Nippon Bujutsu Sinmyouki

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Nippon Bujutsu Sinmyouki

Re:Nippon Bujutsu Sinmyouki

Viết bởi Kongou-Musha » Tư T12 16, 2009 3:33 pm

 齋藤彌九郎

 幕末時代、江戸で劔道の三傑と稱せられたのは、お玉ケ池の北辰一刀流千葉周作、高橋蜊河岸〔あさりがし〕の鏡心明智流の桃井春藏及び九段坂上三番町の神道無念流齋藤彌九郎の各道場であつて、各門弟三千人と稱せられた。
 齋藤彌九郎は越中國氷見郡佛生寺の農家に生れたのであるが、十五歳の時、僅かに銀一分を持つて江戸へ上つたのであるが、數ケ月にして板橋へ出た時、懐ろには僅かに二朱しか餘つてゐなかつたが、その中から焼芋を求めて食ひ、郷里を出て以來はじめて温い物を口にしたといふことである。
 それから岡田十松の門に入り、遂に師業を嗣ぐやうになつた。
 斯くて劍道の大家となつたが、水戸の藤田東湖、伊豆の江川太郎左衛門等と交り深く、水戸、長州をはじめ諸藩より知遇を受け、維新の業に直接間接貢献することが少くは無かつた。
(齋藤彌九郎傳)

Vào cuối thời Mạc Phủ Edo (Bakumatsu), có ba nhân vật được xưng là tam kiệt trong làng kiếm ở Edo là Chiba Shusaku thuộc phái Hokushin Ittou Ryu ở Otama ga Ike, Momoi Shunzou thuộc phái Kyoushin Myouchi Ryu ở ven song Asarigashi và Saitou Yakurou thuộc phái kiếm Shintou Munen Ryu ở khu phố thứ ba trên dốc Kyudanzaka (dốc 9 bậc). Mỗi võ đường có chừng ba ngàn môn đệ theo học.
Saitou Yakurou sinh ra trong một gia đình nông dân thuộc làng Phật Sinh Tự (Butsujouji), quận Himi. Năm 15 tuổi, Yakurou chỉ mang theo một ít bạc lên Edo. Mấy tháng sau, khi đến khu Itabashi thì trong túi chỉ còn lại 2 xu, Yakurou dùng mua khoai nướng mà ăn. Đó là lần đầu tiên Yakurou được ăn đồ nóng kể từ khi rời khỏi làng.
Sau đó Yakurou gia nhập hàng môn đệ của Okada Jumatsu rồi kế nghiệp thầy, kết giao với các danh sĩ đương thời như Fujita Touko ở Mito, Egawa Tarouzaemon ở Izu và được chư hầu các phiên đãi ngộ hậu hỹ. Dù trực tiếp hay gián tiếp thì Yakurou cũng là người cống hiến không ít vào sự thành công của công cuộc duy tân thời Meiji.

(Theo “Saitou Yakurou den”)

水戸の浪士に組して、井伊大老を襲撃した一人、有村治左衛門は江戸にゐる時分、よく好んで辻斬に出たものだが、薩摩人の辻斬の方法は、その頃劍法を心得たものも怖れたものであつた、幕府の同心の或者が云ふことには、

「劍道達者の者と雖も歩きながら人を斬ることは非常にむづかしいことで、不意に行く人を斬らうとするには自分が先づ立ち止まつて體を構へてから刀を拔かなければならないのだが、薩摩人は居合の一流で、歩きながら刀を拔き、すれ違ひざまに行人を斬り放して置き、忽ち刀を収めて悠々と歩み去る故、斬られたものが殆んど避ける隙もない、それに普通の人は如何に勇氣ある人でも一度び人を斬れば眼面に不穏の色が表れるものだから、物馴れた同心や岡ツ引達は一目見れば怪しいと思ふけれども、薩摩人は毎度辻斬に馴れて膽が据つてゐるせいか更に顔色にも表れない、吾々も役目によつて辻斬のあとを驗べに行きその附近に薩摩武士がゐると確かに此人が斬つたに相違ないと思ひながら餘り平氣な面をしてゐるので、此方が心おくれ或は證據があつても相手が命知らずの無法者だから捕り方の方で危きに近寄らない傳でみすみす見遁すことも多かつた。」
 と、こんな時代であつたから、辻斬は愈々流行し、殊に幕人を斬ることを名譽とするやうな風があつて、幕府のお目付田村幾之進といふのが供を二人召し連れたにも拘らず柳原で辻斬の爲に主從三人とも斬り殺されたやうなことがある。
 有村はこの例によつて或夜九段坂の上の人通り淋しい處で待つてゐると、最初に來たのは血氣旺んな武士であつたが、何か寄合ひにでも出かける處か一升徳利を下げて肩をそびやかして通つたが、治左衛門これを見て手練の居合で拔き打ちに拂つたところカチリと音がして一升徳利が二つに割れ、酒が地上へ流れ出す、その時早く武士は拔き合せて戰ふかと思ひの外一目散に逃げて行つてしまつたので、治左衛門は笑止がり徳利の辻斬に來たのではない、もう少し骨のある奴が出て來いと物陰に潜んで待つてゐる處へ、年の頃五十餘りの老人らしいのが腰に一刀を帯び、小聲に謡をうたひながら歩んで來る。
 「此奴一癖ありさうな人物だ。」
 と有村は後ろから歩み寄つて自慢の拔き打ちに斬りつけたが何の手ごたへもないのだ、之はと間の拔けた途端、早くも利き腕を取られて夢のやうにその人物にねぢ伏せられてしまつた、治左衛門は大いに驚いて跳ね返そうと焦つたけれども急所をおさへられて動くことさへ出來ない、こいつは逆にこちらが首でも取られるのかと觀念してゐたが、上に乘つてゐた老人がカラカラと笑ひ出し、
 「貴樣は却々居合が上手だな、その代り劍は餘程下手だ、拔き打ちに斬りかけた一刀は少しばかり冴えてゐたが、あとはまるでデクの坊だ、そんな腕前で人が斬れるものか、第一罪もない人を辻斬にして樂しむといふのが不心得千萬……察するところ貴樣は薩摩の武士だらう、薩摩人が近頃大分辻斬をいたすといふ評判だがけしからんことだ、貴樣の命は助けてやるから仲間の者にさう云つて、以來は必ず辻斬を止めさせろ、若し止めなければこの親爺が出かけて行つて一々首をちよん斬るからそう思へ。」
 と、嚴しく叱りつけた、治左衛門たまらないけれども薩摩と云はれたのでは藩の名にかゝはると思つて、
 「否、拙者は薩摩人ではない、薩摩の藩士ではないから仲間の者にどうのかうのといふことは出來ぬ、斯うなつた以上は斬るともどうとも勝手にせよ。」
 と減らず口を叩いた、老人はその剛情を心憎く思ひ、
 「よしよし、剛情をいふなら一つ攻めてやる、これでもかこれでもか。」
 と急所を締め上げたので治左衛門は骨身が碎け散るほどの苦しみであるけれども愈々剛情を張つて死んでも白状しない根性が見えたので老人も遂に攻めあぐみ、
 「なかなか剛情の奴だ、だがその剛情に頼もしい處があるから助けて置いてやるぞ。」
 といつてそのまゝ立ち上つて再び小謡をうたつて悠々と歩み去つた。
 あとで治左衛門は痛みと苦しみをこらへて起き上つたが、この老人の態度に感心して果して何人であらうかとその後をついて行つて見ると、老人は當時飯田町に道場を開いてゐた江戸一流の劍士齋藤彌九郎であつた、そこで、治左衛門は成るほどと感心し、その後齋藤の門に入つて劍法を學び、後には有數の達人となつて自ら道場を開くに至つた。
(西郷隆盛一代記)

