Viết bởi stephennguyen » Ba T10 03, 2006 4:59 pm
Đà Nẵng vật giá leo thang, sản xuất đình đốn
Hôm 2/10, người Đà Nẵng đổ xô đi sửa, lợp lại nhà bị gió bão bốc mái, khiến nhu cầu tôn cực kỳ cấp thiết. Nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng không còn hàng để bán. Không ít người phải trả tiền trước với giá cao ít nhất gấp rưỡi so bình thường. Giá thực phẩm cũng tăng cao, đồ ăn liền chiếm phần chính trong các bữa ăn.
Chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng ở khu dân cư Hòa Cường cho biết, do toàn Đà Nẵng không có điện nên mọi hoạt động sản xuất đều ngưng trệ. Các nhà máy, cơ sở sản xuất tôn không đủ hàng dự trữ để cung ứng cho thị trường. Không có điện vận hành máy móc, một vài nơi do áp lực của thị trường nên công nhân phải cán tôn bằng tay, tốc độ rất chậm.
Theo ông Xa, nhà ở gần bãi cá Thuận Phước, mua tấm tôn và các loại đinh tán để lợp mái bây giờ rất khó, rất ít cửa hàng bán. "Mua được đồ cũng chưa thể lợp ngay vì điện vẫn mất, không thể làm gì được. Hơn nữa, kiếm thợ làm mái bây giờ rất khó. Nhà họ cũng thiệt hại vì bão, làm sao đi làm ngay được", ông Xa nói.
Dòng người phải xếp hàng trước các điểm bán vật liệu xây dựng để mua tôn và đinh để lợp nhà đến chiều nay càng đông. Loại đinh nhựa để tán tôn, bình thường chỉ khoảng 7.000 đồng/bịch, thì nay đã tăng lên gần gấp đôi. Nhiều người hết sức sốt suột vì nếu không sửa xong nhà, có khả năng tối nay họ "vô gia cư".
Đông nghịt người chờ mua tôn trước Công ty Vinaton, Đà Nẵng. Đây là nơi duy nhất hôm 2/10 còn sản xuất tôn.
Vật giá leo thang
Giá lương thực, thực phẩm ở các chợ cũng tăng vùn vụt, nhưng không đủ hàng. Rau quả khan hiếm do hoa màu đã bị gió bão quật tan nát vào hôm qua. Hoa màu đã thu hoạch xong lại khó có thể mang vào nội thành bán do tắc đường, thiếu điện, ngập nước... Các bà nội trợ ngoài nỗi lo về nhà cửa hư hại, còn rối lên khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình.
Chị Nguyễn Việt Hà, ngụ trên đường Lê Hồng Phong cho biết, chiều nay một số chợ còn ngập nước, tốc mái, đầy cây cối ngã, ít người bán hàng. Sáng, chợ không họp. Những loại thực phẩm ăn liền như đồ hộp, hàng thực phẩm đông lạnh, mì gói bán rất chạy và giá đã tăng gấp đôi. Mì tôm từ 1.000 đồng/gói tăng lên 2.000 đồng. Nến lên đến 5.000 đồng/đôi trong khi bình thường chỉ 3.000 đồng.
"May mà tôi đã chuẩn bị sẵn rất nhiều rau, thịt cho vào tủ lạnh, chứ bây giờ giá gấp đôi, ba lần hôm qua mà không có để mua", chị Hà nói.
Hầu hết siêu thị tại trung tâm Đà Nẵng bị bão càn quét nặng nề và đến chiều nay vẫn đóng cửa. Siêu thị Metro sau cơn bão hôm qua cũng bị sập mái che phía trước nên không hoạt động.
Ngày 2 và 3/10, nhiều điểm thu mua tôn phế liệu của Đà Nẵng đã ngừng mua hàng, gìm giá.
"Sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng 40 năm nay, chưa bao giờ tôi chứng kiến cơn bão hung tàn đến vậy. Khu phố nhà tôi, cứ 10 nhà thì 8-9 nhà bị tốc mái, đổ tường. Nhà nào cũng thiệt hại vài ba triệu. Nhà tôi đây, còn chút xíu nữa là sập toàn bộ mặt tiền. Thật khủng khiếp", chị Nguyễn Thị Đông Thu, nhà ở gần chợ Hàn, ngay trung tâm Đà Nẵng, tâm sự.
Chị Thu có một cửa hàng tự chọn nho nhỏ bán thực phẩm ăn liền nằm ở khu vực ven sông Hàn. Mưa bão khiến mái nhà bị tốc, hàng hoá ướt sũng. Nhưng từ sáng nay chị đã mở cửa trở lại, cố vớt vát được ít nào, bày bán để phục vụ bà con.
Thiệt hại nặng nề nhất là các công ty kinh doanh, các toà cao ốc. Công ty TNHH Hữu Thanh ở lô 4-5, đường 2/9, thành phố Đà Nẵng đang vận hành 4 nhà hàng, quán bar ở các khu phố trung tâm, doanh thu mỗi ngày trên dưới 10 triệu đồng mỗi cửa hàng. Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hoà cho biết tính sơ sơ đến lúc này, bão số 6 đã "cuốn trôi" hơn 300 triệu đồng của công ty. Hôm nay, một quán ăn của Hữu Thanh đã hoạt động trở lại, song phải dùng máy nổ để phát điện phục vụ khách.
