Tuần báo Đông Du số 15

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Tuần báo Đông Du số 15

Re:Tuần báo Đông Du số 15

Viết bởi minhviet » Năm T9 11, 2008 4:24 pm

Ai chịu trách nhiệm in áo vậy ! Tên của nhà tài trợ in sai hoàn toàn. Xem ra phải in lại toàn bộ rồi

Tuần báo Đông Du số 15

Viết bởi peterpan_jp » Năm T9 11, 2008 4:30 am

Danh sách Kohai qua Nhật tháng 10-2008 / Đại sứ Mitsuo Sakaba nói chuyện về mối quan hệ Việt - Nhật /FCDD ra mắt trang phục mới/Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Nhật Bản/ Natsu matsuri - Lễ hội muà hè Nhật Bản/  là những tin tức chính trong tuần báo Đông Du lần này. Xin mời các bạn theo dõi






Tin Đông Du
Danh sách Kohai qua Nhật tháng 10/2008

Theo bản tin Trường Nhật Ngữ Đông Du cho hay, ngày 06/09 đã nhận được 58 hồ sơ xin cấp Visa du học Nhật Bản. Như vậy từ tháng 9 đến đầu tuần tháng 10, gia đình Đông du tại Nhật sẽ có mặt thêm 58 thành viên.

Tối 04/09 nhóm Kohai đi Hirosima đã đến Nhật. Tối ngày 11/10 có 26 bạn đi Asahi sẽ lên đường bay sang sân bay Narita Tokyo. Chúc các bạn thực hiện được những ước mơ của mình.

Thông tin cụ thể sẽ được cập nhập trong thời gian tới.
Dưới đây là danh sách 58 bạn đi trong đợt này:


Xem rõ hơn tại: http://www.dongdu.edu.vn/vn/uploads/file/danh-sach.gif

Nguồn dongdu.edu.vn

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin Nhật - Việt
Đại sứ Mitsuo Sakaba nói chuyện về mối quan hệ Việt - Nhật

Hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam sẽ vẫn là mục tiêu chính đưa mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới, đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba cho biết trong buổi trò chuyện với phóng viên TTXVN nhân dịp 35 năm quan hệ Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2008 ).
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

PV: Ngài đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian qua?

Đại sứ Mitsuo Sakaba: Quan hệ giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản có lịch sử khoảng hơn 400 năm nay và quan hệ này đã phát triển tốt đẹp trong vòng 35 năm trở lại đây. Kể từ sau năm 1986, khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, quan hệ hợp tác giữa hai nước, đáng chú ý trong lĩnh vực kinh tế, đã phát triển mạnh mẽ.

Tôi nghĩ rằng hiện nay trên tất cả các lĩnh vực như đầu tư, thương mại hay hợp tác ODA (viện trợ phát triển chính thức) thì Nhật Bản đang là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam.



Hơn thế, việc giao lưu giữa lãnh đạo hai nước cũng trở nên mật thiết trong những năm gần đây thể hiện qua chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (10/2006), chuyến thăm Việt Nam của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (11/2006) và gần đây nhất là chuyến thăm Nhật Bản cấp nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (11/2007).

Ngài Đại sứ sẽ tập trung vào lĩnh vực cụ thể nào trong nhiệm kỳ này tại Việt Nam để đưa mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới?

Đại sứ Mitsuo Sakaba: Cũng như những năm trước đây, tôi cho là vẫn chú trọng vào phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Hai bên sẽ tiến hành thực hiện giai đoạn 3 Sáng Kiến chung Việt-Nhật vào tháng 9, nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Giai đoạn 3 sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Sở dĩ chúng tôi chọn công nghiệp phụ trợ vì sắp tới Việt Nam sẽ mở cửa thị trường ra khu vực ASEAN tức là thị trường sẽ tự do hơn nên các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam cần phải có sức cạnh tranh lớn để tồn tại. Chúng tôi muốn người dân Việt Nam có cách nghĩ sâu sắc hơn về chất lượng sản phẩm và rằng để tạo được ra một sản phẩm tốt thì sản phẩm đó phải được làm từ linh kiện tốt.

