Viết bởi vanphuc » Hai T2 06, 2006 12:50 pm
Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất chiêm trũng Vụ Bản quê tôi luôn cảm thây háo hức trong lòng trong những ngày xuân này. Mùa xuân, mùa của Tết trồng cây và Hội chợ Viềng mở ra như một minh chứng cho sức sống mùa xuân của quê tôi. Và giờ đây chợ Viềng không chỉ còn là hội chợ của riêng những người nông dân hiền lành chất phát quê tôi nữa mà đã trở thành ngày hội của mùa xuân hoà vào sắc xuân của đất trời, của dân tộc chúng ta. Đã 4 năm rồi tôi không có cơ hội hoà mình trong không khí của Chợ Viềng. Chợ nằm ngay bên cạnh mái trường cấp 3 quê tôi, nơi ấy hàng tuần học sinh chúng tôi học thể dục, đá banh tới tối mịt mới đạp xe về nhà. Nhà cách xa trường gần tiếng xe đạp thế nên sau mỗi buổi đá banh xong tụi tôi lại rủ nhau ra dòng sông gần đó tắm. Vui nhất là khi thấy gương mặt đỏ bừng của những cô gái khi ra sông giặt quần áo bắt gặp cảnh chúng tôi đang nô đùa dưới sông...
Chợ Viềng với chúng tôi còn là những kỷ niêm một thời cắp sách tới trường.
Xin các bạn hãy tham gia chợ Viềng cùng tôi qua những ghi chép của những phóng viên dantri.com về chợ Viềng năm nay.
Nghẹt người đi chợ Viềng Từ tờ mờ sáng 5/2 (mồng 8 âm lịch) đến tận trưa dòng người vẫn không ngừng đổ về chợ Viềng Nam Định. Giao thông tắc nghẽn, nhiều cuộc chen lấn, xô đẩy, cãi lộn đã xảy ra.
- Có thể nói, chưa năm nào người Hà Nội lại đổ xuống chợ Viềng đông như năm nay. Ô tô, xe máy để từng dãy san sát. Người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn bà không biết từ đâu túa ra mỗi lúc một đông. Thực vậy, đi chợ Viềng “mua may bán rủi” náo nhiệt như chưa từng…
"Cả Hà Nội cùng đi chợ Viềng" Nói như vậy kể cũng không hề ngoa chút nào nếu thử điểm qua một vài con số của ngày 7 Tết: Đến 5 giờ chiều đã có khoảng 10 vạn người đổ xuống Nam Định để đi chợ Viềng, tắc đường liên tục lối rẽ đi chợ Viềng Vụ Bản. Cách chợ Vụ Bản 7 cây số, là cả ngàn chiếc ô tô nối đuôi nhau đứng chờ. Và buổi tối tình trạng tắc đường vẫn diễn ra. Người ta nói, chưa năm nào người Hà Nội rỗi việc lại đổ xuống chợ Viềng đông như năm nay...
9 giờ tối phóng viên Dân trí xuất kích từ Hà Nội. Vừa rẽ sang đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã thấy hàng chục xe ô tô biển 29 (Hà Nội) nối đuôi nhau lao về Nam Định. Đi chợ Viềng đấy. Gần đến Nam Định xe càng nhiều hơn, đến mức người Nam Định cũng chẳng hiểu sao lại có nhiều ô tô đến như thế.
Đứng trên cánh đồng nhìn lên đường Quốc lộ thấy đèn ô tô, xe máy nhấp nháy nối nhau thành một vệt dài sáng rực cả đoạn đường dài mấy km. Điều đáng ngạc nhiên là không thấy bóng dáng của cảnh sát giao thông có mặt để giải toả tình trạng này. Chính vì thế, hàng ngàn chiếc ô tô vào đến gần chợ Viềng Vụ Bản thì "chịu chết", tiến lùi đều khó, đành phải gửi xe ở bên đường với giá cực kỳ “chát” là 50.000đồng và cũng ngần ấy tiền thuê xe ôm vào chợ khoảng 6 - 7km.
Chúng tôi vòng lên chợ Viềng Nam Trực, lối đi qua Bến Đò Quan. Xe ô tô cũng san sát kéo nhau lên đây. Theo một dân bản địa ở đây cho biết, năm nay có quá nhiều xe ô tô lên chợ Viềng, số người cũng đông hơn gấp mấy lần.
Ai cũng cố chen chúc mua cho mình một cây xanh ở chợ Viềng.
