Viết bởi DongNhi » Tư T2 12, 2003 2:22 am
Có lần, bạn tôi hỏi tôi rằng: "Hạ ơi! Bạn có thấy hoa xương rồng bao giờ chưa?" Tôi cười "Xương rồng mà có hoa?" Bạn trầm ngâm: "Không phải xương rồng trong chậu đâu! Xương rồng ở sa mạc ấy, nắng chói chang, cát nóng rực, cây xương rồng đầy gai nở hoa trắng, dịu dàng, kiêu hãnh ngẩng đầu thách thức mặt trời nóng bức". Trước mắt tôi bỗng lung linh một bông xương rồng trắng mảnh mai giữa những chiếc gai nhọn tua tủa. Nắng, nắng cháy da người.
1. -Cố gắng lên con! Một chút nữa là hết rồi!
Người đàn bà bận chiếc áo bà ba vá chằng vá đụp khéo thau nước đầy đất, tay vọc vào rửa bọc nylon.
- Bấy nhiêu bọc mua được mấy ký gạo má?
- Má không biết! Chắc độ một hai ký gì đó!
- Có một hai ký thôi hả má?
Thằng bé ngước đôi mắt trong trẻo nhìn mẹ. Nắng gay gắt quá. Bãi rác bốc lên mùi nồng nặc. Cái mùi rất đặc trưng của rác mà mỗi khi xe đi ngang, hành khách đều lấy khăn tay bịt mũi. Người ta không thể hiểu được bằng cách nào mà hai mẹ con người đàn bà ấy lại có thể ở đó được.
Nắng! Nắng chói chang, đổ lửa lên đầu hai mẹ con. Người mẹ chợt dừng tay:
- Nhân! Học bài đi con!
Thằng bé mau mắn rửa tay và lôi ra một quyển tập bao bìa cẩn thận. Kê quyển tập lên khúc gỗ dưới chân, nó bắt đầu ê a. Chỉ thoáng chốc, nó thấy mình buồn ngủ quá. Mi mắt nó nặng trĩu, đầu nó gật gật.
- Nhân! Học bài đi con!
Thằng bé tỉnh ngay lập tức. Nó len lén liếc nhìn mẹ rồi lại lẩm nhẩm đọc. Người mẹ âu yếm nhìn con, khẽ thở dài. Nắng vẫn gay gắt.
Ðống bọc nylon cao dần lên. Người đàn bà chợt đứng lên:
- Nhân ơi! Ði học đi con.
Thằng bé thay chiếc áo đen đầy bụi bẩn bằng chiếc áo trắng đã ngả màu cháo lòng. Một tay nó xách bọc xốp đựng mấy quyển tập, tay kia cầm trái chuối. Vừa đi nó vừa ăn, chân nhảy lò cò dọc đường. Người mẹ đứng trên đống rác, tay cầm chiếc cào bới rác chống lên cằm. Chị nhìn theo đến lúc con khuất hẳn. Nắng vẫn nóng, bãi rác vẫn gây mùi khó chịu. Chị khẽ thở dài...
2. Lớp tôi kháo nhau có ông tiến sĩ trẻ lắm về trường. "Ông dạy phương pháp là hết ý". Mấy anh chị học trước nói với tôi như thế. Tôi là con bé khá thông minh nhưng chúa lười học, lại lười đến cùng tận khi vào những giờ học mà thầy cô chỉ đọc bài cho chép. Những giờ ấy, nếu không nghỉ thì vào lớp tôi cũng ngủ gà ngủ gật. Nghe nói về ông thầy, tôi tò mò quá đỗi. Cứ mong ngóng cho đến thứ tư.
Thầy vào lớp, gương mặt thầy thật khắc khổ. Thầy đưa đôi mắt nghiêm nghị nhìn cả lớp.
- Xin chào các anh chị!
Thầy bắt đầu giảng bài đầu tiên. Lớp im phăng phắc nghe cả tiếng tập sột soạt. Thầy đặt câu hỏi phác vấn:
- Mời anh! Anh định nghĩa quá trình dạy học?