Vào thời Mạc Phủ Tokugawa có tên Arimura Jisaemon từng kết bè với đám võ sĩ giang hồ ở Mito ám sát quan Đại Lão Ii Naosuke. Lúc hắn còn ở Edo rất thường hay rình chém người ở góc đường (tsujigiri)(1). Phương pháp chém tsujigiri của phiên Satsuma nguy hiểm đến nỗi những kẻ học võ nghệ kiếm pháp đương thời cũng phải sợ.  Có một viên Doushin(2) của Mạc Phủ kể về tsujigiri của Satsuma như sau:
“Dù có là cao thủ kiếm thuật đi nữa thì cũng chẳng dễ gì vừa đi vừa chém người. Nếu xuất kỳ bất ý định chém người thì đầu tiên bản thân mình phải dừng bước, chỉnh lại tư thế rồi mới rút kiếm. Nhưng bọn Satsuma có một phái Iai(3) vừa đi vừa tuốt kiếm, thấy người đi ngang qua thì chém chết trong nháy mắt rồi lập tức tra kiếm vào bao, ung dung bước đi nên hầu như nạn nhân chẳng có cơ né tránh. Hơn nữa, người thường dù có to gan đến đâu thì khi chém xong người, khuôn mặt, ánh mắt cũng không thể giấu nỗi vẻ bất an nên bọn Doushin hay Okkapiki(4) dày dặn chỉ cần nhìn qua một lần là sinh nghi và tóm gọn ngay. Nhưng bọn võ sĩ Satsuma, hoặc vốn đã quen chém người hoặc vốn to gan đại đởm mà trên mặt chẳng lộ chút khí sắc nào. Bọn tôi cũng nhiều lần làm nhiệm vụ đến điều tra sau những vụ chém người, nếu lúc đó có tên võ sĩ Satsuma nào quanh quẩn ở đó thì đều chắc mẩm rằng thủ phạm là hắn, nhưng vì đối phương là kẻ vô lại liều lĩnh nên dù có chứng cớ rõ ràng cũng đành phải bỏ qua nhiều vụ”.
Bối cảnh đương thời là như vậy. Đương thời có xu hướng cho rằng chém người của Mạc Phủ là điều vinh dự nên tục thử kiếm tsujigiri ngày càng thịnh hành trong xã hội. Như trường hợp của quan giám sát Tamura Ikunoshin dẫn theo hai tên hầu đi đến khu Yanagiwara thì bị bọn tsujigiri chém chết cả chủ lẫn tớ.
Một đêm nọ, Arimura theo thói quen lên dốc Kyudanzaka, nấp ở nơi vắng vẻ đợi người qua lại. Người đầu tiên hắn thấy là một võ sĩ mặt mũi có vẻ dữ tợn, vắt ngang bầu rựu trên vai, ngất ngưỡng đi đến. Arimura trông thấy liền rút gươm đánh xoạt một cái, xoảng, bầu rượu đứt làm đôi, rượu đổ cả ra đất. Cứ nghĩ võ sĩ nọ sẽ tuốt gươm đánh trả nhưng không ngờ lại bỏ chạy ngay lập tức khiến Arimura cười thầm trong bụng, hóa ra mình đến đây chỉ để chém bình rượu thôi à. Nghĩ rồi hắn lại nấp vào chỗ tối, đợi kẻ có chút can đảm hơn. Vừa hay lúc ấy có một lão nhân tuổi chừng ngoài năm mươi, hông đeo kiếm, vừa đi vừa nghêu ngao hát.

- Lão này có vẻ khó chơi đây.

Nghĩ rồi Arimura từ sau lưng bước tới, toan trổ ngón nghề rút kiếm chém nhanh thì không ngờ, ngay lúc ấy cánh tay thuận của hắn đã bị người kia tóm lấy, bẻ quặt ra. Arimura hốt hoảng toan vùng dậy nhưng đã bị chèn mất chỗ hiểm nên không tài nào cử động được, mà không chừng người kia cũng có thể dễ dàng lấy được đầu hắn từ tư thế áp đảo này. Arimura vừa nghĩ vậy thì lão nhân đang cưỡi trên người hắn cất tiếng cười sang sảng.

- Xem ra mi cũng giỏi thuật rút kiếm đấy, nhưng ngươi dụng kiếm còn khá tệ. Đường kiếm tuốt ra cũng có chút khí chất nhưng còn lại thì là đồ bỏ đi cả. Tay nghề như thế thì chém được ai hở con? Thứ nữa, mi lấy việc chém người vô tội làm thú vui, thật là xấc láo. Xem chừng nhà ngươi cũng là phường võ sĩ Satsuma. Gần đây bọn Satsuma lộng hành chém người dọc đường nhưng ta tha cho cái mạng nhà ngươi, về mà thông báo với đồng bọn rằng từ nay chớ có tái phạm nữa. Nếu vẫn còn rình chém người thì lão già này sẽ lấy đầu từng đứa một.

Bị lão nhân mắng thậm tệ, Arimura trong bụng bực lắm nhưng nghe chạm đến danh dự phiên Satsuma thì cố nhịn nhục.

- Nói bậy. Mỗ đây chẳng phải người Satsuma, vậy nên chẳng thể nào nói này nói nọ được. Đã thế này thì lão muốn chém thì cứ chém.

Arimura nói gỡ gạt chỉ càng khiến lão nhân thêm ghét thói cứng đầu,

- Được! Nếu mi còn cứng đầu thì thử thế này xem sao.

Lão nhân nói rồi càng xiết chặt chỗ hiểm, Arimura khắp người đau đớn, xương khớp như vỡ vụn nhưng vốn đã sẵn sàng chịu chết nên chẳng khai nhận nửa lời. Lão nhân thấy vậy cũng đành bó tay,

- Mi quả thực là đứa cứng đầu. Nhưng cứng đầu cũng có chỗ dùng của nó, vì vậy lần này ta tha cho cái mạng.

Lão nhân nói rồi liền đứng dậy, ung dung bước đi, miệng thầm câu hát. Arimura Jisaemon cố chịu đau lồm cồm bò dạy, trong lòng thầm cảm phục thái độ của lão nhân nhưng chẳng hay là thần thánh phương nào nên cất bước theo sau. Từ đó biết được lão nhân chính là Saitou Yakurou, kiếm sĩ lừng danh đang mở võ đường ở phố Meshida. Arimura cảm phục, xin nhập môn theo học kiếm pháp và trở thành một trong số ít đệ tử có tiếng của Yakurou và mở võ đường của riêng mình.

(Theo "ký ghi chép một đời Saigou Takamori")


Chú:

(1)Tsujigiri: một tục của giới võ sĩ giang hồ thời cổ, rình nấp ở góc đường để chém người nhằm thử kiếm và thử tay nghề. Đầu thời Edo tục này thịnh hành đến nỗi Mạc Phủ phải ra lệnh cấm.

(2)Doushin: một chức quan lại nhỏ phục vụ cho Mạc Phủ Edo, có nhiệm vụ bắt bớ tội phạm, giữ gìn trị an. Tương đương với chức cảnh sát bây giờ.

(3)Iai: thuật sử kiếm còn trong vỏ, xuất kỳ bất ý rút kiếm tấn công địch.

(4)Okappiki: một chức thấp hơn Doushin, làm nhiệm vụ bắt bớ.

Re:Nippon Bujutsu Sinmyouki

Viết bởi wakenai » Hai T11 17, 2008 11:58 am

thật tuyệt với những đoạn dich như thế này!学んだ!cảm ơn anh Kongou!

