Chuyện muôn thủa

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Chuyện muôn thủa

Re:Chuyện muôn thủa

Viết bởi Sindongtou » Bảy T6 12, 2004 8:56 am

 Đại ca đừng nghĩ những con người siêu viẹt giống những nhân vật trong phim Ma trận .Chẳng qua là tiểu đệ muốn giả sử những con người đó có đầy đủ "giáo dục" như các đại ca khác nói thôi .Còn nhìn xã hội loài ong thì đó là cái nhìn khách quan .Nói như đại ca "có là chủ thể mới biết được " thì môn tâm lý học của Nhật chắc "sập tiệm " tù lâu rùi [cry].

Re:Chuyện muôn thủa

Viết bởi wasabi » Sáu T6 11, 2004 11:05 pm

to bạn Sindongtou:
  Bạn đang nhìn loài ong bằng suy nghĩ của bạn và bằng tư tưởng của loài người chứ có ai biết con ong đang nghĩ gì hả bạn.Như vậy ,có thể nói hơi rộng ra một tí là những gì bạn đang nghĩ về một xã hội toàn những người siêu việt sẽ ra sao là không có căn cứ(bạn không phải là người siêu việt thì sao bạn hiểu?!).Thêm nữa ,tại sao không có sự hoàn mĩ trong thế giới này hả bạn?Bạn có thể nói rõ hơn tại sao không?Còn mình,mình cho rằng sự hoàn mĩ không tồn tại bởi bản thân nó luôn thay đổi...Và sự tồn tại của nó là cần thiết để làm tốt hơn xã hội này.
to bạn Minh Việt:
    Mình muốn nghe cụ thể hơn về chủ nghĩa cá nhân của người Nhật.Bạn nghĩ sao nếu mình nói rằng tự đào thải và bị đào thải là điều tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cách làm việc CỘNG ĐỒNG NHẬT BẢN và sự tồn tại của một dân tộc biết CHUNG SỐNG.Bạn sẽ chết nếu riêng lẻ,nếu không biết cách sống chung với cộng đồng.Người Nhật chỉ biết lo cho bản thân nhưng ai cũng biết rằng muốn sống thì bài học đầu tiên là HỌC SỐNG VỚI NGƯỜI KHÁC.Người Nhật lịch sự chính là do điều này ,đúng không nhỉ?!
to Phammanhlan:
    Năm thứ nhất đại học mình học vất vả nhưng thành tích kém .Đầu tư ít và dốt là một ,thứ hai là không biết mấy chữ 情報交換.Bạn có vài người bạn chưa?...
狙い của mấy ông thầy Nhật không hoàn toàn là coi thử học sinh mình có hiểu những gì mình đã dạy không mà còn là coi thử HỌC SINH MÌNH CÓ BIẾT CÙNG BẠN BÈ HỌC ,BIẾT NHỜ VẢ SENBAI ĐỂ CÓ KẾT QUẢ THI TỐT NHẤT TRONG THỜI GIAN NGẮN NHẤT KHÔNG?Bộ bạn tưởng mấy ông thầy không biết học sinh của mình đang giải đề thi năm rồi sao?Nhưng muốn có đề bạn phải có senbai ,và vô tình cái 上下関係 đẻ ra từ đây,cái không thể thiếu của xã hội Nhật...

Re:Chuyện muôn thủa

Viết bởi Sindongtou » Sáu T6 11, 2004 6:49 pm

  Không biết ai có quan tâm đến "xã hội " loài ong không .Cả 1 tổ chỉ có một con ong chúa ,cả lứa đẻ hàng ngàn con chỉ có vài con ấu chúa để "kế nghiệp".Thế nhưng nó vẫn tồn tại và phát triễn .Xã hội loài người chung quy thì cũng tương tự như vậy.Chúng ta đừng quá đòi hỏi sự toàn thiện ,toàn mỹ .Chẵng có thể nào ai cũng giỏi như ai được.Giả sử ,thế giới ngày mai toàn những con người có đầu óc siêu việt ,thì nhân loại sẽ hưởng được phúc hay phải chịu hoạ.Xin những người có 興味 trả lời giúp.