Thanh gãi gãi đầu, ấp úng trả lời:
- Dạy học là một hoạt động mà trong đó...
- Anh phân biệt sự khác nhau giữa việc thầy dạy học trò học và mèo mẹ dạy mèo con bắt chuột?
Thanh lúng túng, lại gãi đầu. Thầy cười:
- Mời anh ngồi! Không thì... tóc rụng hết!
Lớp cười vang. Chuông reo hết tiết. Thầy nhìn bâng quơ bên ngoài. Mắt thầy đang xa xăm chợt dừng lại ở góc lớp. Thắng đang ngủ. Thắng vốn là học sinh rất giỏi của lớp tôi. Hàng đêm, anh xuống bến Ninh Kiều chạy xe đạp ôm kiếm sống. Tụi tôi thương anh lắm nhưng không thể làm gì khác hơn được. Khi mình chưa thể tự lo cho mình, chúng tôi chỉ biết thông cảm với anh thôi! Chuông lại reo. Vào tiết học, Thắng vẫn chưa thức. Tôi trông thấy thầy lại nhìn chỗ anh Thắng. Tôi khẽ nói với thầy:
- Thưa thầy! Buổi tối ảnh chạy xe đạp ôm!
Thầy nhìn tôi rồi nhìn anh Thắng, ánh mắt thầy chợt chùng xuống, xa xăm...
3. Má! Con muốn học đại học! Má ráng lo cho con nghe má!
- Ừ! Thì má ráng! Mà con có chắc là đậu được không?
- Chắc mà má!
Nhân đưa mắt nhìn má. Mái tóc đen mượt mà ngày nào giờ điểm bạc. Ðôi mắt má hấp háy. "Má yếu lắm rồi". Nhân tự nhủ mình như vậy và chợt se thắt lòng. Bãi rác vẫn tỏa mùi hương không mấy dễ chịu kia nhưng Nhân đã quen với nó lắm rồi. Nhân nhớ hôm Hương bạn gái cùng lớp Nhân đến. Cô ta la oai oái, bịt mũi bịt mồm đứng tít đằng xa gọi: "Nhân ơi! Cô chủ nhiệm nhắn!" Nói xong, Hương ù té chạy đi. Vào lớp cô ta oang oang: "Nhà thằng Nhân ở bên đống rác đó!" Nhân giận tím mặt về kể với má, má cười buồn: "Thôi con à!" Ðôi vai má rung rung Nhân biết má buồn lắm... Mải nghĩ ngợi, Nhân không hay má đã dọn cơm từ lúc nào.
- Ăn cơm đi con. Lại nghĩ về chuyện hôm trước phải không? Thôi con à!
Nhân nhìn đôi mắt bao dung của má, kỳ thi quyết định đang ở phía trước. Nhân không thể phụ lòng má được. Nắng vẫn chói chang bãi rác lại bốc mùi hôi. Nhân thấy má lúi húi rửa mấy miếng phế liệu.
Nhân chạy vụt ra.
- Má, để con làm cho!
Nhân vừa rửa vừa lẩm nhẩm đọc mấy công thức hóa học, vật lý. Bóng nắng ngả dài trên đường.
4. Càng ngày tôi càng thích học giờ thầy hơn. Những câu hỏi liên tục thầy truy cho đến tận nguồn gốc sự việc, làm tôi thích thú mãi. Những kiến thức rất sống động của thầy in vào óc tôi tưởng đến không bao giờ quên được. Thầy cũng bắt đầu chú ý đến tôi. Con bé hay nghịch hay ngủ trong giờ học đã bị hút vào bài giảng của thầy tự lúc nào chẳng biết.
Hôm nào vào lớp, thầy cũng nhìn vào góc lớp nơi anh Thắng vẫn ngồi. Thầy thường gọi anh Thắng lên để hỏi bài. Bạn bè bảo nhau: "Sao thầy "đì" thằng Thắng vậy? Cứ kêu nó hoài!" Tôi nghe các bạn nói, chợt mỉm cười. Các bạn không hiểu thầy đâu. Tôi tin thầy gọi anh Thắng không phải để "đì". Chỉ đơn giản nếu anh Thắng được gọi, anh sẽ nhớ bài rất lâu và chẳng cần phải học bài lâu ở nhà!