Nhật Bản mong muốn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam trong 5 năm tới.

Tôi cũng hy vọng thời gian tới sẽ phát triển hơn nữa mối giao lưu giữa nhân dân hai nước. Hiện có khoảng 450.000 người dân hai nước đã du lịch sang đất nước của nhau.

Tôi cho rằng hiện đã đến thời kỳ chúng ta phải quan tâm đến chính trị quốc tế và sự phát triển và ổn định của khu vực châu Á. Việt Nam đã làm tốt vai trò là chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 7 vừa qua. Nhật Bản sẽ ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong mùa Thu năm nay và nếu được bầu, thì sang năm 2009, cả Nhật Bản và Việt Nam đều là ủy viên không thường trực của hội đồng này. Với tư cách là hai nước trong khu vực châu Á, chúng ta cần hợp tác trong các vấn đề của quốc tế và khu vực vì sự hòa bình và phát triển toàn cầu. Hiện nay, quan hệ giữa Nhật Bản và các nước ASEAN là rất mật thiết. Trong đó, Việt Nam là quốc gia thành viên chủ trốt của ASEAN và Nhật Bản rất coi trọng mối quan hệ với Việt Nam.

Nhật Bản là quốc gia đóng góp nhiều viện trợ phát triển cho các nước trên thế giới, nhất là khu vực Đông Nam Á, vậy trong thời gian tới khoản viện trợ này sẽ tập trung cho lĩnh vực nào tại Việt Nam?

Đại sứ Mitsuo Sakaba: Trước đây, Nhật Bản đã đầu tư vào các nước như Inđônêsia, Malaixia và Thái Lan, nhưng hiện nay, chúng tôi cho rằng để khu vực này phát triển hơn nữa thì sự ổn định và phát triển của Việt Nam là rất quan trọng. Chính phủ Nhật Bản mong muốn viện trợ để Việt Nam có thể phát triển nền kinh tế của mình theo kịp với các nước trong khu vực. Theo đó, hợp tác kinh tế Nhật Bản và Việt Nam cũng sẽ phát triển.

Từ trước đến nay, viện trợ ODA của Nhật Bản vào Việt Nam tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải như cầu đường, bến cảng để thúc đẩy giao lưu hàng hóa. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp ODA cho đầu tư hạ tầng giao thông với ưu tiên xây dựng đường sắt, đường cao tốc, tuy nhiên cũng sẽ chú trọng đến lĩnh vực môi trường và đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam.

Hiện tại, dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam và Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đang được các chuyên gia bàn bạc để đưa ra chương trình cụ thể, còn dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam đã bắt đầu được một phần. Ngoài ra, Nhật Bản còn hỗ trợ dự án xây dựng tàu điện ngầm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những dự án quan trọng và lớn nhất mà Nhật Bản dành cho Việt Nam.

Bên cạnh các dự án lớn, chính phủ Nhật Bản cũng rất coi trọng việc viện trợ ODA cho các dự án nhỏ tại những khu vực nông thôn nghèo ở Việt Nam. Trong tháng 8, tôi đã ký một loạt các dự án loại này tại Hòa Bình, Gia Lai và Kon Tum. Số tiền đầu tư cho các dự án quy mô nhỏ tuy không nhiều nhưng đã góp phần thiết thực và đến được với những người dân thực sự cần nó. Tính trung bình mỗi dự án 1,5 tỷ VND do đó, mỗi năm Nhật Bản thực hiện khoảng 25-30 dự án loại này.

Nguồn Thông Tấn Xã Việt Nam

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin Đông Du
FCDD ra mắt trang phục mới

Với thành tích thi đấu ấn tượng trong thời gian gần đây, giành ngôi vô địch Vysa Cup Kanto, thi đấu xuất sắc tại giải người Việt Yamato, giành ngôi vô địch giải Futsal tứ hùng tại Gaidai....., FCDD đã nhận được đề nghị ủng hộ cho hoạt động của đội từ sempai Hồ Huy Cường (giám đốc công ty VTM) và sempai Lê Long Sơn (giám đốc công ty ACTIBRIDGE). Như vậy, kể từ mùa giải năm nay, VTM và ACTIBRIDGE sẽ trở thành 2 nhà tài trợ chính thức của FCDD. Và logo VTM , ACTIBRIDGE sẽ hiện diện trên đồng phục mới của FCDD.

