Viết bởi tranhuong » Sáu T11 14, 2003 3:32 pm
Lũ miền Trung lớn nhất trong 17 năm qua
Quốc lộ 1A đoạn qua Ninh Thuận bị sạt lở do nước lũ.
Mực nước tại Phan Rang (Ninh Thuận), Đồng Trăng (Nha Trang) đã tương đương với trận lũ lịch sử các năm 1978, 1986. Toàn vùng có 15 người chết, 3 người mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm. Để đối phó với giặc hồng thủy, sáng nay, đoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ dẫn đầu tức tốc bay vào miền Trung.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, Ninh Thuận là tỉnh đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong 4 ngày qua (từ 10/11), tổng lượng mưa đo tại trạm Tân Mỹ lên tới 360 mm, Phan Rang là 251 mm. Mưa lớn khiến lũ sông Cái Phan Rang tại Tân Mỹ đạt đỉnh 41,21 m (lúc 9h ngày 13/11), vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1993 là 0,94 m. 6h tối qua, lũ trên sông này tại Phan Rang là 5,34 m, vượt báo động 3 là 0,84 m, bằng lũ lịch sử năm 1986. Đến chiều qua, mưa tại Ninh Thuận đã ngừng. Mực nước đang xuống, song vẫn còn trên báo động 3.
Theo thống kê thiệt hại ban đầu, mưa lũ làm 9 người chết, 3 người mất tích. Nhiều khu dân cư ở các xã Phước Thuận, Phước Sơn, An Hải, Nhị Hà (Ninh Phước), Phước Trung, Phước Tiến (Ninh Hải), Nhơn Sơn (Ninh Sơn) đến 17h chiều qua vẫn bị cô lập. Quốc lộ 1A, đoạn cách Phan Rang về phía Nha Trang 20 km bị ách tắc. Giao thông trên đường Phan Rang đi Đà Lạt bị đình trệ. Cầu Phú Quý, thuộc thị trấn Phước Dân (Ninh Phước), nước xoáy làm sạt lở, nghiêng trụ bên phải khiến cầu có nguy cơ sập. Tuyến giao thông đường bộ Bắc - Nam bị gián đoạn, hàng nghìn xe tải phải ùn lại.
Hiện toàn tỉnh có gần 13.000 ha cây trồng bị ngập trắng, hàng nghìn căn nhà, chòi rẫy ở các khu dân cư ven sông, suối chìm trong nước lũ. Hàng nghìn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, 10 tàu thuyền của ngư dân xã biển Phước Diêm (Ninh Phước) bị nhấn chìm do triều cường dâng cao đột ngột, hiện vẫn chưa xác định được vị trí. Khoảng 800 ha đìa tôm của nông dân hai huyện Ninh Hải và Ninh Phước cũng đã bị lũ “xóa sổ”. Ba khu dự án nuôi tôm quy mô lớn đang thi công ở hai xã An Hải và Phước Dinh (Ninh Phước) bị lũ quét “tấn công” dữ dội. Nghiêm trọng hơn, tuyến đê bao Phan Rang dài 20 km đã bị tràn.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, lũ trên các sông Côn, Vệ, Ba đã lên đỉnh và đang xuống; sông Trà Khúc đang lên. Mực nước lúc 4h sáng nay, trên sông Vu Gia tại ái Nghĩa là 7,55 m, dưới mức báo động 2 là 0,15 m; sông Thu Bồn tại Câu Lâu là 2,52 m, dưới báo động 2 là 0,18 m; sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc là 6,32 m, trên báo động 3 là 0,62 m; tại Sông Vệ là 5,2 m, trên báo động 3 là 1,1 m; tại Thạnh Hoà 8,03 m, trên báo động 3 là 0,53 m; tại Củng Sơn là 36,05 m, trên báo động 3 là 2,55 m; tại Phú Lâm là 4,24 m, trên báo động 3 là 1,04 m; tại Phan Rang là 4,5 m, ở mức báo động 3.
Dự báo, lũ các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi tiếp tục lên. Trưa hoặc chiều nay, tại Trà Khúc lên mức 7 m; tại Sông Vệ lên lại và ở mức 5,5 m. Chiều tối nay, mực nước tại ái Nghĩa lên 9 m, vượt báo động 3 là 0,2 m; tại Câu Lâu đạt 4 m, vượt báo động 3 là 0,3 m. Các sông từ Bình Định đến Ninh Thuận lũ tiếp tục xuống chậm và còn ở mức cao.
