Phần 2: Tâm sự của nguời từng 4 năm phát báo.

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Phần 2: Tâm sự của nguời từng 4 năm phát báo.

Re:Phần 2: Tâm sự của nguời từng 4 năm phát báo.

Viết bởi hoangngan » Năm T9 13, 2007 5:35 pm

Huynh dung la mot nguoi hoc tro mau muc cua Dong Du.That su kham phuc chu!Chu dam noi,dam lam va danh tat ca tam long minh cho anh em Dong Du.Khong nhu nhieu nguoi chi biet noi nhung loi vi dai ma chang lam gi ca

Phần 2: Tâm sự của nguời từng 4 năm phát báo.

Viết bởi aNhHaIbAcKy » Tư T9 12, 2007 5:30 pm



Với những du học sinh Đông Du, con đuờng của mỗi nguời đến với Đông Du thật khác nhau. Có những bạn đuợc gia đình ủng hộ, nên quyết định khi vào TP.HCM học là khá dễ dàng.

Nhưng cũng có những bạn không đuợc thuận lợi như vậy. Mặc dù rất quyết tâm, nhưng gia đình Thuỷ vẫn rất lo lắng và băn khoăn trong việc có cho Thuỷ đi hay không. Nhận đuợc nhiều lời khuyên từ cô giáo, cùng với sự tự tin và quyết tâm của mình, em đã thuyết phục đuợc gia đình đồng ý cho em đi theo con đuờng mà mình đã chọn. Khi vào học trong Đông Du, em đã đuợc Thầy cho vay tiền và bên cạnh đó còn đuợc miễn học phí nên Thuỷ cảm thấy an tâm rất nhiều và tự nhủ càng phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Dd.org: Là con gái, lại lần đầu đi xa gia đình như vậy, cảm giác của các em trong những ngày đầu đến Nhật như thế nào?

Yến: Truớc đây em cũng đã từng đi tập huấn và thi đấu xa nhà, cho nên khi mới đến Nhật cũng không bỡ ngỡ lắm. Tuy nhiên cũng lần đi như vậy chỉ trong thời gian ngắn, còn đi lâu như lần này thì chưa có.

Thuỷ: Khi đến Nhật ấn tuợng mạnh nhất của em là lòng nhiệt tình của sempai. Sự quan tâm của các anh làm em thật sự bất ngờ! Có lẽ tụi em là con gái đi phát báo đầu tiên nên đuợc các anh quan tâm nhiều.

Dd.org: Có thể cho anh biết những sempai nhiệt tình đã làm em bất ngờ là ai đưọc không ^_^

Thuỷ: Dạ như là anh Luơng, anh Huynh, anh Tài, anh Duy, anh Tuấn...

Vâng, tất nhiên là ngoài tên các sempai mà Thuỷ vừa nêu ra, tôi tin chắc là trong Đông Du vẫn còn rất nhiều, rất nhiều guơng mặt các sempai đã đang và sẽ luôn nhiệt tình giúp đỡ những em kohai của mình. Trong bài viết truớc về kohai Hiroshima, chắn hẳn các bạn có thể dễ dàng nhận ra trong ảnh 2 sempai, đó là 2 anh Công Thành (handai) và anh Hùng ( tokodai). Các anh đến Hiroshima với mục đích hỏi thăm tình hình của những em kohai 2007 mới sang, và cũng là để giới thiệu và giải thích về các truờng đại học cho các em kohai 2006 sẽ tham dự kì thi đại học vào năm nay.

Dd.org: Bây giờ cuộc sống đã tạm ổn định, vậy bây giờ các em có định huớng gì cho tuơng lai.

Yến: Em dự định sau khi học tiếng Nhật xong, sẽ theo học về design ở 1 truờng cao đẳng( senmon). Cụ thể đó là về trang trí nội thất, bởi đó là sở thích của em. Em sẽ tiếp tục vừa học vừa tiếp tục công việc phát báo.

Thuỷ: Còn em có lẽ sẽ theo học về ngành y duợc hoặc sinh học tại 1 truờng đại học nào đó. Bởi vì em rất có hứng thú với công việc nghiên cứu.


Dd.org: Câu cuối cùng muốn hỏi các em, đó là các em có bao giờ nghĩ mình đi các nơi khác như Morioka hay Shizuoka sẽ tốt hơn không?

Yến+Thuỷ: Tuy chưa hình dung ra đuợc cuộc sống ở các vùng khác như thế nào, nhưng nếu đuợc chọn lại, chúng em vẫn quyết định chọn đi phát báo.

