Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Re:Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Viết bởi QuangHung » Bảy T2 02, 2008 12:22 am

Phút chót, anh Huân cho em tham gia với nhé.
Quang Hung, Tokodai

Re:Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Viết bởi fan » Sáu T2 01, 2008 11:51 pm

Xin thông báo danh sách tham dự buổi nói chuyện. Hẹn gặp mọi người vào ngày mai.

NUM      Name      Company/University
1       Sato Michiaki      Hanoi Advanced Lab Inc.      Chủ tọa
2       Aono Yoshihisa      Cybozu Inc.    Người phát biểu
3      Hosoda Yohei      Jimos Inc.      Người phát biểu
4      Ngo Van Tau      Runsystem Inc.      Người phát biểu
5      Ho Huy Cuong      Vtechmate Inc.      Người phát biểu
6      Dao Duy An      Ikeshita Inc.
7      Nguyen Tuan Anh      Shizuoka City University, B4
8      Thach Thai Bao      Stagly Inc.
9      Nguyen Thai Binh      Infosys Japan Inc.
10      Le The Binh      Hitotsubashi University, D2
11      Phan Van Binh      Tosok Inc.
12      Dong Ngoc Chien      Tokyo Institute of Technology, B4
13      Nguyen Duc Dung      KDDI Inc.
14      Le Dinh Duy      National Institute of Informatics, PostDoc
15      Dang Quang Duy      Tokyo Institute of Technology, B3
16      Trinh Thi Thanh Duyen      Chiba University , M1
17      Nguyen Thai Ha      Company of Tokyo
18      Nguyen Duc Hai      Saitama University, D1
19      Le Duyen Hai       Nihon Koei Inc.
20      Dinh Ngoc Hai      Asia New Power Inc.
21      Nguyen Thi Thanh Hai      Waseda University, PhD
22      Pham Van Hai      Tokyo Institute of Technology
23      Mai Hoang     Ibaraki University  B4
24      Pham Duy Hoc      Yokohama National University, M1
25      Pham Thanh Hiep      Yokohama National University, M1
26      Dinh Van Hiep      Saitama University, D1
27      Nguyen Tuong Huan      Yokohama National University, M1
28      Tran Thi Huong      Tokyo Institute of Technology, D2
29      Do Ngoc Hung      Tokyo Institute of Technology, M2
30      Pham Hung      Tokyo Institute of Technology, M1
31      Tran Viet Hung      Waseda University, D1
32      Thu Huong      Tokyo University, B1
33      Trinh The Huynh      Kosen
34      Vo Duc Khanh      Denso IT Research Lab Inc.
35      Dang Ba Khoi      Tokyo Argriculture&Technology Uni. M2
36      Pham Hoang Kien      Yokohama National University, Doctor
37      Pham Manh Lan      Tokyo Institute of Technology, B3
38      Nguyen Xuan Long      Visualand Inc.
39      Nguyen Hai Minh      Teamlab Inc.
40       Ono      SIBS Inc.
41       Nakamura       Esparento Inc.
42      Le Anh Ngoc      Tokyo Institute of Technology, M1
43      Vu Trong Nghia      Merx System Inc.
44      Nguyen Trong Nghia      Shizuoka University, B4
45      Ong Ich Nguyen      Subaru_OE Inc.
46      Dao Vinh Ninh      University of Tokyo, M2
47      Vu Le Bich Phuong      Tokyo Institute of Technology, M1
48      Nguyen Tran Phuong      Waviet Inc.
49      Phan Van Quang      Chiba University , M2
50      Bui Trong Quan      Applied Materials Japan Inc.
51      Nguyen Huu Quy      Tokyo Institute of Technology,B1
52      Nguyen Duy Sinh      Forum8 Inc.
53      Doan Son      National Institute of Infomatics
54      Tran Ngoc Son      GNEXT Inc.
55      Ho Dac Nhan Tam      IT Company
56      Nguyen Danh Thang      Yokohama National University D1
57      Nguyen Sy Thang       Vtechmate Inc.
58      Hoang Chi Thanh      University of Tokyo, M1
59      Dang Kien Thanh      Teamlab Inc.
60      Tran Viet Thanh      University of Tokyo, M1
61      Nguyen Duc Thien       Hanoi Advanced Lab Co.
62      Do Tien Thinh      Yokohama National University,D1
63      Do Ha Thu      University of Tokyo, M1
64      Vu Hong Thu      Kokushikan University, B4
65      Nguyen Minh Tuan      Tsukuba University, B2
66      Kieu Thanh Tung       Kokushikan University, B4
67      Dang Ba Khac Trieu      Tsukuba University, M2
68      Mr.Kawai       Dengono Inc.
69      Mr.Mase Yoshiaki      Luxeys Inc.
70      Trinh Van Vinh      LAID Inc.

