Viết bởi lephank » Bảy T5 23, 2009 12:11 am
Công Nghệ Hóa Học - 化学工学科
1. Giới thiệu khái quát về chuyên ngành:
Công nghệ hóa học (CNHH) là ngành học về các kĩ thuật sản xuất trong công nghiệp liên quan đến Hóa học. Có thể nói rằng ngành công nghệ hóa học có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất trong công nghiệp, ví dụ như công nghiệp sản xuất hóa thực phẩm, sản xuất phân bón, sản xuất hóa chất, hóa dầu, mỹ phẩm…
Các khóa học thuộc chương trình đại học cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quát về quy trình sản xuất công nghiệp từ khâu chuẩn bị vật liệu, thiết kế các thiết bị phản ứng, đến khâu quản lí, vận hành quy trình sản xuất bao gồm cả quá trình thu hồi và xử lý thành phẩm, xử lý chất thải. Ví dụ như cách tính toán tỉ lệ thành phần nguyên liệu, các điều kiện về nhiệt độ, áp suất để phản ứng xảy ra theo ý muốn, xem xét các phương pháp thích hợp để có thể phân tách thành phẩm với độ tinh khiết nhất định, thu hồi thành phần nguyên liệu chưa phản ứng để tái sử dụng và xử lí chất thải. Ngoài ra, các kĩ sư CNHH còn được đào tạo về các tính năng của vật liệu, các quá trình về trao đổi nhiệt và trao đổi chất để có thể thiết kế các quy trình thiết bị phù hợp cho tất cả các công đoạn trên.
2. Giới thiệu một số môn học chính:
Để giúp bạn hình dung rõ hơn chương trình đào tạo ở các trường đại học về ngành này, mình xin giới thiệu sơ qua một số môn học cơ bản sau:
- Các môn thuộc chương trình đại cương (năm 1) bao gồm các môn đại số tuyến tính, lí, vector giải tích, điện, cơ học kĩ thuật, hóa đại cương, các thí nghiệm cơ bản… những kiến thức cơ bản này hổ trợ cho việc học các môn chuyện ngành sau này.
- Một vài môn học chuyên ngành cơ bản:
+ 単位操作: chủ yếu học về các thao tác chưng cất, chiết xuất, hấp thụ khí, phân tách, tinh chế…
+ 反応工学: học về các loại thiết bị phản ứng hóa học, phương trình cân bằng chất và cân bằng nhiệt tổng quát của hệ phản ứng hóa học khi vận hành máy.
+ 移動現象論: chủ yếu học về các vấn đề thủy động lực học (cơ học chất lỏng), nghiên cứu sự chuyển động của chất lỏng và quá trình trao đổi nhiệt trong các thiết bị sản xuất.
+ エネルギー操作: học về các quá trình trao đổi nhiệt, năng lượng (truyền nhiệt, đối lưu, bức xạ) trong các thiết bị phản ứng hóc học. Năng lượng là vấn đề trọng yếu trong sản xuất công nghiệp, đòi hỏi phải biết cách sử dụng hợp lý và tận dụng lượng nhiệt thoát ra từ các thiết bị phản ứng.
+ プロセスシステム工学: cung cấp các kiến thức về thiết kế quy trình sản xuất, cách vận hành và tối ưu hóa các quy trình sản xuất.
+ 装置の設計と材料: cung cấp kiến thức về các tính chất như độ cứng, độ bền, độ chịu nhiệt của vật liệu và phương pháp tính toán và thiết kế các thiết bị hóa học.
+ プロセス安全工学: cung cấp kiến thức về an toàn sản xuất, cách thức thiết kế đảm bảo an toàn cho một quy trình sản xuất.
+ プロセス工学: học về cách sử dụng các phần mềm dùng trong xử lí số liệu, thiết kế thiết bị.
+ 化学工学量論: học về phương pháp tính toán cân bằng nguyên vật liệu và thành phẩm.