Có lần, cuối giờ, tôi đến Câu lạc bộ trẻ em đường phố. Tôi vẫn đến sinh hoạt ở đó vào tối chủ nhật hàng tuần. Các em ùa ra đón tôi. Nắm tay vài đứa tôi ra lệnh:
- Các em ngồi xuống! Ta cùng hát nào! Bốn phương trời bao la...
Một dáng người quen thuộc thoáng bên ngoài, tôi cứ thắc mắc mãi mà không nhớ là ai. Dáng ấy quen lắm. "Mà sao mình đến đây mấy lần không gặp? À! Mình đi chủ nhật mà!" Tôi đang băn khoăn với suy nghĩ lung tung của mình, chợt giật mình vì giọng nói quen thuộc.
- Ủa? Là em à? Hèn chi tôi nghe giọng quen quen!
- Thầy!
Tôi lí nhí chào thầy rồi rút lui lập tức. Nắng chiều oi ả mà sao tôi chẳng thấy nóng. Ðạp xe ra về lòng cảm thấy lâng lâng...
5. Hôm nay chúng ta kết thúc chương trình, tôi muốn kể đôi điều cùng các anh chị.
Thầy nhìn anh Thắng:
- Thầy mời anh Thắng lên bảng.
Anh Thắng ngơ ngác bước lên. Thầy mở cặp lấy ra một gói giấy gói gì đó rất kỹ, trên cài nơ.
- Thầy tặng anh Thắng món quà nhỏ. Thầy tin anh sẽ vượt qua được những thử thách khó khăn! Có phải vậy không?
Cả lớp vỗ tay vang dội. Tôi thấy mắt mấy đứa con gái hoe hoe đỏ. Giọng thầy chợt trầm xuống:
- Hồi đó, thời còn đi học, thầy cũng cực lắm! Có một điều may mắn là thầy đã có được một người mẹ thật tuyệt vời và cô giáo chủ nhiệm lớp mười hai cũng thật tuyệt vời. Nếu không có mẹ và cô, thầy không biết mình sẽ ra sao? Các anh chị có biết bãi rác ở Cái Răng không?
Tiếng xì xào vang trong lớp.
- Dạ biết. Mà thầy hỏi chi vậy thầy?
- Ở đó, tôi đã có rất nhiều kỷ niệm. Những ước mơ đầu đời được hình thành từ đó.
Thầy nhìn anh Thắng đầy thương mến:
- Anh Thắng kém may mắn hơn tôi. Anh không còn cả cha lẫn mẹ.
Thầy đặt một bàn tay lên vai anh Thắng:
- Thầy tin em sẽ thành công! Cố gắng nghen!
Nhìn ánh mắt thầy tôi biết, thầy sẽ luôn động viên anh Thắng giống như thầy đã đến với Câu lạc bộ trẻ em đường phố. Tôi liếc nhìn ra bên ngoài, nắng nhảy múa trên những cành lá non xanh mơn mởn.
Hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường. Gần thi rồi!
Tôi nhìn thầy, nhìn mắt các bạn, nhìn anh Thắng. Bên ngoài, nắng vẫn nhảy múa, làm xanh biếc những chiếc lá non.
Nắng quá.
Bạn tôi càu nhàu "Giờ ước gì có cơn mưa thì hạnh phúc quá!".
Tôi không mơ ước có mưa. Trước mắt tôi bỗng chập chờn hình ảnh hoa xương rồng mảnh mai, vươn cánh bé nhỏ trắng muốt dưới nắng trưa gay gắt. Những chiếc gai nhọn hoắt bao bọc xung quanh.
