Viết bởi Minh Viet » Chủ nhật T5 23, 2004 8:37 am
Ở Nhật chúng ta có được cái lợi là có một hệ thống thư viện với rất nhiều loại sách trong rất nhiều lĩnh vực, những thông tin khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất được cập nhật hằng tháng, thậm chí hằng tuần. Không chỉ là thư viện trường, mà còn có thư viện của thành phố nơi mình đang sống, và chúng ta được mượn sách từ thư viện với khoản phí cực kỳ nhỏ hoặc không có. Nếu tận dụng được thư viện thì...wow.
Học tại đại học, những kiến thức chúng ta tưởng chừng rất đơn giản nhu vi, tích phân, ma trận,...là những kiến thức toán được sử dụng rất nhiều khi học trên cao học hoặc đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng. Không có một nghiên cứu nào mà không sử dụng đến toán, tất cả đều phải đưa về một hàm toán nào đó, học kinh tế cũng phải sử dụng toán.
Khi học đại học tại VN có lẽ do phương pháp dạy tại VN mà hầu hết kiến thức là do thầy truyền đạt, thầy truyền đạt rất hay, rất cụ thể, đơn giản vì những người thầy đó còn khá trẻ, đang học cao học và đi dạy nên họ biết nên dạy cho học trò cái gì và dạy thế nào để học trò không buồn ngủ. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là những kiến thức của thầy, sau kỳ thi những kiến thức đó sẽ được trả lại cho thầy đến 80%.
Ở Nhật những người thầy phải có ít nhất là bằng tiến sĩ, các thầy đều có công việc nghiên cứu, đề tài nghiên cứu riêng (cái mà vn gần như không có), các thầy sẽ không chỉ bảo cho học sinh từ A đến Z mà hầu hết chỉ gần như cưỡi ngựa xem hoa, học sinh phải tự mày mò tìm hiểu nếu muốn có được kiến thức thực sự. Dĩ nhiên nếu không tự vận động thì cũng có thể pass qua được exam và thậm chí có thể được A,B nhưng như vậy thì kết cục cũng chỉ là con số 0. Hệ thống giáo dục Nhật khác VN ở chỗ người thầy chỉ dạy phương pháp chứ không dạy những cái cụ thể.
Nếu học trên cao học có lẽ các anh em đại học sẽ được hiểu rõ hơn điều này. Một đề tài nghiên cứu phải tự mình tìm tòi tư liệu, tự mình nắm bắt background để nghiên cứu. Hiện tại trên thế giới người ta đã nghiên cứu về cái mà mình đang làm chưa, người ta làm đến đâu, hiện đang có những vấn đề gì cần giải quyết, mình có thể làm được đến đâu. Background càng chính xác, cụ thể thì đề tài của mình càng có giá trị.
Nêu một ví dụ đơn giản : Các sách giáo khoa tại VN bằng tiếng Việt hầu hết thường không ghi 参考文献(tài liệu tham khảo). Những tác giả soạn sách cứ làm như là những công thức toán, những tính toán, định lý, định nghĩa là do họ hoàn toàn nghĩ ra. Toàn bộ những khái niệm trong sách là do họ tự phát minh ra. Tuy nhiên trong thực tế thì sao ? Có nhiều khi một cuốn sách đến 90% là dịch lại từ sách nước ngoài. Mình có một chuyện vui có thật khi học tại BK : quyển sách điện tử 2 dùng làm SGK trong trường lúc mình học năm 3 do một phó tiến sĩ soạn ra, phải nói là sách đó viết rất khó hiểu, học trò đọc phải vất vả lắm mới hiểu được ý của tác giả muốn nói gì. Một lần tình cờ anh em phát hiện ra trong thư viện có một quyển tiếng Anh nội dung y chang, thế là anh em photo sách tiếng Anh ra để học. "Sách tiếng Anh đọc dễ hiểu hơn sách tiếng Việt". Đơn giản thôi, vì sách tiếng Việt được dịch lại rất amatuer, và nhiều đoạn bị bỏ qua.
Học được phương pháp nghiên cứu cũng là học được cách xây dựng một vấn đề, cách giải quyết vấn đề và qua đó biết được khả năng của mình đến đâu.