Trước tình hình lũ gây nhiều thiệt hại, tỉnh Ninh Thuận đã điều 13 bobo và tàu cao tốc để tham gia cứu dân. Chiều qua, Chủ tịch UBND tỉnh gửi liên tiếp hai công văn đề nghị trung ương hỗ trợ khẩn cấp 10 canô hoặc bobo, xuồng máy. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị này. Lực lượng tại chỗ cũng đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu hộ. Bộ Tổng tham mưu điều 1 máy bay trực thăng tại sân bay Phan Rang và sáng nay, điều thêm 1 chiếc nữa nhằm tìm kiếm, cứu người bị nạn. Hải quân vùng 4 cũng đã điều động 140 chiến sĩ đến cứu hộ dân bị kẹt trong lũ tại hai huyện Ninh Phước và Ninh Hải. 1.000 chiến sĩ thuộc Quân khu 5 được lệnh chống tràn cho tuyến đê bao thị xã Phan Rang.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Khánh Hòa, lượng mưa trong 4 ngày qua tại Ninh Hoà là 293 mm, Đồng Trăng là 339 mm, Nha Trang là 286 mm. Mưa lớn khiến lũ trên sông Cái Nha Trang tại trạm thuỷ văn Đồng Trăng đã đạt đỉnh vào 17h chiều qua với mức 13,34 m, vượt báo động 3 là 3,34 m, cao hơn lũ lịch sử năm 1978 là 0,2 m. Toàn tỉnh có 3 người bị thương, 41 nhà bị sập trôi và 4 tàu chìm. Các tuyến tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 8 và 9 đều bị ngập nhiều đoạn, gây ách tắc giao thông.
Tại Phú Yên, riêng hôm qua, lượng mưa đo tại Củng Sơn lên đến 246 mm, mực nước sông Ba, tại vị trí này đã đạt đỉnh là 36,44 m, vượt báo động 3 là 2,25 m; tại Phú Lâm là 4,24 m, vượt báo động 3 hơn 1 m. Lũ đã cướp đi 3 sinh mạng ở thị xã Tuy Hòa; cuốn trôi 6 tàu ra biển; nhấn chìm hàng nghìn hộ dân các huyện dọc sông Ba và Kỳ Lồ như Phú Hòa, Tuy Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân. Thị xã Tuy Hòa còn 30% diện tích bị ngập sâu 0,5 m, hiện nước rút chậm do ảnh hưởng triều cường. Ngoài ra, lũ sông Ba kết hợp với việc xả lũ hồ sông Hinh cũng đã làm ngập lụt 6 xã hạ lưu hồ.
Tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các lực lượng địa phương như Công an, Bộ đội biên phòng và lực lượng xung kích tập trung cứu dân. Hiện có hơn 600 hộ đã được đưa đến nơi an toàn.
Tại Bình Định, tổng lượng mưa 4 ngày qua tại An Hòa là 524 mm, Bình Tường là 277 mm, Thạch Hòa 184 mm. Mực nước sông Kôn tại Thạch Hòa đã đạt đỉnh là 8,09 m lúc 21 chiều qua, trên báo động 3 là 0,59 m và đang xuống. 4h sáng nay, tại vị trí này mức lũ còn ở mức cao (8,03 m, trên báo động 3 là 0,53 m). Các xã vùng đông huyện Hoài Nhơn như Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước và các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú thuộc thành phố Quy Nhơn bị ngập sâu từ 1 đến 3 m. Có 3 người bị lũ cuốn trôi, 74 ngôi nhà bị sập đổ, hàng trăm người dân đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
23h đêm qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn gửi các bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thủy sản; Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương; Quân khu 5, Hải quân Vùng 4; Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; UBND các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, yêu cầu:
1- Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Hải quân vùng 4 chỉ đạo ngay các biện pháp chống lũ; huy động các lực lượng, phương tiện cần thiết để cùng các tỉnh tham gia cứu hộ cứu nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người.
2- UBND các tỉnh: Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận phải chủ động triển khai ngay các phương án 4 tại chỗ để chống lũ. Trường hợp cần thiết phải ra lệnh trưng dụng, huy động các phương tiện của mọi tổ chức, cá nhân để cứu dân, sơ tán dân đến nơi an toàn. Nắm chắc tình hình, bố trí lực lượng, phương tiện, nếu vượt quá khả năng đề xuất ngay các nhu cầu cấp thiết để trung ương hỗ trợ kịp thời.
3- Thành lập đoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương Lê Huy Ngọ làm trưởng đoàn vào cùng các tỉnh miền trung để chỉ đạo chống lũ.
