Viết bởi tuonglai » Sáu T4 04, 2008 12:26 pm
Thử suy nghĩ về một giải pháp cho lũ lụt ở miền Trung
- Hằng năm miền trung đều bị lũ lụt, thiên tai tàn phá. Công sức bỏ ra xây dựng làm lụng trong vòng một năm bỗng bị dòng nước cuốn trôi hết. Nhìn cảnh những em bé, cụ già co ro trong cái rét, ban ngày ngồi trên giường không dám bỏ chân xuống đất vì nước ngập mà lòng đau như cắt. Bao nhiêu năm đã trôi qua, khoa học kỹ thuật đã và đang tiến bộ như vũ bão, hàng ngày, hằng giờ. Thế mà lũ vẫn hoàn lũ, không lẽ không có cách nào để khắc phục sao.
Hãy thử suy nghĩ xem nhé, một dải đất miền Trung rất hẹp, thế mà tại sao nước lụt lại không thể chảy ra biển chỉ cách đó vài chục km. Hơn thế nữa, đất miền Trung là đất pha cát, thế mà hơn nửa tháng sau lũ nước vẫn không thể rút hết. Nếu chúng ta chỉ ngồi nhìn nước ngấm xuống lòng đất thì đúng là lâu thật. Thế thì tại sao lại không dẫn nước ra biển. Cái chúng ta cần chỉ là một hệ thống kênh dẫn nước đủ để dẫn lượng nước lụt đó ra biển càng sớm càng tốt. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm, đừng nói gì đến việc đào kênh trên đất cát. Ai có sức góp sức, ai có tiền góp tiền, ai có trí tuệ góp trí tuệ. Không lẽ bao nhiêu học giả, bao nhiêu sức trẻ hôm nay mà không thể làm được việc đó sao.
Cha ông ta ngày xưa đã xẻ dọc một dải Trường Sơn dưới mưa bom, hàng ngày hàng nghìn tấn đất đá được đào bới, bị san lấp bởi bom đạn, rồi lại đào bới bằng sức người, bằng cuốc xẻng thô sơ. Ngày nay chúng ta có máy móc, có phương tiện, có trí tuệ và tiền bạc,...Thế thì không có lý do gì mà không làm được. Chỉ cần một trái tim đầy nhiệt huyết, một tấm lòng yêu nước là bạn đã có thể góp sức được rồi. Còn chần chừ gì nữa, trước tiên hãy suy nghĩ về phương pháp trị thủy. Ai rành về địa chất tìm hiểu về địa chất của miền Trung. Ai rành về khí tượng tìm hiểu về thông tin lũ lụt, bão của các năm. Có được một bản đồ địa hình chi tiết, phân bố dân cư, sông ngòi của miền Trung trước. Rồi chúng ta hãy cùng ngồi lại để lập kế hoạch.
Lũ lụt bắt nguồn từ đâu ? Giải quyết lũ bắt đầu từ đâu ? Dẫn nước ra biển thì chúng ta hãy bắt đầu từ các vùng lũ gần biển nhất. Đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, giải quyết từng vùng, từng địa phương. Qua đó rút kinh nghiệm và phát triển dần đến hết các vùng khác. Muốn dẫn nước đi thì phải đào kênh, đào mương. 80 triệu người, mỗi năm trung bình góp 1000 đồng/1 người cũng được sơ sơ 80 tỷ. Làm theo cách của Nhật đưa thuế vào xăng (ví dụ : 100đồng/lít) cũng thu được một số tiền lớn cho việc này. Ai thử tính xem một năm Việt nam tiêu thụ bao nhiêu lít xăng.
Thành viên Đông Du của chúng ta càng ngày càng đông hơn, nhiều người đã học xong và đang đi làm, cũng có nhiều người trong ngành kiến trúc, xây dựng,...Cùnh nhau góp mỗi người một ít sức để tìm ra một phương án cho vấn đề lũ lụt miền Trung. Anh em thấy thế nào ?
