Động thái của Trung Quốc trên Internet

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Động thái của Trung Quốc trên Internet

Re:Động thái của Trung Quốc trên Internet

Viết bởi Bradley » Hai T1 07, 2008 11:28 pm

Nhưng cái thái độ hiếu chiến của người dân TQ có lẽ đã ăn sâu vào máu rồi

Re:Động thái của Trung Quốc trên Internet

Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton » Hai T1 07, 2008 8:58 pm

đã bảo mà.ta có cách suy nghĩ của ta và chúng cũng có cánh suy nghĩ của chúng,với hai chữ "ái quốc "thì không ai muốn mất lãnh thổ đâu,bên nào cũng có lý lẽ cho mình đúng.liệu chúng ta và nó có rơi vào trường hợp "dê đen và dê trắng cùng ở trên một cái cầu không?"

Re:Động thái của Trung Quốc trên Internet

Viết bởi Bradley » Hai T1 07, 2008 8:43 pm

Qua bài viết đó đủ cho ta thấy chính sách mị dân của trung Quốc đã ăn sâu trong tư tưởng dân chúng thế nào
Hầu hết bây giờ nhân dân TQ cho VN là nước vong ân bội nghĩa,cần phải"dạy cho 1 bài học"

Re:Động thái của Trung Quốc trên Internet

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Hai T1 07, 2008 8:35 pm

Gomen,đã hiểu nhầm [tongue][tongue][tongue][tongue]
Lần sau sẽ cẩn thận hơn ^_^

Re:Động thái của Trung Quốc trên Internet

Viết bởi Louis-Vuitton » Hai T1 07, 2008 8:33 pm

ĐỌc thấy có nhiều điều đáng chú ý. Cũng nên hiểu dư luận bên trong Trung Quốc về vấn đề HS-TS.Cám ơn kobukuro.

Re:Động thái của Trung Quốc trên Internet

Viết bởi Zenzen » Hai T1 07, 2008 3:34 pm

hà hà .. lâu rồi mới thấy "Admin" sevenlove lên tiếng nhễ :D .
Tuấn Anh , em nhạy cảm quá rồi [tongue] ... Bài này kobukuro post cũng là để biết người biết ta thôi . Nghe để biết mình nói gì ? và Trung Quốc nói gì ?

@Kobukuro :  Post bài từ nguồn khác thì cho thêm một tý comment của mình vào để tránh trường hợp anh em hiểu nhầm và cũng thể hiện trách nhiệm bài viết [tongue] thì mọi người sẽ thích đọc hơn phải không nhễ :D .

Re:Động thái của Trung Quốc trên Internet

Viết bởi seven love » Hai T1 07, 2008 3:26 pm

Bạn có ý gì khi post bài này vậy.Chỉ đọc vài dòng thôi là đã có cảm giác đây là 1 bài viết phản động,ko phản là bài viết của 1 người Việt(Không thèm đọc đoạn sau nữa),ko biết nick của bạn có bị hack giống như 1 số blog ko đây?

7love thấy bình thường mà, có vấn đề gì đâu. Thực sự nhìn bên trong thì cũng phải nhìn bên ngoài, báo chí, mạng của TQ đưa những điều này lên thì mình đọc cũng biết thêm chút ít, xem nó dựa trên những lý luận gì để lấy HS-TS. Còn mình thì dựa trên những lý luận gì....., thử so sánh xem lý lẽ của mình và nó, ai sắc  xảo,hợp lý hơn để mà đối phó thôi

Re:Động thái của Trung Quốc trên Internet

Viết bởi Nguyen Thanh Tung » Hai T1 07, 2008 3:12 pm

Ặc,đây là bài dịch ra từ các 4rum của bọn Tàu mà Tuấn Anh...Xem để bít bọn nó nghĩ gì về chúng ta.

Re:Động thái của Trung Quốc trên Internet

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Hai T1 07, 2008 3:05 pm

Bạn có ý gì khi post bài này vậy.Chỉ đọc vài dòng thôi là đã có cảm giác đây là 1 bài viết phản động,ko phản là bài viết của 1 người Việt(Không thèm đọc đoạn sau nữa),ko biết nick của bạn có bị hack giống như 1 số blog ko đây?

