Viết bởi anjp » Sáu T6 11, 2004 6:06 pm
Vai trò và mối liên quan đến nền giáo dục Nhật
hihi過去問(đề thi củ).Một vũ khí không thể thiếu trong các cuộc thi giữa kì và cuối kì .Nếu anh có được 過去問 thì có thể bạn gần như có được 50 điểm trở lên.Vậy thì tại sao ? ở nhật 過去問 lại đóng vai trò quan trọng như vậy.
Do thầy giáo ở Nhật . Một cách đơn giản là thầy giáo Nhật cũng từng là sinh viên .Nên thừa hiểu vai trò quan trọng của 過去問, họ thừa sức làm đề khác hoàn toàn với những năm trước , nhưng tại sao lại không làm?
Các bạn cũng đã từng biết. Đại học nhật khó vào nhưng dễ ra . Rất khác với ở Mỹ, dễ vào nhưng khó ra. Một người Nhật , muốn vào đại học là cả một quá trình đầu tư thời gian, tiền bạc của gia đình . Nếu gia đình nào muốn con mình vào đại học A. Đầu tiên họ sẽ cho con mình vào học lớp mẫu giáo trường A.(Giáo dục ở Nhật là cả một ngành công nghiệp kinh doanh, nên một trường đại học sẽ có các trường mẫu giáo,tiểu học , trung học , cấp 3 kèm theo).Mà để vào trường mẫu giáo A thì phải luyện thi đàng hoàn ( cả mẹ lẫn con). Và phải cố gắng chăm chỉ học tập để có thể tiếp tục học lên những lớp trên của trường (Tất nhiên , có sự ưa tiên. Song ,vì ai cũng muốn con mình vào học, nên học hết mẫu giáo , còn phải tranh dành vào tiểu học, vào trung học , rồi vào....). (Bởi vậy , nói Việt Nam con em học thêm nhiều , nhưng so với tụi trẻ con nhật vẫn còn may mắn lắm). Ví dụ như 早稲田, 慶応,..,và các trường tư khác .Đây là trường hợp của con em nhà giàu. Vì tiền bạc đầu tư rất lớn .Bởi vậy, mấy trường ấy toàn là nơi xuất thân của mấy nhà chính trị gia Nhật, như thủ tướng mặt nhọn 小泉(Koizumi), bà đầm 田中(Tanaka)vv...
Ngoài con đường trên , còn có con đường thứ hai, nhưng cũng đầy mồ hôi và nước mắt.Nếu muốn vào 国立 thì phải ít nhất bắt đầu từ đầu năm cấp 3. Mỗi ngày , sau khi học từ sáng đến chiều , thì sẽ học thêm một lớp 学塾(trường học thêm). Học tới khoảng 9 giờ tối thì về nhà. Và từ đó một ngày như mọi ngày. Cứ thế , cho đến khoảng đến gần thi thì học đến khuya.(mình đã chứng kiến cảnh một thằng bé hễ tối khuya lại quán mình làm việc ăn khuya. Tối nào cũng vậy, lạ quá hỏi chuyện . Thì ra cu cậu đi học thêm đến tối, về nhà mọi người ngủ hết , không ai nấu ăn khuya cho.Kể chuyện nghe tội nghiệp). Bởi vậy , sau kì thi đại học . Người đậu thì không vui mừng rồi. Còn người rớt thì có còn gì đâu, họ đánh đổi tất cả tuổi thơ, tuổi thiếu niên của họ vào cuộc thi . Nên chuyện 自殺(tự sát)là điều có thể hiểu được.
Còn đường thứ ba là nếu nhát học ,mà nhà có tiền thì vào mấy trường đại học tư ,học trường dạy nghề . Còn nếu không thì đi làm ,hoặc バイト(công việc làm tạm thời).Hoặc ở nhà chơi không vài năm cho đã .[grin](Cái này , mình cũng từng gặp rồi , hỏi chuyện mày làm gì? Nó bảo tao chẳng làm gì cả, ở nhà đi chơi rong rong cho đã . Không tưởng tượng được nhưng đúng thực là xã hội Nhật bây giờ không thiếu thanh niên như vậy. Hết chổ chữa)
Nói về chuyện người đậu. Sau một thời gian dài cực nhọc. Tụi trẻ Nhật vào đại học với tâm trạng là muốn từ từ nghỉ ngơi cho thoải mái. Nên ,ở đây ta thấy vai trò của các câu lạc bộ .
