Viết bởi yumi » Năm T7 13, 2006 2:55 pm
Đoạn sông Thu Bồn mở ra biển có tên gọi Sông HoàI, bên sông là thương cảng nổi tiếng một thời - di sản thế giới Hội An. Những đêm cuối tháng 8, Hội An tưng bừng trong không khí lễ hội kỷ niệm 5 năm ngày hội An và Thánh địa Mỹ Sơn được công nhận là di sản thế giới. Một lần đến đến với Phố Hội Sông Hoai nhẹ nhõm đi trên những con phố xưa, lô xô mái nhà gỗ duyên dáng, lòng dễ gì quên.
1 Hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ của tôi cũng là một nhà báo. Anh nói giọng Nam Bộ nhưng sống ở Đà Nẵng vì thế anh đi về Hội An thường xuyên. "Nhưng mỗi lần đến Hội An lại thấy một điều gì đó mới lạ. Đến Hội An để ngắm nhìn và thưởng thức từng giây phút của cuộc sống" - anh bảo. Cái nắng miền Trung gay gắt oi bức. Hoa phượng nở đỏ rực góc phố, mùa hè ở đây muộn hơn Hà Nội, nơi hoa sữa đã thơm hắc đêm đêm. Phố cổ Hội An chật hẹp, tất cả đều đổ dồn ra mé bờ sông Hoài. Hội An được UNESCO đánh giá là một điển hình tiêu biểu về một thương cảng ở Châu á được bảo tồn tốt. Trong nhiều thế kỷ thương cảng phát triển cực thịnh với những phố người Nhật, người Hoa, những công trình kiến trúc mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa. Hiếm có nơi nào trên đất Việt tập trung mật độ di tích dày đặc như Hội An. 1360 di tíchtrong đó có 1283 di tích khảo cổ và di tích kiến trúc nghệ thuật như các công trình dân dụng nhà ở, cầu quán, giếng, chợ; các công trình tín ngưỡng đình, chùa, lăng, miếu, nhà thờ tộc, hội quán, thánh thất. Không phải các di tích nói lên thứ ngôn ngữ lặng lẽ về một thời đại xa xưa nào, ở Hội An, người phố cổ vẫn sống trong các ngôi nhà xưa cũ, gìn giữ nếp sống cũ và làm những nghề thủ công từ lâu đời. Một bảo tàng sống động về nếp sinh hoạt đô thị, kiến trúc, cảnh quan. Đến Hội An một lần du khách có thể cảm nhận không gian rất riêng biệt kiến trúc truyền thống được làm giàu thêm bởi các nền văn hóa xa xôi tạo nên nét quyến rũ riêng không lẫn với bất cứ nơi nào.
2 Nét quyến rũ của Hội An không chỉ riêng những giá trị vật thể mà còn ở những giá trị vô hình như không khí, không gian mở rộng hào phóng và tình người chân thật. ở Hội An điều dễ cảm nhận là một cuộc dạo chơi tự do, nhiều khám phá mà không phải cảnh giác, e ngại, lo sợ bị lừa dối. Không có ăn mày dù xứ Quảng còn nghèo, không có trẻ em bám theo du khách bán kẹo cao su hay xin tiền mua sách vở, không có những thanh niên bệ rạc ôm tập sách báo chèo kéo, không có những người đàn bà rách rưới bán hàng rong. Chừng ấy thứ đủ để du khách thoải mái tận hưởng cuộc dạo chơi mà không bị quấy rầy hay cảm thấy một chút áy náy và phải mua lấy sự bình yên. Người Hội An chân tình, ít màu mè. Du khách được chỉ đường thân thiện, hay có thể người phố Hội còn chở bạn một quãng đường và nói về lịch sử phố phường, am miếu có khi còn hay hơn cả hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Mua hàng ở Hội An là một cái thú. Chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, may thêu, chạm khắc đá, gỗ, đúc đồng... Không cần phải mặc cả nhiều bởi người bán không nói thách. Lại thêm một điều dễ chịu nhỏ nhỏ với du khách. Người Hội An còn giữ được những nghề thủ công truyền thống tinh xảo, như nghề làm đèn lồng, chạm khắc gỗ, làm gố... Ngay đằng sau cửa hàng gỗ được bày đặt lôi cuốn như nghệ thuật sắp đặt, là những nghệ nhân cắm cúi với công việc thủ công. Du khách không chỉ mua đồ thủ công mỹ nghệ làm quà lưu niệm mà còn được xem cách chúng thành hình như thế nào. Cuộc sống hiện đại dần lấn lướt và làm mai một những nghề truyền thống, nhưng tại Hội An, cư dân vẫn sống được bằng những nghề cổ xưa. Du lịch đem lại sức sống đó. Cũng có thể do tầm nhìn của người lãnh đạo thị xã, biết tạo một lối sống cho người dân và phát triển du lịch. Nghề thủ cổng ở Hội An không phải đóng thuế. Đi du lịch không chỉ để nhìn ngắm mà còn để cảm nhận. Tìm được tình người ấm áp trong những cử chỉ nhỏ bé có thể còn khó hơn tìm đến lâu đài điện các. Những người va vấp và mất lòng tin vào cuộc đời có thể thấy được nét tươi sáng, đơn sơ hồn hậu ở con người phố Hội.