Động thái của Trung Quốc trên Internet

Viết bởi Nguyen Thanh Tung » Hai T1 07, 2008 2:15 pm

Bài viết trên blog Tắc kè...Anh em tham khảo...[bones][confused][confused]

Chúng ta là "gà"????

Các bạn có biết Khựa đang nói gì về chúng ta không?

Copy từ blog Huy Bờm
Mạng Sina vừa đăng bài
“Liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) hay không?”

Trong lịch sử của nước Trung Hoa mới, chỉ có hai lần tiến hành hải chiến đều là đánh nhau với VN, một lần hải chiến ở Hoàng Sa năm 1974, tuy là đánh quân Nam VN, nhưng Bắc Việt chắc cũng cảm thấy đau, nhưng nỗi đau này chỉ có thể dấu trong tim. Năm 1988 lại xảy ra cuộc hải chiến lần thứ hai với quy mô nhỏ. Phân tích kỹ hai cuộc hải chiến sẽ phát hiện ra một điều lý thú, đó là từ cuộc hải chiến lần thứ nhất dùng lựu đạn đánh chìm tàu chiến đối phương, đến cuộc hải chiến lần thứ hai trực tiếp dùng pháo hạm bắn chìm tàu chiến của VN, điều này đã chứng minh hải quân TQ đã có sự biến đổi về chất. Thế thì nếu như giữa TQ và VN nổ ra cuộc hải chiến lần thứ ba, thì TQ sẽ dùng thủ đoạn gì? Việc dùng công nghệ tin học để tiến công có thể trở thành sự tượng trưng thực sự cho sức mạnh của hải quân TQ.
Sau cuộc hải chiến lần thứ hai năm 1988, VN đã thay đổi thái độ cứng rắn trước đây, một mặt khôi phục quan hệ với TQ, nhưng mặt khác lại ngấm ngầm chiếm lĩnh một cách phi pháp các đảo ở Nam Hải, lôi kéo các Cty có thực lực của phương Tây, dính líu vào tranh chấp Trung-Việt ở Nam Hải. VN nhiều lần tuyên bố có chủ quyền đối với Nam Hải của TQ, không chỉ coi thường thiện chí của TQ muốn hoà bình giải quyết vấn đề Nam Hải, mà còn tìm cách dựa vào sự ủng hộ của thế lực bên ngoài, nhân lúc TQ còn phải bận đối phó với vấn đề Đài Loan, để tranh thủ tranh giành lợi ích.
Sự phản đối của VN đối với chính sách “Nam tiến” của TQ là một vấn đề quan trọng. Những ý đồ của VN đối với Nam Hải cũng chính là một khâu quan trọng đe dọa đến an ninh của tuyến đường vận chuyển dầu mỏ trên biển của TQ. Gần đây VN lại mấy lần khuyến khích dân chúng biểu tình phản đối TQ, kháng nghị việc quản lý hành chính của TQ đối với khu vực Trường Sa. Điều đáng chú ý là khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Tần Cương cảnh cáo VN “không nên làm những việc tổn hại đến lợi ích hai nước”, thì phía Mỹ lại nói rằng một khi VN xảy ra xung đột với TQ ở Hoàng Sa và Trường Sa, phía Mỹ sẽ “hỗ trợ VN", việc hỗ trợ như thế nào, phía Mỹ không nói cụ thể. Nhưng chúng ta (tức là Khựa) có thể thấy, ngoài thế lực quân Mỹ ra, Ấn Độ cũng là đối tượng mà VN lôi kéo, cộng thêm không quân VN được trang bị máy bay chiến đấu SU-30, VN tự tin có thể đánh cho TQ một đòn chí mạng, mà về mặt đạo nghĩa lại được bạn bè quốc tế ủng hộ.
Từ những tin tức gần đây, có thể thấy rõ hai điểm: Thứ nhất, Mỹ hy vọng xảy ra xung đột Trung-Việt trên biển, qua đó quân Mỹ có thể thăm dò được thực lực của hải quân TQ; Thứ hai, xung đột lợi ích giữa TQ và Mỹ tại Nam Hải sẽ tăng lên, Mỹ hy vọng xung đột Trung-Việt sẽ tạo nên một tấm gương cho các nước ASEAN khác - TQ là mối đe dọa đối với các nước ASEAN. Ý đồ của Mỹ thực ra rất là thâm độc. Mỹ liệu có thể cung cấp sự “hỗ trợ” gì cho VN, dự tính ngoài tin tức tình báo chiến trường, vật tư hậu cần chiến lược và trang bị vũ khí ra, ít có khả năng quân Mỹ nhảy vào.
Nhưng một khi xung đột Trung-Việt nổ ra, sẽ ảnh hưởng đến chiến lược “Nam tiến” của TQ. Trên mức độ nhất định sẽ để lại ấn tượng về một TQ bá quyền đối với các nước ASEAN, sẽ khiến gần 20 năm cố gắng của TQ trở nên uổng công vô ích. Phân tích sâu một chút có thể thấy xung đột Trung-Việt nổ ra ở Nam Hải sẽ làm TQ bị phân tán lực lượng đối phó với thế lực gây chia cắt đất nước ở Đài Loan, làm rối loạn bố cục chiến lược của TQ. Hiển nhiên, TQ cũng xem xét đến điều này. Tiến xuống phía Nam sẽ mở thông tuyến đường vận chuyển trên biển của TQ. TQ có thể cắm chốt ở phía Tây từ Pakistan, ở phía Đông từ Malaysia và ở khu vực giữa là Mianma, lấy điểm phá diện, phân hoá phạm vi thế lực của Mỹ và phá vỡ ý đồ chiến lược của các nước nhỏ trong khu vực. Trong các nước ASEAN, Thái Lan, Singapore, Philippine là “hàng rào thép” của Mỹ; VN, Lào, Indonesia luôn hoài nghi TQ. Cho nên chiến lược “ Nam tiến” của TQ không thuận lợi chút nào. Trong số những nước này VN, Singapore và Indonesia là hận TQ nhất. Nhìn từ khả năng chiến lược của TQ cho thấy đánh VN có thể là sự lựa chọn tốt nhất.
Trong tình hình nếu VN cứ làm theo ý mình thì khả năng nổ ra xung đột Trung-Việt ở Nam Hải không phải là không có. Liên tưởng đến việc các tàu chiến tàng hình mới của TQ tiến hành tập trận ở khu vực Nam Hải, thì việc TQ dạy cho VN một bài học ở “mức độ nhất định” cũng là chuyện bình thường. “Mức độ nhất định” này phải đảm bảo được 3 yếu tố “nhanh, chuẩn xác và mạnh”. Với bài học này VN đau cũng không dám nói ra, không kịp có thời gian phản ứng, cũng để Mỹ không có cơ hội tìm hiểu được sức mạnh của hải quân TQ. Đánh nhanh đánh tốt một trận ở Nam Hải không chỉ có tác dụng răn đe những hoang tưởng của các nước xung quanh đối với quần đảo Trường Sa của TQ, mà trên mức độ nhất định cũng răn đe quyết tâm của Mỹ-Nhật dính líu vào xung đột ở eo biển Đài Loan. Cho nên đánh trận này phải đánh thật hay, phải thể hiện đặc điểm của chiến tranh kỹ thuật cao và những tinh tuý về mặt chiến thuật của quân đội TQ.



