Tuần báo Đông Du số 27 - Số báo Tết

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Tuần báo Đông Du số 27 - Số báo Tết

Re:Tuần báo Đông Du số 27 - Số báo Tết

Viết bởi forever8 » Bảy T1 24, 2009 11:56 am

sao tiêu đề là fukushima còn tiếp theo lại viết là fukuyama thế nhỉ

Re:Tuần báo Đông Du số 27 - Số báo Tết

Viết bởi MrLoOng » Ba T1 06, 2009 11:32 am

Cám ơn bác Minh Việt nha. Thảo nào trông em đó lạ thật, chưa nhìn thấy bao h.

Re:Tuần báo Đông Du số 27 - Số báo Tết

Viết bởi minhviet » Hai T1 05, 2009 11:32 pm

to MrLoOng : ao len ke ngang, deo khan quang co la mot cau be moi co 18 tuoi. khong phai dan DD :-) Sang Nhat theo con duong tu phi dang hoc o YMCA Fukuyama

Re:Tuần báo Đông Du số 27 - Số báo Tết

Viết bởi Hai Chien » Hai T1 05, 2009 3:22 am

Bai phong van bac  Mizugai rat hay . Hi vong se co nhung bai viet de cap den nhung van de nong bong cua VN va NB nhu the nay. Cam on anh Hung vi bai viet !

Re:Tuần báo Đông Du số 27 - Số báo Tết

Viết bởi 700 » Chủ nhật T1 04, 2009 4:14 pm

cac ban DHS Viet Nam o Nhat Ban vui that! chuc cac ban nam moi nhieu niem vui va thanh cong!

Re:Tuần báo Đông Du số 27 - Số báo Tết

Viết bởi MrLoOng » Chủ nhật T1 04, 2009 3:12 pm

Xem xong những tấm hình của anh em DD khắp mọi nơi trong những ngày đầu năm mới thấy vui thật. Mọi người luôn phát huy tinh thần đoàn kết như thế này nhé. À, cho em hỏi anh sembai mặc áo len kẻ ngang, đeo khăn quàng cổ ở Fukuyama học trường nào vậy.

Tuần báo Đông Du số 27 - Số báo Tết

Viết bởi anjp » Sáu T1 02, 2009 2:26 am

Thư chúc Tết của Thầy Hiệu Trưởng/ Bonenkai Mori - Ấm cúng tình anh em/ Phỏng vấn Bác Mizugai-cố vấn chính phủ Việt Nam : Tập trung cho giáo dục cơ bản để phát triển/ Mối quan tâm của Nihonjin trong năm 2009/ Phóng sự ảnh tết Fukushima- đậm đà hương vị quê nhà/ là những tin nóng hổi trong những ngày tết 2009. Xin mời các bạn theo dõi (và hãy đón xem tiếp những tin và hình ảnh tết các vùng trong vài ngày tới)




Thư chúc Tết của Thầy Hiệu Trưởng

THƯ CHÚC TẾT 2009

(đọc tại Lễ Tất Niên của Sinh Viên Đông Du)

Kính thưa :       Các vị Khách Quý, Quý Ân nhân, Quý Thân hữu,

Các Em Du học sinh Đông Du thân mến,

Đêm nay trong không khí ấm áp thân thương, những người con Đông Du tập họp bên nhau liên hoan tất niên, để tưởng nhớ về quê hương, để cùng nhau chia sẻ niềm cô đơn của người viễn xứ trong những ngày Tết, để hàn huyên tâm sự về những việc xảy ra trong những ngày xa cách. Cùng chung vui với họ là những ân nhân, những người đã chăm lo giúp đỡ chuyện học hành, sinh hoạt của sinh viên Việt Nam, và cũng có đông đủ các bạn bè Nhật Việt. Thay mặt các Thầy Cô Giảng viên Nhân viên Trường Nhật Ngữ Đông Du, Tôi xin gửi tới tất cả Quý Vị lời chào thân thiết nhất.

Năm 2008 sắp qua đi với bao kỷ niệm có những thành công trong việc học hành, có những kỷ niệm vui tươi trong tình bằng hữu và cũng có cả những thất bại, trong việc học, trong cuộc sống, và cũng có những u buồn trăn trở về quê hương, về tình người . . . Nhưng, hãy quên hết đi vì hôm nay là ngày Hội để quên chuyện năm cũ , Boonenkai theo cách gọi của người Nhật, vì những cái đó đã qua rồi và chúng ta đang đón mừng Năm Mới, tương lai đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Xin chúc cho tất cả mọi người MỘT NĂM MỚI NHIỀU SỨC KHOẺ, NHIỀU THÀNH CÔNG, NHIỀU VUI TƯƠI, VÀ MỌI ƯỚC MƠ ĐỀU TRỞ THÀNH HIỆN THỰC.

