Viết bởi onigiri » Tư T10 15, 2008 2:54 pm
Cảm ơn anh Ngọc đã đặt câu hỏi cho Topic . Theo em được biết thì mảng nghiên cứu về “Điều khiển từ xa – Remote Operation – 遠隔操作” được hình thành từ thập niên 60 , nhưng sau khoảng chừng 2 thập kỉ nở rộ thì bị khựng lại đến đầu những năm 90 mới được nghiên cứu trở lại cho đến nay.
Trước khi trả lời câu hỏi của anh về mục tiêu cũng như kỳ vọng về mảng nghiên cứu này em xin giải thích thêm một chút như thế nào là “遠隔操作”.
Theo em biết thì trong “遠隔操作” có 3 yếu tố cần quan tâm đó là : thị giác , thính giác và lực giác (力覚) . Đối với 2 yếu tố đầu , cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay , người ta sử dụng Internet để có được 2 yếu tố này . Ví dụ : đơn giản nhất ta vẫn có thể dùng Skype để có được hình ảnh và âm thanh khi thực hiên công việc . (trong chuyên môn người ta còn thường dùng Web Camera) . Nhưng với yếu tố thứ 3 là cái mà người ta tốn nhiều giấy mực cho nó .
Vì sao phải thực hiện yếu tố này ?! Bởi vì khi 操作者(người thao tác) thực hiện công việc thì những yếu tố liên quan đến lực như 反力 (phản lực )- khi robot va phải chướng ngại vật ; 抵抗 (sự kháng cự ) – khi robot vượt quá 可動範囲(khả năng chuyển dộng cho phép) của 操作対象 (đối tượng thao tác – robot ở xa) cần được xem xét . Bởi vì khi có thể tái hiện được yếu tố này ở phía 操作者 thì sẽ làm tăng thêm tính 臨場感 (performance ) khi thực hiện thao tác.
Quay lại với câu hỏi của anh , theo bối cảnh hiện nay thì “遠隔操作” hiện đang được ứng dụng trong y học và công nghiệp . Đối với y học thì có 1 sản phẩm nối tiếng mang tên “Da Vinci Surgical System” (link tham khảo http://www.intuitivesurgical.com/products/davinci_surgicalsystem/index.aspx) . Với ứng dụng này các bác sĩ có thể thực hiện nhưng ca mô xuyên quốc gia để giúp bệnh nhân không phải di chuyển đi xa. Ngoài ra, đối với những nước công nghiệp phát triển thì 高齢社会 đang là vấn đề nan giải của xã hội , đặc biệt là Nhật Bản mà chắc hẳn mọi người đều biết . Nên có thể sử dụng “遠隔操作” để thực hiện 遠隔リハビリテーション (phục hồi chức năng từ xa) cho người cao tuổi khi gặp khó khăn trong đi lại . Nghĩ xa hơn 1 chút cũng có thể thực hiện việc này cho những bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện lên bệnh viện tỉnh như ở Việt Nam ta.
Còn đối với công nghiệp thì bằng việc ứng dụng “遠隔操作” người ta sẽ dùng Robot thay cho con người thực hiện những công việc nguy hiểm và khó khăn như : bảo dưỡng các trạm không gian vũ trụ , công việc trong các lò phản ứng hạt nhân , công việc dưới lòng đáy đại dương hay là giải cứu con người trong thiên tai ( động đất ,bão lũ ..) ...Đó là một trong những mục tiêu nghiên cứu của mảng đề tài này mà em biết .
Đó là câu trả lời của em , hi vọng sẽ giải đáp phần nào câu hỏi của anh Ngọc . Thêm nữa, anh chị nào có ý kiến nào thì ta lại cùng trao đổi nhé !!
Cảm ơn anh Ngọc đã đặt câu hỏi cho Topic . Theo em được biết thì mảng nghiên cứu về “Điều khiển từ xa – Remote Operation – 遠隔操作” được hình thành từ thập niên 60 , nhưng sau khoảng chừng 2 thập kỉ nở rộ thì bị khựng lại đến đầu những năm 90 mới được nghiên cứu trở lại cho đến nay.
Trước khi trả lời câu hỏi của anh về mục tiêu cũng như kỳ vọng về mảng nghiên cứu này em xin giải thích thêm một chút như thế nào là “遠隔操作”.
Theo em biết thì trong “遠隔操作” có 3 yếu tố cần quan tâm đó là : thị giác , thính giác và lực giác (力覚) . Đối với 2 yếu tố đầu , cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay , người ta sử dụng Internet để có được 2 yếu tố này . Ví dụ : đơn giản nhất ta vẫn có thể dùng Skype để có được hình ảnh và âm thanh khi thực hiên công việc . (trong chuyên môn người ta còn thường dùng Web Camera) . Nhưng với yếu tố thứ 3 là cái mà người ta tốn nhiều giấy mực cho nó .
Vì sao phải thực hiện yếu tố này ?! Bởi vì khi 操作者(người thao tác) thực hiện công việc thì những yếu tố liên quan đến lực như 反力 (phản lực )- khi robot va phải chướng ngại vật ; 抵抗 (sự kháng cự ) – khi robot vượt quá 可動範囲(khả năng chuyển dộng cho phép) của 操作対象 (đối tượng thao tác – robot ở xa) cần được xem xét . Bởi vì khi có thể tái hiện được yếu tố này ở phía 操作者 thì sẽ làm tăng thêm tính 臨場感 (performance ) khi thực hiện thao tác.
Quay lại với câu hỏi của anh , theo bối cảnh hiện nay thì “遠隔操作” hiện đang được ứng dụng trong y học và công nghiệp . Đối với y học thì có 1 sản phẩm nối tiếng mang tên “Da Vinci Surgical System” (link tham khảo http://www.intuitivesurgical.com/products/davinci_surgicalsystem/index.aspx) . Với ứng dụng này các bác sĩ có thể thực hiện nhưng ca mô xuyên quốc gia để giúp bệnh nhân không phải di chuyển đi xa. Ngoài ra, đối với những nước công nghiệp phát triển thì 高齢社会 đang là vấn đề nan giải của xã hội , đặc biệt là Nhật Bản mà chắc hẳn mọi người đều biết . Nên có thể sử dụng “遠隔操作” để thực hiện 遠隔リハビリテーション (phục hồi chức năng từ xa) cho người cao tuổi khi gặp khó khăn trong đi lại . Nghĩ xa hơn 1 chút cũng có thể thực hiện việc này cho những bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện lên bệnh viện tỉnh như ở Việt Nam ta.
Còn đối với công nghiệp thì bằng việc ứng dụng “遠隔操作” người ta sẽ dùng Robot thay cho con người thực hiện những công việc nguy hiểm và khó khăn như : bảo dưỡng các trạm không gian vũ trụ , công việc trong các lò phản ứng hạt nhân , công việc dưới lòng đáy đại dương hay là giải cứu con người trong thiên tai ( động đất ,bão lũ ..) ...Đó là một trong những mục tiêu nghiên cứu của mảng đề tài này mà em biết .
Đó là câu trả lời của em , hi vọng sẽ giải đáp phần nào câu hỏi của anh Ngọc . Thêm nữa, anh chị nào có ý kiến nào thì ta lại cùng trao đổi nhé !!