Cũng mạng Sina có đăng tải bài:

Việt Nam đang thăm dò "vạch đỏ chiến tranh" của Trung Quốc

Bài báo viết gần đây trong nước VN dấy lên các cuộc biểu tình của dân chúng chống TQ trước Đại sứ quán TQ, kháng nghị TQ thiết lập thành phố cấp huyện Tam Sa bao gồm quần đảo Trung Sa, Hoàng Sa và Trường Sa. Đây rõ ràng là phản ứng tâm lý của phía VN. TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa. Trong lịch sử, quần đảo Trường Sa luôn là lãnh thổ thiêng liêng không thể bị chia cắt của TQ. Từ thời nhà Thanh đến thời kỳ Dân Quốc, chính phủ nước ta (tức là chúng nó) đã từng 3 lần đặt tên cho các đảo ở Nam Hải. Lần thứ nhất là năm 1909, khi Lý Chuẩn đi tuần tra biển đã đặt tên cho 15 hòn đảo ở quần đảo Hoàng Sa. Lần thứ hai vào năm 1935, Uỷ ban thẩm tra bản đồ thuỷ lục đã công bố “Biểu đối chiếu tên tiếng Trung-Anh của các đảo ở Nam Hải (Trung Quốc)”, trong đó công bố tên 136 đảo ở Nam Hải. Lần thứ ba vào năm 1947 sau khi kháng chiến thắng lợi, Bộ Nội chính đã công bố “Biểu đối chiếu tên cũ và tên mới đối với các đảo ở Nam Hải (Trung Quốc)”, trong đó bao gồm tên của 172 hòn đảo. Mỗi lần đặt tên đều vẽ trên bản đồ. Những tin tức gần đây cho thấy mức độ chống TQ của VN đã đến mức không thể chịu đựng nổi, đã đến lúc TQ lại phải dạy cho VN một bài học.
VN hiện đang thăm dò “vạch đỏ” chiến tranh của TQ. Bước sang thế kỷ mới, TQ đã đề xuất chiến lược ngoại giao “thế giới hài hoà”, cho nên VN đã đưa ra sự lựa chọn giữa chiến tranh và hoà bình với TQ (chiến lược lãnh thổ và ngoại giao); hòng lợi dụng ảnh hưởng quốc tế để gây sức ép với TQ, đặc biệt vào lúc vấn đề Đài Loan đang nóng lên và Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh sắp diễn ra, VN càng liều lĩnh, muốn liên hợp với Mỹ kiềm chế ảnh hưởng của TQ ở khu vực châu Á-TBD. Nam Hải nằm trên tuyên đường vận chuyển trên biển từ eo biển Malắcca đến Đông Bắc Á, tầm quan trọng địa-chiến lược không thể phủ nhận. Nếu kiểm soát khu vực này có thể ngăn cản việc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nhật Bản (NB), làm rối loạn việc điều hành tuyến vận chuyển và chỉ huy lực lượng hải quân của Mỹ và đồng minh. Ngược lại, nếu Mỹ kiểm soát khu vực này thì có thể răn đe có hiệu quả TQ. Mặc dù TQ đã sớm tuyên bố “Mỹ không có liên quan gì đến tranh chấp ở Nam Hải, vì thế không nên can thiệp vào”, nhưng Mỹ muốn duy trì quyền đi lại tự do trên biển Nam Hải, nên khó tránh khỏi sự can thiệp của Mỹ. Những biểu hiện thiện chí của Mỹ rõ ràng đã làm tăng thêm dũng khí cho VN, mới khiến VN dám đương đầu với TQ.
VN là nước vong ơn bội nghĩa, trong thời kỳ Mỹ xâm lược VN, TQ đã giúp VN tài lực và vật lực để đánh đuổi Mỹ. Nhưng không ngờ cuối cùng VN trở mặt đối với TQ: Bắt đầu từ năm 1977, đã tiến hành bài Hoa chống Hoa, trục xuất người Hoa, thậm chí đưa ra yêu cầu lãnh thổ đối với TQ, gây mâu thuẫn ở khu vực biên giới, không ngừng gậm nhấm lãnh thổ của nước ta, phá hoại mốc cắm giữa biên giới hai nước, thay đổi dòng chảy trên các dòng sông, thậm chí có lúc bắn súng qua biên giới.
