Quê hương là thiên đường để trở về

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Quê hương là thiên đường để trở về

Re:Quê hương là thiên đường để trở về

Viết bởi Nguyen Tran Phuong » Bảy T5 08, 2004 3:00 pm

cố lên anh em ơi, thế giới này cần phải được thay đổi, Việt Nam cần phải được thay đổi.

Có một điều mà mình vẫn tin và cảm nhận được là, anh em Đông Du mình đều có hoài bão lớn và tâm hồn Việt rất trong sáng.

Re:Quê hương là thiên đường để trở về

Viết bởi miyamoto » Bảy T5 08, 2004 2:56 pm

Hê hê,quê hương là thiên đường đó anh em ơi,mau về đi không là hết chỗ!!!Tư râu lên thiên đường mấy bữa nay thấy có gì hay không kể anh em nghe với .Tớ thì cứ lang thang ở cái trần gian Nhật Bổn này vài bữa nữa đã[grin]

Re:Quê hương là thiên đường để trở về

Viết bởi binhduong » Bảy T5 08, 2004 11:18 am

Bài viết thật tuyệt!
Quả đúng " quê hương là thiên đường để trở về". Mạnh dạn lên nào, cha mẹ còn nghèo, thế nên anh em đừng đòi hỏi!
Ai kia nếu lỡ " quên mất lối về" thì hãy nhớ lấy điều này nhé!
Thân ái & chúc sức khoẻ
BinhDuong[wink]

Quê hương là thiên đường để trở về

Viết bởi ho quang nam » Bảy T5 08, 2004 12:41 am

Quê hương là thiên đường để trở về


Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê

Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê - người được xem là "Con gà đẻ trứng vàng" cho các tập đoàn lớn tại Mỹ - đã quyết định hồi hương năm 2002. Sau 20 năm ở nước ngoài, anh đã có 30 phát minh, sáng chế khoa học tại Nhật và 36 phát minh tại Mỹ, đem lại những hiệu quả khoa học và ứng dụng kinh tế to lớn trong lĩnh vực máy tính, máy photocopy... Và cuối cùng, anh đã thực hiện được điều trăn trở lớn nhất trong mình: trở về quê hương để xây dựng Tổ Quốc.


Con người của khoa học

19 tuổi, Nguyễn Chánh Khê sang Nhật học tại trường Đại học Đông Kinh Công nghiệp Tokyo. Ban đầu, anh theo học ngành Công nghệ sinh học rồi chuyển sang lĩnh vực Vật liệu xử lý thông tin. Phát minh đầu tiên cũng là luận án thạc sĩ của anh là "Vật liệu cảm quang" dùng trong máy photocopy.

Ngay phát minh đầu tiên, tên tuổi của nhà khoa học trẻ đã được các công ty lớn của Nhật "săn lùng". Phát minh của anh sớm được ứng dụng và giải quyết việc làm cho cả một miền quê của Nhật Bản. Ngay sau đó, Công ty Dai Nippon Ink, công ty lớn nhất ngành in của Nhật Bản mời anh làm việc. Tại đây, anh tiếp tục cho ra phát minh chất quang dẫn hữu cơ cực tính dùng để sản xuất máy photocopy xách tay mà lúc bấy giờ thế giới chưa có. Đây là loại máy photocopy không dây, không gây ô nhiễm môi trường.

 

Các bằng phát minh khoa học
của tiến sĩ Chánh Khê tại Mỹ.




Năm 1985, Nguyễn Chánh Khê sang Mỹ báo cáo khoa học và được nhiều công ty lớn quan tâm đến đề tài của anh. Họ mời anh sang Mỹ làm việc để chế tạo những bản cảm quang nhạy nhất thế giới.

Ngay lúc đó, Nguyễn Chánh Khê đã đưa ra được nguyên tắc mà sau này trở thành phổ biến trong các loại máy photocopy và máy in laser. Đó là làm phim điện tử bằng phương pháp dùng ánh sáng và điện trường tạo ra điện tích trong vật liệu bán dẫn hữu cơ. Từ những hình ảnh không thấy được ta sẽ dùng mực để làm ra ảnh. Từ đó trung bình mỗi năm anh có hai phát minh khoa học có giá trị quốc tế.

Khi làm việc tại phòng thí nghiệm của Kodak, anh lại phát minh ra cách dùng muối ăn chế tạo hạt nano có kích thước cực nhỏ chuyển hóa quang điện cực cao để chế tạo ra máy in màu laser nhanh nhất thế giới. Phát minh này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi muối ăn rất rẻ nhưng giúp cho tăng nhanh tốc độ in bốn màu lên đến 23 trang/phút.

Sau đó hãng HP (Hewlett Packard) rất nổi tiếng về công nghệ in ấn mời tiến sĩ Khê về giữ cương vị  khoa học gia chủ nhiệm, chức vụ cao nhất của bộ phận nghiên cứu của hãng thuộc Trung tâm Nghiên cứu tổng hợp tại Thung lũng Silicon ở Califonia. Anh đã nghiên cứu làm ra hạt mực ướt dùng để làm ảnh rất mịn và cùng hãng HP áp dụng những kiến thức cơ bản về vật liệu để đưa ra các phát minh mới về in phun. Từ đó, tình cờ anh phát minh ra vật liệu mới là than nano và hàng loạt phát minh mới cứ thế lần lượt ra đời.