3 Hội An có những quán bar đẹp khó tả. Một vẻ đẹp thơ mộng, lịch lãm, không phô trương và rất có "gu". Bar của khách sạn Vĩnh Hưng góc đường Nhị Trưng và Nguyễn Thái Học với giàn hoa lòa xòa, không gian như nối liền với phố Nhật. Kiến trúc bay bổng hòa quện với cảnh quan là nơi rất được du khách yêu thích. Những dàn hoa cát đằng trắng xanh lòa xòa rơi trên mái hiên như một nét đẹp riêng của bar ở Hội An. Ven sông Hoài cũng có nhiều quán nổi tiếng như Fafoo, Sông Hoài... hay các bar Xưa và Nay, Nguyệt quán trong phố cổ. Mỗi nơi có một vẻ đẹp riêng những sự tĩnh lặng không khí thoải mái thanh khiết rất dễ cảm nhận. Lang thang trong phố cổ giữa đêm cũng là cái thú của kẻ đi hoang mà lâu ngày người ta đã đánh mất. Hội An có an ninh tốt nên không ai ngại ngùng nếu về khách sạn muộn hơn 3 giờ sáng. Sau 12 giờ đêm các quán bar đều đóng cửa, Hội An chìm trong giấc ngủ, chỉ có trăng lạnh và những những con người đơn lẻ liêu xiêu trong đêm.
4 Sau khi người Nhật rời bỏ phố Hội, người Hoa và người Việt tiếp tục mở mang buôn bán, đến giữa thế kỷ 18, Hội An vẫn là một đô thị thương cảng phồn thịnh. Thế kỷ 19 vẫn là một khu thương nghiệp phát triển. Người Hoa và người Việt hòa quện trong một nền văn hóa chung. Văn hóa, tín ngưỡng cũng như kiến trúc có những nét pha trộn, chung sống hòa bình chứ không loại trừ nhau. Người Hoa Hội An có bốn bang. Người Phúc Kiến giỏi buôn bán, hội quán Phúc Kiến là một công trình đậm nét Trung Hoa cao rộng và là một điểm tham quan hấp dẫn. "Thượng chùa Cầu hạ Âm Bổn" - Chùa Cầu tên gọi Lai Viễn Tự mang phong cách Nhật Bản đã trở thành biểu tượng của Phố Hội, còn chùa Âm Bổn chính là Triều Châu hội quán. Người Triều Châu giỏi đi biển nên thờ Phục Ba Tướng Quân. Điêu khắc gỗ ở Triều Châu hội quán cực kỳ tinh xảo, được mang sang từ Trung Hoa cách đây 5 thế kỷ. Nếu đến Hội An mà chưa vào Triều Châu hội quán coi như đã bỏ phí một cơ hội hiếm hoi chiêm ngưỡng những tác phẩm chạm khắc tinh xảo bậc nhất còn nguyên vẹn. Văn hóa tín ngưỡng giao thoa. Người Hội An chủ yếu theo đạo Phật, một số theo Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài. Phố đêm thơm ngát trầm hương, trước cửa mỗi nhà một vài nén hương cháy dở thờ thần cửa cầu mong sự bình an. Mỗi vật đều có thần, có linh hồn riêng - một tôn giáo tối cổ. Đôi cánh cửa của ngôi nhà ở Hội Anrất sinh động với đôi mắt của to lớn đăm đăm nhìn. Người phố Hội nhiều năm phải chịu ngập lụt, các ngôi nhà cũng bị ảnh hưởng nhiều. Qua thời gian nhiều nhà cổ hỏng nặng. Trung tâm bảo tồn di tích Hội An cho biết, trong 5 năm qua, người dân Hội An đã tự bỏ tiền tu sửa chống sập hơn 774 ngôi nhà. Quỹ trùng tu của thị xã hỗ trợ 50% kinh phí cho 87 gia đình và tộc họ trùng tu, sửa chữa các di tích với tổng số tiền 1,1 tỷ đồng và vận động tài trợ quốc tế để sửa chữa lớn 6 di tích quan trọng với số tiền hơn 2 tỷ đồng. Người Hội An ý thức được việc phải bảo tồn gìn giữ di sản của tiền nhân, nhưng đa số dân cư làm nghề thủ công còn nghèo. Sửa chữa nhà gỗ kiến trúc cổ kính đã bị mục nát nhiều khi quá sức của họ. Đêm nhìn qua khe cửa hàng bán đèn lồng phố Trần Phú, giữa bộn bề xanh đỏ của vải lụa và lộn xộn gọng tre, vợ chồng ông chủ nhà nằm co dưới sàn chỉ đủ trải một manh chiếu. Cuộc sống còn bộn bề quá.
5 Còn đêm nay, sông Hoài rạng rỡ trong muôn nghìn ánh đèn mầu. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói: "Hội An, Mỹ Sơn tiếp tục được nâng niu gìn giữ, áp dụng sáng tạo nhiều mô hình, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị. Đặc biệt đối với Hội An, công tác quản lý di sản, di tích được phát huy có hiệu quả nhờ vận dụng tốt vai trò và trách nhiệm của nhân dân, gắn với nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa, thị xã văn hóa với công tác bảo vệ di sản để phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Những cố gắng đó đã được UNESCO tiếp tục ghi nhận thông qua việc trao tăng Giải thưởng kiệt xuất bảo vệ di sản cho đô thị cổ Hội An" Trên sông Hoài 8 chiếc chở đội hình hóa trang các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Thái, Tày, Khơme, các tôn giá và khách du lịch, 10 thuyền lân thuyền hoa, 2 thuyền đua với gần 100 vận động viên. Trình diễn cảnh rước nước trong lễ hội Bà Thu Bồn, cảnh tàu buôn Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung Hoa. Trên sân khấu hoạt cảnh ca kịch bài chòi "Mối tình Việt Chăm" của nàng Huyền Trân Công chúa và vua Chế Mân; trích đoạn hát bội Mở đất về phương Nam, Vũ điệu Apsara, hát múa sắc bùa, múa quạt Trung Hoa, vũ nhạc phương Tây... Lễ hội sông Hoài lộng lẫy với màn bắn pháo hoa hoành tráng và ấn tượng.
Mùa Vu lan, 14 âm lịch, Hội An lại có Đêm phố cổ. Dường như quá khứ hiện về trong ánh trăng và ánh đèn lồng đủ màu sắc. Có những sinh hoạt dân gian tưởng chừng đã đi vào dĩ vãng lại lôi cuốn đến thế ở Hội An, như hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp trên sông, ngân thơ, bình thơ, chơi cờ giữa ánh trăng rằm... Hội An còn hấp dẫn du khách hơn nữa khi nằm trong con đường di sản Huế - Hội An - Mỹ Sơn. Các nhà hoạch định chính sách ba tỉnh thành phố Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã ngồi lại với nhau để gìn giữ và phát huy di sản của tiền nhân, phát triển du lịch. Đây cũng là một chương trình trong lễ hội lần này.
Chia tay Hội An vội vã như khi đến, cũng có thể đó chỉ là cảm giác lưu luyến của khách phương xa đến với phố cổ êm đềm và những con người xứ Quảng dễ mến mà thôi.
Theo Minh Châu-Lưu Hương. http://www.dddn.com.vn
Admin ơi sao không có phần chuyên đề văn hoá Việt Nam mà chỉ có Văn hoá nhật bản thôi vậy?