Re:Nippon Bujutsu Sinmyouki

Viết bởi Kongou-Musha » Hai T11 17, 2008 10:47 am

徳川家光は劍術を柳生但馬守に習つてゐた、或る時、家光が但馬をそば近く召して頭を疊へつけて拜禮してゐる處を但馬まゐると氣合をかけた途端に但馬守が家光の坐つてゐたしとねをあげたので家光は後ろへこけてしまつた。
 また柳生但馬が或時お城で敷居を枕として寝てゐた處へ、若侍共これを驚かさうと雙方から障子をヒタと立てつけた處が一尺ばかり間隔を置いて障子が動かなくなつた、但馬は眼を醒して敷居の淵[溝か?]から扇をとり出したといふことである。

(異説まちまち)

Tokugawa Iemitsu thuở còn trẻ theo học kiếm với Yagyu Tajimanokami Munenori. Một hôm Iemitsu cho vời Tajima đến gần rồi dập đầu xuống chiếu thi lễ, vừa thét to một tiếng thì Tajimanokami đã dỡ tấm đệm Iemitsu đang ngồi lên nên Iemitsu ngã ra sau mất.
Lại một lần Munenori gối đầu lên cái rầm cửa (1) trong thành mà ngủ. Bọn võ sĩ trẻ trông thấy định hù dọa Munenori nên chúng nhẹ nhàng kéo chặt cửa lùa từ hai bên lại. Nhưng hai cánh cửa chỉ còn cách khoảng một thước (2) thì không kéo được nữa, thì ra là Muenori đã tỉnh giấc rồi lấy chiếc quạt xếp từ cái rãnh trên thanh rầm cửa ra.

(Theo "Isetsu machimachi")
(1) Shikii: thanh gỗ ngang lót dưới cửa lùa kiểu Nhật, trên có khoét rãnh để đóng mở cửa.
(2) Thước Tàu, khoảng 30cm.

Re:Nippon Bujutsu Sinmyouki

Viết bởi Kongou-Musha » Ba T10 21, 2008 10:22 am

柳生但馬守宗矩は父但馬守宗嚴〔むねとし〕にも勝れる劍術の上手であつた、徳川三代將軍家光の師範となり一萬五千石にまでのぼつた人であるが、武藝のみならず才智も勝れ政道にも通じてゐた。
 或時、この宗矩、稚兒小姓に刀を持たせて庭の櫻の盛んに咲いたのを餘念なく見物してゐたが、その時、稚兒小姓が心の中で思ふよう、
 「我が殿樣が如何に天下の名人でおゐで遊ばさうとも、こうして餘念なく花に見とれておゐでなさる處をこの刀で後ろから斬りかけたらば、どうにも遁れる途はござるまい。」
 さういふ心がふとこの稚兒小姓の胸のうちに浮んだのである。
 さうするとその途端に但馬守宗矩はきつと四方を見廻して座敷に入り込んでしまつたが、尚不審晴れやらぬ體で床の柱にもたれ物をもいはずに一時ばかりぢつとして居る、近侍の面々が皆怖れあやしみ、若しや發狂でもなされたのではないかと陰口をきくものさへあつたが、やがて用人某が漸くすゝみ出で、
 「恐れながら先刻よりお見うけ申すに御けしきが何となく常ならぬやうに拜見いたされます、何ぞお氣に召されぬ事でもござりましたか。」
 それを聞いて宗矩が答へていふ。
 「さればよ、自分は今どうしても不審の晴れやらぬことが起つたので斯うして考へてゐるのだ、それは自分も多年修練の功によつて自分に敵對するものがある時は、戰わざるにまづ向ふの敵意がこちらへ通るのである、ところが先刻庭の櫻をながめてゐるとふと殺害の氣が心に透つた、ところが何處を見ても犬一匹だにゐない、たゞ、この稚兒小姓が後ろに控へてゐるばかりで敵と見るものは一人もゐないのに斯ういふ心がわれに映るのは我が修練の功いまだ足らざるか、それを心ならず思案してゐるのだ。」
 といふのをきいてその時稚兒小姓が進み出で、
 「左樣に仰せらるればお隠し申すことではございませぬ、恐れ入りました儀ながら、先刻私の心に斯く斯くの妄念が浮びました。」
 と云ひ出したので、宗矩の氣色も和らいで、
 「あゝ、それでこそ不審が晴れた。」
 といつて、はじめて立つて家へ入り、何の咎めもなかつた。
 この宗矩は猿を二疋飼つて置いたがこの猿ども日々の稽古を見習つてその早わざが人間にも勝つたものになつた、その頃槍術をもつて奉公を望む浪人があり但馬守の許へ心易く出入してゐたが、或時宗矩の機嫌を見合せ、
 「憚りながら、今日は何卒お立合下さつて、某が藝のほどをお試し願ひ度い。」
 と所望した、宗矩が答へて、
 「それは易きことである、まずこの猿と仕合をしてごらうじろ、この猿が負けたらば拙者が立合を致そう。」
 といはれたので浪人は身中に怒りを發し、
 「如何に我等を輕蔑せられるとも、この小畜生と立合へとは遺恨千萬である、さらば突き殺してくれん。」
 と槍をとつて庭に下り立つと猿は頬に合つた小さい面をとつて打ち被り、短い竹刀をおつとつて立ち向つた、浪人はこの畜生何をと突きかゝるを猿はかいくゞつて手許に入り丁と重ね打ちをした、浪人愈々怒つて、今度は入らせるものかと構えてゐる處へ、猿は速に來て飛びかゝり槍にとりついて了つた、浪人はせん方なく赤面して座に戻つた。
 宗嚴[「宗矩」の誤記]は笑つて、 「それ見られよ、その方の槍の手並察するところにたがはず……」
 と、嘲られたので浪人は恥入つて罷り歸り、久しく但馬守の許へ來なかつたが半年餘りたつて又やつて來て、宗矩に向ひ、「今一度猿と立合をさせていたゞきたい。」
 といふ、宗嚴[「宗矩」の誤記]それを聞いて、
 「いやいやけふは猿を出すまい、その方の工夫が一段上つたと思われる、最早それには及ばぬ。」
 といつたが、浪人は是非々々と所望した、それではといつて猿を出したが、立ち向ふとそのまゝ猿は竹刀を捨てゝ啼き叫んで逃げてしまつた、宗嚴[「宗矩」の誤記]が、
 「さればこそ云はぬことではない。」
 といつてその後、この浪人を或る家へ膽煎〔きもい〕りして仕へさせたとのことである。

(撃劍叢談)

Yagyu Tajimanokami Munenori về kiếm thuật còn giỏi hơn phụ thân mình là Mune Toshi và là nhân vật trở thành thầy dạy kiếm cho tướng quân Tokugawa đời thứ ba, bổng lộc lên đến một vạn năm ngàn hộc. Munenori không chỉ tinh thông võ nghệ mà về mặt chính trị cũng rất am tường.

Một lần nọ Munenori giao thanh gươm cho đứa trẻ hầu hạ bên cạnh mang hộ, mình thì mãi ngắm hoa anh đào đang nở rộ trong vườn. Lúc này thằng người hầu trong lòng khởi niệm

- Chúa ta cho dù có là cao nhân trong thiên hạ đi nữa nhưng khi mãi ngắm hoa thế kia thì nếuu thanh gươm này từ sau lưng chém tới thì chẳng thể nào tránh được.

Lúc này một niệm như thế trào dâng trong lòng thằng hầu. Ngay lúc đó Tajimanokami Munenori vội nhìn bốn phía rồi bỏ vào phòng khách mất. Munenori có vẻ nghi ngờ bồn chồn không yên, tựa cột một lúc lâu không nói gì kiến bọn tả hữu trông thấy đều hoảng hốt mà lấy làm lạ, có kẻ còn ngờ rằng chẳng phải chúa ta đã phát cuồng rồi hay sao. Chặp sau có tên tả hữu tiến ra thưa rằng

- Lúc nãy chúng con trông thấy khí sắc của ngài không được bình thường, chẳng hay là có chuyện gì không được đẹp ý ngài?

Munenori nghe rồi đáp

- Ta đang nghĩ vì không hiểu sao lúc nãy lại thấy trong lòng bồn chồn nghi hoặc. Qua nhiều năm luyện tập ta đạt được công phu mà mỗi khi đối phương có ý đối địch với ta là cảm nhận được ngay. Vừa nãy ta ngắm hoa trong vườn thì cảm nhận được sát khí thấu vào tâm can nhưng nhìn quanh thì đến bóng dáng của một con chó còn không có, sau lưng chỉ có mỗi mình thằng hầu, chẳng có ai mang ý đối địch cả vậy mà tâm can lại bấn loạn lên nên ta nghĩ rằng công phu của mình vẫn chưa thành tựu. Vì thế mà lấy làm không vui.