Dường như tôi nghe có tiếng hát của chú họa mi, tiếng hót trong vắt bên bông hoa trắng, gai nhọn, tiếng hót chạm trời xanh
Trần Thị Hồng Hạnh
frum Viethaven
Có lần, bạn tôi hỏi tôi rằng: "Hạ ơi! Bạn có thấy hoa xương rồng bao giờ chưa?" Tôi cười "Xương rồng mà có hoa?" Bạn trầm ngâm: "Không phải xương rồng trong chậu đâu! Xương rồng ở sa mạc ấy, nắng chói chang, cát nóng rực, cây xương rồng đầy gai nở hoa trắng, dịu dàng, kiêu hãnh ngẩng đầu thách thức mặt trời nóng bức". Trước mắt tôi bỗng lung linh một bông xương rồng trắng mảnh mai giữa những chiếc gai nhọn tua tủa. Nắng, nắng cháy da người.
1. -Cố gắng lên con! Một chút nữa là hết rồi!
Người đàn bà bận chiếc áo bà ba vá chằng vá đụp khéo thau nước đầy đất, tay vọc vào rửa bọc nylon.
- Bấy nhiêu bọc mua được mấy ký gạo má?
- Má không biết! Chắc độ một hai ký gì đó!
- Có một hai ký thôi hả má?
Thằng bé ngước đôi mắt trong trẻo nhìn mẹ. Nắng gay gắt quá. Bãi rác bốc lên mùi nồng nặc. Cái mùi rất đặc trưng của rác mà mỗi khi xe đi ngang, hành khách đều lấy khăn tay bịt mũi. Người ta không thể hiểu được bằng cách nào mà hai mẹ con người đàn bà ấy lại có thể ở đó được.
Nắng! Nắng chói chang, đổ lửa lên đầu hai mẹ con. Người mẹ chợt dừng tay:
- Nhân! Học bài đi con!
Thằng bé mau mắn rửa tay và lôi ra một quyển tập bao bìa cẩn thận. Kê quyển tập lên khúc gỗ dưới chân, nó bắt đầu ê a. Chỉ thoáng chốc, nó thấy mình buồn ngủ quá. Mi mắt nó nặng trĩu, đầu nó gật gật.
- Nhân! Học bài đi con!
Thằng bé tỉnh ngay lập tức. Nó len lén liếc nhìn mẹ rồi lại lẩm nhẩm đọc. Người mẹ âu yếm nhìn con, khẽ thở dài. Nắng vẫn gay gắt.
Ðống bọc nylon cao dần lên. Người đàn bà chợt đứng lên:
- Nhân ơi! Ði học đi con.
Thằng bé thay chiếc áo đen đầy bụi bẩn bằng chiếc áo trắng đã ngả màu cháo lòng. Một tay nó xách bọc xốp đựng mấy quyển tập, tay kia cầm trái chuối. Vừa đi nó vừa ăn, chân nhảy lò cò dọc đường. Người mẹ đứng trên đống rác, tay cầm chiếc cào bới rác chống lên cằm. Chị nhìn theo đến lúc con khuất hẳn. Nắng vẫn nóng, bãi rác vẫn gây mùi khó chịu. Chị khẽ thở dài...
2. Lớp tôi kháo nhau có ông tiến sĩ trẻ lắm về trường. "Ông dạy phương pháp là hết ý". Mấy anh chị học trước nói với tôi như thế. Tôi là con bé khá thông minh nhưng chúa lười học, lại lười đến cùng tận khi vào những giờ học mà thầy cô chỉ đọc bài cho chép. Những giờ ấy, nếu không nghỉ thì vào lớp tôi cũng ngủ gà ngủ gật. Nghe nói về ông thầy, tôi tò mò quá đỗi. Cứ mong ngóng cho đến thứ tư.
Thầy vào lớp, gương mặt thầy thật khắc khổ. Thầy đưa đôi mắt nghiêm nghị nhìn cả lớp.
- Xin chào các anh chị!
Thầy bắt đầu giảng bài đầu tiên. Lớp im phăng phắc nghe cả tiếng tập sột soạt. Thầy đặt câu hỏi phác vấn:
- Mời anh! Anh định nghĩa quá trình dạy học?