Năm Mới 2009, sẽ là năm thành đạt của Sinh viên Đông Du. Chúng ta quyết tâm học hành thật tốt, để có đuợc những kiến thức, những năng lực làm việc trong tương lai, để thực hiện những ước mơ ta hằng ôm ấp. Chúng ta sẽ làm cho bố mẹ yên tâm hãnh diện, sẽ làm gương cho các em nhỏ. Chúng ta quyết học thật nhiều, không những trau dồi kiến thức, mà còn rèn luyện cả những đức tính cần thiết khi ra đời, học cách đối nhân xử thế, học những gì ta thấy hay, thấy tốt, thấy mình chưa có. Chúng ta sẽ là những chuyên viên giỏi, nhưng cũng là những con người được xã hội kính trọng vì khả năng, vì tư cách, vì sự cống hiến, vì biết sống cho người khác. Chúng ta cũng nguyện sẽ cùng nhau xây dựng Quê Hương, Tổ quốc giàu, đẹp, văn minh, phát triển.

Nhân dịp Năm Mới, chúng ta cũng cầu nguyện cho Ông Bà, Bố Mẹ được khoẻ mạnh, gia đình được bình an, các em nhỏ ngoan ngoãn, học giỏi. Chúc cho Quê hương ít gặp thiên tai, kinh tế, xã hội, giáo dục , . . . mọi mặt được đổi mới, phát triển.

Chúng ta cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với người khác, đến với xã hội, nhưng các Em Đông Du  đừng quên vai trò của mình trong đó. Nhân dịp Năm Mới chúng ta cũng nhận thức trách nhiệm của những con người yêu nước. Đất Nước còn lạc hậu, chưa phát triển, công nghiệp, kinh tế còn nghèo nàn, Đồng bào, trừ một số nhỏ thuộc giai cấp trí thức, lãnh đạo có cuộc sống tương đối đầy đủ tại các thành thị, nhưng phần đông, những công nhân lao động cấp dưới, những nông dân ở nông thôn, miền núi còn đói khổ. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, có vị trí địa lý thuận lợi, có khí hậu hiền hoà, có tài nguyên phong phú, đó là tài sản quý báu mà tổ tiên đã để lại, mà cha anh chúng ta đã hy sinh biết bao xương máu để gìn giữ truyền lại. Chúng ta có bổn phận phải phát triển Đất Nước, xây dựng công nghiệp, kinh tế, tạo ấm no, hạnh phúc cho đồng bào. Chúng ta có bổn phận phải tự khai thác các tài nguyên đã sẵn có để làm giàu cho Đất Nước. Chúng ta phải nghĩ tới Quê hương, Tổ Quốc. Không nên nhìn các diễn tiến tại Việt Nam với những con mắt bàng quan như những người xa lạ. Không nên vì hạnh phúc quyền lợi cá nhân, ở lại ngoại quốc để được sống sung sướng. Việt Nam còn nghèo, còn thiếu thốn, nhưng là quê hương của ta, nơi ta sinh ra, nơi ta trưởng thành, nơi bố mẹ, những người thân thương đang sống, chúng ta không thể quên miền đất đó, không thể quên những người thân thương của ta. Chúng ta phải về. Chúng ta sẽ chấp nhận khó khăn để xây dựng Quê hương giàu đẹp, để tạo ấm no hạnh phúc cho những người thân thương. Hãy mang khả năng, trí tuệ của mình phục vụ quê hương Tổ Quốc. Đó là bổn phận, là chí hướng, là niềm tự hào của sinh viên Đông Du. Hãy học tập, hãy làm việc với con tim của một người yêu nước. Đó là lời nhắn nhủ của Thầy gửi tới những người học trò của mình.

Nhân dịp Năm Mới, Thay mặt Trường Đông Du xin gửi tới Quý vị Ân nhân, Quý vị thân hữu, lời cảm tạ chân thành về những gì Quý vị đã làm cho tập thể Đông Du, cũng như về những tình cảm Quý vị đã đặc biệt dành cho Đông Du, và cũng xin cầu chúc cho tất cả Quý vị Một Năm Mới An Khang, Hạnh Phúc.

                                                      Ngày 1 tháng 1 năm 2009
                                         Hiệu trưởng Trường Nhật Ngữ Đông Du    
                                                      NGUYỄN ĐỨC HÒE

Nghe trực tuyến audio chúc Tết của Thầy Hiệu Trưởng: http://www.dongdu.edu.vn/vn/forum_posts.asp?TID=2145&TPN=1

Download video :
http://download167.mediafire.com/j4mwxarrw5hg/tfmtmjzn3me/thuamchuctet.wma
http://www.mediafire.com/?tfmtmjzn3me

Nguồn dongdu.edu.vn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bonenkai Mori - Ấm cúng tình anh em

Bonenkai 2008 Mori có thể nói là bonenkai hoành tráng nhất của Mori từ trước đến nay. Với sự tham dự của gần 100 thành viên từ những vùng xa xôi  như Shinsyu, Tokyo, Yokohama, Chiba, Ibaraki, Hukushima, Sendai, Akita... cho đến các bạn chủ nhà Iwate.