Lúc này thằng hầu nghe rồi tiến ra

- Nếu ngài đã nói như vậy thì con chẳng dám giấu, lúc nãy quả thật trong tâm con đã phát niệm như vầy như vầy.

Thằng hầu nói ra rồi Munenori bỗng dịu nét mặt

- A ra vậy. Thế thì nỗi bồn chồn trong lòng ta đã biến mất hết rồi.

Nói rồi đứng dậy đi vào nhà, không trách tội gì.

Nhân vật Munenori này có nuôi hai con khỉ, ngày ngày luyện kiếm chúng đều bắt chước theo mà động tác còn nhanh hơn cả con người. Lúc đó có võ sĩ giang hồ chuyên nghề đánh thương hay lui tới chỗ Munenori để xin được vào phục vụ. Một hôm võ sĩ dò xét thái độ của Munenori mà rằng

- Thật thất lễ nhưng hôm nay tiểu nhân mong ngài tỉ thí với mình một trận để kiểm tra xem cái nghệ của tiểu nhân đã đến đâu.

Munenori nghe rồi đáp rằng

- Chuyện đó không khó, nhưng trước tiên ngươi đấu với con khỉ này đi đã, nếu con khỉ thua thì ta sẽ đấu với ngươi.

Bị nói như thế võ sĩ giang hồ trong lòng tức giận

- Cho dù có kinh miệt ta thế nào đi nữa thì bắt ta đấu với phường súc sinh này thì quả thật quá lắm. Được rồi, ta phải đâm chết nó mới nghe!

Rồi cắp giáo nhảy ra vườn, con khỉ cũng nhanh chóng với lấy thanh kiếm tre, đội mũ phòng hộ lên đầu. Võ sĩ đâm tới thì con vật nhanh nhẹn lách qua được rồi áp sát vào đánh thật mạnh. Võ sĩ trong lòng tức tối, toan vào thế thủ để con vật không áp lại gần được thì nó từ xa bay lại nắm chặt lấy ngọn giáo. Võ sĩ cả thẹn mà lui về chỗ ngồi. Munenori trông thấy liền cười "Thấy chưa, quả nhiên trình độ thương thuật của ngươi chẳng khác với dự đoán của ta..."
Bị đùa cợt, võ sĩ xấu hổ ra về rồi từ đấy không thấy đến chỗ Tajimanokami nữa. Độ nửa năm sau thì võ sĩ lại đến, khẩn khoản cầu xin

- Lần này xin ngài cho phép tiểu nhân lại đấu với con khỉ.

Munenori nghe rồi bảo

- Không được không được, lần này ta không cho khỉ ra đâu. Vì công phu của ngươi đã tăng lên một bậc, nó chẳng phải là đối thủ.

Nhưng võ sĩ nọ cứ nài mãi, cuối cùng Munenori cũng cho khỉ ra nhưng vừa vào trận nó đã vứt bỏ kiếm tre, hoảng hốt kêu la rồi bỏ chạy mất. Munenori bảo

- Ta đã nói rồi mà.

Rồi sau đó tiến cử người võ sĩ này vào phục vụ một nhà nọ.

(Theo "gekiken sodan")

Re:Nippon Bujutsu Sinmyouki

Viết bởi Kongou-Musha » Năm T10 16, 2008 11:58 am

柳生宗嚴

 柳生宗嚴〔むねとし〕[現在一般には「むねよし」と読ませる]は晩年或る事の爲に人に怨まれその者は如何にもして宗嚴を討ち果さうとしたが名にし負ふ名人のことであり、家臣も多いので手のつけやうがなかつた、宗嚴或る時病氣にかゝり門弟二三人を連れて攝津の有馬の湯に行つた、某はひそかにその後をつけて行き日夜宗嚴の動静を窺つてゐたが或時宗嚴只一人小刀を携へたまゝで宿屋の南の日當りのよい處に坐つて愛養の隼鷹を拳の上に置いて餘念なく可愛がつてゐる、某はこれを見て、こゝぞと思つて刀の鞘を拂つて宗嚴の頭上を目がけて斬りつけたが、その時早く宗嚴は拔く手も見せず腰なる小刀を拔いて敵の急所に突き込んだので某はあへなくその場に斃れたが、その時宗嚴の拳の上の隼鷹はもとのまゝ身動きもしなかつたさうである。

Yagyu Munetoshi

Yagyu Munetoshi (宗厳-bây giờ gọi là Muneyoshi) lúc về già có chuyện gì đó nên có kẻ oán hận, kẻ đó nhất quyết phải thanh toán với Muneyoshi cho bằng được nhưng vốn là cao nhân võ nghệ trong thiên hạ, trong nhà lại có nhiều gia thần nên hắn chẳng làm gì được. Một lần Muneyoshi mắc bệnh nên dẫn theo hai, ba người môn đệ đi tắm suối nóng (1) Arima ở xứ Settsu, kẻ nọ âm thầm đi theo, ngày đêm không ngừng quan sát động tĩnh của Muneyoshi. Một hôm Muneyoshi chỉ mang theo đoản kiếm, ngồi một mình ở chỗ thoáng phía nam khu nhà trọ. Lúc này Muneyoshi mãi vuốt ve con diều mình nuôi đậu trên tay. Kẻ nọ thấy thời cơ đã đến liền tuốt gươm khỏi vỏ, nhằm đầu Muneyoshi mà chém xuống nhưng chỉ trong sát na, Muneyoshi rút đoản đao bên hông đâm vào yếu huyệt đối phương, kẻ nọ đổ sập xuống. Nhưng lúc đó con diều trên tay Muneyoshi vẫn không một chút mảy may động đậy.


(1) Người Nhật tin rằng tắm suối nóng có tác dụng chữa bệnh.

Re:Nippon Bujutsu Sinmyouki

Viết bởi Kongou-Musha » Bảy T10 11, 2008 8:58 pm

上泉伊勢守が、柳生の處から出て後、關東へ下るといつて三州牛久保へ立寄つた。
 牛久保には、牧野氏三千石を知行してゐたが、その家臣に山本勘介があつた、勘介はきやう流といふ兵法を遣つて、恐らく敵はあるまいと自慢であつた、弟子も數多くあつたが、有名なる上泉師弟が來ると聞いて、おかしいことに思ひ、
 「上泉とやらが來たならば、うちの先生に合せて思ひきり打たせてやらう。」
 などといつてゐたが、さて牧野殿が上泉伊勢守と、弟子の虎伯と二人を招いて、
 「うちに山本勘介といふ兵法の達者がいますから仕合をして貰ひたい。」
 そこで、上泉は先づ例によつて虎伯と仕合をさせた、虎伯は勘介に向つて、
 「それではあしいぞ。」
 と云つて勘介を容易く打ち込んでしまつた、勘介が立て直して又立ち向ふと、
 「それにては取るぞ。」
 といつてツト當つて太刀を取つてしまつた。
 日頃勘介を憎いと思つてゐた者は、勘介が打たれた打たれたといつて評判をしたものだから勘介はそれを快からず思つて暇をとつて甲州に行つたといふことが事實の如何は知らず武邊叢書に書いてある。

(武邊叢書)

Kamiizumi Isenokami sau khi rời khỏi chỗ Yagyu mới đi về phía Kanto, đến Ushikubo thuộc xứ Sanshu (1). Ở Ushikubo có họ Makino bỗng lộc ba ngàn hộc, có gia thần là Yamamoto Kansuke. Kansuke là binh pháp giả phái Kiyo Ryu, tự mãn rằng thiên hạ khó có kẻ địch lại mình. Dưới trướng Kansuke có nhiều đệ tử, khi nghe tin sư đồ Kamiizumi danh tiếng đến chúng lấy làm lạ

- Nếu gã Kamiizumi đó đến thì nhất định phải để sư phụ chúng ta đập cho một trận.