Lũ miền Trung lớn nhất trong 17 năm qua
Quốc lộ 1A đoạn qua Ninh Thuận bị sạt lở do nước lũ.
Mực nước tại Phan Rang (Ninh Thuận), Đồng Trăng (Nha Trang) đã tương đương với trận lũ lịch sử các năm 1978, 1986. Toàn vùng có 15 người chết, 3 người mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm. Để đối phó với giặc hồng thủy, sáng nay, đoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ dẫn đầu tức tốc bay vào miền Trung.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, Ninh Thuận là tỉnh đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong 4 ngày qua (từ 10/11), tổng lượng mưa đo tại trạm Tân Mỹ lên tới 360 mm, Phan Rang là 251 mm. Mưa lớn khiến lũ sông Cái Phan Rang tại Tân Mỹ đạt đỉnh 41,21 m (lúc 9h ngày 13/11), vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1993 là 0,94 m. 6h tối qua, lũ trên sông này tại Phan Rang là 5,34 m, vượt báo động 3 là 0,84 m, bằng lũ lịch sử năm 1986. Đến chiều qua, mưa tại Ninh Thuận đã ngừng. Mực nước đang xuống, song vẫn còn trên báo động 3.
Theo thống kê thiệt hại ban đầu, mưa lũ làm 9 người chết, 3 người mất tích. Nhiều khu dân cư ở các xã Phước Thuận, Phước Sơn, An Hải, Nhị Hà (Ninh Phước), Phước Trung, Phước Tiến (Ninh Hải), Nhơn Sơn (Ninh Sơn) đến 17h chiều qua vẫn bị cô lập. Quốc lộ 1A, đoạn cách Phan Rang về phía Nha Trang 20 km bị ách tắc. Giao thông trên đường Phan Rang đi Đà Lạt bị đình trệ. Cầu Phú Quý, thuộc thị trấn Phước Dân (Ninh Phước), nước xoáy làm sạt lở, nghiêng trụ bên phải khiến cầu có nguy cơ sập. Tuyến giao thông đường bộ Bắc - Nam bị gián đoạn, hàng nghìn xe tải phải ùn lại.
Hiện toàn tỉnh có gần 13.000 ha cây trồng bị ngập trắng, hàng nghìn căn nhà, chòi rẫy ở các khu dân cư ven sông, suối chìm trong nước lũ. Hàng nghìn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, 10 tàu thuyền của ngư dân xã biển Phước Diêm (Ninh Phước) bị nhấn chìm do triều cường dâng cao đột ngột, hiện vẫn chưa xác định được vị trí. Khoảng 800 ha đìa tôm của nông dân hai huyện Ninh Hải và Ninh Phước cũng đã bị lũ “xóa sổ”. Ba khu dự án nuôi tôm quy mô lớn đang thi công ở hai xã An Hải và Phước Dinh (Ninh Phước) bị lũ quét “tấn công” dữ dội. Nghiêm trọng hơn, tuyến đê bao Phan Rang dài 20 km đã bị tràn.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, lũ trên các sông Côn, Vệ, Ba đã lên đỉnh và đang xuống; sông Trà Khúc đang lên. Mực nước lúc 4h sáng nay, trên sông Vu Gia tại ái Nghĩa là 7,55 m, dưới mức báo động 2 là 0,15 m; sông Thu Bồn tại Câu Lâu là 2,52 m, dưới báo động 2 là 0,18 m; sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc là 6,32 m, trên báo động 3 là 0,62 m; tại Sông Vệ là 5,2 m, trên báo động 3 là 1,1 m; tại Thạnh Hoà 8,03 m, trên báo động 3 là 0,53 m; tại Củng Sơn là 36,05 m, trên báo động 3 là 2,55 m; tại Phú Lâm là 4,24 m, trên báo động 3 là 1,04 m; tại Phan Rang là 4,5 m, ở mức báo động 3.
Dự báo, lũ các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi tiếp tục lên. Trưa hoặc chiều nay, tại Trà Khúc lên mức 7 m; tại Sông Vệ lên lại và ở mức 5,5 m. Chiều tối nay, mực nước tại ái Nghĩa lên 9 m, vượt báo động 3 là 0,2 m; tại Câu Lâu đạt 4 m, vượt báo động 3 là 0,3 m. Các sông từ Bình Định đến Ninh Thuận lũ tiếp tục xuống chậm và còn ở mức cao.