Party diễn ra gồm 2 phần chính:

Bữa tiệc bóng đá

Từ rất sớm trước khi trọng tài nổi còi khai cuộc Sân vận động với sức chứa 6-7 chiếu đã chật ních khán giả với đầy đủ thành phần từ 08,07,06,05,04 và cả khách mời khoa 03. Bất chấp cái lạnh âm độ ngoài trời, sức nóng toả ra từ hàng triệu trái tim yêu bóng đá, sức nóng từ sự cổ vũ cuồng nhiệt của các holygan hâm mộ đã khiến cho chủ nhà phải vài lần bật 冷房 và mở cửa sổ để lấy thêm oxy [grin]. Có thể nói không khí ở đây không thua bất cứ "Chảo lửa " nào khác trên thế giới. Và không khí càng ngày càng nén lại, nén lại...khi đội bóng thân yêu của chúng ta bị ghi bàn dẫn trước. Và cuối cùng bầu khí gần như đến nghẹt thở ấy đã nổ tung khi CÔNG VINH đánh đầu ghi bàn thắng quý như vàng mang lại chức vô địch cho Việt Nam. Lúc đó không còn phân biệt kohai-sempai, không còn phân biệt già trẻ, lớn bé , không còn phân biệt trai gái ... mọi người ôm chầm lấy nhau, vật nhau ra, đè nhau ra, múa tay múa chân ... hét đến khàn cả cổ "VN vô địch " đến mức cảnh sát phải đến hỏi thăm mới chịu lắng xuống một tý [grin]. Đúng là núi cao còn có núi cao hơn, đã có những lúc tưởng như hạnh phúc nhất rồi nhưng không ngờ còn có những lúc hạnh phúc như lúc này. Không biết nói gì hơn "最高”[bounce][bounce][bounce]

Bữa tiệc bonenkai

Trong không khí hân hoan, ngất ngây trong men say của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan, mọi người nô nức kéo nhau về điểm hẹn chuẩn bị cho tiết mục chính ngày hôm nay: tiệc Bonenkai. Và đúng như dự đoán từ ban đầu, buổi tiệc diễn ra thật ấm cúng và vui vẻ với những cái Kanpai gần vỡ cốc thể hiện đúng tinh thần "học hết mình, chơi hết mình và vui hết mình". Buổi Party càng thêm đặc sắc với các tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn của các bạn chủ nhà Mori. Từ những điệu múa mang sắc điệu truyền thống và hơi thở hiện đại, uyển chuyển năng động trẻ chung...đến những bài hát dân ca quan họ ngọt ngào say đắm, đến những bài hát sôi động hào hứng ...và còn cả những vở hài kịch làm cho mọi người chỉ còn biết ôm bụng cười bò ...^o^. các Sempai cũng "máu quá" chạy lên giành sân khấu với Kohai bằng những bài hát điệu nhảy và các trò chơi tập thể ... Thế là chẳng mấy chốc cái bầu không khí ngất ngây, tràn đầy tình cảm  anh em Kohai-Sempai đã đốt hết 4 tiếng đồng hồ trong nháy mắt. Buổi tiệc khép lại với những lời dặn dò động viên Kohai từ các Sempai. Một buổi tiệc vui vẻ và tràn đầy tình cảm của Mori đã khép lại trong tiếc nuối của mọi người.

Để có được buổi tối như thế này các bạn ở Mori đã phải cố gắng rất nhiều khi tranh thủ ngoài thời gian học và baito để chuẩn bị các tiết mục trong buổi tiệc. Có những bạn trong 3 ngày cuối chỉ ngủ được có 3 tiếng, hay có những bạn vẫn phải làm baito đến trước khi bữa tiệc diễn ra có 1-2 tiếng. Mệt là thế nhưng các bạn đã mang đến cho mọi người những giây phút khó quên. Lần này về Mori, ngoài những giờ phút vui vẻ, mình còn được hiểu thêm cuộc sống sinh hoạt và tình hình của các bạn, mình thật sự rất xúc động. Xin cảm ơn các bạn và chúc cho các bạn đạt được ước mơ của chính mình.