Họ Makino kia cũng mời hai sư đồ Kamiizumi và Kohaku

- Trong nhà ta có kẻ giỏi võ nghệ tên là Yamamoto Kansuke, hãy đấu với hắn xem.

Rồi Kamiizumi cũng như mọi khi, cho Kohaku đấu trước. Kohaku quay về phía Kansuke nói

- Như thế là không được.

Nói rồi dễ dàng đánh gục Kansuke. Kansuke lồm cồm ngồi dậy thì

- Ta đoạt đây.

Nói rồi xuất chiêu đoạt kiếm của Kansuke trong sát na.
Lúc đó có kẻ vốn ghét Kansuke, thấy vậy chê bai Kansuke bị đánh, Kansuke bị đánh nên hắn lấy làm không vui, xin chúa nghỉ ngơi rồi bỏ đi đến vùng Koshu mất. Thực hư thế nào không rõ nhưng đây là chuyện ghi chép trong sách "Buhen Sosho".

(Theo "Buhen Sosho", truyện dài về giới võ biền)


(1) Sanshu: tên khác của xứ Mikawa, ngày nay là tỉnh Aichi.

Re:Nippon Bujutsu Sinmyouki

Viết bởi Kongou-Musha » Ba T10 07, 2008 11:45 am

上泉伊勢守が柳生へ行つた時のことを或一書には次の樣に書いてある。
 上泉伊勢守は虎伯といふ弟子(疋田文五郎のこと)を召連れて大和に行つた、時に柳生氏は上方に於て兵法無類の上手であつた、これ幸と上泉と仕合を望んだ、上泉が、
 「さ樣でござらば、まづ虎伯と立合ひ召されよ。」
 と自分は再三辭退した。
 柳生はそこで、虎伯を相手に使つたが、虎伯が、
 「それは惡い。」
 と三度びまで柳生を打つた。
 そこで、こんどは是非上泉と仕合を所望したので、上泉も辭退しかねて立合つたが向ふと直ぐに、
 「その太刀を取りますぞ。」
 といつて奪ひ取つてしまつた。
 そこで、柳生が大いに驚いて三年まで上泉を止めて置いて新陰の秘傳を受け繼いだ。

(武節雜記)

Về chuyện Kamiizumi Isenokami đến cốc Yagyu thì có một sách chép như thế này.
Kamiizumi Isenokami dẫn theo người đệ tử là Kohaku (hiệu của Hikita Bungoro) đến xứ Yamato, lúc đó họ Yagyu nổi danh là binh pháp giả (1) vô song ở vùng Kamigata (2), một mực cầu xin được tỉ võ với Kamiizumi. Kamiizumi lần lữa từ chối

- Thế thì đầu tiên hãy đấu với Kohaku xem.

Thế rồi Yagyu đấu với Kohaku. Kohaku nói

- Như thế (tư thế) không tốt.

Rồi ba lần đều đánh bại Yagyu. Yagyu lần này khẩn khoản cầu được đấu với Kamiizumi, Isenokami thấy không thể từ chối được nữa nên ra đấu, liền nói

- Ta đoạt đao nhà ngươi.

Nói rồi đoạt mất kiếm trên tay đối phương. Yagyu kinh hãi giữ chân Kamiizumi ở lại ba năm mà thụ nhận hết chân truyền tuyệt học của phái kiếm Shinkage Ryu.

(Theo "Bukotsu Zatsuki", ghi chép vặt về chuyện võ biền)


(1) Binh pháp giả (Heihosha, hyohosha) là danh từ dùng để chỉ giới võ sĩ ngày đó. Từ binh pháp ngày đó nghiêng về nghĩa võ nghệ hơn là điều binh khiển tướng ngoài chiến trường.
(2) Kamigata: vùng Kansai, một dãi chung quanh Kyoto.


Re:Nippon Bujutsu Sinmyouki

Viết bởi Kongou-Musha » Sáu T10 03, 2008 10:21 am



永禄六年、夏秋の頃上泉伊勢守は伊勢の國司、當時俗に「太〔ふと〕の御所」と稱ばれた北畠具敎〔きたばたけとものり〕卿の邸に着いた、この具敎は、塚原卜傳から「一の太刀」を傳へられた名人であつて、その旗下には武藝者雲の如しと云はれた、併しながら一人として上泉伊勢守の前に立つ者が無かつた、そこで北畠卿は、
 「これより大和の國へ向ふと神戸〔かうど〕の庄小柳生の城主、柳生但馬守宗嚴といふものがある、これは諸流の奥義を極めた人だが、中にも神鳥〔かんどり〕新十郎より新當流の奥義を傳へて五畿内一と稱ばれてゐる兵法者である、貴殿の相手に立つもの、この柳生を措いては外にないであらう。」
 そこで上泉伊勢守は北畠卿からの紹介を持つて先づ南部の寶藏坊〔ほうざうぼう〕に向つた、この寶藏坊には寶藏院槍術の宗師として天下にかくれなき覺禪法師胤榮〔かくぜんほうしいんえい〕がゐる、この人は柳生但馬守とは別懇の間柄で、但馬守と相談し、素槍に鎌をつけることを工夫發明した人である。「太の御所」よりの紹介をもつて上泉伊勢守が柳生と仕合せんが爲にやつて來たといふことで、胤榮は急使を馳せて柳生谷へ其旨を傳へた。
 柳生但馬守時に參十七才、この年の正月廿七日には松永の手に屬して多武の峯を攻めて武功を立て、壯心勃々たる折柄であつた、上泉伊勢守來れりとの報を聞いて欣喜雀躍して奈良に來つて伊勢守と立合ふことになつた。
 ところが但馬守、伊勢守と仕合して、一度闘つてまづ敗れ再び闘つて又敗れた、而もその敗れ方たるや前後同一の手を以て同じ樣に勝たれて了つたのである、そこで但馬守思ふよう、同じ勝たれたるにしても負けるにしても、同じ手口で斯うまで手もなく打ち負けるといふことは心外至極である、よし今度は彼が手法を見極めんと專ら一心に工夫し、更に來三日の仕合となつた處が又してももろくも前二度の仕合と同じことに、手もなく破られてしまつた。
 こゝに於て伊勢守に全く歸依欽仰し節を屈し回國の途中である處の上泉伊勢守を屈請して、柳生の居城に招き、それより半年の間敎を受けて日夜惨憺たる工夫精進を重ねた。
 南都の寶藏院胤榮も亦柳生城に立ち越えて、共に上泉の門に入つて學んだ、當時、上泉の伴にはその甥と傳へられる處の弟子疋田〔ひきた〕文五郎景兼〔かげかね〕があり、また鈴木意伯もあつたが、その時上泉伊勢守は疋田文五郎に向つて、
 「お前にはこれから暇をやるによつて、諸國を武者修行の上別に一流を立てるがよろしい。」
 といつた、疋田は入道して栖雲齋と號し、後年肥後に於て、疋田陰流を立てゝ後世に殘した。
 柳生但馬守は斯くて半歳の間上泉伊勢守に就て新陰の奥妙を傳へ餘すところなきに至つた、そこで上泉伊勢守は一旦別れを告げる時に臨んで柳生但馬守に斯ういふことを云つた。
 「余は多年研究してゐるが、無刀にして勝を制するの術に未だ工夫が足らず、その理法を明らかにすることが出來ない、これのみぞ深き恨みである、貴殿はまだお年が若い、將來この道を明かにするものは恐らく天下に貴殿を措いてはその人が無いであらう、どうかこの事を成就して、末代までの譽を立てゝいたゞきたい、ではいづれ、再會の時もござるであらう。」
 と暇を告げ再會を約して上泉伊勢守は柳生谷を發足し、中國西國の旅路についた。
 柳生但馬守はこれより世に出でざること數年、従來の猛氣を悉く抛却して、遂に上泉伊勢守が附嘱を開悟大成した。
 永禄八年再び上泉伊勢守が柳生谷を訪れた時に但馬守は己れが開悟成就せる武道の深奥とその妙術を示した。
 伊勢守はそれを歎稱して曰く、
 「今ぞ天下無雙の劍である、我れも遂に君に及ばない。」
 と、いつて一國一人に限れる印可状を授けて新陰の正統を柳生に譲り、且云ふ。
 「以後は憚りなく、この一流兵法を柳生流と呼ばれるがよろしい。」
 こゝに天下第一の者に推薦された、時は永禄八年卯月吉日これぞ柳生流の起元である。