Thanh gãi gãi đầu, ấp úng trả lời:
- Dạy học là một hoạt động mà trong đó...
- Anh phân biệt sự khác nhau giữa việc thầy dạy học trò học và mèo mẹ dạy mèo con bắt chuột?
Thanh lúng túng, lại gãi đầu. Thầy cười:
- Mời anh ngồi! Không thì... tóc rụng hết!
Lớp cười vang. Chuông reo hết tiết. Thầy nhìn bâng quơ bên ngoài. Mắt thầy đang xa xăm chợt dừng lại ở góc lớp. Thắng đang ngủ. Thắng vốn là học sinh rất giỏi của lớp tôi. Hàng đêm, anh xuống bến Ninh Kiều chạy xe đạp ôm kiếm sống. Tụi tôi thương anh lắm nhưng không thể làm gì khác hơn được. Khi mình chưa thể tự lo cho mình, chúng tôi chỉ biết thông cảm với anh thôi! Chuông lại reo. Vào tiết học, Thắng vẫn chưa thức. Tôi trông thấy thầy lại nhìn chỗ anh Thắng. Tôi khẽ nói với thầy:
- Thưa thầy! Buổi tối ảnh chạy xe đạp ôm!
Thầy nhìn tôi rồi nhìn anh Thắng, ánh mắt thầy chợt chùng xuống, xa xăm...
3. Má! Con muốn học đại học! Má ráng lo cho con nghe má!
- Ừ! Thì má ráng! Mà con có chắc là đậu được không?
- Chắc mà má!
Nhân đưa mắt nhìn má. Mái tóc đen mượt mà ngày nào giờ điểm bạc. Ðôi mắt má hấp háy. "Má yếu lắm rồi". Nhân tự nhủ mình như vậy và chợt se thắt lòng. Bãi rác vẫn tỏa mùi hương không mấy dễ chịu kia nhưng Nhân đã quen với nó lắm rồi. Nhân nhớ hôm Hương bạn gái cùng lớp Nhân đến. Cô ta la oai oái, bịt mũi bịt mồm đứng tít đằng xa gọi: "Nhân ơi! Cô chủ nhiệm nhắn!" Nói xong, Hương ù té chạy đi. Vào lớp cô ta oang oang: "Nhà thằng Nhân ở bên đống rác đó!" Nhân giận tím mặt về kể với má, má cười buồn: "Thôi con à!" Ðôi vai má rung rung Nhân biết má buồn lắm... Mải nghĩ ngợi, Nhân không hay má đã dọn cơm từ lúc nào.
- Ăn cơm đi con. Lại nghĩ về chuyện hôm trước phải không? Thôi con à!
Nhân nhìn đôi mắt bao dung của má, kỳ thi quyết định đang ở phía trước. Nhân không thể phụ lòng má được. Nắng vẫn chói chang bãi rác lại bốc mùi hôi. Nhân thấy má lúi húi rửa mấy miếng phế liệu.
Nhân chạy vụt ra.
- Má, để con làm cho!
Nhân vừa rửa vừa lẩm nhẩm đọc mấy công thức hóa học, vật lý. Bóng nắng ngả dài trên đường.
4. Càng ngày tôi càng thích học giờ thầy hơn. Những câu hỏi liên tục thầy truy cho đến tận nguồn gốc sự việc, làm tôi thích thú mãi. Những kiến thức rất sống động của thầy in vào óc tôi tưởng đến không bao giờ quên được. Thầy cũng bắt đầu chú ý đến tôi. Con bé hay nghịch hay ngủ trong giờ học đã bị hút vào bài giảng của thầy tự lúc nào chẳng biết.
Hôm nào vào lớp, thầy cũng nhìn vào góc lớp nơi anh Thắng vẫn ngồi. Thầy thường gọi anh Thắng lên để hỏi bài. Bạn bè bảo nhau: "Sao thầy "đì" thằng Thắng vậy? Cứ kêu nó hoài!" Tôi nghe các bạn nói, chợt mỉm cười. Các bạn không hiểu thầy đâu. Tôi tin thầy gọi anh Thắng không phải để "đì". Chỉ đơn giản nếu anh Thắng được gọi, anh sẽ nhớ bài rất lâu và chẳng cần phải học bài lâu ở nhà!