Đi chợ cầu may Đang loay hoay “mặc cả” đã nhìn thấy nhiếp ảnh gia Xuân Bình đưa máy chớp lia lịa. Tay bắt mặt mừng, nhiếp ảnh Bình kể: “Tao chính là người góp công đưa thương hiệu Chợ Viềng nổi tiếng như bây giờ”. Hoá ra cách đây gần chục năm, Bình lên chợ Viềng rồi viết cả loạt bài, làm ảnh, thế là chợ Viềng lấy lại được thương hiệu.
Với chợ Viềng, tôi nghĩ có 3 yếu tố để hấp dẫn: Thứ nhất, nó họp chỉ duy nhất 1 lần trong năm, lại về đêm, đã tạo nên một cách chơi gây tò mò cho người Hà Nội. Thứ hai, chợ Viềng có món thịt bò cả con xẻ ra, ai thích chỗ nào thì chỉ vào chỗ ấy. Mua bán thế mới sướng. Thứ ba, là đến mua may bán rủi. Cả xã hội đều lao vào làm ăn, nên ai cũng thích gặp nhiều may mắn, xua đi cái rủi ro, vậy thì cứ lên chợ Viềng mua cái gì đó cầu may, vào đền (thờ công chúa Quỳnh Hoa) thắp hương biết đâu gặp may mắn.
Hơn nữa, tôi lại nghĩ ra năm ngày rộng tháng dài, tội gì không đi chơi. Gặp khá nhiều bạn bè cũng tụ hội ở chợ Viềng hỏi: Mày đi làm gì? Ai cũng có cùng câu trả lời: Đi cho vui, cho biết và cho thích...
Chợ Viềng Nam Trực có cái biển rất to đề chợ Chùa, nhưng chính cái chợ Chùa này thì chẳng có ma nào họp. Người ta họp chợ trên đường và họp tại bãi đất trống, khá rộng ngay gần cái ao làng rất rộng. Chợ Viềng chủ yếu bán 3 thứ: Cây cảnh, thịt bò và đồ cổ. Cũng chẳng hiểu vì sao lại chỉ có mấy thứ này được bày bán chính. Ô tô, xe máy để từng dãy san sát. Người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn bà ở đâu túa ra mà đông thế, cứ như đêm Giao thừa đi quanh Bờ Hồ. Tôi ước tính chỉ riêng ở Nam Trực đã có vài vạn người đi chợ rồi.
Không biết từ lúc nào phong tục đi chợ Viềng như một cách để bán đi cái rủi, mua vào cái may lại trở nên đậm nét như vài năm gần đây ở chợ Viềng.
Cây cảnh ở chợ Viềng nói chung khá giống nhau về chủng loại: Những cây lộc vừng, vạn tuế, vạn thọ, địa lan… được bày bán rất nhiều. Giá cũng khá rẻ: 100.000 đồng là đã có thể mua được một cây vạn tuế đẹp mỹ mãn. Hoặc chỉ cần 15.000 đồng đã có thể mua được một cây Trà đẹp. Một cây địa lan cũng chỉ có giá 60.000 đồng. Người bán không nói thách, thích thì ra giá, người mua thích thì cứ trả giá, thấy hợp là bán. Rất vui vẻ. Cũng có nhiều cây giá tới 500-600 ngàn đồng, hoặc tới cả triệu, nhưng tôi thấy người mua chủ yếu là mua những cây nhỏ, mang được về nhà, chắc là mua chỉ để cầu may.
Tôi khá ngạc nhiên khi nhìn thấy đám đông xúm quanh chiếc xe bò trên là hai chú bò mới được thui và cạo lông. Sờ tay vào thấy vẫn đang còn nóng. Cái khoái của mua bán là thế. Nhiều người mua nguyên cả cái đùi. Giá cũng không phải là mềm so với Hà Nội: 60.000đồng/kg bò bắp. Theo một bà chủ bán thịt bò, phiên chợ như thế này bà cũng phải bán được 5-7 con. Được cái nhìn thấy đúng con bò thật, xẻ thịt thật, và thoả được cái thú là mua ở chợ Viềng. Nhẩm đếm sơ sơ cũng dễ có khoảng 20 phản thịt bò kiểu này ở đây.