3. Cơ hội nghề nghiệp:
Như các môn học ở trên, các kiến thức về ngành CNHH được giảng dạy ở chương trình đại học giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể về một quy trình sản xuất công nghiệp, các kĩ năng về tính toán, sử lý số liệu và thiết kế thiết bị phản ứng hóa học. Các kĩ sư được đào tạo theo ngành này có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, không chỉ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp kể trên mà còn trong các lĩnh vực như thông tin, điện tử hay cơ khí, xây dựng…
4. Một số trường đại học có liên quan:
Các trường đại học quốc lập, công lập đào tạo về ngành CNHH: 東京工業大学、新潟大学、山形大学、群馬大学、大阪大学…(bạn có thể tham khảo tại 大学大学院展http://www.daigakuten.com/)
5. cảm nghĩ và lời nhắn nhủ đến kohai:(bổ sung sau)
Công Nghệ Hóa Học - 化学工学科
1. Giới thiệu khái quát về chuyên ngành:
Công nghệ hóa học (CNHH) là ngành học về các kĩ thuật sản xuất trong công nghiệp liên quan đến Hóa học. Có thể nói rằng ngành công nghệ hóa học có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất trong công nghiệp, ví dụ như công nghiệp sản xuất hóa thực phẩm, sản xuất phân bón, sản xuất hóa chất, hóa dầu, mỹ phẩm…
Các khóa học thuộc chương trình đại học cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quát về quy trình sản xuất công nghiệp từ khâu chuẩn bị vật liệu, thiết kế các thiết bị phản ứng, đến khâu quản lí, vận hành quy trình sản xuất bao gồm cả quá trình thu hồi và xử lý thành phẩm, xử lý chất thải. Ví dụ như cách tính toán tỉ lệ thành phần nguyên liệu, các điều kiện về nhiệt độ, áp suất để phản ứng xảy ra theo ý muốn, xem xét các phương pháp thích hợp để có thể phân tách thành phẩm với độ tinh khiết nhất định, thu hồi thành phần nguyên liệu chưa phản ứng để tái sử dụng và xử lí chất thải. Ngoài ra, các kĩ sư CNHH còn được đào tạo về các tính năng của vật liệu, các quá trình về trao đổi nhiệt và trao đổi chất để có thể thiết kế các quy trình thiết bị phù hợp cho tất cả các công đoạn trên.
2. Giới thiệu một số môn học chính:
Để giúp bạn hình dung rõ hơn chương trình đào tạo ở các trường đại học về ngành này, mình xin giới thiệu sơ qua một số môn học cơ bản sau:
- Các môn thuộc chương trình đại cương (năm 1) bao gồm các môn đại số tuyến tính, lí, vector giải tích, điện, cơ học kĩ thuật, hóa đại cương, các thí nghiệm cơ bản… những kiến thức cơ bản này hổ trợ cho việc học các môn chuyện ngành sau này.
- Một vài môn học chuyên ngành cơ bản:
+ 単位操作: chủ yếu học về các thao tác chưng cất, chiết xuất, hấp thụ khí, phân tách, tinh chế…
+ 反応工学: học về các loại thiết bị phản ứng hóa học, phương trình cân bằng chất và cân bằng nhiệt tổng quát của hệ phản ứng hóa học khi vận hành máy.
+ 移動現象論: chủ yếu học về các vấn đề thủy động lực học (cơ học chất lỏng), nghiên cứu sự chuyển động của chất lỏng và quá trình trao đổi nhiệt trong các thiết bị sản xuất.
+ エネルギー操作: học về các quá trình trao đổi nhiệt, năng lượng (truyền nhiệt, đối lưu, bức xạ) trong các thiết bị phản ứng hóc học. Năng lượng là vấn đề trọng yếu trong sản xuất công nghiệp, đòi hỏi phải biết cách sử dụng hợp lý và tận dụng lượng nhiệt thoát ra từ các thiết bị phản ứng.
+ プロセスシステム工学: cung cấp các kiến thức về thiết kế quy trình sản xuất, cách vận hành và tối ưu hóa các quy trình sản xuất.
+ 装置の設計と材料: cung cấp kiến thức về các tính chất như độ cứng, độ bền, độ chịu nhiệt của vật liệu và phương pháp tính toán và thiết kế các thiết bị hóa học.
+ プロセス安全工学: cung cấp kiến thức về an toàn sản xuất, cách thức thiết kế đảm bảo an toàn cho một quy trình sản xuất.
+ プロセス工学: học về cách sử dụng các phần mềm dùng trong xử lí số liệu, thiết kế thiết bị.
+ 化学工学量論: học về phương pháp tính toán cân bằng nguyên vật liệu và thành phẩm.
3. Cơ hội nghề nghiệp:
Như các môn học ở trên, các kiến thức về ngành CNHH được giảng dạy ở chương trình đại học giúp cho bạn có cái nhìn tổng thể về một quy trình sản xuất công nghiệp, các kĩ năng về tính toán, sử lý số liệu và thiết kế thiết bị phản ứng hóa học. Các kĩ sư được đào tạo theo ngành này có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, không chỉ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp kể trên mà còn trong các lĩnh vực như thông tin, điện tử hay cơ khí, xây dựng…
4. Một số trường đại học có liên quan:
Các trường đại học quốc lập, công lập đào tạo về ngành CNHH: 東京工業大学、新潟大学、山形大学、群馬大学、大阪大学…(bạn có thể tham khảo tại 大学大学院展http://www.daigakuten.com/)
5. cảm nghĩ và lời nhắn nhủ đến kohai:(bổ sung sau)