Băn khoăn một nỗi lòng

Tại Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê luôn được các công ty, tập đoàn hàng đầu "săn đón" bởi những cống hiến khoa học và công nghệ của anh đem lại siêu lợi nhuận. Khi đó, anh cảm thấy rất tự tin có thể tạo được những đột phá khoa học gây được sự quan tâm rộng rãi đối với các đồng nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên có một điều nằm sâu trong tiềm thức của trái tim đã bắt đầu thúc giục anh: "Phải làm gì đó thiết thực cho quê hương mình".

Năm 1982, Tiến sĩ Khê bắt đầu những chuyến về nước cùng cácnhà khoa học mở các cuộc hội thảo khoa học để phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ cao cho trí thức trong nước. Anh bắt đầu những công trình trợ giúp những chuyên đề khoa học cho Viện Khoa học Việt Nam, hướng dẫn đề tài nghiên cứu cho các trường, Viện trong nước. Chuyển hàng ngàn USD về nước làm học bổng cho sinh viên Đại học Cần Thơ... Tuy nhiên, chưa một thành tựu nào hoàn hảo theo ý muốn của tiến sĩ.

Anh luôn trăn trở về những công trình không trọn vẹn này và quyết định trở về nước làm việc vào năm 2002.

"Lúc ấy anh có ngại những rào cản trong nước sẽ hạn chế sức làm việc và những đam mê nghiên cứu khoa học của mình?". Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê trả lời: "Tôi có suy nghĩ đến điều ấy và nhiều người cũng bảo với tôi như thế. Điều kiện làm việc ở Việt Nam không thể sánh bằng các nước nhưng tôi đã được tạo mọi điều kiện để làm việc. Khu công nghệ cao chưa có phòng thí nghiệm thì tôi tìm đến Đại học Bách Khoa. Cha mẹ nghèo, làm con đừng nên đòi hỏi. Khó khăn ở đâu cũng có, mình phải biết kiên nhẫn "gõ cửa, cửa sẽ mở"".

Với cương vị Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM, chỉ sau một năm ông và các đồng sự của mình đã công bố chế tạo thành công than nano "lỏng". Đây được xem là bước đột phá, bởi trên thế giới hiện có rất ít nước phát triển chế tạo được vật liệu này. Thành công này mở đường cho Việt Nam tiến sâu vào thị trường sản xuất vi mạch máy tính và linh kiện bán dẫn.

Dự kiến trong năm 2004, nhóm nghiên cứu sẽ được trang bị các thiết bị, để từ than nano "lỏng" chế tạo ra ống than đơn phân tử và vật liệu này sẽ thương mại hóa, đem lại nhiều giá trị kinh tế và lợi nhụân. Hiện nay, giá bán của 1gram ống than đơn phân tử trên thế giới là 350.000 USD trong khí giá thành dự kiến của nhóm nghiên cứu đưa ra thị trường là 50.000 USD.

Và những dự tính cho quê hương

 
Phút thư giãn ở nhà





Gần nửa đời người sống ở nước ngoài, Tiến sĩ Khê gặt hái khá nhiều thành công trong khoa học, nhưng điều hạnh phúc lớn nhất đối với anh là được trở về quê hương, phục vụ cho chính quê hương, đất nước mình.

Anh bảo: "Sống và làm việc ở đây, tôi thấy thích và thoả mái, nhiều khi còn thú vị hơn ở nước ngoài".

Một ngày làm việc của anh bắt đầu từ 4 giờ sáng. Anh đi bộ khoảng 10 km, chăm sóc cây hoa trong vườn và tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Anh bảo: "Mỗi đêm ngủ 4 tiếng đối với tôi là quá nhiều. Đam mê lớn nhất của tôi là suy nghĩ cái mới. Thú vui trong công việc là vô tận...".

Căn nhà anh ở là một thế giới về ảnh nghệ thuật. Có khi anh ngồi cả tiếng đồng hồ chờ mặt trời lặn để chụp bằng được tấm ảnh ưng ý. Anh cũng đã từng đoạt giải nhiếp ảnh thế giới.

Đam mê khoa học, suốt đời cống hiến cho khoa học, có lẽ vì vậy mà đã ngoài tuổi năm mươi, Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê vẫn chưa có hạnh phúc riêng của mình. Anh đùa bảo: "Bởi tôi yêu 80 triệu người dân Việt, yêu phong cảnh thiên nhiên và yêu các bài hát quan họ Việt Nam, thế nên...". Anh đang tập bài hát "Nghe câu quan họ trên cao nguyên" và không ngần ngại hát lên một đoạn. Tôi chợt nhận ra, phía sau những phát minh khoa học của tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê là một tâm hồn Việt hết sức lãng mạn, bay bổng...

Chia tay tôi, anh bảo: "Thông điệp mà tôi muốn gởi đến các bạn Việt kiều là, nếu dự định trở về Việt Nam làm ăn thì hãy mạnh dạn. Quê hương là thiên đường để thực hiện ước mơ, hoài bão kể cả nghiên cứu khoa học. Không gì hạnh phúc bằng làm việc, cống hiến cho quê hương, đất nước mình...".