Các câu lạc bộ ở trường đại học Nhật cực kì phát triển . Tham gia các câu lạc bộ không chỉ là nơi để các bạn vui chơi , rèn luyện thể thao . Mà còn là nơi để tạo các mối quan hệ như bạn bè , đàn anh đàn em. Và một điều quan trọng nhất là nơi có được 過去問(đề cũ). Có một chuyện như thế này :[ Có một người bạn năm một tham gia câu lạc bộ bóng chày. Ngay lập tức , các đàn anh đến nói chuyện. Chú mày cứ đánh cho tốt cho anh đi, còn chuyện thi cử thì khỏi phải lo.Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy[grin]]. Nói đến đoạn này các bạn cũng đã hiểu mối liên quan và vai trò quan trọng của câu lạc bộ- đàn anh- 過去問(đề củ)-試験(kì thi).
Cái thứ hai,với tâm trạng muốn thoải mái thì làm sao các chàng trai cô gái ,khi mới bước vào trường đại học lại có thể chủ động trong học tập. Nghĩa là ở đây, có bước dừng . Họ có mối quan tâm mới, đó là : ăn diện cho thế nào cho đẹp, cho mốt(model). Đi chơi chỗ nào cho vui , cho đã. Rồi vân vân và vân vân.Tất cả đều bùng nổ sau một thời gian bị ép chặt. Eo ơi, đó cũng là một kết quả tự nhiên .
Và với những điều trên. Người hiểu rõ những vấn đề đó hơn ai nhất chính là những người thầy .Bởi đó chính là cái sản phẩm của nền giáo dục Nhật mà họ là một phần trong đó. Một hệ quả tất yếu của nền giáo dục phong kiến phương Đông từ xa xưa .Mà có lẽ Việtnam , Trung quốc , hay Hàn quốc cũng đang đối mặt .
Bởi vậy , nếu người Thầy Nhật dám mạnh tay, thì tôi bảo đảm chỉ khoảng 30đến 40 phần trăm (con số do tôi đoán , không có thống kê cụ thể)sinh viên Nhật qua được kì thi , hoặc tốt nghiệp đại học mỗi năm. Mà các bạn thử tưởng tượng . Một trường đại học mà số sinh viên thi đậu các kì thi chỉ có 50 phần trăm, thì lấy ai để giảng dạy . Số sinh viên tốt nghiệp không đủ 50 phần trăm thì lấy đây ra người làm việc cho xã hội.Vả lại , tiền bạc đâu mà nhà nước bù lỗ , xã hội đền vào. Bạn nên biết, một năm học ở trường đại học quốc lập , trừ khoản tiền học phí mà sinh viên phải đóng, chính phủ Nhật đầu tư cho mỗi sinh viên khoảng 150万円(khoảng 200 triệu đồng Việtnam)(số liệu theo một người Nhật nói nên cũng không biết chính thức).Thời gian đó lại tốn thêm tiền học phí , mà quan trọng hơn hết là tốn thời gian.
Bởi vậy , thầy cũng không dám làm mạnh tay. Còn trò thì hiểu ý thầy rồi .hihi
Nói thế thôi, nói là do thầy cũng tội thầy . Nhưng mà cũng không biết nói ai bây giờ. Một cái vòng tròn .
[rolleyes]
Nói tới đây , chắc các bạn cũng đã hiểu một phần vai trò rất to lớn của 過去問 (đề thi cũ)đối với nền giáo dục Nhật rồi chứ . Thôi, cho mình dừng ở đây. Mệt quá....[cry]
Còn một vấn đề nữa liên quan đến 過去問 nữa cũng không kém phần quan trọng .Mà vấn đề này thì các anh đã đi làm ở Nhật thì hiểu rõ hơn bao giờ hết. Xin các anh và các bạn ý kiến góp ý lắm lắm[cool]
Vai trò và mối liên quan đến nền giáo dục Nhật
hihi過去問(đề thi củ).Một vũ khí không thể thiếu trong các cuộc thi giữa kì và cuối kì .Nếu anh có được 過去問 thì có thể bạn gần như có được 50 điểm trở lên.Vậy thì tại sao ? ở nhật 過去問 lại đóng vai trò quan trọng như vậy.