Cuối cùng là 1 vài hình ảnh trong bữa tiệc :




KAMPAI ^_^








TIẾT MỤC VĂN NGHỆ CỦA KOHAI





SEMPAI GÓP VUI



CÁC CỔ ĐỘNG VIÊN QUÁ KHÍCH ^O^






SEMPAI CÁC KHOÁ 04 05 06



Tuấn Anh

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phỏng vấn Bác Mizugai về Việt Nam : Tập trung cho giáo dục cơ bản để phát triển

Lần đầu tiên tôi gặp bác Mizugai là khoảng 1 năm rưỡi về trước khi bác vừa chính thức là cố vấn cho chính phủ Việt Nam. Bác năm nay đã 72 tuổi nhưng cũng như thầy Hoè vẫn rất khoẻ mạnh xông xáo, và rất dễ gần. Lần đó tôi có hỏi Bác rằng theo bác những vấn đề của Việt Nam bây giờ là gì? Lúc đó bác đã nói rằng 2 vấn đề lớn nhất Việt Nam sẽ gặp là điện và nước.

Khi đến Hà Nội, lúc nào rảnh bác thường đi bộ dọc các con phố, hỏi chuyện người bình thường và quan sát cuộc sống của người dân thì nhận thấy hiện nay thì chưa nhưng với ý thức sử dụng nước như ở Việt Nam thì trước sau gì các vấn đề về nước cũng sẽ xảy ra ở Việt Nam.

Còn vấn đề về điện thì có lẽ chúng ta ai cũng biết thời điểm đó thiếu điện là một vấn đề cấp thiết ở Việt Nam. Tôi có hỏi bác theo bác Việt Nam phải làm thế nào để Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng. Bác đã trả lời tôi rằng:Việt Nam cần phải xây dựng một chiến lược cụ thể về năng lượng trong nhiều năm tới. Cụ thể trước mắt để đối phó với tình trạng khẩn, Việt Nam nên xây dựng các nhà máy nhiệt điện để tận dụng nguồn nguyên liệu than sẵn có, cũng như xây dựng một nhà máy nhiệt điện thì có phần nhanh và đơn giản hơn các hình thức khác. Nhưng trong vòng 5 năm sắp tới, Việt Nam nên cần phải tính toán đến thuỷ điện. Các địa điểm có thế dùng làm thuỷ điện thì Việt Nam đã sử dụng gần hết. Đến lúc đó Việt Nam cần chi ODA cho Lào để xây dựng các nhà máy thuỷ điện rồi đem điện về Việt Nam. Rồi trong vòng 10 năm tiếp đến sẽ suy nghĩ đến chỗ cho các nguồn năng lượng khác.

Vậy tại sao Việt Nam vẫn phải tiếp tục dựa và Thuỷ điện trong khi nguồn năng lượng này có phần không ổn định do phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, lúc đó VN cũng đang ầm ĩ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Bác trả lời rằng:

Xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì quá tốt, nhưng vẫn đề không chỉ đơn giản là tiền mà là kĩ thuật. Hiện trên thế giới những chỗ có thể làm được điện hạt nhân không nhiều. Mà hiện cũng có rất nhiều nước như Mexico, Brazin, … cũng đang có kế hoạch cụ thể cho nguồn năng lượng này. Trong khi đó Việt Nam đã có sẵn kĩ thuật và kinh nghiệm trong việc xây dựng, quản lý thuỷ điện. Có thể nói đơn giản việc tiếp tục sử dụng thuỷ điện, nhiệt điện giống như việc tiếp tục phát huy sở trường của mình. Nhưng bên cạnh đó Việt Nam cũng cần có kế hoạch cho việc khắc phục sở đoản, chuẩn bị cho tương lai.

Vụ Vedan và trận lụt Hà Nội vừa rồi như một lần cảnh tỉnh về vấn đề nước. Còn trong năm 2008 vừa rồi đúng như lời bác Mizugai đã nói ở cả 2 miền Bắc và Nam đều đồng loạt xuất hiện các dự án nhiệt điện hàng tỉ đô la, dự án thuỷ điện ở Lào cũng đã có động tĩnh.

Những ngày cuối năm 2008 tôi lại gặp lại bác. Lần này tôi xin phép trình bày kĩ hơn về cuộc gặp và nói chuyện này.

Quang Hưng( QH): Cháu chào bác rất vui lại được gặp bác, bác vẫn khoẻ chứ ạ? Gần đây bác có sang Việt Nam không?

Bác Mizugai: Có chứ 1 tháng tôi sang Việt Nam ít nhất là 1 tuần.

QH: Công việc của bác ở các nước khác thì sao ạ

Bác Mizugai: Ở Thái thì do tình hình chính trị có vấn đề nên gần đây tôi không đi Thái, còn ở Trung Quốc và Hàn Quốc thì vẫn ổn.

QH: Như vậy thì bác hầu như là không ở Nhật mấy nhỉ?

Bác Mizugai: 1 tháng cũng khoảng 2 tuần thôi. Gần đây công việc ở Việt Nam cũng nhiều.

QH: Thế lần tới bác đi nước ngoài là khi nào ạ?