Có lần, cuối giờ, tôi đến Câu lạc bộ trẻ em đường phố. Tôi vẫn đến sinh hoạt ở đó vào tối chủ nhật hàng tuần. Các em ùa ra đón tôi. Nắm tay vài đứa tôi ra lệnh:
- Các em ngồi xuống! Ta cùng hát nào! Bốn phương trời bao la...
Một dáng người quen thuộc thoáng bên ngoài, tôi cứ thắc mắc mãi mà không nhớ là ai. Dáng ấy quen lắm. "Mà sao mình đến đây mấy lần không gặp? À! Mình đi chủ nhật mà!" Tôi đang băn khoăn với suy nghĩ lung tung của mình, chợt giật mình vì giọng nói quen thuộc.
- Ủa? Là em à? Hèn chi tôi nghe giọng quen quen!
- Thầy!
Tôi lí nhí chào thầy rồi rút lui lập tức. Nắng chiều oi ả mà sao tôi chẳng thấy nóng. Ðạp xe ra về lòng cảm thấy lâng lâng...
5. Hôm nay chúng ta kết thúc chương trình, tôi muốn kể đôi điều cùng các anh chị.
Thầy nhìn anh Thắng:
- Thầy mời anh Thắng lên bảng.
Anh Thắng ngơ ngác bước lên. Thầy mở cặp lấy ra một gói giấy gói gì đó rất kỹ, trên cài nơ.
- Thầy tặng anh Thắng món quà nhỏ. Thầy tin anh sẽ vượt qua được những thử thách khó khăn! Có phải vậy không?
Cả lớp vỗ tay vang dội. Tôi thấy mắt mấy đứa con gái hoe hoe đỏ. Giọng thầy chợt trầm xuống:
- Hồi đó, thời còn đi học, thầy cũng cực lắm! Có một điều may mắn là thầy đã có được một người mẹ thật tuyệt vời và cô giáo chủ nhiệm lớp mười hai cũng thật tuyệt vời. Nếu không có mẹ và cô, thầy không biết mình sẽ ra sao? Các anh chị có biết bãi rác ở Cái Răng không?
Tiếng xì xào vang trong lớp.
- Dạ biết. Mà thầy hỏi chi vậy thầy?
- Ở đó, tôi đã có rất nhiều kỷ niệm. Những ước mơ đầu đời được hình thành từ đó.
Thầy nhìn anh Thắng đầy thương mến:
- Anh Thắng kém may mắn hơn tôi. Anh không còn cả cha lẫn mẹ.
Thầy đặt một bàn tay lên vai anh Thắng:
- Thầy tin em sẽ thành công! Cố gắng nghen!
Nhìn ánh mắt thầy tôi biết, thầy sẽ luôn động viên anh Thắng giống như thầy đã đến với Câu lạc bộ trẻ em đường phố. Tôi liếc nhìn ra bên ngoài, nắng nhảy múa trên những cành lá non xanh mơn mởn.
Hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường. Gần thi rồi!
Tôi nhìn thầy, nhìn mắt các bạn, nhìn anh Thắng. Bên ngoài, nắng vẫn nhảy múa, làm xanh biếc những chiếc lá non.
Nắng quá.
Bạn tôi càu nhàu "Giờ ước gì có cơn mưa thì hạnh phúc quá!".
Tôi không mơ ước có mưa. Trước mắt tôi bỗng chập chờn hình ảnh hoa xương rồng mảnh mai, vươn cánh bé nhỏ trắng muốt dưới nắng trưa gay gắt. Những chiếc gai nhọn hoắt bao bọc xung quanh.
Dường như tôi nghe có tiếng hát của chú họa mi, tiếng hót trong vắt bên bông hoa trắng, gai nhọn, tiếng hót chạm trời xanh
Trần Thị Hồng Hạnh
frum Viethaven