Người ta nói, phở bò Nam Định nổi tiếng, nhưng có lẽ ăn phở bò ở Nam Trực mới thấy cái danh cũng chỉ có ở một vài địa chỉ thôi, vì thế sau cảm giác hí hửng gọi cho mình tô phở thì “quá hoảng” bởi bánh thì nát, thịt thì dai, lại tanh. Buồn hơn, một bát phở cũng rất "chát": 15.000 đồng, một đĩa xào: 50.000 đồng, chưa kể giá gửi xe ô tô (không vé) cũng chẳng bèo tí nào: 30.000 đồng. Tuy vậy, khách vì đến đây để mua cái may nên chẳng ai phàn nàn gì.
Chưa bao giờ chợ Viềng đông như năm nay.
May rủi lận cả vào đồ cổ… Khu đồ cổ ở Nam Trực cũng giản dị như chợ của một vùng quê. Người ta trải cái ni lông xuống đất, bày ra đủ món đồ cổ. Một cái bình được giới thiệu là từ đời Minh giá 3 triệu đồng. Một cái ấm giá 2 triệu. Nhưng, dân chơi đồ cổ khá sành sau khi săm soi một lúc lắc đầu: Không phải ấm đời Minh, mà nếu là ấm đời Minh thì cũng không có giá 3 triệu mà phải cả chục triệu. Đúng là may rủi lận cả vào đồ cổ.
Khá nhiều người ngồi bán những đồng bạc hoa xoè được giới thiệu là có từ thời Pháp với giá 50.000đồng/1 đồng. Lại được giới thiệu là bạc thật, có thể đánh gió khỏi ốm. Xem qua một hồi mới thấy đúng là đồng bạc làm giả, bởi nó nhẹ, mà bạc thật thì làm gì có giá 50.000đồng. Một cái hộp cũng được giới thiệu là bằng bạc, được người bán nêu cái giá 50.000đồng. Đến khi trả 10.000đồng cũng bán. Dù thế, đồ cổ vẫn được khá nhiều người mua.
3 giờ sáng, đã có khá nhiều khách bắt đầu rời chợ Viềng Nam Trực để về chợ Viềng Ý Yên hay Vụ Bản. Cũng có hàng đoàn xe từ 2 chợ kia tiếp tục đổ về đây, tạo nên một khung cảnh rất náo nhiệt.
Rất nhiều người cứ đi chợ như vậy suốt đêm để đến sáng thì đi tiếp các chợ khác hoặc đi khu đền thờ đức thánh Trần. Vùng Nam Định cũng có khá nhiều địa điểm có thể du xuân tốt.
Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất chiêm trũng Vụ Bản quê tôi luôn cảm thây háo hức trong lòng trong những ngày xuân này. Mùa xuân, mùa của Tết trồng cây và Hội chợ Viềng mở ra như một minh chứng cho sức sống mùa xuân của quê tôi. Và giờ đây chợ Viềng không chỉ còn là hội chợ của riêng những người nông dân hiền lành chất phát quê tôi nữa mà đã trở thành ngày hội của mùa xuân hoà vào sắc xuân của đất trời, của dân tộc chúng ta.
Đã 4 năm rồi tôi không có cơ hội hoà mình trong không khí của Chợ Viềng. Chợ nằm ngay bên cạnh mái trường cấp 3 quê tôi, nơi ấy hàng tuần học sinh chúng tôi học thể dục, đá banh tới tối mịt mới đạp xe về nhà. Nhà cách xa trường gần tiếng xe đạp thế nên sau mỗi buổi đá banh xong tụi tôi lại rủ nhau ra dòng sông gần đó tắm. Vui nhất là khi thấy gương mặt đỏ bừng của những cô gái khi ra sông giặt quần áo bắt gặp cảnh chúng tôi đang nô đùa dưới sông...
Chợ Viềng với chúng tôi còn là những kỷ niêm một thời cắp sách tới trường.
Xin các bạn hãy tham gia chợ Viềng cùng tôi qua những ghi chép của những phóng viên dantri.com về chợ Viềng năm nay.
Nghẹt người đi chợ Viềng
Từ tờ mờ sáng 5/2 (mồng 8 âm lịch) đến tận trưa dòng người vẫn không ngừng đổ về chợ Viềng Nam Định. Giao thông tắc nghẽn, nhiều cuộc chen lấn, xô đẩy, cãi lộn đã xảy ra.