Bác Mizugai: Ngày mai, ( cười) nhưng không phải đi làm việc tôi đi Hawai, ở Nhật giờ lạnh quá.

QH: Cháu rất cảm kích vì bận rộn như thế này mà bác vẫn giành thời gian cho cháu. Bác có thể nói rõ hơn một chút về công việc của bác ở Việt Nam bây giờ được không ạ?

Bác Mizugai: Tôi đang giúp đỡ bộ khoa học công nghệ Việt Nam trong việc học tập và xây dựng trung tâm nuôi dưỡng khởi nghiệp gia và Trung tiểu xí nghiệp. Bên cạnh đó tôi cũng cố vấn về các vấn đề liên quan đến kĩ thuật cơ khi luyện kim.

QH: Bác có thể nói cụ thể hơn được không ạ?

Bác Mizugai: Các nhà khởi nghiệp hoặc các trung tiêu xí nghiệp vào thời gian ban đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn về vốn, cũng như các cách tiếp cận thị trường. Những khởi nghiệp gia hoặc những Trung tiểu xí nghiệp có tiềm năng có thể được vào trung tâm này. Họ sẽ được hỗ trợ về mặt bằng( nơi làm việc kinh doanh, tiếp khách ...) trong khoảng 3 năm. Đồng thời sẽ được các chuyên gia cố vấn hỗ trợ về cách tiếp cận thị trường, các ưa đãi về thuế cũng có thể được nhận được... Trung tâm này sẽ được đặt ở khu công nghệ cao Láng Hoà Lạc ở Hà Nội. Ngoài ra tôi cũng đang cố vấn về kĩ thuật cho các công ty cơ khí vật liệu ở Việt Nam. Ví dụ như các kĩ thuật về cánh tay Robot trong công nghiệp.

QH: Dạ vâng ạ. Cháu hiểu rồi, Bác làm việc với người Việt Nam cũng nhiều. Bác thấy người Việt Nam thế nào ạ ?

Bác Mizugai: (cười) Nhật xét chung về người Việt Nam thì tôi không dám nhưng có một điểm người Việt Nam cần phải chú ý là: Không nên chỉ suy nghĩ cho mình. Người Nhật khi làm việc dù là những chi tiết nhỏ nhặt nhất họ cũng suy nghĩ đến người khác, người Việt Nam thì chưa làm được như vậy. Tất nhiên cách đây khoảng 50 năm Nhật cũng như vậy, nhưng giờ thì khác rồi. Người Việt Nam cần sớm thay đổi điều này nếu muốn phát triển nhanh hơn nữa.

QH: Bác có thể lấy ví dụ cho cháu dễ hình dung được không ạ ?

Bác Mizugai: Ví dụ như về thời gian người Nhật làm việc gì họ cũng thường đến sớm hơn thời gian dự định một chút để chuẩn bị, khi đến muộn dù chỉ là một chút, sợ người khác phải chờ hoặc lo lắng thì bao giờ cũng gọi điện báo là đến trễ. Người Việt Nam thì không, đi trễ chẳng gọi điện báo trước. Đến nơi chỉ cuời cho qua chuyện. Rồi như việc bán hàng cũng thế, người bán chỉ nghĩ đến mình họ không nghĩ đến người mua. Không nghĩ đến việc người mua có hài lòng hay không. Những điều đó là những điều mà khi làm việc, người Việt Nam cần chú ý nhất.

QH: Vậng ạ, cháu hiểu rồi. Lần trước gặp những dự báo của Bác, Việt Nam đã thực sự gặp vấn đề lớn về nước. Trong năm vừa rồi những điều bác nói về ngành điện cũng hoàn toàn đúng. Có thể là hơi trùng lặp nhưng bác có thể cho cháu biết những đánh giá của bác về Việt Nam, những cơ hội cũng như những thách thức mà Việt Nam đang gặp phải được không ạ ?

Bác Mizugai: Trong các nước ở Đông Nam Á, Việt Nam là nước tôi có nhiều cảm tình nhất. Vì Việt Nam giống Nhật ở rất nhiều điểm. Gần như giống nhau về diện tích, điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu thì rất phong phú, nhưng lại hầu như không có nhiều tài nguyên cho phát triển công nghiệp. Nhưng điểm hấp dẫn của Việt Nam là dân số Việt nam khá đông và trẻ. Với dân số đông và trẻ thế này Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển.

QH: Vâng ạ! Thế còn những nguy cơ và thách thức.