(柳生嚴長氏著「柳生流兵法と道統」)

Vào khoảng cuối hạ đầu thu năm Eiroku thứ sáu, Kamizumi Isenokami đến dinh thự của quốc ty (1) xứ Ise là ngài Kitabatake Tomonori, đương thời được dân chúng gọi là "ông quan béo" (nhiều bản chép là "ông quan phía bắc" ー北の御所). Nhân vật Kitabatake Tomonori này vốn là danh nhân được kiếm sư Tsukahara Bokuden truyền dạy cho bí kiếm "Ichi no Tachi" và dưới trướng có vô số võ sĩ dũng mãnh nhưng không một ai địch lại Kamiizumi Isenokami cả. Rồi ngài Kitabatake mới bảo

- Từ đây đến xứ Yamato, qua làng Kodo có thành chủ Koyagyu là Yagyu Tajimanokami Munetoshi vốn là người tinh thông cực ý của nhiều môn phái, lại được Kandori Shinjuro truyền cho cực ý của phái kiếm Shinto Ryu, được xưng tụng là võ sĩ đệ nhất vùng Gokinai (2). Người duy nhất có thể đối chọn với ngài không ai khác ngoài Yagyu Tajima này.

Rồi Kamiizumi Isenokami mang lời giới thiệu của ngài Kitabatake đi về phía nam, nhằm hướng Hozobo (3) mà tiến. Ở Hozobo này có nhân vật Kakuzen Hoshi In-ei vốn là khai tổ của phái đánh thương Hozoin vang danh thiên hạ. Người này và Yagyu Tajimanokami vốn là chỗ thân hữu và là nhân vật phát minh ra ngọn giáo có gắn lưỡi hái ở đầu (4). In-ei khi biết được Kamiizumi Isenokami được thư giới thiệu từ chỗ "ông quan béo" đến để tỉ thí với Yagyu thì lập tức cho người đến cốc Yagyu mà báo lại chuyện này.

Yagyu Tajimanokami lúc bấy giờ ba mươi bảy tuổi, ngày 27 tháng giêng năm đó theo Matsunaga đánh núi Tonomine, lập được võ công hiển hách nên hùng tâm phất phới, nghe nói Kamiizumi Isenokami đến thì mừng rỡ đến Nara để tỉ thí.

Nhưng khi quyết đấu, Yagyu Tajima hai lượt đều thua hết cả hai, Kamiizumi trước sau chỉ dùng một chiêu như vậy mà đánh bại Yagyu. Tajimanokami nghĩ rằng đối phương hai lần đều thắng cùng một cách, hai lần ta đều bại cùng một cách trong sát na thì quả là chuyện lạ khôn cùng. Được rồi, lần sau ta sẽ nhìn ra chiêu thức của hắn đặng phá giải. Rồi ba ngày sau tỉ thí lần nữa, chẳng mấy chốc Tajima lại bại trận như hai lần trước.
Thế rồi Yagyu Tajima kinh ngạc thán phục, khẩn khoản thỉnh cầu Kamiizumi Isenokami vốn đang trên đường chu du các vùng về thành Yagyu đãi làm thượng khách. Từ đó trong nửa năm, Yagyu Tajima ngày đêm luyện tập tinh tấn dưới sự chỉ đạo của Kamiizumi.
Hozoin In-ei ở Nam đô (5) lúc này cũng đến thành Yagyu gia nhập hàng môn đệ của Kamiizumi. Đương thời bên cạnh Kamiizumi luôn có đệ tử và cũng là cháu trai Hikita Bungoro Kagekane và đệ tử Suzuki Ihaku. Lúc bấy giờ Kamiizumi Isenokami mới bảo Hikita rằng

- Từ đây ngươi được tự do, hãy đi giang hồ các xứ, trau dồi võ nghệ rồi lập môn phái của riêng mình.

Hikita sau này cạo đầu (6) lấy hiệu là Seiunsai, lập ra phái kiếm Hikita Shinkage Ryu ở Higo, lưu truyền đến đời sau.
Như vậy trong nửa năm Yagyu Tajimanokami theo học thầy Kamiizumi Isenokami đến rốt ráo tận cùng của kiếm đạo. Khi Kamiizumi sắp cáo biệt thì mới bảo Yagyu Tajima rằng

- Ta tuy nghiêm cứu kiếm đạo nhiều năm để tìm ra cách thắng mà không cần đao kiếm (vô đao) nhưng công lực vẫn chưa đủ, không thể ngộ ra đạo lý này được. Đây chính là nỗi ân hận nhất của đời ta. Ngươi tuổi hãy còn trẻ, có lẽ mai sau trong thiên hạ chỉ có mình ngươi mới có thể làm sáng tỏ đạo lý này. Hãy thành tựu đại nguyện của ta mà lưu tiếng thơm cho muôn đời sau. Thôi vậy, hẳn là chúng ta còn có ngày gặp lại nhau.

Nói rồi hẹn ngày tái ngộ, Kamiizumi Isenokami rời khỏi cốc Yagyu mà lên đường đến xứ Chugoku phía tây.
Từ đó Yagyu Tajimanokami chẳng màn sự đời, vứt bỏ mãnh khí sôi sục của mình năm xưa mà nhất tâm chuyên niệm, cuối cùng cũng ngộ được cái đạo lý mà thầy Kamiizumi đã khai mở.

Năm Eiroku thứ tám, Kamiizumi Isenokami lại đến thăm cốc Yagyu, lúc bấy giờ Tajimanokami đã ngộ được cái lý chân như thâm sâu của võ đạo. Isenokami vui mừng nói rằng

- Bây giờ ngươi chính là kiếm sĩ vô song trong thiên hạ, đến ta cũng không bì kịp.

Nói rồi trao ấn chứng, truyền cực ý phái kiếm Shinkage Ryu cho Yagyu Tajimanokami. Ấn chứng này chỉ cấp cho một người duy nhất ở mỗi vùng. Đoạn lại nói

- Từ giờ trở đi cứ gọi môn phái này là Yagyu Ryu, đừng ngại chi.

Rồi tán thưởng là kẻ võ nghệ thiên hạ đệ nhất. Ngày đại cát tháng tư năm Eiroku thứ tám, phái Yagyu Ryu ra đời như vậy.

(Theo "Yagyu Ryu Hyouho to doto", võ nghệ phái Yagyu Ryu và lịch sử truyền môn, tác giả Yagyu Toshinaga. Cổ thư)


(1) Quốc ty: chức quan đứng đầu địa phương được trung ương phái đến để quản lý. Một trong tứ đẳng quan.
(2) Gokinai: Năm xứ chung quanh Kyoto ngày xưa là: Yamashiro, Yamato, Kawachi, Izumi và Settsu.
(3) Hozobo: Hozo là tên riêng, bo là tăng phòng, nơi ở của các vị tăng. Hozobo, Hozoin thuộc chùa Kofukuji ở Nara.
(4) Người ta cho rằng In-ei thấy thần Kasuga báo mộng, ban đêm tập võ thấy bóng trăng phản chiếu dưới mặt ao Sarazawa mà nảy sinh ý tưởng chế tác ngọn giáo có gắn lưỡi hái chữ thập ở đầu. Ngọn giáo này nếu đâm là giáo, nếu quét ngang là đao, nếu rút lại là lưỡi hái.
(5) Nam đô: tên khác của Nara ngày xưa.
(6) Tầng lớp quân nhân, kiếm khách ngày xưa ở Nhật về già hay có lệ cạo đầu, mặc pháp y tu tại gia, hay chỉ là tu trong tâm niệm. Xuất phát từ Taira Kiyomori cuối thời Heian.

Re:Nippon Bujutsu Sinmyouki

Viết bởi Ansamurai » Tư T10 01, 2008 12:11 pm

Thanks Kongou-Musha

Đọc đoạn này làm tôi nhớ lại đoạn đầu trong phim 七人の侍 của 黒澤明監督. Thật thú vị.

Nippon Bujutsu Sinmyouki

Viết bởi Kongou-Musha » Tư T10 01, 2008 11:44 am

Nippon Bujutsu Sinmyouki (日本武術神妙記) là một tập giai thoại về các kiếm khách lừng danh trong lịch sử Nhật Bản được văn hào Nakazato Kaizan góp nhặt và biên soạn. Kaizan được xem là cha đẻ của thể loại tiểu thuyết võ hiệp, tiểu thuyết dã sử hiện đại (Jidai Shousetsu) Nhật Bản và nổi danh với tác phẩm "đèo Đại Bồ Tát". Tập sách này được rất nhiều nhà văn chọn làm nguồn tham khảo khi viết về đề tài võ hiệp. Trong tập sách này, tác giả Kaizan giới thiệu đến người đọc những giai thoại xoay quanh cuộc đời của những kiếm khách lừng danh như Miyamoto Musashi, Yagyuu Sekishuusai,...



Quyển Thiên 【天の巻】

飯篠長威齋

飯篠〔いひさゝ〕長威齋は下總香取郡飯篠村の生れで香取神宮に參籠して妙をさとり、天眞正傳神道流の一派を開いた、これが日本の劍道に流派といふものゝ起つた祖といふことになつてゐる。

IIzasa Choisai  

Iizasa Choisai người làng Iizasa quận Katori xứ Shimoufusa (Shimousa) nhân ẩn trong đền thờ Thần đạo Katori mà ngộ ra đạo lý, lập ra phái kiếm Tenshin Shoden Shintou Ryu và được xem là ông tổ các phái kiếm trong kiếm đạo Nhật Bản.


松本備前守

 松本備前守尚勝(或は杉本政信)は常陸の鹿島神宮の祝部〔はふり〕である、塚原卜傳に傳へた「一の太刀」もこの人の發明だと云はれる、塚原卜傳、上泉秀綱、有馬乾信などは、この人の門人であつて、鹿島流といふのは世間から見て唱へた名稱で、鹿島の神宮の方では別に神流といつてゐたらしい。

Matsumoto Bizen Nokami

Matsumoto Bizen Nokami Naokatsu (hay còn gọi là Sugimoto Masanobu) vốn là một chức tư tế trong đền thờ Kashima ở xứ Hitachi và được xem là người sáng tạo ra thế kiếm "Ichi no Tachi" sau truyền cho Tsukahara Bokuden. Môn đệ của ông gồm có nhiều người thành danh như Tsukahara Bokuden, Kamiizumi Hidetsuna, Arima Kanshin và phái kiếm của ông được người đời gọi là Kashima Ryu nhưng đối với những người trong đền thờ Kashima thì họ gọi là phái Shin Ryu.

中條兵庫助

 中條流の祖、中條兵庫助長秀は代々劍術の家に生れ、鎌倉の評定衆であり、足利將軍義満に召されてその師範となつた、鎌倉寿福寺の僧慈音といふものに就て劍道を修めたといふことである。
 この中條流からは多くの流儀を生み出してゐる。

Chujo Hyogo Nosuke

Khai tổ phái kiếm Chujo Ryu, Chujo Hyogo Nosuke Nagahide sinh ra trong gia đình có truyền thống kiếm thuật và giữ một chức quan thời Kamakura, được Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu mời về làm thầy dạy kiếm. Hyogo Nosuke theo học kiếm đạo với sư Jion chùa Jufukuji ở Kamakura. Sau có nhiều phái kiếm được phát sinh từ phái Chujo Ryu này.


Kamiizumi Isenokami

上泉伊勢守



新陰流の祖、上泉伊勢守信繩〔かみいづみいせのかみのぶつな〕(繩の字を普通には綱に書くが、その家に傳はる處 はこの繩の字ださうである)は先祖俵藤太秀郷〔ひでさと〕より出て、代々上州大胡〔おほご〕の城主であつたが、信繩が父の憲繩の代に至つて城を落されたといふことである、信繩は劍術を好み飯篠長意入道及び愛洲移香〔あいすいかう〕(移香の字を多く惟孝と書いてゐるが、新陰流の古い免許状の記すところは移香である)に従つて遂にその妙を極め信繩は上野箕輪〔みのわ〕の城主長野信濃守が旗本になり、度々の戰いに功あつてこの家で十六人の槍と稱せられた、中にも信濃守が同國安中〔あんなか〕の城主と合戰の時、槍を合せて上野の國一本槍といふ感状を貰つたことがある。
 その後、甲州武田信玄に仕へて、この時から伊勢守と改めた、程なく武田家を辭して京都へのぼり光源院將軍(義輝)が東國寺に立て籠つた時にお目見えをして軍監を賜り勝利の後天下を武者修行し、「兵法新陰軍法軍配天下第一」の高札を諸國にうち納め、その後禁裏へ父子共に參内し伊勢守従四位下武藏守に任じ、子息は従五位下常陸介に任じて名を現はしたが、この信繩天下一の名人と稱せられ、流を新陰と稱した。
 この流の秘歌に、
     いづくにも心とまらば棲みかへよ
         長らへばまた本の古郷
 この流から出ずる劍術は甚だ多い、柳生但馬守宗嚴も信繩が術を傳へ、塚原卜傳も亦信繩に従つて學んだものといふ。

(撃劍叢談)

Kamiizumi Isenokami

Khai tổ phí kiếm Shinkage Ryu là Kamiizumi Isenokami Nobutsuna (上泉伊勢守信繩-có bản chép là Hidetsuna. Chữ Tsuna thường được viết là 綱 nhưng theo nhà Kamiizumi truyền lại thì là chữ 繩), tổ tiên là Tawara no Toda Hidesato đời đời là thành chủ Ogo xứ Joshu (tên khác của Kozuke, ngày nay là tỉnh Gumma) nhưng đến đời phụ thân của Nobutsuna là Noritsuna thì mất thành. Nobutsuna vốn yêu thích kiếm thuật, theo học Iizasa Choi Nyudo và Aisu Iko (Iko thường được viết là 惟孝 nhưng trong bảng bằng cấp cổ của phái kiếm Shinkage Ryu thì được viết là 移香) cuối cùng hội đắc được cực ý kiếm pháp, trở thành Hatamoto (một chức quan) của thành chủ Kozuke Minowa là Nagano Shinanokami. Nhiều lần chinh chiến Nobutsuna lập được công trạng nên được tôn xưng là "ngọn giáo mười sáu người" (Jurokunin no yari) trong nhà Nagano. Trongó lần đánh nhau với thành chủ Annaka cùng xứ Kouzuke, được ban thưởng danh hiệu "ngọn giáo số một xứ Kozuke".
Sau đó Nobutsuna đến thời Takeda Shingen ở xứ Kai và đổi hiệu thành Isenokami. Chẳng bao lâu sau bỏ nhà Takeda lênh kinh đô Kyoto, diện kiến Tướng quân Ashikaga Yoshiteru đang trú ẩn trong chùa Togokuji và được giao cho quyền cầm quân. Sau khi thắng lợi thì bắt đầu lang thang giang hồ, trau dồi võ nghệ, sau hai cha con cùng đến hoàng cung, Isenokami được phong tước vị Jushi i noge (có thể hiểu là quan tứ phẩm) Musashi Nokami, con trai được phong (ngũ phẩm) Jugo i noge Hitachi no Suke và nổi danh từ đấy. Nobutsuna được truyền tụng là danh nhân kiếm thuật số một thiên hạ, phái kiếm của ông gọi là Shinkage Ryu.