- Có thể nói, chưa năm nào người Hà Nội lại đổ xuống chợ Viềng đông như năm nay. Ô tô, xe máy để từng dãy san sát. Người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn bà không biết từ đâu túa ra mỗi lúc một đông. Thực vậy, đi chợ Viềng “mua may bán rủi” náo nhiệt như chưa từng…
"Cả Hà Nội cùng đi chợ Viềng"
Nói như vậy kể cũng không hề ngoa chút nào nếu thử điểm qua một vài con số của ngày 7 Tết: Đến 5 giờ chiều đã có khoảng 10 vạn người đổ xuống Nam Định để đi chợ Viềng, tắc đường liên tục lối rẽ đi chợ Viềng Vụ Bản. Cách chợ Vụ Bản 7 cây số, là cả ngàn chiếc ô tô nối đuôi nhau đứng chờ. Và buổi tối tình trạng tắc đường vẫn diễn ra. Người ta nói, chưa năm nào người Hà Nội rỗi việc lại đổ xuống chợ Viềng đông như năm nay...
9 giờ tối phóng viên Dân trí xuất kích từ Hà Nội. Vừa rẽ sang đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã thấy hàng chục xe ô tô biển 29 (Hà Nội) nối đuôi nhau lao về Nam Định. Đi chợ Viềng đấy. Gần đến Nam Định xe càng nhiều hơn, đến mức người Nam Định cũng chẳng hiểu sao lại có nhiều ô tô đến như thế.
Đứng trên cánh đồng nhìn lên đường Quốc lộ thấy đèn ô tô, xe máy nhấp nháy nối nhau thành một vệt dài sáng rực cả đoạn đường dài mấy km. Điều đáng ngạc nhiên là không thấy bóng dáng của cảnh sát giao thông có mặt để giải toả tình trạng này. Chính vì thế, hàng ngàn chiếc ô tô vào đến gần chợ Viềng Vụ Bản thì "chịu chết", tiến lùi đều khó, đành phải gửi xe ở bên đường với giá cực kỳ “chát” là 50.000đồng và cũng ngần ấy tiền thuê xe ôm vào chợ khoảng 6 - 7km.
Chúng tôi vòng lên chợ Viềng Nam Trực, lối đi qua Bến Đò Quan. Xe ô tô cũng san sát kéo nhau lên đây. Theo một dân bản địa ở đây cho biết, năm nay có quá nhiều xe ô tô lên chợ Viềng, số người cũng đông hơn gấp mấy lần.
Ai cũng cố chen chúc mua cho mình một cây xanh ở chợ Viềng.
Đi chợ cầu may
Đang loay hoay “mặc cả” đã nhìn thấy nhiếp ảnh gia Xuân Bình đưa máy chớp lia lịa. Tay bắt mặt mừng, nhiếp ảnh Bình kể: “Tao chính là người góp công đưa thương hiệu Chợ Viềng nổi tiếng như bây giờ”. Hoá ra cách đây gần chục năm, Bình lên chợ Viềng rồi viết cả loạt bài, làm ảnh, thế là chợ Viềng lấy lại được thương hiệu.
Với chợ Viềng, tôi nghĩ có 3 yếu tố để hấp dẫn: Thứ nhất, nó họp chỉ duy nhất 1 lần trong năm, lại về đêm, đã tạo nên một cách chơi gây tò mò cho người Hà Nội. Thứ hai, chợ Viềng có món thịt bò cả con xẻ ra, ai thích chỗ nào thì chỉ vào chỗ ấy. Mua bán thế mới sướng. Thứ ba, là đến mua may bán rủi. Cả xã hội đều lao vào làm ăn, nên ai cũng thích gặp nhiều may mắn, xua đi cái rủi ro, vậy thì cứ lên chợ Viềng mua cái gì đó cầu may, vào đền (thờ công chúa Quỳnh Hoa) thắp hương biết đâu gặp may mắn.
Hơn nữa, tôi lại nghĩ ra năm ngày rộng tháng dài, tội gì không đi chơi. Gặp khá nhiều bạn bè cũng tụ hội ở chợ Viềng hỏi: Mày đi làm gì? Ai cũng có cùng câu trả lời: Đi cho vui, cho biết và cho thích...
Chợ Viềng Nam Trực có cái biển rất to đề chợ Chùa, nhưng chính cái chợ Chùa này thì chẳng có ma nào họp. Người ta họp chợ trên đường và họp tại bãi đất trống, khá rộng ngay gần cái ao làng rất rộng. Chợ Viềng chủ yếu bán 3 thứ: Cây cảnh, thịt bò và đồ cổ. Cũng chẳng hiểu vì sao lại chỉ có mấy thứ này được bày bán chính. Ô tô, xe máy để từng dãy san sát. Người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn bà ở đâu túa ra mà đông thế, cứ như đêm Giao thừa đi quanh Bờ Hồ. Tôi ước tính chỉ riêng ở Nam Trực đã có vài vạn người đi chợ rồi.