Dd.org: Thời gian vẫn còn khá dài, chúc các em vững buớc trên con đuờng mà mình đã chọn.


Đến đây xin đuợc quay trở lại với nhân vật ban đầu của chúng ta, anh Phạm Huynh. Buổi nói chuyện của chúng tôi đuợc diễn ra trong căn phòng ở tầng 2 của 1 chiếc apato( chung cư ) nơi anh đang sống. Khác với tuởng tuợng của tôi về 1 cuộc sống nhộn nhịp gần thủ đô, khung cảnh nơi đây khá yên tĩnh và có phần hơi "nhà quê" 1 chút tongue.

Dd.org: Tháng 9 này cũng là thời điểm mà các em kohai phát báo sẽ sang. Mỗi lần như thế này sẽ có vài chục em sang. Anh có thể cho biết có gì khác nhau trong cuộc sống của từng em không?

Phạm Huynh: Các em kohai mới sang sẽ đuợc phân vào từng tiệm khác nhau. Có thể 3,4 em cùng 1 tiệm, nhưng cũng có thể 1 tiệm chỉ có 1 em. Nếu tiệm mà các em mới sang có sempai, thì sẽ rất dễ dàng, vì có sempai lúc nào cũng ở gần để giúp đỡ. Nhưng đối với các em vào tiệm không có sempai, thì sẽ vất vả hơn 1 chút. Nhưng chắc chắn sẽ có sempai từ các nơi khác đến giúp đỡ cho các em.

Dd.org: Đuợc biết anh có khoảng thời gian 4 năm làm phát báo, và hiện nay tuy đã không còn đi phát nữa, nhưng anh vẫn tiếp tục góp sức cho công việc quản lí nhóm phát báo. Anh có thể cho biết động lực nào đã khiến anh tiếp tục công việc này?

Phạm Huynh: Truơc hết phải nói đây là cái duyên. Hồi truớc mình phát báo ở tiệm của ông Hikawa, 1 nguời có uy tín trong hội khuyến học. Cùng với đó là sự gặp gỡ với các sempai như anh Viên, anh Lân, nó đã giúp mình định huớng con đuờng mà mình phải đi.

  Khi mới sang Nhật, mình cũng đã đuợc các sempai giúp đỡ cho rất nhiều, vì vậy, bây giờ mình cũng muốn  làm việc đó cho kohai, coi như là 1 phần trả ơn những anh sempai đã giúp đỡ mình.

  Bên cạnh đó, mình nhận thấy chế độ học bổng của phát báo là rất tốt, nên mình muốn càng nhiều kohai có thể đuợc đi theo dạng này. Đây cũng chính là động lực để mình cố gắng.

  Hơn thế nữa, mình luôn nghĩ đến công lao của Thầy Hoè, nguời đã mất nhiều công sức để gây dựng nên Đông Du như ngày hôm nay. Mình muốn đuợc giúp Thầy phần nào trong việc nâng cao uy tín của phát báo Đông Du, và có thể tự hào là phát báo Đông Du của chúng ta hơn hẳn Trung Quốc, Hàn Quốc về uy tín.



Dd.org: Rất vui vì đã đuợc nghe những tâm sự hết sức chân tình của anh. Nhân tiện đây cũng là dịp kohai phát báo qua đợt mới qua. Vậy anh có thể cho các em vài comment đuợc không?

Phạm Huynh: Như các bạn cũng đã biết, trong 2 năm trở lại đây số luợng Du học sinh Đông Du đi phát báo tăng lên khá nhanh. Từ con số 2,3 chục nguời đã tăng lên đến hơn 100 nguời. Vì vậy yêu cầu cấp bách nhất, đó là phải làm sao tạo ra đuợc 1 tập thể đoàn kết.

   Còn 1 điều nữa, không phải chỉ cho các em mới sang, mà còn cho cả những anh em đã và đang phát báo. Đó là khi xảy ra 1 việc gì đó, mọi nguời thuờng chỉ nghĩ về mặt xấu của nó. Nhưng nên nhìn 1 cách tổng thể, cả mặt tích cực của nó nữa, để có thể cố gắng hơn. Trong nhiều mặt của cuộc sống, như là học tập, công việc, vui chơi, không nên quá càu toàn về tất cả, mà hãy gaman( 我慢 ) 1 cái gì đó, sẽ thấy dễ chịu hơn.

   Qua đây mình cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Hoè, và lời hứa sẽ cố gắng hoàn thành các công việc sắp tới của nhóm phát báo.

Dd.org: Xin cảm ơn anh, cảm ơn Yến và Thuỷ.

                             HoAnG-ShiGa