Re:Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Viết bởi fan » Sáu T2 01, 2008 2:03 pm

Chiều tối nay lúc 6h10 trên kênh NHK có chương trình Khởi nghiệp có giới thiệu về công ty Vtechmate của anh Hồ Huy Cường.
Bạn nào rảnh rỗi chú ý đón xem nhé.

Re:Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Viết bởi DaicaThay » Tư T1 30, 2008 6:10 pm

Assukioh và Daicathay PM địa chỉ email cho mình nhé.
Mình sẽ gửi thông tin và アンケート ve buoi seminar cho anh em. ヨロシク。

ong@subaru-oe.co.jp
よろしく。

Re:Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Viết bởi fan » Tư T1 30, 2008 2:20 pm

Assukioh và Daicathay PM địa chỉ email cho mình nhé.
Mình sẽ gửi thông tin và アンケート ve buoi seminar cho anh em. ヨロシク。

Re:Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Viết bởi DaicaThay » Tư T1 30, 2008 9:22 am

Cho mình đăng kí một xuất tham dự.
Họ tên: Ông Ích Nguyên
Nơi làm việc: Subaru-OE

Re:Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Viết bởi fan » Tư T1 30, 2008 1:37 am

Xin giới thiệu một số thông tin về những nhà khởi nghiệp phát biểu trong buổi thảo luận lần này.

1. Ông Sato Michiaki
- Năm 1989, tốt nghiệp đại học điện tử thông tin Tokyo khoa kinh doanh công nghiệp, vào làm việc tại công ty Recruit
- Năm 2003, thành lập công ty Harapan, chủ tịch HĐQT
- Năm 2006, thành lập công ty Hanoi Advanced Lab, chủ tịch HĐQT

2. Ông Aono Yoshihisa
- Năm 1994, tốt nghiệp đại học Osaka khoa CNTT, vào làm việc tại công ty điện tử Matsushita.
- Năm 1997, thành lập công ty Cybozu, thành viên HĐQT
- Năm 2005, chủ tịch HĐQT Cybozu

3. Ông Hosoda Yohei
- Năm 1989, tốt nghiệp đại học điện tử thông tin Tokyo khoa kinh doanh công nghiệp, vào làm việc tại công ty Deloitte Touche Tohmatsu.
- Năm 1999, thành lập công ty Medioport, chủ tịch HĐQT
- Năm 2006, chủ tịch HĐQT công ty JIMOS
- Năm 2007, thành viên HĐQT công ty CYBIRD

4. Ông Hồ Huy Cường
- Năm 1994, ngưng học tại đại học bách khoa TPHCM, sang Nhật theo con đường du học Đông Du.
- Năm 2000, tốt nghiệp đại học điện tử thông tin Tokyo, khoa kinh doanh công nghiệp.
- Năm 2002, tốt nghiệp thạc sỹ đại học điện tử thông tin Tokyo, vào làm tại công ty Furukawadenko.
-Năm 2004, thành lập công ty VTECHMATE.

5. Ông Ngô Văn Tẩu
- Năm 1997, sang Nhật theo chương trình Kosen.
- Năm 2001, tốt nghiệp trường cao đẳng kỹ thuật Hakodate.
- Năm 2003, tốt nghiệp đại học điện tử thông tin Tokyo, khoa hệ thống thông tin.
- Năm 2005, tốt nghiệp thạc sỹ đại học điện tử thông tin Tokyo, vào làm việc tại công ty Degital Research.
- Năm 2006, thành lập công ty RunSystem.

Re:Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Viết bởi odawara12 » Ba T1 29, 2008 12:42 am

Bài viết này đọc rồi mà đọc lại vẫn thấy xúc động, anh Tẩu quả một người có ý chí cao độ !
kimi,gabaroo..!