Re:Chuyện muôn thủa

Viết bởi TamNagoya » Sáu T6 11, 2004 2:31 pm

thứ 1:Giàu có về vật chất nhưng thiếu giáo dục(không có nghĩa là vô giáo dục)
thứ 2:Đủ ăn nhưng có giáo dục (hiền lành lịch sự,hiểu biết)

Có chú nào vào đây đả kích đi

Trên đời này không bao giờ có  cái kiểu xã hội thứ 2 này.Chỉ có là:
1- Giàu và thiếu giáo dục.
2-Nghèo và thiếu giáo dục x 2
Mà "thiếu giáo dục" ở đây định nghĩa  là như thế nào nhỉ?? Có tiêu chí để xác định thế nào là xã hội có giáo dục và thế nào là xã hội thiếu giáo dục à?
[grin]

Re:Chuyện muôn thủa

Viết bởi TamNagoya » Sáu T6 11, 2004 2:21 pm


 Khu vực đông nam á trong đó có VN vẫn đang trên đà tăng trưởng lớn. Có thể nói là đã hết đói (ăn).

Đại khái nhận xét về Nhật của chú đúng ý anh ,chỉ có câu này thì anh thấy trật lất.Chú lên Tây Nguyên ,hay vùng Tây Bắc đi ,sẽ thấy dân đói hay dân no.Và rồi còn mấy chục ngàn người ăn xin,không nhà cửa  (không tính bọn Thanh Hoá vào ăn xin mang tiền về xây nhà lầu nhé)trong cả nước thì chú xếp họ vào loại đói hay no đây?
Còn về mấy cái vấn đề xã hội đau đầu của Nhật hiện nay ,tôi nghĩ thế này.Thời nào cũng có cái khó của thời đó,không so sánh quá khứ với hiên tại rồi chê hiện tại dở hơn quá khứ được.Ảnh hưởng tâm lý do nền kinh tế hiên tại mang lại là có.Kinh tế Nhật bây giờ be bét so với thập kỷ  70,80 ,thì đương nhiên nó tạo tâm lý bi quan cho những người đã từng sống trong thời vàng son 70,80 đó.Họ dễ dàng đổ thừa thiếu khách quan là tại do lớp trẻ hiện nay không cố gắng như họ ngày xưa.Đó là cách đánh giá phiến diện ,bởi vì suy cho cùng ,nguyên nhân kinh tế trì trệ của Nhật hiện nay là do chính thế hệ thập kỷ 70,80 tạo nên.Lúc đó giới trẻ hiện nay chỉ là những chú nhóc hoặc còn chưa ra đời thì làm sao lại "có tội" được? Nói lớp trẻ hiên nay thụ đông, đúng , nhưng đó là sản phẩm  giáo dục đào tạo của các cụ chứ ai...Các cụ không nhìn trước thời thế để linh hoạt thay đổi mà các cụ tự mãn với thời vàng son lúc ấy của các cụ ,nên bây giờ các cụ, rộng hơn, nước Nhật lãnh đủ là chuyện đương nhiên.Anh thì anh nghĩ thế này :với cái tính chăm chỉ ,chuyên nghiệp trong mọi công việc vốn có của người Nhật thì  chả cần Nhật phải bi quan về gì cả.Có thể anh không thành Number One của thế giới , nhưng đảm bảo lúc nào cũng đứng trong top ten.
Anh xem chương trình 夜明けのガイヤ xong ,chớ hề dám xem thường bọn trẻ Nhật tí nào .

Re:Chuyện muôn thủa

Viết bởi phammanhlan » Sáu T6 11, 2004 11:18 am

Đại ca ơi, không phải chỉ ở phòng nghiên cứu mà tụi Nhật ở gakkubu cũng rất thụ động! Bây giờ đang trong thời kì thi chuykan, học sinh Nhật không phải bận vì ôn bài, mà bận rộn trong việc tìm những đề thi trong qua khứ hoặc la tim sách mà thầy hay cho bài tập. Hi! Đúng là 縦人間関係 thấy rât rõ ở môi trường đại học, học sinh khoá trước tân tình cât giữ đề thi cho khoá sau, học sinh khoá sau chỉ cần học thuộc lòng trước khi bắt đầu nhưng tiêt 演習! Đúng là có cái đáng khen học sinh Nhật cực ki chăm chỉ(majimê dzễ sợ!), chắc nhờ vậy mà lượng công việc(để đối phó với kì thi chẳng hạn!)của học sinh Nhật là rất lớn nhờ được thừa hưởng nguồn thông tin dồi dào của nhiều thế hệ trước! Học sinh VN mình chắc chắn là không hề thua kém gì học sinh NB, chỉ có thiệt thòi là có ít nguồn tài liệu kiến thức nên thành ra là so về mặt bằng giáo dục VN được đanh gia thấp hơn!   [cool][cool][cool]