Đoạn sông Thu Bồn mở ra biển có tên gọi Sông HoàI, bên sông là thương cảng nổi tiếng một thời - di sản thế giới Hội An. Những đêm cuối tháng 8, Hội An tưng bừng trong không khí lễ hội kỷ niệm 5 năm ngày hội An và Thánh địa Mỹ Sơn được công nhận là di sản thế giới. Một lần đến đến với Phố Hội Sông Hoai nhẹ nhõm đi trên những con phố xưa, lô xô mái nhà gỗ duyên dáng, lòng dễ gì quên.
1 Hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ của tôi cũng là một nhà báo. Anh nói giọng Nam Bộ nhưng sống ở Đà Nẵng vì thế anh đi về Hội An thường xuyên. "Nhưng mỗi lần đến Hội An lại thấy một điều gì đó mới lạ. Đến Hội An để ngắm nhìn và thưởng thức từng giây phút của cuộc sống" - anh bảo. Cái nắng miền Trung gay gắt oi bức. Hoa phượng nở đỏ rực góc phố, mùa hè ở đây muộn hơn Hà Nội, nơi hoa sữa đã thơm hắc đêm đêm. Phố cổ Hội An chật hẹp, tất cả đều đổ dồn ra mé bờ sông Hoài. Hội An được UNESCO đánh giá là một điển hình tiêu biểu về một thương cảng ở Châu á được bảo tồn tốt. Trong nhiều thế kỷ thương cảng phát triển cực thịnh với những phố người Nhật, người Hoa, những công trình kiến trúc mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa. Hiếm có nơi nào trên đất Việt tập trung mật độ di tích dày đặc như Hội An. 1360 di tíchtrong đó có 1283 di tích khảo cổ và di tích kiến trúc nghệ thuật như các công trình dân dụng nhà ở, cầu quán, giếng, chợ; các công trình tín ngưỡng đình, chùa, lăng, miếu, nhà thờ tộc, hội quán, thánh thất. Không phải các di tích nói lên thứ ngôn ngữ lặng lẽ về một thời đại xa xưa nào, ở Hội An, người phố cổ vẫn sống trong các ngôi nhà xưa cũ, gìn giữ nếp sống cũ và làm những nghề thủ công từ lâu đời. Một bảo tàng sống động về nếp sinh hoạt đô thị, kiến trúc, cảnh quan. Đến Hội An một lần du khách có thể cảm nhận không gian rất riêng biệt kiến trúc truyền thống được làm giàu thêm bởi các nền văn hóa xa xôi tạo nên nét quyến rũ riêng không lẫn với bất cứ nơi nào.
2 Nét quyến rũ của Hội An không chỉ riêng những giá trị vật thể mà còn ở những giá trị vô hình như không khí, không gian mở rộng hào phóng và tình người chân thật. ở Hội An điều dễ cảm nhận là một cuộc dạo chơi tự do, nhiều khám phá mà không phải cảnh giác, e ngại, lo sợ bị lừa dối. Không có ăn mày dù xứ Quảng còn nghèo, không có trẻ em bám theo du khách bán kẹo cao su hay xin tiền mua sách vở, không có những thanh niên bệ rạc ôm tập sách báo chèo kéo, không có những người đàn bà rách rưới bán hàng rong. Chừng ấy thứ đủ để du khách thoải mái tận hưởng cuộc dạo chơi mà không bị quấy rầy hay cảm thấy một chút áy náy và phải mua lấy sự bình yên. Người Hội An chân tình, ít màu mè. Du khách được chỉ đường thân thiện, hay có thể người phố Hội còn chở bạn một quãng đường và nói về lịch sử phố phường, am miếu có khi còn hay hơn cả hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Mua hàng ở Hội An là một cái thú. Chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, may thêu, chạm khắc đá, gỗ, đúc đồng... Không cần phải mặc cả nhiều bởi người bán không nói thách. Lại thêm một điều dễ chịu nhỏ nhỏ với du khách. Người Hội An còn giữ được những nghề thủ công truyền thống tinh xảo, như nghề làm đèn lồng, chạm khắc gỗ, làm gố... Ngay đằng sau cửa hàng gỗ được bày đặt lôi cuốn như nghệ thuật sắp đặt, là những nghệ nhân cắm cúi với công việc thủ công. Du khách không chỉ mua đồ thủ công mỹ nghệ làm quà lưu niệm mà còn được xem cách chúng thành hình như thế nào. Cuộc sống hiện đại dần lấn lướt và làm mai một những nghề truyền thống, nhưng tại Hội An, cư dân vẫn sống được bằng những nghề cổ xưa. Du lịch đem lại sức sống đó. Cũng có thể do tầm nhìn của người lãnh đạo thị xã, biết tạo một lối sống cho người dân và phát triển du lịch. Nghề thủ cổng ở Hội An không phải đóng thuế. Đi du lịch không chỉ để nhìn ngắm mà còn để cảm nhận. Tìm được tình người ấm áp trong những cử chỉ nhỏ bé có thể còn khó hơn tìm đến lâu đài điện các. Những người va vấp và mất lòng tin vào cuộc đời có thể thấy được nét tươi sáng, đơn sơ hồn hậu ở con người phố Hội.