Re:Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Viết bởi assukiioh » Ba T1 29, 2008 12:29 am


Tôi chọn mô hình:" chơi theo kiểu Việt, làm theo kiểu Nhật”.


 chí lý!!![lol]

Re:Buổi thảo luận về đề tài "Khởi Nghiệp"

Viết bởi fan » Hai T1 28, 2008 11:49 pm

Chắc nhiều anh em đã đọc rồi, nhưng mình xin post lại bài báo này để giới thiệu sơ về thông tin anh Ngô Văn Tẩu, giám đốc Runsystem. Hiện anh Tẩu đang làm việc tại Việt Nam, và BTC đã mời anh Tẩu sang Nhật tham dự buổi nói chuyện lần này. Đây là một cơ hội cho anh em tại Nhật có thể hỏi han về những kinh nghiệm, khó khăn khi một du học sinh về  Việt Nam lập nghiệp.


-------------------------------------
TT - Ngô Văn Tẩu bảo bây giờ mà nhắm mắt lại anh thấy một điều duy nhất: “Năm năm nữa, tên của Công ty RunSystem phải được niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo!”.

Chuyện của Tẩu nhiều lúc cứ lưng tưng như một cái gì đó không tin được trong cuộc đời này: từ một miền quê nghèo, đi du học thành thạc sĩ ngành công nghệ thông tin và trở về trong một ước mơ lớn: cạnh tranh cùng người Nhật.

Quê nghèo

Một ngày của hơn 11 năm trước, nghe tin thằng con mình sẽ sang Nhật Bản học, bà mẹ quê ở vùng Tứ Kỳ (Hải Dương) cứ đi ra đi vào nhấp nhổm. Tẩu đi Nhật học và bà ở nhà bệnh cả năm trời. Suốt tám năm nơi đất khách quê người, nỗi ám ảnh lớn nhất trong đầu Tẩu là bữa cơm chỉ có đĩa rau muống với chén mắm cáy và hai ông bà già nhà quê tuổi lục tuần ngồi héo hon trông con về. Nghĩ tới đó nước mắt Tẩu trào ra...

Ngày đậu Đại học Bách khoa, Tẩu thấy mình làm được tí “công trạng” đầu, còn ngày giở tờ giấy báo thấy tên mình ghi đầu tiên trong bảng kết quả đậu học bổng đi Nhật, tay chân cứ run bắn lên và trong đầu chỉ có một ý nghĩ: vậy là giải phóng gánh nặng tiền nong cho cha mẹ rồi...

Nhà nghèo, hết năm học lớp 5 Tẩu thi đậu học sinh giỏi trường xã, huyện rồi lên tỉnh học lớp 6 trường chuyên. Cứ mỗi cuối tuần bố đạp xe lên tỉnh đón Tẩu về. Tẩu ở ký túc xá (KTX) và đóng tiền ăn bằng gạo, quảy gạo lên đóng thẳng cho nhà bếp. Học đến giữa năm lớp 7 thì phải bỏ chạy về trường xã vì... hết tiền để đi học xa như vậy. Đến đầu năm lớp 8, đi thi học sinh giỏi lần nữa và lại đậu vào trường chuyên.

Không còn con đường nào khác, đành vác bị gạo lên trường học nữa. Những ngày ở KTX Tẩu chuyên môn kiếm thêm cơm cháy mà ăn. Ăn mãi, ăn mãi đến năm học thứ nhất của đại học thì phải đi mổ bao tử. Bác sĩ cấm ăn cơm trong nửa năm, mỗi ngày cho ăn năm bữa, toàn cháo.

Vào đại học có một chuyện làm Tẩu ức không chịu được: con gái của một vị trưởng phòng trong trường, học lực cũng xoàng thế mà đùng một cái, sau học kỳ đầu được đi du học ở Úc. Tức quá, liệu mình không cần là con trưởng phòng thì có đi du học được không? Lao đầu vào học như điên. Học quên cả ngày đêm. Sinh nhật, lũ bạn kéo đến phòng chúc mừng thì thằng Tẩu “ngố” lại đang ngồi trong thư viện. Bạn bè bảo “điên”. Thi toán, lý, hóa... bằng tiếng Anh. Có hai tờ giấy báo kết quả, mở tờ thứ hai không thấy tên mình, hoảng hốt; mở tờ đầu ra thấy tên mình đầu tiên, sướng như trên mây.