Sau rất nhiều thời gian chờ đợi, đội phó Danh Hiphop đã trở lại Nhật Bản, cùng với đồng phục thi đấu mới. Hy vọng với trang phục thi đấu mới này, FCDD sẽ ngày càng đoàn kết cả trong và ngoài sân cỏ, tiếp tục gặt hái nhiều thành công, góp phần tạo dựng hình ảnh đẹp về Du Học Sinh Đông Du trong mắt của bạn bè Việt Nam cũng như Nhật Bản.

    DongDu Entertainment xin được gửi đến các bạn một vài hình ảnh về bộ trang phục mới này:








Và Logo của nhà tài trợ, logo, tên FCDD cũng đã hiện diện




trên áo cầu thủ

và trên áo thủ môn

   
Chủ nhật tuần này, 14-8, FCDD sẽ có buổi tập ra mắt trang phục mới, xin mời các bạn cùng đến để cùng chia vui với Đội bóng. Thông tin chi tiết xin mời anh chị và các bạn theo dõi tại diễn đàn.

Thành Thông

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin Nhật - Việt
Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Nhật

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật đã trở thành một động lực quan trọng cho sự tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam, khi Nhật luôn đứng ở tốp đầu trong số những nhà đầu tư nước ngoài vào dải đất hình chữ S. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là nhà đầu tư Nhật nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài nói chung tìm kiếm gì khi đổ vốn vào đây? Nói cách khác, điều gì ở Việt Nam đã hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài?



Về lý thuyết, câu trả lời chung chung sẽ có thể là rằng Việt Nam là một địa điểm thuận lợi để các nhà sản xuất Nhật thiết lập các cơ sở sản xuất mà sản phẩm của chúng được hướng cho xuất khẩu ra thế giới, và đặc biệt là ngược trở về Nhật. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều công ty Nhật hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau với những mục đích và chiến lược khác nhau, và câu trả lời trên không cho biết rõ có những yếu tố gì và đâu là yếu tố chính tạo ra sự hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến cho FDI của Nhật.

Như vậy, để trả lời được câu hỏi, có lẽ chúng ta chỉ còn cách dựa vào kết quả của những cuộc điều tra, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp Nhật. Nhà xuất bản Toyo Keizai (Kinh tế Đông Dương) là một trong số những tổ chức của Nhật hàng năm có xuất bản kết quả khảo sát các doanh nghiệp của họ qua các phiếu điều tra gửi đến các doanh nghiệp Nhật hoạt động tại hải ngoại, trong đó có Việt Nam.

Về kết quả thống kê câu trả lời yếu tố gì là quan trọng nhất hấp dẫn nhà đầu tư Nhật đến Việt Nam, có 42% số doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết họ nhắm chủ yếu đến việc khai thác lực lượng lao động của Việt Nam, vốn có giá rẻ và có chất lượng (trình độ học vấn) tương đối cao. 36% số doanh nghiệp trong cuộc điều tra cho biết động cơ chính là phục vụ mạng lưới sản xuất toàn cầu. Chỉ có 14% số doanh nghiệp đặt mối quan tâm hàng đầu lên việc khai thác thị trường trong nước. Như vậy, 3 mục đích đầu tư chính này đã chiếm đến 92% số doanh nghiệp tham gia điều tra, chỉ còn lại 8% cho những mục tiêu khác. Một điều thú vị, nhưng có lẽ không mấy ngạc nhiên, là mục đích khai thác tài nguyên, nguyên vật liệu không phải là hòn nam châm đối với các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, các doanh nghiệp Nhật tìm đến Việt Nam chủ yếu bởi vì lực lượng lao động giá rẻ, và cũng là thế mạnh cạnh tranh lớn nhất của chúng ta. Họ cũng nhìn nhận Việt Nam như một địa điểm thuận lợi để phục vụ chuỗi sản xuất toàn cầu của mình. Điều này có lẽ do bởi vị trí địa lý của Việt Nam nằm gần các nền kinh tế năng động trong khu vực, cũng như việc mở cửa và hòa nhập ngày càng sâu của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kết hợp với thế mạnh của lực lượng lao động dồi dào giá rẻ, Việt Nam tỏ ra là địa điểm khá lý tưởng cho phân khúc gia công hàng hóa thâm dụng lao động, như lắp ráp và đóng gói, trong chuỗi sản xuất theo chiều dọc của các công ty đa quốc gia Nhật.