Re:Chuyện muôn thủa

Viết bởi DaicaThay » Năm T6 10, 2004 10:08 pm

Làm gì có chuyện 2 giả thiết như anh Phương đưa ra.Nếu giàu có thì chúng ta sẽ có tiền đầu tư cho giáo dục ,vấn đề là biết cách giáo dục như thế nào.Còn chỉ mới đủ ăn thôi thì muốn làm những chuyện khác khó lắm!

Re:Chuyện muôn thủa

Viết bởi Nguyen Tran Phuong » Năm T6 10, 2004 8:36 pm

Hôm qua có một ông thầy,đã và đang nc ở VN. Khi mình đến mượn tài liệu và nói chuyện, ...thì ông ta có nói một câu làm mình vừa xướng vừa phải suy nghĩ.  君は日本人の学生より魂100倍があるって
、mình cũng không hiểu ông ấy nói vậy có dụng ý gì. Mình cười và nói 2倍ぐらいあるね.
 Những hiểu biết thường thức của người Nhật nói chung là rất cao so với VN nhưng không có nghĩa là ai cũng có thể làm việc có hiệu quả. Ví dụ như những đợt làm đồ án dự thi trong phòng n/c của mình, chúng nó làm việc rất thụ động và trâu bò,...làm từ sáng đến đêm,gần như không ngủ và thay phiên nhau làm. Không có hiệu quả nhưng phải nói tinh thần trách nhiệm của bọn nó rất đáng quí,học sinh VN mình còn phải học hỏi nhiều.
 Rất hiền lành và tử tế là điều mình nhận thấy ở sinh viên Nhật không biết các bạn nghĩ thế nào?
 Mình có một ý tưởng vui nhộn thế này nếu đưa được những người Nhật hơi vô tích sự tại Nhật sang VN làm việc được,...thì có lẽ những người Nhật ngoan ngoãn và thật thà khi sang VN sẽ dần dần làm cho xã hội VN được sạch sẽ và thật thà hơn. Ngược lại sau một thời gian ở VN họ sẽ máu hơn và sau khi về Nhật sẽ có ích hơn cho xã hội Nhật. [biggrin]
 Nhưng nhìn đi nhìn lại trên thế giới này thì mình thấy nước Nhật rất an toàn,yên lành...Cái gì cũng có mặt không hay ,nhưng cái quan hệ trên dưới,trước sau  mình nghĩ là rất cần thiết. Một xã hội có hàng 80triệu người mà không có trật tự thì khủng khiếp lắm. Nhưng nói đi nói lại thì cũng là những điều mà người ta đã đúc kết : nghèo đói và thiếu giáo dục thì sinh ra bệch tật và tệ nạn xã hội.
Nhưng nghèo khó cũng là một động lực để vươn lên rất lớn.(cái này chắc anh em Đông Du rất hiểu [smile])
 Khu vực đông nam á trong đó có VN vẫn đang trên đà tăng trưởng lớn. Có thể nói là đã hết đói (ăn). Vậy thử đặt một câu hỏi là trong vòng 10,20 năm nữa nếu cho bạn trọn một trong 2 khả năng sau bạn sẽ chọn cái nào:

thứ 1:Giàu có về vật chất nhưng thiếu giáo dục(không có nghĩa là vô giáo dục)
thứ 2:Đủ ăn nhưng có giáo dục (hiền lành lịch sự,hiểu biết)