Bác Mizugai: Nguy cơ lớn nhất với Việt Nam bây giờ là người Việt Nam chưa biết cách quí trọng những tài nguyên mà thiên nhiên đã ban tặng. Tôi chưa nói đến việc sử dụng những nguồn tài nguyên này, mà tôi nói đến việc quí trọng nó. Ví dụ đơn giản như nguồn nước, ở Hà Nội có rất nhiều hồ và cũng có rất nhiều quán ăn ven hồ. Rất nhiều người ăn xong, rác rưởi đều tự nhiên ném xuống nước. Đó là biểu hiện của sự chưa quí trọng tài nguyên nước. Hay như rác thải, cậu thấy ở Nhật, người Nhật rất coi trọng tài nguyên, rác đều được phân chia cản thận, những đồ có thể tái sinh được người Nhật đều tái sinh. Người Việt Nam thì hầu như chưa có ý thức coi trọng tài nguyên của mình. Kể cả các mỏ khoáng sản cũng vậy. Nếu chưa đủ trình độ kĩ thuật để khai thác, sử dụng thì không nên vội khai thác để trách lãng phí. Nhưng đây đồng thời cũng là một thời cơ đối với Việt Nam. Việc biết quí trọng, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên của mình đồng nghĩa với tiến bộ về khoa học kĩ thuật. Người Nhật cũng vậy, người Nhật đã tìm mọi cách sử dụng một cách tốt nhất tiết kiệm nhất nguồn tài nguyên ít ỏi của mình. Chính vì thế nên mới có những chiếc xe tiết kiệm năng lượng, giá thành thấp. Nhật giờ là số 1 thế giới về lĩnh vực công nghệ sạch. Tất cả đều bắt nguồn từ việc biết quí trọng những gì mà thiên nhiên đã ban tặng. Vấn đề là Việt Nam có thể biến cái nguy này thành cái cơ để phát triển hay không thôi.

QH: Rất cám ơn bác về một phân tích cực kì sắc sảo. Vậy theo bác VN cần làm gì để có thể biến cái “nguy” này thành cái “cơ”

Bác Mizugai: Chỉ có 1 cách thôi. Đó là tập trung cho giáo dục cơ bản. Phải giáo dục từ nhỏ thật cơ bản. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ em phải được dạy về cách quí trọng tài ngyên thiên nhiên, phải biết tuân thủ những điều cơ bản nhất. Ví dụ như trẻ nhỏ phải được dạy rằng nén đồ ăn xuống hồ là không tốt. Đi ra đường thì phải biết dừng khi có đèn đỏ. Những điều cơ bản này phải được rèn từ còn nhỏ. Trẻ con phải được dạy cách tuân thủ những luật lệ cơ bản. Có thể nó rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Thực ra nền tảng của cả nên công nghiệp Nhật là nằm ở chỗ đó đấy.

Người Nhật luôn biết cách tuân thủ những điều cơ bản nhất. Chính vì thế nên người Nhật luôn sản xuất một cách rất chính xác các máy móc của mình. Cũng chính vì những điều nhỏ nhặt đó mà người Nhật thường tìm ra những điểm không tốt dù là rất nhỏ nhặt trong sản phẩm của mình. Rồi từ đó người ta mới cải tiến để cho ra những sản phẩm tốt hơn. Với người Việt Nam cũng vậy. Chừng nào người Việt Nam chưa chú ý đến những điều nhỏ nhặt, chưa biết tuân thủ những qui tắc cơ bản thì chừng đó những sản phẩm Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

QH: Rất cám ơn bác, một ý kiến vô cùng thú vị. Như vậy theo bác cái mà Việt Nam giờ cần phải làm ngay là tập trung vào giáo dục cơ bản?

Bác Mizugai: Đúng. Cần phải tập trung vào giáo dục cơ bản, giáo dục từ khi còn là trẻ thơ. Và đặc biệt cấp bách là Việt Nam phải xây dựng lại đội ngũ giáo viên. Sẽ không thể có được những học sinh tốt những công dân chân chính nếu như hệ thống giáo viên gặp vấn đề. Không thể dạy học sinh không vượt đèn đỏ khi không có công an, trong khi giáo viên vẫn vượt đèn đỏ nhưng thường.

QH: Vâng ạ, vấn đề chất lượng giáo viên quả thực cũng đang là một bài toán khó với cả nên giáo dục và cả đất nước Việt Nam ạ. Thưa bác nãy giờ chúng ta đã nói nhiều đến các vấn đề lớn cháu muốn hỏi bác một vấn đề cụ thể hơn được không ạ. Hiện nay nền kinh tế cả thế giới đang suy thoái nghiêm trọng bác đánh giá thế nào về những ảnh hưởng tới Việt Nam.