Ngay từ cuối năm 1978, khoảng 22 vạn quân TQ đã tập kết với quy mô lớn ở khu vực biên giới Trung-Việt ở tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Bắc Kinh bắn tin muốn VN rút quân khỏi Campuchia, nếu không sẽ dạy cho VN một bài học. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh biên giới, bộ máy tuyên truyền của VN rêu rao VN là “cường quốc quân sự thứ 3 thế giới”, một lính VN có thể đối phó được 30 lính TQ, còn nói sẽ đánh đến Nam Ninh rồi ăn điểm tâm sáng, nơi nào có cây hoa gạo thì đều là lãnh thổ của VN, mục đích là muốn kích động quyết chiến một trận với TQ. Nhưng VN không biết rằng trong thời kỳ “kháng Mỹ viện Việt”, TQ đã nắm rất rõ mọi địa hình, công sự trên biên giới của phía VN. Quân đội TQ đã dùng pháo, tên lửa, súng phóng hoả để đối phó khiến các công sự kiên cố không có tác dụng gì, không thể ngăn cản được đại quân TQ. Sau khi bị mất Lạng Sơn, Hà Nội lập tức động viên chiến tranh toàn dân. Tại Hà Nội người già trẻ con thì đi sơ tán, thanh niên trai tráng thì đào công sự. Cùng ngày, TQ tuyên bố rút quân. Hà Nội vẫn phòng bị, lo lắng quân đội TQ quay trở lại.
Quần đảo Trường Sa từ trước đến nay luôn là lãnh thổ thiêng liêng của TQ. TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa. Bắt đầu từ thập kỷ 60, đặc biệt từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 đến nay, các đảo nổi lên mặt biển và khu vực biển phụ cận của quần đảo Trường Sa đã bị các nước xung quanh xâm chiếm. cướp đoạt tài nguyên. Trong đó bao gồm VN, Philippine, Malaysia và Brunei; VN, Malaysia và Philippine còn chiếm đóng quân sự đối với các đảo; Indonesia thì chiếm một phần khu vực biển; cộng thêm TQ và Đài Loan, hình thành nên thế đối đầu ở quần đảo Trường Sa giữa 6 nước và 7 bên. Đến cuối năm 1991, ngoài 6 đảo mà quân ta kiểm soát và Đài Loan kiểm soát đảo Thái Bình ra, 44 đảo khác bị VN, Philippine và Malaysia xâm chiếm, trong đó VN là nước duy nhất đưa ra yêu cầu chủ quyền toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa, cũng là nước hiện đang có lợi ích lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với nước ta. Trong thế kỷ trước TQ và VN (Bắc và Nam) đã từng 2 lần hải chiến ở quần đảo Trường Sa, đều kết thúc với chiến thắng của TQ. Hiện nay trong vấn đề lãnh thổ TQ vận dụng sách lược “giấu mình chờ thời”, “gác tranh chấp cùng khai thác”, chú trọng “gác tranh chấp”. Trên thực tế là chú ý đến nhân tố quốc tế phức tạp, chú ý đến ảnh hưởng của cuộc chiến tranh khu vực có thể xẩy ra đối với sự phát triển của đất nước ta. Nhưng VN đã coi sự khoan dung của TQ như là sự mềm yếu, lấn dần từng bước. Tháng 4 năm nay, bất chấp sự phản đối của phía TQ VN đã quyết định hợp tác với hãng dầu BP của Anh khai thác dầu khí ở Trường Sa. Điều này đã công khai thách thức chủ quyền lãnh thổ của TQ, thăm dò dây thần kinh chiến tranh của TQ.