Có chú nào vào đây đả kích đi

Re:Chuyện muôn thủa

Viết bởi baby » Năm T6 10, 2004 6:50 pm

さすが。

Chuyện muôn thủa

Viết bởi Minh Viet » Năm T6 10, 2004 6:26 pm

Chuyện này có lẽ là chuyện đã cũ với nhiều anh em DD, nhưng với nhiều người vẫn là đề tài còn nhiều cái để nói. Chủ đề này đã từng gây sóng gió một thời trên mailling list cũ của DD, bây giờ post lại với một cách nhìn khác, hay hơn hay dở hơn không biết. Thấy anh em đang có hứng tranh luận, vậy thì nhào vô nào. [217]
-----------------------
Xem qua một số phim Nhật cả trên tivi lẫn phim video, DVD, qua các phim đó chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là người Nhật vẫn rất chú trọng đến những giá trị Nhân Văn, những tình cảm giữa người với người luôn được các đạo diễn lồng vào các bộ phim rất khéo léo, khiến chúng ta luôn có cảm tưởng là người Nhật sống rất biết quan tâm đến cộng đồng, đến người khác.

Và một điều nữa mà các bạn có thể dễ dàng nhận ra trong phim Nhật đó là tinh thần vượt khó, cố gắng đến cùng để thực hiện ước mơ của mình, あきらめないこと。

Sự thực xã hội Nhật Bản thì như thế nào nhỉ. Có lẽ những bạn đang sống và làm việc trong xã hội Nhật là những người hiểu rõ nhất. Nhưng môi trường mà các bạn đang sống, tầng lớp mà bạn tiếp xúc cũng sẽ là một ảnh hưởng không nhỏ đến những nhận xét của bạn về xã hội Nhật và con người Nhật.

Trong môi trường đại học, tiếp xúc vời giới trẻ Nhật bạn có thể dễ dàng nhận ra là phần lớn giới trẻ Nhật hiện tại được nuôi dưỡng trong một môi trường qúa hoàn hảo, quá tốt, có đầy đủ mọi thứ. Có lẽ chính vì thế mà họ có đầy đủ thời gian và tiền bạc để tự phát triển bản thân mình, tự mình làm và theo đuổi cái mà mình thích. Điều đó thật tốt, nhưng nó cũng dẫn đến một hệ quả không tốt. Đó chính là chủ nghĩa cá nhân, chỉ biết lo đến bản thân mình, chỉ cần mình tốt là OK(自己中心主義). Cái này dẫn đến sự vô tâm với những người xung quanh, chỉ làm những gì có lợi cho mình,v.v...Và cố gắng chứng tỏ mình khác người bằng những hành động, phục trang kỳ quái. Nhưng có một điểm đáng buồn là những hành động chứng tỏ mình khác người đó lại hoàn toàn mang tính chất như những trò đua đòi của con nít chứ không phải là kiểu chứng tỏ mình của người lớn. Vì vậy mà trong môi trường đại học, trong một lớp học đại học của Nhật ta có thể thấy là hầu hết học sinh Nhật khi đến lớp vẫn rất thụ động, gần như không có hoặc rất ít câu hỏi dành cho giáo sư đứng lớp. Họ tự động thu mình lại để không bị để ý !

Tuy nhiên cùng với việc chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, không ít những sinh viên Nhật đã biết cách tận dụng môi trường học tập với đầy đủ thư viện, tài liệu, dụng cụ để học tập và làm việc. Và không ít những công ty học trò đã ra đời tại các trường nổi tiếng của Nhật.

Trong các trường đại học của Nhật có rất nhiều các hình thức câu lạc bộ. Các clb thể thao, văn hóa, hoặc chỉ đơn giản là tập hợp lại với nhau khi có chung một sở thích nào đó. Tất cả các clb đó đều được khuyến khích phát triển và nhận được một khoản tiền sinh hoạt phí nhất định từ nhà trường. Chính vì vậy mà chúng ta không hề ngạc nhiên khi những VDV tham dự Olympic của Nhật là những sinh viên đại học. Hình thức clb cũng cực kỳ phát triển tại các trường từ tiểu học đến cấp 3. Nhờ vậy mà mỗi một học sinh tự phát hiện ra năng khiếu và sở trường của mình từ rất sớm. Một môi trường phát triển tuyệt vời cho từng cá nhân, và qua đó cung cấp cho xã hội Nhật rất nhiều tài năng, đa dạng trong nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên không phải mội trường giáo dục hoàn toàn tốt. Trong các trường vẫn có một bộ phận học sinh bị cô lập, bị いじめ(chọc ghẹo theo kiểu Nhật) khiến những học sinh này không dám đến trường 不登校 hoặc tệ hơn là không dám tiếp xúc với xã hội bên ngoài nữa 引きこもり. Và không ít trong số đó đã nghĩ đến con đường tự tự vì không chịu nổi stress. Bạn đừng vội nghĩ là do học hành quá căng thẳng mà bị stress. Lý do không phải là vậy. Nền giáo dục Nhật bây giờ cũng khá thoải mái theo kiểu như châu Âu, không quá đáng như VN đâu. Lý do chính là họ không thể hòa nhập vào xã hội quá coi trọng quan hệ trên -dưới, trước-sau 上下関係、先輩ー後輩関係. Và communication giữa người với người rất ít, họ không có ai để chia xẻ, khi xung quanh mình chỉ toàn những người chỉ biết lo cho bản thân mình.