Bác Mizugai: Kinh tế thế giới lên xuống cũng là chuyện bình thường thôi. Trước tình hình hiện tại thì đúng là rất đáng lo lắng. Nhưng lo lắng cũng chẳng giải quyết được gì. Nhưng cần phải nhìn bằng con mắt rộng và xa hơn, mỗi lần khủng hoảng thế này là một lần đại cơ cấu lại. Đặc biệt là tái cơ cấu lại hệ thống sản xuất. Việt Nam với lợi thế là dân số đông và trẻ, đang là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của nhiều công ty và tập đoàn lớn trong việc tái cơ cấu lại sản xuất. Đây cũng có thể là một cơ hội, mà cũng có thể là một nguy cơ cho Việt Nam( cười).

QH: Bác có thể nói rõ hơn tại sao lại là một nguy cơ được không ạ?

Bác Mizugai: Bởi vì nếu không cẩn thận những doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ nắm quyền chi phối nền kinh tế Việt Nam chứ sao. Điều này chắc chắn sẽ không dễ chịu đâu. Việt Nam cần phải cân bằng ngoại giao với các nước và các tập đoàn vào đầu tư đồng thời cũng phải nỗ lực để tạo bản sắc nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm.

QH: Dạ vâng ạ cháu hiểu rồi. Năm nay bọn cháu sẽ có rất nhiều các bạn sinh viên thi vào đại học của Nhật Bản. Bác có thể cho chúng cháu một vài lời khuyên ( về ngành học chẳng hạn) được không ạ ?

Bác Mizugai: Về ngành học thì học ngành gì cũng được, cơ khí điện tử, kiến trúc, kinh tế... ngành gì cũng được vì ngành nào Việt Nam cũng còn yếu và thiếu. Nhưng cái quan trọng tôi muốn nhắc nhở các bạn du học sinh Việt Nam là cần phải học ở Xã hội Nhật nhiều hơn. Và như tôi đã nói phải học thật cơ bản, phải nắm chắc được cái cơ bản, và các luật lệ cơ bản.

QH: Vâng ạ. Cám ơn bác rất nhiều còn một câu hỏi cuối cùng theo bác Việt Nam có thể phát triển được như Đài Loan hay Hàn Quốc không ạ ?

Bác Mizugai: Tôi không biết. Việt Nam có cơ hội. Nhưng làm được hay không phụ thuộc vào các cậu chứ không phải vào người Nhật chúng tôi.

Giới thiệu qua về bác Mizugai: Tốt nghiệp đại học Waseda. Làm chuyên viên phụ trách quốc tế ở 三菱マテリアル sau đó là 社長、会長. Hiện đang là cố vấn cho chính phủ VN và nhiều công ty khác nhau ở Nhật, Hàn, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam

Quang Hưng

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mối quan tâm của Nihonjin trong năm 2009

Ngày 25/12, Hãng 朝日テレビ đã có một cuộc ra quân tổng lực trên khắp nước Nhật trong 1 chương trình 生放送 gần 2 tiếng nhằm điều tra về những vấn đề mà người Nhật quan tâm năm 2009. Theo như bản điều tra này, 4 vấn đề được người Nhật quan tâm nhất lần này là 「税金の無駄使い」「食の安全」「格差と雇用」「自殺を減らす」. Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta không còn lạ gì với những vấn đề này. Nhưng ở đây tôi muốn đối chiếu những vấn đề này tới Việt Nam, từ đó có thể nhìn thấy 1 phần quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật trong năm 2009 sắp tới.

Trong bối cảnh nền kinh tế cả thế giới suy thoái, một nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Nhật Bản đang chịu rất nhiều ảnh hưởng mà gần đây nhất là ông lớn Toyota bị thua lỗ sau hơn 70 năm. Chính vì thế không có gì lạ khi rất nhiều người Nhật quan tâm đến vấn đề 「格差と雇用」. Với Việt Nam vấn đề này đang nóng lên từng ngày với việc ngày càng nhiều các công ty Liên doanh ngừng sản xuất, và tình hình xuất khẩu khó khăn.