VN là nước xâm chiếm nhiều đảo nhất ỏ quần đảo Trường Sa, chiếm tới một nửa toàn bộ quần đảo Trường Sa, cho nên TQ phải giải quyết vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa. Trước hết việc giải quyết các đảo VN chiếm đóng là việc làm cấp bách. Trong hải chiến hiện đại, muốn kiểm soát biển trước hết phải kiểm soát trên không, tuy quần đảo Trường Sa cách lục địa nước ta mấy trăm hải lý, nhưng máy bay chiến đấu của nước ta hoàn toàn có thể đối với được với mối đe dọa ở mức độ hạn chế của không quân VN. Hiện nay hải quân VN có tàu tốc hạm mang tên lửa “Con nhện” với số lượng không nhiều, quả thực là mối đe dọa không nhỏ đối với hải quân nước ta. Nhưng tin rằng quân đội TQ tuyệt đối có khả năng một lần nữa lại có thể nhấn chìm hải quân VN xuống Thái Bình Dương. Chỉ cần giải quyết xong VN, các tranh chấp lãnh thổ với các nước khác cũng sẽ được giải quyết. VN chủ định muốn làm “con gà”, cho nên TQ phải chuẩn bị tốt cho việc “giết gà dọa khỉ”.

---------------------
Chọc giận Trung Quốc : Việt Nam đã chuẩn bị lãnh đòn chưa ?