Trước tình hình lũ gây nhiều thiệt hại, tỉnh Ninh Thuận đã điều 13 bobo và tàu cao tốc để tham gia cứu dân. Chiều qua, Chủ tịch UBND tỉnh gửi liên tiếp hai công văn đề nghị trung ương hỗ trợ khẩn cấp 10 canô hoặc bobo, xuồng máy. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị này. Lực lượng tại chỗ cũng đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu hộ. Bộ Tổng tham mưu điều 1 máy bay trực thăng tại sân bay Phan Rang và sáng nay, điều thêm 1 chiếc nữa nhằm tìm kiếm, cứu người bị nạn. Hải quân vùng 4 cũng đã điều động 140 chiến sĩ đến cứu hộ dân bị kẹt trong lũ tại hai huyện Ninh Phước và Ninh Hải. 1.000 chiến sĩ thuộc Quân khu 5 được lệnh chống tràn cho tuyến đê bao thị xã Phan Rang.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Khánh Hòa, lượng mưa trong 4 ngày qua tại Ninh Hoà là 293 mm, Đồng Trăng là 339 mm, Nha Trang là 286 mm. Mưa lớn khiến lũ trên sông Cái Nha Trang tại trạm thuỷ văn Đồng Trăng đã đạt đỉnh vào 17h chiều qua với mức 13,34 m, vượt báo động 3 là 3,34 m, cao hơn lũ lịch sử năm 1978 là 0,2 m. Toàn tỉnh có 3 người bị thương, 41 nhà bị sập trôi và 4 tàu chìm. Các tuyến tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 8 và 9 đều bị ngập nhiều đoạn, gây ách tắc giao thông.
Tại Phú Yên, riêng hôm qua, lượng mưa đo tại Củng Sơn lên đến 246 mm, mực nước sông Ba, tại vị trí này đã đạt đỉnh là 36,44 m, vượt báo động 3 là 2,25 m; tại Phú Lâm là 4,24 m, vượt báo động 3 hơn 1 m. Lũ đã cướp đi 3 sinh mạng ở thị xã Tuy Hòa; cuốn trôi 6 tàu ra biển; nhấn chìm hàng nghìn hộ dân các huyện dọc sông Ba và Kỳ Lồ như Phú Hòa, Tuy Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân. Thị xã Tuy Hòa còn 30% diện tích bị ngập sâu 0,5 m, hiện nước rút chậm do ảnh hưởng triều cường. Ngoài ra, lũ sông Ba kết hợp với việc xả lũ hồ sông Hinh cũng đã làm ngập lụt 6 xã hạ lưu hồ.
Tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các lực lượng địa phương như Công an, Bộ đội biên phòng và lực lượng xung kích tập trung cứu dân. Hiện có hơn 600 hộ đã được đưa đến nơi an toàn.
Tại Bình Định, tổng lượng mưa 4 ngày qua tại An Hòa là 524 mm, Bình Tường là 277 mm, Thạch Hòa 184 mm. Mực nước sông Kôn tại Thạch Hòa đã đạt đỉnh là 8,09 m lúc 21 chiều qua, trên báo động 3 là 0,59 m và đang xuống. 4h sáng nay, tại vị trí này mức lũ còn ở mức cao (8,03 m, trên báo động 3 là 0,53 m). Các xã vùng đông huyện Hoài Nhơn như Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước và các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú thuộc thành phố Quy Nhơn bị ngập sâu từ 1 đến 3 m. Có 3 người bị lũ cuốn trôi, 74 ngôi nhà bị sập đổ, hàng trăm người dân đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
23h đêm qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn gửi các bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thủy sản; Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương; Quân khu 5, Hải quân Vùng 4; Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; UBND các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, yêu cầu:
1- Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Hải quân vùng 4 chỉ đạo ngay các biện pháp chống lũ; huy động các lực lượng, phương tiện cần thiết để cùng các tỉnh tham gia cứu hộ cứu nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người.
2- UBND các tỉnh: Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận phải chủ động triển khai ngay các phương án 4 tại chỗ để chống lũ. Trường hợp cần thiết phải ra lệnh trưng dụng, huy động các phương tiện của mọi tổ chức, cá nhân để cứu dân, sơ tán dân đến nơi an toàn. Nắm chắc tình hình, bố trí lực lượng, phương tiện, nếu vượt quá khả năng đề xuất ngay các nhu cầu cấp thiết để trung ương hỗ trợ kịp thời.
3- Thành lập đoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương Lê Huy Ngọ làm trưởng đoàn vào cùng các tỉnh miền trung để chỉ đạo chống lũ.