Sau này có rất nhiều phái kiếm phát tích từ phái Shinkage Ryu, những cao nhân như Yagyu Tajima Nokami Muneyoshi (ngày xưa gọi là Munetoshi -宗厳), Tsukahara Bokuden cũng đều học từ chỗ bậc thầy này.

(Từ "Gekiken Sodan", tập truyện về kiếm hào)

上泉伊勢守は上州の人であつて、新陰流の祖である、諸國修行の時に或村で多勢のものが民家を取り圍んで騒ぎ罵る處へ通りかゝつた。
 「何事であるか。」
 と上泉が尋ねると、土地の人が、
 「咎人があつて逃げながら子供を捕へて人質にとつてしまひました、多勢のものが斯うして取り圍んではゐるけれども下手をすればその子供が殺されてしまひますので、我々は手の出しようがなく子供の親達はあゝして嘆き悲しんで居ります。」
 といふ、上泉これを聞いて、
 「然らば拙者がその子供を取り返してやらう。」
 といつて、折から道を通りかゝる一人の出家を呼んで云ふことには、
 「今、惡い奴が子供をとつ捕へて人質としてゐるさうだが、拙者は一つの謀〔はかりごと〕をもつてその子供を取り返してやりたいと存ずるに就ては貴僧を見かけてお頼みがござる、願はくば拙者のこの髪を剃つて、貴僧の法衣を貸して貰ひたい。」
 出家は直ちに承認して上泉の髪を剃つてやり、自分の法衣を脱いで上泉に與へた。
 上泉がそこで、衣を着して坊さんになり濟まし、握り飯を懐に入れて、咎人の隠れてゐる家へ入つて行つた、咎人これを見ていふ。
 「やあ、來たな、必ず拙者に近寄つてはならんぞ。」
 上泉が曰く、
 「別に愚僧は貴君を捉へようのなんのとの考へがあつて來たのではござらぬ、たゞ、御身が捕へてゐる童がひもじかろうと思ふから握り飯を持つて來てやつたばかりぢや、少し手をゆるめて、その子供に握り飯を喰べさせるだけの餘裕を與へてくれゝば愚僧の幸でござる、出家といふものは慈悲をもつて行とするが故に、通りかゝつてこの事を見過し、聞き流すわけには行かないのでござる。」
 といつて懐中から握り飯を出して子供の方へ投げて與へ、又握り飯を一つ出していふには、
 「そなたも亦定めてひもじくなつておゐでゝござらう、これなと食べて氣を休めなさるがよい、わしは出家の身で、いづれにも害心はないのだから疑ひ召さるゝなよ。」
 といつて又一つ咎人の方へ向けて握り飯を投げて與へた、咎人が手を延ばしてそれを取ろうとする處を飛びかゝつてその身をとつて引き倒し、子供を奪つて外へ出た。
 村人がそこへ亂入して咎人を捕へて殺してしまつた。
 上泉はそこで法衣を脱いで、以前の出家に返すとその僧が非常に賞美していふには、
 「まことにあなたは豪傑の士でござる、わしは出家であるけれども、その勇剛に感心しないわけに行かぬ、われ等の語でいへば實に劍刄上の一句を悟る人である。」
 といつて、化羅〔けら〕を上泉に授けて行つてしまつた。
 上泉はそれからいつもこの化羅を秘藏して身を離さなかつたが、神後伊豆守といふものが第一の弟子であつた故にこれに授けたといふことである。

(本朝武藝小傳)

Kamiizumi Isenokami người vùng Joshu (tỉnh Gumma ngày nay) là khai tổ phái kiếm Shinkage Ryu. Thời còn lang bạt giang hồ, một hôm đi qua ngôi làng thấy có nhiều người đang tụ tập ồn ào chung quanh một nhà dân.

- Đã xảy ra chuyện gì?

Kamiizumi hỏi thăm, người dân đáp

- Có gã tội nhân chạy trốn đến đây bắt cóc một đứa bé làm con tin nên nhiều người tụ tập lại đây nhưng nếu động tĩnh gì thì hắn sẽ giết đứa bé mất. Chúng tôi chẳng biết làm cách nào còn cha mẹ đứa bé thì đang than khóc thế kia.

Nghe rồi Kamiizumi bảo

- Vậy thì để ta giành lại đứa bé chi.

Vừa hay lúc ấy có nhà sư đi ngang qua, Kamiizumi gọi lại mà nói rõ

- Hiện giờ có kẻ xấu đang bắt giữ một đứa bé làm con tin, mỗ đây có mưu này để cứu đứa bé, vừa hay thấy quý tăng hẳn là người có thể nhờ vả được. Kính nhờ quý tăng cạo đầu giúp mỗ và xin được mượn pháp y.

Nhà sư lập tức đồng ý, gọt hết tóc của Kamiizumi, cởi pháp y khoát lên mình Kamiizumi. Kamiizumi mặc áo thầy tu, lấy cơm nắm cho vào túi rồi đến trước ngôi nhà tội nhân đang trốn. Tội nhân trông thấy liền nói

- Ngươi không được lại gần ta!

Kamiizumi nói

- Ngu tăng chẳng phải đến đây để bắt ngài mà chẳng qua nghĩ rằng đứa trẻ ngài đang giữ kia hẳn là đói bụng rồi nên mang ít cơm nắm đến đây. Nếu ngài chịu buông tay đứa trẻ giây lát mà cho nó ăn thì thật là phúc đức của ngu tăng. Đức từ bi của kẻ xuất gia chẳng cho phép ngu tăng làm ngơ không thấy, làm ngơ không biết khi đi qua đây.

Nói rồi lấy trong túi một nắm cơm vứt vào cho đứa bé, lại toan lấy thêm một nắm nữa ra

- Hẳn là ngài cũng đói rồi, vậy thì cứ thong thả mà ăn chút cơm. Ngu tăng là kẻ xuất gia quyết chẳng sinh tâm độc, ngài cứ an tâm mà dùng đừng nghi ngờ chi.

Nói rồi ném nắm cơm về phía tội nhân. Gã toan đưa tay bắt lấy thì Kamiizumi xông vào kéo ngã tội nhân, cướp lấy đứa bé chạy ra ngoài.
Thế rồi người làng ồ ạt xông vào túm lấy tội nhân rồi đập chết.

Kamiizumi cở pháp y trả lại cho nhà sư lúc nãy, sư hết lòng khen ngợi

- Ngài quả là bậc dũng sĩ hào kiệt. Lão đây tuy là kẻ xuất gia nhưng không thể không cảm thán sự dũng mãnh đó. Nói theo từ ngữ của chúng ta thì ngài đúng là người đã ngộ ra một câu trên đao kiếm.

Sư tán thưởng rồi cởi Kera đeo trên cổ tặng cho Kamiizumi rồi bỏ đi. Từ đó Kamiizumi suốt đời mang vật được tặng tặng bên người, sau truyền lại cho đệ tử thân tín nhất là Shingo Izunokami.

(Từ "Honcho Bugei Shoden" -những truyện ngắn võ nghệ Nhật Bản)

* Chú thích của người dịch: Trong cuốn "Thiền và văn hóa Nhật Bản", tiến sĩ Suzki Taisetsu Tei Taro cũng có nhắc đến giai thoại này trong chương "Thiền và kiếm đạo". Kera (Kara) là vật đại diện cho thiền tăng, được đeo trước ngực tượng trưng cho tấm cà sa đơn giản. Theo tiến sĩ Suzuki giải thích thì nhà sư trao tặng Kera cho Kamiizumi chẳng phải người tầm thường mà là một người đã chứng ngộ. Vì vậy Kamiizumu cũng chẳng phải người tầm thường. "Một câu trên đao kiếm" là từ thường được dùng trong Thiền môn, chỉ những bậc thiền sư đã vượt qua giới hạn sanh tử, phong sương. Vì vậy việc Kamiizumi suốt đời giữ gìn vật được tặng cũng là điều dễ hiểu.
[nonsense]