Ở Nhật chúng ta có được cái lợi là có một hệ thống thư viện với rất nhiều loại sách trong rất nhiều lĩnh vực, những thông tin khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất được cập nhật hằng tháng, thậm chí hằng tuần. Không chỉ là thư viện trường, mà còn có thư viện của thành phố nơi mình đang sống, và chúng ta được mượn sách từ thư viện với khoản phí cực kỳ nhỏ hoặc không có. Nếu tận dụng được thư viện thì...wow.
Học tại đại học, những kiến thức chúng ta tưởng chừng rất đơn giản nhu vi, tích phân, ma trận,...là những kiến thức toán được sử dụng rất nhiều khi học trên cao học hoặc đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng. Không có một nghiên cứu nào mà không sử dụng đến toán, tất cả đều phải đưa về một hàm toán nào đó, học kinh tế cũng phải sử dụng toán.
Khi học đại học tại VN có lẽ do phương pháp dạy tại VN mà hầu hết kiến thức là do thầy truyền đạt, thầy truyền đạt rất hay, rất cụ thể, đơn giản vì những người thầy đó còn khá trẻ, đang học cao học và đi dạy nên họ biết nên dạy cho học trò cái gì và dạy thế nào để học trò không buồn ngủ. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là những kiến thức của thầy, sau kỳ thi những kiến thức đó sẽ được trả lại cho thầy đến 80%.
Ở Nhật những người thầy phải có ít nhất là bằng tiến sĩ, các thầy đều có công việc nghiên cứu, đề tài nghiên cứu riêng (cái mà vn gần như không có), các thầy sẽ không chỉ bảo cho học sinh từ A đến Z mà hầu hết chỉ gần như cưỡi ngựa xem hoa, học sinh phải tự mày mò tìm hiểu nếu muốn có được kiến thức thực sự. Dĩ nhiên nếu không tự vận động thì cũng có thể pass qua được exam và thậm chí có thể được A,B nhưng như vậy thì kết cục cũng chỉ là con số 0. Hệ thống giáo dục Nhật khác VN ở chỗ người thầy chỉ dạy phương pháp chứ không dạy những cái cụ thể.
Nếu học trên cao học có lẽ các anh em đại học sẽ được hiểu rõ hơn điều này. Một đề tài nghiên cứu phải tự mình tìm tòi tư liệu, tự mình nắm bắt background để nghiên cứu. Hiện tại trên thế giới người ta đã nghiên cứu về cái mà mình đang làm chưa, người ta làm đến đâu, hiện đang có những vấn đề gì cần giải quyết, mình có thể làm được đến đâu. Background càng chính xác, cụ thể thì đề tài của mình càng có giá trị.
Nêu một ví dụ đơn giản : Các sách giáo khoa tại VN bằng tiếng Việt hầu hết thường không ghi 参考文献(tài liệu tham khảo). Những tác giả soạn sách cứ làm như là những công thức toán, những tính toán, định lý, định nghĩa là do họ hoàn toàn nghĩ ra. Toàn bộ những khái niệm trong sách là do họ tự phát minh ra. Tuy nhiên trong thực tế thì sao ? Có nhiều khi một cuốn sách đến 90% là dịch lại từ sách nước ngoài. Mình có một chuyện vui có thật khi học tại BK : quyển sách điện tử 2 dùng làm SGK trong trường lúc mình học năm 3 do một phó tiến sĩ soạn ra, phải nói là sách đó viết rất khó hiểu, học trò đọc phải vất vả lắm mới hiểu được ý của tác giả muốn nói gì. Một lần tình cờ anh em phát hiện ra trong thư viện có một quyển tiếng Anh nội dung y chang, thế là anh em photo sách tiếng Anh ra để học. "Sách tiếng Anh đọc dễ hiểu hơn sách tiếng Việt". Đơn giản thôi, vì sách tiếng Việt được dịch lại rất amatuer, và nhiều đoạn bị bỏ qua.
Học được phương pháp nghiên cứu cũng là học được cách xây dựng một vấn đề, cách giải quyết vấn đề và qua đó biết được khả năng của mình đến đâu.