Không biết từ lúc nào phong tục đi chợ Viềng như một cách để bán đi cái rủi, mua vào cái may lại trở nên đậm nét như vài năm gần đây ở chợ Viềng.
Cây cảnh ở chợ Viềng nói chung khá giống nhau về chủng loại: Những cây lộc vừng, vạn tuế, vạn thọ, địa lan… được bày bán rất nhiều. Giá cũng khá rẻ: 100.000 đồng là đã có thể mua được một cây vạn tuế đẹp mỹ mãn. Hoặc chỉ cần 15.000 đồng đã có thể mua được một cây Trà đẹp. Một cây địa lan cũng chỉ có giá 60.000 đồng. Người bán không nói thách, thích thì ra giá, người mua thích thì cứ trả giá, thấy hợp là bán. Rất vui vẻ. Cũng có nhiều cây giá tới 500-600 ngàn đồng, hoặc tới cả triệu, nhưng tôi thấy người mua chủ yếu là mua những cây nhỏ, mang được về nhà, chắc là mua chỉ để cầu may.
Tôi khá ngạc nhiên khi nhìn thấy đám đông xúm quanh chiếc xe bò trên là hai chú bò mới được thui và cạo lông. Sờ tay vào thấy vẫn đang còn nóng. Cái khoái của mua bán là thế. Nhiều người mua nguyên cả cái đùi. Giá cũng không phải là mềm so với Hà Nội: 60.000đồng/kg bò bắp. Theo một bà chủ bán thịt bò, phiên chợ như thế này bà cũng phải bán được 5-7 con. Được cái nhìn thấy đúng con bò thật, xẻ thịt thật, và thoả được cái thú là mua ở chợ Viềng. Nhẩm đếm sơ sơ cũng dễ có khoảng 20 phản thịt bò kiểu này ở đây.
Người ta nói, phở bò Nam Định nổi tiếng, nhưng có lẽ ăn phở bò ở Nam Trực mới thấy cái danh cũng chỉ có ở một vài địa chỉ thôi, vì thế sau cảm giác hí hửng gọi cho mình tô phở thì “quá hoảng” bởi bánh thì nát, thịt thì dai, lại tanh. Buồn hơn, một bát phở cũng rất "chát": 15.000 đồng, một đĩa xào: 50.000 đồng, chưa kể giá gửi xe ô tô (không vé) cũng chẳng bèo tí nào: 30.000 đồng. Tuy vậy, khách vì đến đây để mua cái may nên chẳng ai phàn nàn gì.
Chưa bao giờ chợ Viềng đông như năm nay.
May rủi lận cả vào đồ cổ…
Khu đồ cổ ở Nam Trực cũng giản dị như chợ của một vùng quê. Người ta trải cái ni lông xuống đất, bày ra đủ món đồ cổ. Một cái bình được giới thiệu là từ đời Minh giá 3 triệu đồng. Một cái ấm giá 2 triệu. Nhưng, dân chơi đồ cổ khá sành sau khi săm soi một lúc lắc đầu: Không phải ấm đời Minh, mà nếu là ấm đời Minh thì cũng không có giá 3 triệu mà phải cả chục triệu. Đúng là may rủi lận cả vào đồ cổ.
Khá nhiều người ngồi bán những đồng bạc hoa xoè được giới thiệu là có từ thời Pháp với giá 50.000đồng/1 đồng. Lại được giới thiệu là bạc thật, có thể đánh gió khỏi ốm. Xem qua một hồi mới thấy đúng là đồng bạc làm giả, bởi nó nhẹ, mà bạc thật thì làm gì có giá 50.000đồng. Một cái hộp cũng được giới thiệu là bằng bạc, được người bán nêu cái giá 50.000đồng. Đến khi trả 10.000đồng cũng bán. Dù thế, đồ cổ vẫn được khá nhiều người mua.
3 giờ sáng, đã có khá nhiều khách bắt đầu rời chợ Viềng Nam Trực để về chợ Viềng Ý Yên hay Vụ Bản. Cũng có hàng đoàn xe từ 2 chợ kia tiếp tục đổ về đây, tạo nên một khung cảnh rất náo nhiệt.
Rất nhiều người cứ đi chợ như vậy suốt đêm để đến sáng thì đi tiếp các chợ khác hoặc đi khu đền thờ đức thánh Trần. Vùng Nam Định cũng có khá nhiều địa điểm có thể du xuân tốt.