3 Hội An có những quán bar đẹp khó tả. Một vẻ đẹp thơ mộng, lịch lãm, không phô trương và rất có "gu". Bar của khách sạn Vĩnh Hưng góc đường Nhị Trưng và Nguyễn Thái Học với giàn hoa lòa xòa, không gian như nối liền với phố Nhật. Kiến trúc bay bổng hòa quện với cảnh quan là nơi rất được du khách yêu thích. Những dàn hoa cát đằng trắng xanh lòa xòa rơi trên mái hiên như một nét đẹp riêng của bar ở Hội An. Ven sông Hoài cũng có nhiều quán nổi tiếng như Fafoo, Sông Hoài... hay các bar Xưa và Nay, Nguyệt quán trong phố cổ. Mỗi nơi có một vẻ đẹp riêng những sự tĩnh lặng không khí thoải mái thanh khiết rất dễ cảm nhận. Lang thang trong phố cổ giữa đêm cũng là cái thú của kẻ đi hoang mà lâu ngày người ta đã đánh mất. Hội An có an ninh tốt nên không ai ngại ngùng nếu về khách sạn muộn hơn 3 giờ sáng. Sau 12 giờ đêm các quán bar đều đóng cửa, Hội An chìm trong giấc ngủ, chỉ có trăng lạnh và những những con người đơn lẻ liêu xiêu trong đêm.
4 Sau khi người Nhật rời bỏ phố Hội, người Hoa và người Việt tiếp tục mở mang buôn bán, đến giữa thế kỷ 18, Hội An vẫn là một đô thị thương cảng phồn thịnh. Thế kỷ 19 vẫn là một khu thương nghiệp phát triển. Người Hoa và người Việt hòa quện trong một nền văn hóa chung. Văn hóa, tín ngưỡng cũng như kiến trúc có những nét pha trộn, chung sống hòa bình chứ không loại trừ nhau. Người Hoa Hội An có bốn bang. Người Phúc Kiến giỏi buôn bán, hội quán Phúc Kiến là một công trình đậm nét Trung Hoa cao rộng và là một điểm tham quan hấp dẫn. "Thượng chùa Cầu hạ Âm Bổn" - Chùa Cầu tên gọi Lai Viễn Tự mang phong cách Nhật Bản đã trở thành biểu tượng của Phố Hội, còn chùa Âm Bổn chính là Triều Châu hội quán. Người Triều Châu giỏi đi biển nên thờ Phục Ba Tướng Quân. Điêu khắc gỗ ở Triều Châu hội quán cực kỳ tinh xảo, được mang sang từ Trung Hoa cách đây 5 thế kỷ. Nếu đến Hội An mà chưa vào Triều Châu hội quán coi như đã bỏ phí một cơ hội hiếm hoi chiêm ngưỡng những tác phẩm chạm khắc tinh xảo bậc nhất còn nguyên vẹn. Văn hóa tín ngưỡng giao thoa. Người Hội An chủ yếu theo đạo Phật, một số theo Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài. Phố đêm thơm ngát trầm hương, trước cửa mỗi nhà một vài nén hương cháy dở thờ thần cửa cầu mong sự bình an. Mỗi vật đều có thần, có linh hồn riêng - một tôn giáo tối cổ. Đôi cánh cửa của ngôi nhà ở Hội Anrất sinh động với đôi mắt của to lớn đăm đăm nhìn. Người phố Hội nhiều năm phải chịu ngập lụt, các ngôi nhà cũng bị ảnh hưởng nhiều. Qua thời gian nhiều nhà cổ hỏng nặng. Trung tâm bảo tồn di tích Hội An cho biết, trong 5 năm qua, người dân Hội An đã tự bỏ tiền tu sửa chống sập hơn 774 ngôi nhà. Quỹ trùng tu của thị xã hỗ trợ 50% kinh phí cho 87 gia đình và tộc họ trùng tu, sửa chữa các di tích với tổng số tiền 1,1 tỷ đồng và vận động tài trợ quốc tế để sửa chữa lớn 6 di tích quan trọng với số tiền hơn 2 tỷ đồng. Người Hội An ý thức được việc phải bảo tồn gìn giữ di sản của tiền nhân, nhưng đa số dân cư làm nghề thủ công còn nghèo. Sửa chữa nhà gỗ kiến trúc cổ kính đã bị mục nát nhiều khi quá sức của họ. Đêm nhìn qua khe cửa hàng bán đèn lồng phố Trần Phú, giữa bộn bề xanh đỏ của vải lụa và lộn xộn gọng tre, vợ chồng ông chủ nhà nằm co dưới sàn chỉ đủ trải một manh chiếu. Cuộc sống còn bộn bề quá.
5 Còn đêm nay, sông Hoài rạng rỡ trong muôn nghìn ánh đèn mầu. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói: "Hội An, Mỹ Sơn tiếp tục được nâng niu gìn giữ, áp dụng sáng tạo nhiều mô hình, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị. Đặc biệt đối với Hội An, công tác quản lý di sản, di tích được phát huy có hiệu quả nhờ vận dụng tốt vai trò và trách nhiệm của nhân dân, gắn với nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa, thị xã văn hóa với công tác bảo vệ di sản để phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Những cố gắng đó đã được UNESCO tiếp tục ghi nhận thông qua việc trao tăng Giải thưởng kiệt xuất bảo vệ di sản cho đô thị cổ Hội An" Trên sông Hoài 8 chiếc chở đội hình hóa trang các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Thái, Tày, Khơme, các tôn giá và khách du lịch, 10 thuyền lân thuyền hoa, 2 thuyền đua với gần 100 vận động viên. Trình diễn cảnh rước nước trong lễ hội Bà Thu Bồn, cảnh tàu buôn Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung Hoa. Trên sân khấu hoạt cảnh ca kịch bài chòi "Mối tình Việt Chăm" của nàng Huyền Trân Công chúa và vua Chế Mân; trích đoạn hát bội Mở đất về phương Nam, Vũ điệu Apsara, hát múa sắc bùa, múa quạt Trung Hoa, vũ nhạc phương Tây... Lễ hội sông Hoài lộng lẫy với màn bắn pháo hoa hoành tráng và ấn tượng.
Mùa Vu lan, 14 âm lịch, Hội An lại có Đêm phố cổ. Dường như quá khứ hiện về trong ánh trăng và ánh đèn lồng đủ màu sắc. Có những sinh hoạt dân gian tưởng chừng đã đi vào dĩ vãng lại lôi cuốn đến thế ở Hội An, như hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp trên sông, ngân thơ, bình thơ, chơi cờ giữa ánh trăng rằm... Hội An còn hấp dẫn du khách hơn nữa khi nằm trong con đường di sản Huế - Hội An - Mỹ Sơn. Các nhà hoạch định chính sách ba tỉnh thành phố Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã ngồi lại với nhau để gìn giữ và phát huy di sản của tiền nhân, phát triển du lịch. Đây cũng là một chương trình trong lễ hội lần này.
Chia tay Hội An vội vã như khi đến, cũng có thể đó chỉ là cảm giác lưu luyến của khách phương xa đến với phố cổ êm đềm và những con người xứ Quảng dễ mến mà thôi.
Theo Minh Châu-Lưu Hương. http://www.dddn.com.vn
Admin ơi sao không có phần chuyên đề văn hoá Việt Nam mà chỉ có Văn hoá nhật bản thôi vậy?