Lần đầu tiên bước chân tới Tokyo, cảm giác Tẩu nhớ nhất là: “Sao mình không được sinh ra ở một đất nước giàu có như thế này?”. Rồi chàng trai ấy được đưa vào nhận phòng trong KTX, Tẩu không thể tin rằng mình có thể được ở một phòng. Lần đầu tiên trong đời cậu biết thế nào là máy lạnh, tủ lạnh, bàn làm việc, tivi và... điện thoại. Choáng ngợp. Ý nghĩ lạ đến trong đầu Tẩu: “Sẽ học, học tới tiến sĩ rồi ở lại luôn cho đã!”. Nhưng chỉ một thời gian sau Tẩu chợt hiểu ra: cái vùng quê nghèo có bữa cơm rau luộc chấm mắm cáy của hai ông bà già mới là nơi mà Tẩu thuộc về.

Đường về trên xứ Phù Tang

Đầu tiên là học một năm tiếng Nhật, sau đó vào học khoa “software engineering” (kỹ sư phần mềm) của Cao đẳng Kỹ thuật Hakodate (Hokkaido). Với phương tiện học tập được trang bị “tận răng” so với VN thì chương trình cao đẳng đối với Tẩu là... xoàng. Rồi cậu sinh viên người Việt đoạt giải nhất trong cuộc thi toán học “Mathematics contest” của năm trường thuộc khối cao đẳng kỹ thuật của Hokkaido.

Rồi cơ hội mở ra lớn hơn khi chàng trai này rời phương Bắc lạnh giá của nước Nhật để về thủ đô Tokyo học chuyển tiếp đại học ở Trường đại học Điện tử thông tin Tokyo và lập tiếp một kỳ công: giải ba toàn nước Nhật của một cuộc thi lập trình cho siêu máy tính.

Đó là cuộc thi “Parallel progamming contest” với đề tài “Mô tả sự chuyển động của phân tử”. Người thi phải dùng thuật toán để tính toán sự chuyển động của phân tử rồi cho chạy trên một hệ thống gồm tám máy tính, chương trình nào chạy nhanh hơn sẽ thắng. Chương trình của Tẩu chỉ thua Đại học Tokyo và một trường nữa. Giải 3 của cuộc thi này là tiền đề cho chàng trai người Việt được chọn vào nhóm nghiên cứu đề tài cấp quốc gia của Nhật ở bậc thạc sĩ.

Ở đó, hằng tháng Tẩu phải vừa nghiên cứu, vừa báo cáo dự án với nhóm làm việc gồm các thầy ở Đại học Tổng hợp Tokyo, ĐH Công nghiệp Tokyo và nhóm kỹ sư Mitsubishi. Các giáo sư người Nhật muốn Tẩu tiếp tục hoàn tất nghiên cứu sinh tiến sĩ ở công trình này nhưng đó là lúc anh quyết định ra về...

Bước ngoặt đến với Tẩu là sau một khóa học khởi nghiệp ở bậc đại học. Khóa học “Venture business” do các giám đốc doanh nghiệp và nhà trường tổ chức, người ta hướng việc nghiên cứu kết hợp với làm kinh tế. Một cánh cửa mở ra, Tẩu muốn thử xem người Nhật đã làm mọi thứ như thế nào. Rồi nộp đơn thi tuyển vào NECSoft, một công ty phần mềm hàng đầu của Nhật thuộc Tập đoàn NEC. Thi đỗ thứ hạng cao và được mời về làm việc tại TP.HCM với mức lương khởi điểm 1.200 USD, còn ở lại Nhật thì mức lương gấp đôi.

Cuối cùng là một quyết định mới: không vào làm ở tập đoàn lớn mà phải tìm các công ty vừa tầm, mang tính đặc trưng của Nhật lại có thể giống với VN để học thử. Đó là một quyết định mà tới giờ nhìn lại Tẩu vẫn cho là mình đã “mạo hiểm”, một cơ hội rất nhiều người mơ ước đã được bỏ qua nhưng nó không làm Tẩu ân hận. Trong khi bạn bè thi vào các công ty lớn: Hitachi, Toshiba, Sony... thì có một Ngô Văn Tẩu mày mò đi làm kỹ sư cầu nối cho Digital Research, một công ty phần mềm cỡ vừa. Anh có mục đích riêng của mình: coi cách thức mà người Nhật điều hành một công ty “cỡ vừa” như thế nào...

Chạy về tương lai

“Tôi học và đi làm bán thời gian để kiếm tiền và hiểu cách thức người Nhật hành xử trong quan hệ kinh doanh. Từng chi tiết nhỏ phải được chú trọng, người Nhật có thể quan hệ với bạn lần đầu và nếu thích, mãi sau này họ sẵn sàng đặt hàng chỉ vì có tên bạn trong danh sách của công ty đó.