Do thầy giáo ở Nhật . Một cách đơn giản là thầy giáo Nhật cũng từng là sinh viên .Nên thừa hiểu vai trò quan trọng của 過去問, họ thừa sức làm đề khác hoàn toàn với những năm trước , nhưng tại sao lại không làm?
Các bạn cũng đã từng biết. Đại học nhật khó vào nhưng dễ ra . Rất khác với ở Mỹ, dễ vào nhưng khó ra. Một người Nhật , muốn vào đại học là cả một quá trình đầu tư thời gian, tiền bạc của gia đình . Nếu gia đình nào muốn con mình vào đại học A. Đầu tiên họ sẽ cho con mình vào học lớp mẫu giáo trường A.(Giáo dục ở Nhật là cả một ngành công nghiệp kinh doanh, nên một trường đại học sẽ có các trường mẫu giáo,tiểu học , trung học , cấp 3 kèm theo).Mà để vào trường mẫu giáo A thì phải luyện thi đàng hoàn ( cả mẹ lẫn con). Và phải cố gắng chăm chỉ học tập để có thể tiếp tục học lên những lớp trên của trường (Tất nhiên , có sự ưa tiên. Song ,vì ai cũng muốn con mình vào học, nên học hết mẫu giáo , còn phải tranh dành vào tiểu học, vào trung học , rồi vào....). (Bởi vậy , nói Việt Nam con em học thêm nhiều , nhưng so với tụi trẻ con nhật vẫn còn may mắn lắm). Ví dụ như 早稲田, 慶応,..,và các trường tư khác .Đây là trường hợp của con em nhà giàu. Vì tiền bạc đầu tư rất lớn .Bởi vậy, mấy trường ấy toàn là nơi xuất thân của mấy nhà chính trị gia Nhật, như thủ tướng mặt nhọn 小泉(Koizumi), bà đầm 田中(Tanaka)vv...
Ngoài con đường trên , còn có con đường thứ hai, nhưng cũng đầy mồ hôi và nước mắt.Nếu muốn vào 国立 thì phải ít nhất bắt đầu từ đầu năm cấp 3. Mỗi ngày , sau khi học từ sáng đến chiều , thì sẽ học thêm một lớp 学塾(trường học thêm). Học tới khoảng 9 giờ tối thì về nhà. Và từ đó một ngày như mọi ngày. Cứ thế , cho đến khoảng đến gần thi thì học đến khuya.(mình đã chứng kiến cảnh một thằng bé hễ tối khuya lại quán mình làm việc ăn khuya. Tối nào cũng vậy, lạ quá hỏi chuyện . Thì ra cu cậu đi học thêm đến tối, về nhà mọi người ngủ hết , không ai nấu ăn khuya cho.Kể chuyện nghe tội nghiệp). Bởi vậy , sau kì thi đại học . Người đậu thì không vui mừng rồi. Còn người rớt thì có còn gì đâu, họ đánh đổi tất cả tuổi thơ, tuổi thiếu niên của họ vào cuộc thi . Nên chuyện 自殺(tự sát)là điều có thể hiểu được.
Còn đường thứ ba là nếu nhát học ,mà nhà có tiền thì vào mấy trường đại học tư ,học trường dạy nghề . Còn nếu không thì đi làm ,hoặc バイト(công việc làm tạm thời).Hoặc ở nhà chơi không vài năm cho đã .[grin](Cái này , mình cũng từng gặp rồi , hỏi chuyện mày làm gì? Nó bảo tao chẳng làm gì cả, ở nhà đi chơi rong rong cho đã . Không tưởng tượng được nhưng đúng thực là xã hội Nhật bây giờ không thiếu thanh niên như vậy. Hết chổ chữa)
Nói về chuyện người đậu. Sau một thời gian dài cực nhọc. Tụi trẻ Nhật vào đại học với tâm trạng là muốn từ từ nghỉ ngơi cho thoải mái. Nên ,ở đây ta thấy vai trò của các câu lạc bộ .