Thử suy nghĩ về một giải pháp cho lũ lụt ở miền Trung
- Hằng năm miền trung đều bị lũ lụt, thiên tai tàn phá. Công sức bỏ ra xây dựng làm lụng trong vòng một năm bỗng bị dòng nước cuốn trôi hết. Nhìn cảnh những em bé, cụ già co ro trong cái rét, ban ngày ngồi trên giường không dám bỏ chân xuống đất vì nước ngập mà lòng đau như cắt. Bao nhiêu năm đã trôi qua, khoa học kỹ thuật đã và đang tiến bộ như vũ bão, hàng ngày, hằng giờ. Thế mà lũ vẫn hoàn lũ, không lẽ không có cách nào để khắc phục sao.
Hãy thử suy nghĩ xem nhé, một dải đất miền Trung rất hẹp, thế mà tại sao nước lụt lại không thể chảy ra biển chỉ cách đó vài chục km. Hơn thế nữa, đất miền Trung là đất pha cát, thế mà hơn nửa tháng sau lũ nước vẫn không thể rút hết. Nếu chúng ta chỉ ngồi nhìn nước ngấm xuống lòng đất thì đúng là lâu thật. Thế thì tại sao lại không dẫn nước ra biển. Cái chúng ta cần chỉ là một hệ thống kênh dẫn nước đủ để dẫn lượng nước lụt đó ra biển càng sớm càng tốt. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm, đừng nói gì đến việc đào kênh trên đất cát. Ai có sức góp sức, ai có tiền góp tiền, ai có trí tuệ góp trí tuệ. Không lẽ bao nhiêu học giả, bao nhiêu sức trẻ hôm nay mà không thể làm được việc đó sao.
Cha ông ta ngày xưa đã xẻ dọc một dải Trường Sơn dưới mưa bom, hàng ngày hàng nghìn tấn đất đá được đào bới, bị san lấp bởi bom đạn, rồi lại đào bới bằng sức người, bằng cuốc xẻng thô sơ. Ngày nay chúng ta có máy móc, có phương tiện, có trí tuệ và tiền bạc,...Thế thì không có lý do gì mà không làm được. Chỉ cần một trái tim đầy nhiệt huyết, một tấm lòng yêu nước là bạn đã có thể góp sức được rồi. Còn chần chừ gì nữa, trước tiên hãy suy nghĩ về phương pháp trị thủy. Ai rành về địa chất tìm hiểu về địa chất của miền Trung. Ai rành về khí tượng tìm hiểu về thông tin lũ lụt, bão của các năm. Có được một bản đồ địa hình chi tiết, phân bố dân cư, sông ngòi của miền Trung trước. Rồi chúng ta hãy cùng ngồi lại để lập kế hoạch.
Lũ lụt bắt nguồn từ đâu ? Giải quyết lũ bắt đầu từ đâu ? Dẫn nước ra biển thì chúng ta hãy bắt đầu từ các vùng lũ gần biển nhất. Đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, giải quyết từng vùng, từng địa phương. Qua đó rút kinh nghiệm và phát triển dần đến hết các vùng khác. Muốn dẫn nước đi thì phải đào kênh, đào mương. 80 triệu người, mỗi năm trung bình góp 1000 đồng/1 người cũng được sơ sơ 80 tỷ. Làm theo cách của Nhật đưa thuế vào xăng (ví dụ : 100đồng/lít) cũng thu được một số tiền lớn cho việc này. Ai thử tính xem một năm Việt nam tiêu thụ bao nhiêu lít xăng.
Thành viên Đông Du của chúng ta càng ngày càng đông hơn, nhiều người đã học xong và đang đi làm, cũng có nhiều người trong ngành kiến trúc, xây dựng,...Cùnh nhau góp mỗi người một ít sức để tìm ra một phương án cho vấn đề lũ lụt miền Trung. Anh em thấy thế nào ?