Tuy sống vì bản thân là chủ yếu, không lo đến người khác nhưng người Nhật lại rất để ý đến những vấn đề xã hội như : môi trường, thất nghiệp,....Chính vì thế mà xã hội Nhật là xã hội phát triển rất đồng đều về mặt kinh tế. Gần đây có một chương trình về sự chênh lệch mức sống của các nước trên thế giới. Number one là Mỹ : người thì ở trên đỉnh Everest- kẻ thì dưới vực thẳm Marianne. Xã hội Nhật thì rất đồng đều, những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, gần như tất cả mọi người đều có thể đạt tới được. Tuy thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy những người homeless tại Tokyo, tại các ga tàu điện, nhưng đó là số rất ít, và người Nhật cũng có những chính sách để giải quyết vấn đề này. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự công bằng trong xã hội Nhật khi nhìn những người đang đi làm thêm アルバイト. Những người như vậy vẫn có thể kiếm đủ tiền để sống đầy đủ, thậm chí là có tiền để đi du lịch nước ngoài nếu biết tiết kiệm và chịu khó làm việc với số vốn kiến thức rất ít ỏi. Lao động tri thức và lao động chân tay đều được coi trọng.
Nếu so với VN, một công nhân nhà máy may chỉ nhận được khoảng 4,5 trăm ngàn một tháng (một khoản tiền không đủ sống) thì chúng ta có thể thấy thế nào là "bất công" khi những thằng chủ tư bản ở VN bóc lột tiền của người làm công.

Còn tầng lớp thế hệ trước của Nhật thì thế nào, tầng lớp những người đã làm cho nước Nhật thành một cường quốc như hiện nay thì sao. Trong mắt họ, giới trẻ hiện nay là "quá tệ", không thể chấp nhận được.ぜんぜんだめ. Giới trẻ ngày nay rất ít người có ước mơ, vì không cần ước mơ, không cần cố gắng nhiều vẫn có đủ tiền để sống, để chơi. Chỉ cần là một salaryman bình thường trong một công ty, xí nghiệp là đã có một cuộc sống ổn định rồi. Bên cạnh đó chủ nghĩa cá nhân theo kiểu Âu Mỹ cũng làm cho những giá trị văn hóa của người Châu Á : gia đình, bố mẹ, con cái bị mai một dần. Quan hệ giữa người với người chủ yếu bị đồng tiền chi phối----->Xã hội thiếu Nhân Văn. có lẽ vì thế mà những bộ phim của Nhật làm ra thường được làm rất Nhân văn nhằm kéo con người của xã hội Nhật hiện đại về với những giá trị của châu Á. Phim ảnh là cái lý tưởng , chưa hẳn phản ánh đúng sự thực của cuộc sống đâu, nhất là những phim được đem giới thiệu ra nước ngoài.

Có bạn nào đó nói rằng người Nhật rất tôn trọng lễ nghĩa. Điều này hoàn toàn đúng, người Nhật rất lịch sự, có văn hóa, có ý thức trong cuộc sống của mình. Cái này không biết đến bao giờ người VN chúng ta mới học được để đưa xã hội chúng ta phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên cũng có những cái lễ nghĩa quá đáng dẫn đến stress, tự tử.

--------------------------

Bài này tuy dài nhưng lại ngắn, có khá nhiều chỗ để "cãi nhau". Anh em nghĩ thế nào nhỉ ?