Copy bản dịch của bạn thanhthuyhuongtb từ ttvnol forum


中国是否会武力夺会被越南实际占领并进行开发的南沙群岛,关键不取决于军事技术,而是取决于利益的分析。
Trung Quốc liệu có dùng vũ lực để lấy lại quần đảo Nam Sa đang bị Việt Nam chiếm giữ và khai thác, mấu chốt không phải ở kỹ thuật quân sự mà là quyết định bởi sự phân tích những lợi ích về kinh tế.
首先,我们分析一下,中国如果对越南开战,夺回南沙,会得到哪些利益:
Trước hết, chúng ta hãy phân tích: nếu Trung quốc khai chiến với Việt Nam, thu hồi Nam Sa sẽ đạt được những lợi ích gì:
一、维护了国家的领土完整。南沙自古就是中国的领土。收回南沙,可以进一步完成中国实际上的统一。
1 Bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ. Nam Sa từ xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc, thu hồi Nam Sa có thể tiến thêm một bước trong việc hoàn thành thống nhất TQ trên thực tế.
二、使中国完全拥有了南沙的油汽资源,从经济利益的角度看,这笔资源的经济 价值是相当可观的。据我国海洋、地质和石油等部门专家勘测,我西、南、中沙群岛附近海域的石油储量可达323亿吨,天然气可达几十万亿立方米,具备多层生 油、多层储油的特点,具有巨大的开发潜力和价值,可与波斯湾、墨西哥湾、欧洲北海等相媲美,被称为“第二个中东”。有鱼类2000多种,其中经济价值较高 的鱼类多种,贝类200多种,海参20多种,水产品蕴藏量居全国第一。除此之外,还蕴藏着极其丰富的石油、天然气、铜、铅、锌、银、金、锰结核和金属软泥 等。可见,南沙的收回,将为我国的经济发展带来强劲的动力。
2: Giúp Trung Quốc hoàn toàn sở hữu được nguồn tài nguyên dầu khí ở Nam Sa, xét từ góc độ kinh tế thì giá trị của nguồn tài nguyên này rất khả quan. Theo sự thăm dò, tính toán của các chuyên gia các ngành hải dương, địa chất và dầu khí, thì trữ lượng dầu của các vùng biển quanh quần đảo Tây, Nam, Trung Sa của chúng ta có trữ lượng đạt 32,3 tỉ tấn. Khí thiên nhiên đạt tới hàng chục vạn tỉ mét khối, đặc điểm là có nhiều tầng sinh dầu, có giá trị tiềm năng khai thác khổng lồ, sánh ngang với vịnh Mêxico vịnh Batư hay Bắc Hải của Châu Âu, được coi là Trung Đông thứ hai. có hơn 2000 loài cá, trong đó có nhiều lọai cá có giá trị kinh tế cao, có 200 lọai sò, hơn 20 loaị Hải Sâm. dự trữ thủy sản lớn nhất cả nước. Ngòai ra đây còn có tài nguyên dầu,khí thiên nhiên, đồng, chì ,bạc,vàng, mangan và các kim lọai khác phong phú .. từ đó có thể thấy được, thu hồi Nam Sa sẽ là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước chúng ta phát triển.
三、收回南沙,可以进一步巩固中国的海防,保护中国的南大门,为中国的海上通道保驾护航,从而,提高中国进入太平洋、进出马六甲海峡和印度洋的能力。
3: Thu hồi được Nam Sa, có thể củng cố vững chắc phòng thủ trên biển của Trung Quốc, bảo vệ được cánh cửa phía nam, bảo vệ được tuyến hàng hải và thuyền bè qua lại trên biển của Trung Quốc. từ đó nâng cao khả năng Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương, ra vào eo biển Malacca và Ấn Độ Dương.
四、振慑台湾,从而使和平解决台湾问题成为可能,有利于实现台湾问题的最终解决。
4, Đe dọa Đài Loan, từ đó biến việc giải quyết hoà bình vấn đề Đài Loan thành hiện thực, có lợi cho việc thực hiện mục tiêu cuối cùng là giải quyết Đài Loan.
如果用武力收回南沙,中国会失去什么呢?主要有以下五个方面:
Nếu như sử dụng vũ lực để thu hồi Nam Sa, Trung Quốc sẽ mất gì ? Chủ yếu gồm 5 thứ:
一、会失去中国争取东盟,建立经济合作区的机会,使中国在短期内失去对东盟的影响,从而使日本、韩国乘机而入。