Việc chỉ có một tỷ trọng thấp các nhà đầu tư Nhật lựa chọn mục đích hàng đầu khi đầu tư vào Việt Nam là để khai thác thị trường trong nước đã cho thấy họ đã không mấy lạc quan về sức mua của người tiêu dùng Việt Nam, mặc dù mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng mạnh hàng năm. Điều này cũng là dễ hiểu khi có ước tính chỉ khoảng 20% dân số các đô thị có thu nhập khoảng 2.300 USD/người trong năm 2008 (dựa trên số liệu điều tra thu nhập hộ gia đình năm 2004 của Tổng cục Thống kê và sau đó dùng phép ngoại suy để tính được mức thu nhập bình quân đầu người trong các năm gần đây).

Và cũng không như nhiều người nghĩ, nguồn tài nguyên của Việt Nam không tạo ra một sức hút đáng kể đối với nhà đầu tư Nhật, có lẽ tại vì nguồn tài nguyên của chúng ta thực ra không dồi dào và phong phú như những nước cung cấp truyền thống khác.
     
Có một điều quan trọng nhưng khá nhạy cảm mà các cuộc khảo sát của Toyo Keizai không đả động đến là chuyện các doanh nghiệp Nhật gần đây đã đặc biệt coi trọng vai trò của Việt Nam như là một Trung Quốc thứ hai, hoặc thậm chí là thế chỗ cho Trung Quốc. Lý do cho sự thay đổi lớn về quan niệm là rủi ro chính trị ở Trung Quốc đã tăng lên đáng kể với phong trào bài Nhật diễn ra trong một bộ phận dân chúng Trung Quốc trước những sự kiện gợi lại quá khứ đau thương của người dân nơi đây dưới thời đô hộ của phát xít Nhật.
     
Và cũng không kém phần quan trọng là lý do về an ninh, an toàn thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng, được dấy lên mạnh mẽ trong một hai năm qua trước những vụ việc tai tiếng của thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng chứa chất độc hại thậm chí gây chết nhiều người tiêu dùng ở Nhật. Đa phần người tiêu dùng Nhật hiện nay đặc biệt dị ứng với cụm từ “Made in China” trong các sản phẩm tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, và thậm chí một số lớn những sản phẩm này đã bị tẩy chay sau khi có các vụ ngộ độc chết người, điển hình như vụ sủi cảo có chứa thuốc trừ sâu của Trung Quốc đã làm chết vài người Nhật gần đây. Trước sự tẩy chay này, những doanh nghiệp nhập khẩu của Nhật đặt hàng tại Trung Quốc hoặc những doanh nghiệp Nhật có cơ sở sản xuất tại đây buộc phải chuyển hoạt động sang một nước thứ hai ở gần đó và ít điều tiếng hơn, mà đích ngắm thường là Việt Nam hoặc Thái Lan.

Tuy đây chỉ là kết quả điều tra các doanh nghiệp Nhật, nhưng nó vẫn góp phần quan trọng trả lời cho câu hỏi tổng quát hơn rằng tại sao nhà đầu tư từ các nước khác muốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật là một trong những nước đứng đầu trong danh sách FDI vào Việt Nam, bên cạnh những nước công nghiệp mới như Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore. Những nước phát triển khác trong khối OECD chiếm một tỷ trọng lớn trong phần còn lại. Điều đáng nói là một phần lớn FDI có xuất xứ từ Nhật, các nước công nghiệp hóa mới và các nước OECD có một số điểm chung, như nhằm dời chuyển một số ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành “xế chiều”, “độc hại”, hay những ngành thâm dụng lao động sang các nước đang phát triển như Việt Nam. FDI thuộc loại này thường được coi như công cụ để tìm kiếm nguồn nhân công rẻ thay thế nguồn nhân công với chi phí đắt đỏ tại nước mẹ nhằm duy trì tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, cũng như việc “lách” những đạo luật hà khắc về bảo vệå môi trường tại các nước phát triển này.
     