"Chúng tôi còn chút nguyên liệu dự phòng từ trước. Nhưng đồ ăn tươi, rau cỏ vừa ít vừa đắt đỏ, phải gấp 3, gấp 4 lần so với ngày thường, mỗi ký bún lên tới 10.000-15.000 đồng, bánh mỳ cũng tới 1.000-1.500 đồng một ổ. Nhưng chúng tôi vẫn phục vụ đồ ăn với giá cũ để giữ khách", bà Hoà cho biết.
Sinh hoạt thiếu thốn
Do không có điện nên thành phố đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vệ sinh an toàn. Dịch bệnh có nguy cơ xảy ra. Phần lớn thành phố không có nước sạch để sử dụng. Một số gia đình sử dụng nước giếng khoan, nhưng bị nhiễm phèn và mặn do ảnh hưởng nước biển từ cơn bão.
Anh Thái Văn Kiệt, ở Khu dân cư Hòa Cường cho biết, hôm qua có nhiều nhà sập, mái tôn bay, khiến khắp đường đâu đâu cũng đầy đinh nhọn. Song vì mất điện nên hầu hết các điểm vá xe đều đóng cửa. Rất nhiều người Đà Nẵng sáng nay dắt xe ra đường đi làm đã bị đinh đâm thủng bánh nhưng đành bó tay.
Nhiều đơn vị, công sở sử dụng máy phát điện để hoạt động. Nhu cầu xăng dầu vì vậy tăng cao. Nhiều khả năng Đà Nẵng thiếu nhiên liệu để cầm cự và khắc phục thiệt hại nếu không được tiếp ứng kịp thời. Chiều tối hôm qua đến nay, các điểm kinh doanh xăng dầu tại thành phố gần như không bán xăng cho khách lẻ nữa mà tập trung nhiên liệu cho lực lượng cứu hộ.
Chiều nay, một số khu vực trung tâm ở Đà Nẵng đã có điện. Điện thoại cố định cũng hoạt động trở lại nhưng chỉ ở một số vùng. Một số cây xăng, hầu hết là của tư nhân, bắt đầu mở cửa tiếp nhiên liệu cho dân chúng nhưng với giá cắt cổ: 25.000 đồng/lít.
theo Vnexpress...
Đà Nẵng vật giá leo thang, sản xuất đình đốn
Hôm 2/10, người Đà Nẵng đổ xô đi sửa, lợp lại nhà bị gió bão bốc mái, khiến nhu cầu tôn cực kỳ cấp thiết. Nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng không còn hàng để bán. Không ít người phải trả tiền trước với giá cao ít nhất gấp rưỡi so bình thường. Giá thực phẩm cũng tăng cao, đồ ăn liền chiếm phần chính trong các bữa ăn.
Chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng ở khu dân cư Hòa Cường cho biết, do toàn Đà Nẵng không có điện nên mọi hoạt động sản xuất đều ngưng trệ. Các nhà máy, cơ sở sản xuất tôn không đủ hàng dự trữ để cung ứng cho thị trường. Không có điện vận hành máy móc, một vài nơi do áp lực của thị trường nên công nhân phải cán tôn bằng tay, tốc độ rất chậm.
Theo ông Xa, nhà ở gần bãi cá Thuận Phước, mua tấm tôn và các loại đinh tán để lợp mái bây giờ rất khó, rất ít cửa hàng bán. "Mua được đồ cũng chưa thể lợp ngay vì điện vẫn mất, không thể làm gì được. Hơn nữa, kiếm thợ làm mái bây giờ rất khó. Nhà họ cũng thiệt hại vì bão, làm sao đi làm ngay được", ông Xa nói.
Dòng người phải xếp hàng trước các điểm bán vật liệu xây dựng để mua tôn và đinh để lợp nhà đến chiều nay càng đông. Loại đinh nhựa để tán tôn, bình thường chỉ khoảng 7.000 đồng/bịch, thì nay đã tăng lên gần gấp đôi. Nhiều người hết sức sốt suột vì nếu không sửa xong nhà, có khả năng tối nay họ "vô gia cư".
Đông nghịt người chờ mua tôn trước Công ty Vinaton, Đà Nẵng. Đây là nơi duy nhất hôm 2/10 còn sản xuất tôn.
Vật giá leo thang
Giá lương thực, thực phẩm ở các chợ cũng tăng vùn vụt, nhưng không đủ hàng. Rau quả khan hiếm do hoa màu đã bị gió bão quật tan nát vào hôm qua. Hoa màu đã thu hoạch xong lại khó có thể mang vào nội thành bán do tắc đường, thiếu điện, ngập nước... Các bà nội trợ ngoài nỗi lo về nhà cửa hư hại, còn rối lên khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình.