1, Mất đi cơ hội tranh thủ ASEAN, xây dựng khu hợp tác kinh tế, khiến Trung Quốc mất đi ảnh hưởng đối với Đông Nam Á trong một thời gian ngắn, làm cho Nhật Bản và Hàn Quốc thừa cơ lợi dụng.
二、会失去中国在东盟的市场,2006年,中国-东盟双边贸易额达597.6亿美元,东盟已跃升为中国第4大贸易伙伴。
2, Mất đi thị trường ở ASEAN, năm 2006 mậu dịch hai bên Trung Quốc- ASEAN đạt 59,76 tỉ đô la, ASEAN đã trở thành bạn hàng mậu dịch lớn thứ 4 của Trung Quốc.
三、东盟可能会利用此机会,加强与台湾的联系,从而形成不利于大陆的国际环境,影响台湾的统一大业。
3, ASEAN có thể lợi dụng cơ hội này để tăng cường quan hệ với Đài Loan, ảnh hưởng bất lợi đến quan hệ quốc tế của đại lục, ảnh hưởng đến "đại nghiệp" thống nhất Đài Loan.
四、以美国为首的国家会加强对越南的控制,美军可能会乘机进驻越南。
4, Các quốc gia đứng đầu là Mỹ sẽ tăng cường khống chế Việt Nam , quân Mỹ có thể thừa cơ tiến vào Việt Nam.
、美国等欧洲国家可能会对中国进行经济制裁。
5: Mỹ và Liên Minh Châu Âu có thể tiến hành trừng phạt kinh tế Trung Quốc
如果中国不使用武力收回南沙,中国除了不能获得收回所获得的利益外,还会有以下三个方面的损失:
Nếu như Trung Quốc không sử dụng vũ lực để thu hồi Nam Sa, ngòai việc không đạt được những lợi ích của viện thu hồi , mà sẽ bị tổn thất trên 3 mặt sau .
一是南沙的资源大量地流失,被越南无偿开发。
1. Nhiều tài nguyên của Nam Sa sẽ bị thất thoát, bị Việt Nam khai thác trắng
二是越南推动南沙国际化后,增加了中国武力收回南沙难度,使得南沙的 问题 越来越难以解决。
2. Sau khi Việt Nam quốc tế hóa Nam Sa, gây thêm khó khăn cho Trung Quốc trong việc dùng vũ lực để thu hồi, khiến cho vấn đề Nam Sa ngày càng khó giải quyết.
三是使得东盟等国家认为中国患得患失,从而进一步加强对南中国海的掠夺。
3. Khiến các quốc gia ASEAN cho rằng Trung Quốc chấp nhận mất lãnh thổ, từ đó tăng cường các họat động tranh đoạt lên biển nam Trung Quốc.
而且,从中国高速发展的经济 实际来讲,美欧,包括东盟的一些国家,也不可能从根本上会放弃中国这个大的市场,所以,所谓的制裁等等,都必然是短期的行为,只要中国内部不乱,一切反对 中国的力量就不可能得呈。更何决,一切国际交往,皆以利益为准则,中国也可以利用这一点,来化解武力解决南沙问题可能带来的不利影响。
Vả lại, xét từ tốc độ phát triển kinh tế cao của Trung quốc, thì Âu Mỹ, bao gồm cả 1 số nước ASEAN, cũng không thể bỏ qua được thị trường Trung Quốc to lớn, cho nên dù họ có dùng những biện pháp trừng phạt kinh tế gì đi chăng nữa, thì cũng chỉ là những biện pháp mang tính ngắn hạn, chỉ cần nội bộ Trung Quốc không loạn, thì mọi thế lực chống TQ sẽ không thể thành công. Huống hồ, mọi giao lưu quốc tế, đều lấy lợi ích làm chuẩn tắc, Trung quốc cũng có thể lợi dụng điển này để hóa giải mọi ảnh hưởng bất lợi do việc sử dụng vũ lực thu hồi Nam sa .
从以上分析,可以看出,武力收复南沙,利大于弊,得大于失,是中国可为之举。作为一个中国人,我希望政府能够走出患得患失的决策困局,以国家根本利益为核心,该出手时必出手,向一个大国一样的行事!
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, dùng vũ lực thu hồi Nam sa, lợi nhiều hơn hại, là một hàng động khả thi của Trung Quốc. Là một người Trung Quốc tôi mong chính phủ hãy thoát khỏi sự đắn đo bế tắc khi quyết sách, lấy lợi ích quốc gia làm trung tâm, cần ra tay thì cứ ra tay, hãy hành sự sao cho xứng là một nước lớn.
Cám ơn!