Các câu lạc bộ ở trường đại học Nhật cực kì phát triển . Tham gia các câu lạc bộ không chỉ là nơi để các bạn vui chơi , rèn luyện thể thao . Mà còn là nơi để tạo các mối quan hệ như bạn bè , đàn anh đàn em. Và một điều quan trọng nhất là nơi có được 過去問(đề cũ). Có một chuyện như thế này :[ Có một người bạn năm một tham gia câu lạc bộ bóng chày. Ngay lập tức , các đàn anh đến nói chuyện. Chú mày cứ đánh cho tốt cho anh đi, còn chuyện thi cử thì khỏi phải lo.Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy[grin]]. Nói đến đoạn này các bạn cũng đã hiểu mối liên quan và vai trò quan trọng của câu lạc bộ- đàn anh- 過去問(đề củ)-試験(kì thi).
Cái thứ hai,với tâm trạng muốn thoải mái thì làm sao các chàng trai cô gái ,khi mới bước vào trường đại học lại có thể chủ động trong học tập. Nghĩa là ở đây, có bước dừng . Họ có mối quan tâm mới, đó là : ăn diện cho thế nào cho đẹp, cho mốt(model). Đi chơi chỗ nào cho vui , cho đã. Rồi vân vân và vân vân.Tất cả đều bùng nổ sau một thời gian bị ép chặt. Eo ơi, đó cũng là một kết quả tự nhiên .
Và với những điều trên. Người hiểu rõ những vấn đề đó hơn ai nhất chính là những người thầy .Bởi đó chính là cái sản phẩm của nền giáo dục Nhật mà họ là một phần trong đó. Một hệ quả tất yếu của nền giáo dục phong kiến phương Đông từ xa xưa .Mà có lẽ Việtnam , Trung quốc , hay Hàn quốc cũng đang đối mặt .
Bởi vậy , nếu người Thầy Nhật dám mạnh tay, thì tôi bảo đảm chỉ khoảng 30đến 40 phần trăm (con số do tôi đoán , không có thống kê cụ thể)sinh viên Nhật qua được kì thi , hoặc tốt nghiệp đại học mỗi năm. Mà các bạn thử tưởng tượng . Một trường đại học mà số sinh viên thi đậu các kì thi chỉ có 50 phần trăm, thì lấy ai để giảng dạy . Số sinh viên tốt nghiệp không đủ 50 phần trăm thì lấy đây ra người làm việc cho xã hội.Vả lại , tiền bạc đâu mà nhà nước bù lỗ , xã hội đền vào. Bạn nên biết, một năm học ở trường đại học quốc lập , trừ khoản tiền học phí mà sinh viên phải đóng, chính phủ Nhật đầu tư cho mỗi sinh viên khoảng 150万円(khoảng 200 triệu đồng Việtnam)(số liệu theo một người Nhật nói nên cũng không biết chính thức).Thời gian đó lại tốn thêm tiền học phí , mà quan trọng hơn hết là tốn thời gian.
Bởi vậy , thầy cũng không dám làm mạnh tay. Còn trò thì hiểu ý thầy rồi .hihi
Nói thế thôi, nói là do thầy cũng tội thầy . Nhưng mà cũng không biết nói ai bây giờ. Một cái vòng tròn .
[rolleyes]
Nói tới đây , chắc các bạn cũng đã hiểu một phần vai trò rất to lớn của 過去問 (đề thi cũ)đối với nền giáo dục Nhật rồi chứ . Thôi, cho mình dừng ở đây. Mệt quá....[cry]
Còn một vấn đề nữa liên quan đến 過去問 nữa cũng không kém phần quan trọng .Mà vấn đề này thì các anh đã đi làm ở Nhật thì hiểu rõ hơn bao giờ hết. Xin các anh và các bạn ý kiến góp ý lắm lắm[cool]