Chị Nguyễn Việt Hà, ngụ trên đường Lê Hồng Phong cho biết, chiều nay một số chợ còn ngập nước, tốc mái, đầy cây cối ngã, ít người bán hàng. Sáng, chợ không họp. Những loại thực phẩm ăn liền như đồ hộp, hàng thực phẩm đông lạnh, mì gói bán rất chạy và giá đã tăng gấp đôi. Mì tôm từ 1.000 đồng/gói tăng lên 2.000 đồng. Nến lên đến 5.000 đồng/đôi trong khi bình thường chỉ 3.000 đồng.
"May mà tôi đã chuẩn bị sẵn rất nhiều rau, thịt cho vào tủ lạnh, chứ bây giờ giá gấp đôi, ba lần hôm qua mà không có để mua", chị Hà nói.
Hầu hết siêu thị tại trung tâm Đà Nẵng bị bão càn quét nặng nề và đến chiều nay vẫn đóng cửa. Siêu thị Metro sau cơn bão hôm qua cũng bị sập mái che phía trước nên không hoạt động.
Ngày 2 và 3/10, nhiều điểm thu mua tôn phế liệu của Đà Nẵng đã ngừng mua hàng, gìm giá.
"Sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng 40 năm nay, chưa bao giờ tôi chứng kiến cơn bão hung tàn đến vậy. Khu phố nhà tôi, cứ 10 nhà thì 8-9 nhà bị tốc mái, đổ tường. Nhà nào cũng thiệt hại vài ba triệu. Nhà tôi đây, còn chút xíu nữa là sập toàn bộ mặt tiền. Thật khủng khiếp", chị Nguyễn Thị Đông Thu, nhà ở gần chợ Hàn, ngay trung tâm Đà Nẵng, tâm sự.
Chị Thu có một cửa hàng tự chọn nho nhỏ bán thực phẩm ăn liền nằm ở khu vực ven sông Hàn. Mưa bão khiến mái nhà bị tốc, hàng hoá ướt sũng. Nhưng từ sáng nay chị đã mở cửa trở lại, cố vớt vát được ít nào, bày bán để phục vụ bà con.
Thiệt hại nặng nề nhất là các công ty kinh doanh, các toà cao ốc. Công ty TNHH Hữu Thanh ở lô 4-5, đường 2/9, thành phố Đà Nẵng đang vận hành 4 nhà hàng, quán bar ở các khu phố trung tâm, doanh thu mỗi ngày trên dưới 10 triệu đồng mỗi cửa hàng. Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hoà cho biết tính sơ sơ đến lúc này, bão số 6 đã "cuốn trôi" hơn 300 triệu đồng của công ty. Hôm nay, một quán ăn của Hữu Thanh đã hoạt động trở lại, song phải dùng máy nổ để phát điện phục vụ khách.
"Chúng tôi còn chút nguyên liệu dự phòng từ trước. Nhưng đồ ăn tươi, rau cỏ vừa ít vừa đắt đỏ, phải gấp 3, gấp 4 lần so với ngày thường, mỗi ký bún lên tới 10.000-15.000 đồng, bánh mỳ cũng tới 1.000-1.500 đồng một ổ. Nhưng chúng tôi vẫn phục vụ đồ ăn với giá cũ để giữ khách", bà Hoà cho biết.
Sinh hoạt thiếu thốn
Do không có điện nên thành phố đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vệ sinh an toàn. Dịch bệnh có nguy cơ xảy ra. Phần lớn thành phố không có nước sạch để sử dụng. Một số gia đình sử dụng nước giếng khoan, nhưng bị nhiễm phèn và mặn do ảnh hưởng nước biển từ cơn bão.
Anh Thái Văn Kiệt, ở Khu dân cư Hòa Cường cho biết, hôm qua có nhiều nhà sập, mái tôn bay, khiến khắp đường đâu đâu cũng đầy đinh nhọn. Song vì mất điện nên hầu hết các điểm vá xe đều đóng cửa. Rất nhiều người Đà Nẵng sáng nay dắt xe ra đường đi làm đã bị đinh đâm thủng bánh nhưng đành bó tay.
Nhiều đơn vị, công sở sử dụng máy phát điện để hoạt động. Nhu cầu xăng dầu vì vậy tăng cao. Nhiều khả năng Đà Nẵng thiếu nhiên liệu để cầm cự và khắc phục thiệt hại nếu không được tiếp ứng kịp thời. Chiều tối hôm qua đến nay, các điểm kinh doanh xăng dầu tại thành phố gần như không bán xăng cho khách lẻ nữa mà tập trung nhiên liệu cho lực lượng cứu hộ.
Chiều nay, một số khu vực trung tâm ở Đà Nẵng đã có điện. Điện thoại cố định cũng hoạt động trở lại nhưng chỉ ở một số vùng. Một số cây xăng, hầu hết là của tư nhân, bắt đầu mở cửa tiếp nhiên liệu cho dân chúng nhưng với giá cắt cổ: 25.000 đồng/lít.
theo Vnexpress...