Kỷ luật công việc và những đòi hỏi nghiêm túc từ sản phẩm khiến người ta không được xao nhãng bất cứ lúc nào. Dù sản phẩm làm ra ở bất cứ nơi nào nhưng đã làm cho Nhật thì chất lượng phải đảm bảo “made in Japan”. Người Nhật thích những người hiểu biết về văn hóa họ. Một năm đủ để tôi học và chuẩn bị cho sự ra đời của một công ty gia công phần mềm cho người Nhật”.

Nó ra đời đúng vào ngày 1-4-2005, bạn bè bảo Tẩu phao tin đồn nhảm, chắc ít ai tin Tẩu hình thành công ty mình chớp nhoáng như chính cái tên của nó: RunSystem. Ngày kết thúc hợp đồng với Digital Research cũng chính là ngày bắt đầu cho công ty mới khi hai khách hàng Nhật đang ngồi chờ chuyến bay của Tẩu từ Sài Gòn ra Hà Nội. Cuối cùng thì RunSystem đã chạy, nói như Tẩu: “Run to the future!” (Chạy về tương lai). Ít ai biết rằng Tẩu đã từng thấy mình trơ trọi với ý tưởng về nước thành lập một công ty bởi rủ... không ai thèm về.

Ai cũng ngại, họ sợ lỡ quay về VN thì không trở lại Nhật được nữa. Ai cũng muốn đi làm, tìm cái visa vĩnh cửu rồi tính tiếp. “Đó là thời gian mà tôi thấy đơn độc dễ sợ. Nhưng nếu mình không làm, ai cũng không làm thì làm sao có chỗ để rủ rê bạn bè trở về? Chẳng lẽ ai cũng đi làm thuê hoài? Cuối cùng quyết định: làm và phải làm thành công để chứng minh với mọi người. Tôi chọn mô hình: chơi theo kiểu Việt, làm theo kiểu Nhật”.

Đó là công ty mà không ai biết đâu là giám đốc, đâu là lính bởi giám đốc ngày thường chỉ mặc áo thun, quần jean, ngồi sà vào làm tất cả mọi công việc, cáng đáng cả phần công việc mà nhân viên chưa biết hoặc chưa làm được. Buổi tối, có khi cả giám đốc lẫn lính chui vào trong căn phòng nhỏ ngủ phờ phạc như nhau.

“Đây là công việc sáng tạo, mình mà vác bộ mặt trịnh trọng, làm ra vẻ, anh em bị ức chế sao làm được”. Con số 23 kỹ sư phần mềm trong hơn nửa năm đã “đi nhanh hơn” so với dự định của Tẩu. Và 90% kỹ sư ấy vốn gốc từ nông thôn ra, thậm chí có người hiện còn đi xe đạp. Công ty có một phòng để mọi người làm việc khuya có thể ở lại, giám đốc là người ở lại nhiều nhất. Công việc suôn sẻ bước đầu kéo theo nhiều cái suôn sẻ khác: có một người bạn rất giỏi ở Nhật đã đồng ý trở về vào năm sau.

Tẩu đang vào chương trình học tiếng Nhật cho nhân viên, đến năm tới sẽ cho một số kỹ sư sang Nhật học tiếng, nhằm đào tạo nguồn kỹ sư cầu nối. “Sáu tháng nữa, trong tay tôi phải có 4-5 kỹ sư có tiếng Nhật ở trình độ 1-3. Và tham vọng lớn: sau năm năm nữa con số kỹ sư sẽ phải là 1.000 người”. Tẩu đang từng bước hướng về mục tiêu lớn này.

“Mỗi khi mệt mỏi hay nản lòng, tôi nghĩ đến bố mẹ, vậy là hết mệt, phải ngồi dậy bước tiếp thôi”. Có lẽ Tẩu là một người nặng lòng. Và có lẽ là một trong số ít ỏi những sinh viên du học đã làm được công việc “trọng đại” trong đời: nhín học bổng, đưa bố mình sang đất nước Phù Tang “du hí” một tháng trời.  Ông cụ cả đời gắn với ruộng đồng, giờ sang Nhật cứ chặc lưỡi xuýt xoa: “Ôtô nó còn nhiều hơn thóc nhà mình”; đi chơi về cứ sướng tít mắt mà kể cùng chòm xóm: “Gớm, tôi sang Nhật người ta đón như nguyên thủ quốc gia vậy”. Vậy là Tẩu thấy sướng lắm rồi...

Theo TT Online
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=124374&ChannelID=89