Những ví dụ về các động cơ chung khác giữa các nhà đầu tư đến từ Nhật hay các nước tư bản khác có thể kể ra là việc bảo đảm nguồn năng lượng, nguyên vật liệu chiến lược, cũng như việc thâm nhập được vào thị trường sở tại mà không bị đánh thuế nhập khẩu cao.

Tuy nhiên, như kết quả cuộc khảo sát các doanh nghiệp Nhật cho thấy, điểm hấp dẫn nhất của Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài nói chung có lẽ vẫn chỉ là nguồn nhân lực và vị trí địa lý của mình. Nhận thức rõ được thế mạnh và sự hấp dẫn của mình và tránh được những ngộ nhận, chúng ta sẽ có những giải pháp hữu hiệu để tăng cường thu hút nguồn FDI vào Việt Nam.

Ts. Phan Minh Ngọc
Nguồn nguoidaibieu.com.vn

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin Nhật Bản - Tin Văn hóa.
Natsu matsuri - Lễ hội muà hè Nhật Bản

Cùng với những chuyến du lịch ở bãi biển, lễ hội mùa hè cũng là một trong những điểm nổi bật của kỳ nghỉ hè của trẻ con Nhật Bản. Nhiều lễ hội nổi tiếng diễn ra khắp Nhật Bản và lôi cuốn nhiều du khách. Nhưng những lễ hội nhỏ hơn cũng được tổ chức ở khắp các phố mua sắm ở địa phương, những nơi công cộng, chỗ của trẻ em, đền thờ và những nơi khác.

Lễ hội mùa hè bắt đầu phổ biến vào thời Edo (1603-1868 ) như là những sự kiện để giải tỏa những mệt nhọc của mùa hè, . Những yếu tố chủ yếu của lễ hội ngày nay là điệu nhảy Bon, những gian hàng bán thức ăn, và pháo hoa. Mọi người sẽ tập trung tại nơi công cộng ở địa phương họ và cùng thích thú nhảy điệu Bon theo nhịp nhạc. Truyền thống này dựa trên những phong tục của đạo Phật, nhưng ngày nay loại nhạc mà mọi người nhảy múa bao gồm cả nhạc chủ đề của anime.

Trong lễ hội mùa hè, nhiều đền thờ và phố mua sắm có nhiều gian hàng gọi là Yatai xếp thành hàng dài, bày bán những thức ăn truyền thống như là Okonomiyaki (bánh xèo Nhật Bản) và kẹo bông gòn. Sau khi trời tối, khán giả sẽ phấn khởi thưởng thức và hoan hô những tràng pháo hoa khổng lồ lấp lánh ánh sáng và màu sắc đầy bầu trời.

Một phương pháp lý thú để thưởng ngoạn lễ hội mùa hè là đi dạo bộ quanh quẩn trong một bộ quần áo nhẹ kiểu Nhật gọi là Yukata và ăn những món khác nhau tại những gian hàng. Trò chơi, cuộc thi karaoke, chiếu phim và nhiều sự kiện vui khác cũng thường được tổ chức tại những lễ hội này. Đối với nhiều đứa trẻ, những ngày lễ hội là dịp đặc biệt mà chúng được phép chơi ở ngoài trễ hơn thường lệ.

Gian hàng (yatai)


Vớt cá vàng


Bánh xòe Nhật


Điệu nhảy Bon


Hồng Ân sưu tầm.
Link http://my.opera.com/khanhcute1989/blog/natsu-matsuri-le-hoi-mua-he-nhat-ban




© 2008 Dongdu.org