không ?! "  thì đúng là phải cần Cụ thể hoá hơn nữa những cái mà anh Pừ -rét -sai -đen -tồ đã gọi là "Khởi Nghiệp" ấy. Chứ-mà -ri, một cách rất khách quan ,để hàn -tai lại ý kiến đó của anh Lăn Đá, tất yếu anh Pừ-rét -sai đen-tồ hẳn sẽ cho ra những Lý luận sắc bén khác.Và tất cả những cái mà chúng ta đang  kì-tai  ,là một bài viết của anh Pừ-rét.
 Cái quan trọng ,mà có thể tất cả mọi người chắc hẳn đã nghĩ qua,đó là ko nên làm (thái quá) cái Mông-đai to ra.Vì mông-đai mà càng to thì càng dễ Âu -vờ Weight!![grin]

 (..失礼いたしました。boku chẳng có ý định tranh luận gì,thấy mọi người viết hay quá nên cũng muốn vào ké chút [grin][grin])

Re:Sunday-Entrepreneur

Viết bởi TamNagoya » Ba T7 18, 2006 11:04 am

Sửa tí thôi.卸売市場 gọi là (chợ) đầu mối bán sỉ chứ.
小売:bán lẻ.

Re:Sunday-Entrepreneur

Viết bởi tsunami » Ba T7 18, 2006 10:51 am

Ý tưởng "baito chủ nhật" hay đấy chứ. Thay vì đấu đá nhau về nội dung topic, tốt hơn hết là chúng ta thử bàn luận về nội dung "shacho" đang đề ra.Trước tiên, xin có một vài quan điểm về ngành thực phẩm ăn uống và công nghiệp thực phẩm ở Nhật.
Ngành công nghiệp thực phẩm thay đổi liên tục cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cẩu của người tiêu dùng. Nói chung, trước đây con người muốn ăn no đủ, khi vật chất ngày càng phong phú, con người lại có xu hướng ăn sung sướng hơn, đó là sự xuất hiện của các món cao lương mĩ vị, tiếp đó khi cuộc sống trở nên bận rộn họ lại đòi hỏi những món ăn nhanh, tiện lợi và Mcdonald's... ra đời. Dường như đó là xu hướng chung mà bất cứ xã hội trên đà phát triển nào cũng phải trải qua. Anh em nào muốn lập quán ăn ở VN thì Nhật là môi trường tốt để học hỏi vì nó được đánh giá là thị trường phát triển và phong phú nhất trong ngành thực phẩm.
Trả lời về cái hay cụ thể của サービス thì cũng khó vì nói ví dụ cụ thể thì e rằng nói không hết. Chỉ xin có nhận định rằng, ngành dịch vụ của Nhật có được là nhờ có ノーハウ Know-how phát triển. Vậy người ta lấy ノーハウ ở đâu vậy. Điều này đơn giản thôi, nơi nghiên cứu về ノーハウ được gọi nôm na là 総合研究所, thông thường do các ngân hàng đứng ra kinh doanh. Các công ty muốn mở công ty ăn uống hay ngành dịch vụ khác nếu tự mình nghĩ ra tất cả cách phục vụ khách hàng, cách tổ chức kinh doanh thì quả là một điều không tưởng(tất nhiên có thể ngồi nghĩ nhiều cái hay nhưng không thể cạnh tranh được các công ty đã mở lâu năm có kinh nghiệm) nên khi vay tiền ở các ngân hàng thì "tiện thể" bỏ tiền túi ra mua ノーハウ về xài....Có một vài nơi mình biết là 船井総研(総合研究所)日本総研、大和総研、みずほ情報総研 chuyên tư vấn (consulting) về kinh doanh. Nếu bạn nào có hứng thú thì có thể đăng ký 会員 ở những nơi này, lệ phí khoảng 2万 1 tháng và có thể tham gia các 勉強会, đọc tạp chí và nhận nhiều thông tin cần thiết.
Nếu là bạn thì sẽ triển khai như thế nào để làm được cái hệ thống tương tự như vậy ?

Chết cái này khó gặm đấy. Vì như người ta nói thì muốn xây dựng bất cứ hệ thống cửa hàng nào thì vấn đề then chốt là hệ thống phân phối 流通 mà nếu mà bàn về cái 流通 này thì khó quá vì đây cũng là tiêu điểm gây đau đầu các đại gia trên toàn thế giới. Để mình điểm qua cái 流れ phát triển của ngành 流通 ở Nhật 1 cái. Đầu tiên, như mọi người biết trọng tâm trong ngành 流通 đó là 卸売市場, tức chợ bán lẻ (chết, nhà mình gọi là cái quái gì nhỉ), nông sản thực phẩm, sản phẩm công nghiệp sau khi sản xuất được chuyển đến đây sau đó được phân phối đến từng của hàng. Người ta gọi nó là チャンネルリーダーtức người thủ lĩnh, nắm đầu tàu trong phân phối hàng hoá. Tuy nhiên, từ khoảng những năm 60,khi 高度経済成長 đã lên đến đỉnh điểm, các メーカー vốn dĩ chuyên sản xuất hàng hoá đã bành trướng quy mô thành những thương hiệu nổi tiếng như Ajinomoto, Nissin, Meiji, ngành điện tử thì có Matsushita, Sony,...Các công ty này trước kia cũng phải dựa vào 卸売会社 nhưng lúc này muốn tự mình nắm giữ hệ thống phân phối để chủ động về giá cả và cung cầu...Các メーカーbiến thành チャンネルリーダー.Đến nay, vai trò チャンネルリーダーkhông còn nữa và nó đã lọt vào tay của các đại gia bán lẻ như Itoyokado, seven-eleven, seibu,...vì các hệ thống này đã bành trướng để có thể chủ động nắm giữ hệ thống phân phối này.
Hiện nay, hầu như các công ty đều có xu hướng bành trướng theo kiêu này, tức cùng lúc chủ động nguyên liệu(nông trường), chế biến(công trường), vận chuyển và hệ thống cửa hàng.Ví dụ: ワタミmà anh em Đông du mình hay vào nhậu đã hoàn thiện hệ thống này gồm có 農場、工場、流通センター、店舗. Cái này gọi là integration(kết hợp theo chiều dọc), có ưu điểm là sản phẩm bán ra hầu hết là "cây nhà lá vườn" nên chất lượng đảm bảo và...rẻ.Cũng vì thế mà các 卸売会社 hiện giờ đang mất dần chỗ đứng và người Nhật đang bàn tán với nhau là liệu 卸売 sẽ tồn tại đến bao giờ.
Việt nam đang đứng ở đâu trong quá trình phát triển ngành phân phối hàng hoá và  chúng ta cần phải đi từ đâu, hãy cùng bàn tiếp về vấn đề này....