Trong tình trạng kinh tế khó khăn như thế này được cho là sẽ làm cho tình trạng tự tử trở nên nghiêm trọng hơn. Trung bình mỗi năm ở Nhật có trên 3 vạn người tự tử một con số đáng rùng mình. Vấn đề này có lẽ không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, nhưng có 1 điều rất đáng suy nghĩ. Người Nhật hay bảo những gì đang sảy ra ở Mĩ bây giờ thì cũng sẽ xảy ra ở Nhật trong vòng 5-10 năm nữa. Tôi và có lẽ cũng nhiều Du học sinh Việt Nam tại Nhật cũng nghĩ rằng những gì đang xảy ra ở Nhật thì sau 20 năm nữa có thể sảy ra ở Việt Nam. Mổ xẻ nguyên nhân của tình trạng tự tử ở Nhật thì có nhiều nhưng có 1 nguyên nhân quan trọng mà tôi muốn nói ở đây là sự băng hoại của nền tảng gia đình ở Nhật việc để cho trẻ độc lập, các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo do công việc quá bận rộn và có nhiều thú vui giải trí hơn là về nhà đã kiến có nhiều người Nhật không còn hứng thú với việc lập  gia đình, nhiều người không có người tri kỉ có thể chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, những khó khăn trong công việc và cuộc sống dẫn đến bị trầm cảm, đây là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng tự tử ở Nhật. Không nhìn đi đâu xa ngay trong tập thể du học sinh Đông Du của chúng ta, cũng đã từng có nhiều tiền lệ bị trầm cảm. Đây là một chứng bệnh đặc biệt nguy hiểm nhưng lại không quá khó phòng tránh nhất là với các bạn Du học sinh Đông Du chúng ta. Chỉ cần mọi người thường xuyên tiếp xúc liên lạc với anh em, đừng tự nhốt mình trong nhà với cái máy tính thì khả năng bị trầm cảm là rất thấp. Nhìn xa hơn một chút với Việt Nam. Không có số liệu thống kê cụ thể nên tôi cũng không thể nói được gì, nhưng xem các tin tức chính trị xã hội gần đây từ những vụ án nghiêm trọng rồi hệ thống giáo dục. Tôi có rất nhiều lo lắng và sợ rằng những vấn đề xã hội nghiêm trọng ở Nhật sẽ đến Việt Nam sớm hơn dự tưởng con số 20 năm khá nhiều.

Vấn đề 「税金の無駄使い」 có lẽ là một vấn đề sẽ ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, và sẽ là một trong những trọng tâm trong quan hệ Việt-Nhật trong  năm nay sau vụ bê bối tham nhũng PCI. Có thể chính phủ Nhật vẫn muốn tiếp tục viện trợ ODA cho Việt Nam để những dự án đầu tư của họ được thuận lợi hơn nhưng những người dân Nhật thì không nghĩ như vậy. Cái họ quan tâm là những đồng tiền thuế của mình có được sử dụng một cách hợp lý hay không. Chính vì thế những xử lí sắp tới của VN ở vụ PCI sẽ ảnh hưởng nhiều tới quan hệ VN- Nhật.

Năm 2008 vừa qua là một năm ở Nhật nổi lên nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Thực tế trong cuộc điều tra vấn đề 「食の安全」 là vấn đề được nhiều người Nhật quan tâm nhất. Rất có thể đây là một cơ hội lớn với các mặt hàng thực phẩm xuất sứ từ Việt Nam. Vì xét từ 1 khía cạnh nào đó các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam có phần an toàn hơn các mặt hàng thực phẩm của Trung Quốc. Cơ hội xâm nhập vào thị trường Nhật của thực phẩm Việt Nam càng lớn hơn khi Việt Nam và Nhật kí hợp tác thương mại, đầu tư toàn diện EPA. Rất mong trong tương lai gần các du học sinh như chúng ta sẽ thấy nhiều hơn những mặt hàng Made in Vietnam ở Nhật.

Quang Hưng

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phóng sự ảnh tết Fukushima- đậm đà hương vị quê nhà

Hôm nay ( 12/30/08 ) anh em du học sinh tại Fukuyama tập trung làm bánh chưng tại nhà mình. Tuy phải bận rộn làm baito nhưng mọi người cũng tập trung khá đầy đủ từ sáng để vo gạo, đãi vỏ đậu xanh (khâu mệt mỏi nhất), chuẩn bị lá chuối và gói bánh.
Mặc dù đã có kinh nghiệm làm bánh chưng từ năm ngoái nhưng cái đầu tiên vẫn hơi bị "không được đẹp mắt" lắm. Post cho anh em xem trước vài tấm không khí chuẩn bị làm bánh chưng.
Tiệc Bonenkai sẽ được tổ chức vào tối mai để đón giao thừa luôn. Hình ảnh sẽ được đưa lên sau.









Anh em đừng ghen tỵ quá nhé !! [tongue][tongue]

Ngày 31, anh em tập trung từ 4h chiều làm một số món phụ còn lại cho bữa tiệc, chả giò, thịt kho trứng. Tuy món chả giò là món ruột của 店長 Việt nhưng hôm nay các chị em dành phần đảm nhiệm hết, và kết quả còn trên cả tuyệt vời. Món thịt kho trứng cũng rất đậm đà hương vị quê hương. Bữa tiệc còn có các vị khách mời từ thành phố Hiroshima đến và 2 bạn du học sinh ngoài Đông Du.
Dưới đây là một số hình ảnh của bữa đại tiệc tất niên.

Trước khi nhập tiệc


Bóc bánh chưng



Nhập tiệc



Và màn không thể thiếu : đánh bài



Năm mới chúc anh em Đông Du khỏe hơn, giỏi hơn, thành công hơn và đoàn kết hơn năm trước.
Fukuyama支部より

Minh Việt

© 2008 Dongdu.org