Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Bảy T3 07, 2009 12:55 am
Giải đấu giao hữu chia tay thế hệ vàng FCDD/ Những kinh nghiệm khi bước vào môi trường Đại học/ Nhớ lại thời thi Đại học 2007(phần 1)/ Đi chợ không tốn một xu: Mottainai hấp dẫn người Hà Nội là những tin chính trong tuần báo Đông Du số 33. Xin mời các bạn đón xem. Chia tay thế hệ vàng FCDDSáng ngày 1/3, tại sân cỏ ngoài trời Gotenshita đã diễn ra trận giao hữu bao gồm ba đội FCDD,Todai IFS và VSSC . Theo bản tin trên diễn đàn, "Namagirl" cho hay thời gian vừa qua FCDD khá im hơi lặng tiếng, "bụng to chân nặng" là tình trạng chung của hầu hết các cầu thủ. Đợt ra quân lần này nhằm cổ vũ tinh thần tập luyện chuẩn bị đã đợt giải "Giải giao hữu mùa xuân 2009" diễn ra vào tháng 4 , đồng thời cũng là để kỉ niệm chia tay "thế hệ vàng" FCDD.
8h30 sáng, trận đầu Todai IFS - VSSC đã diễn ra dưới những hạt mưa phùn cuối đông. Trên tinh thần đấu "giao hữu", trận đấu đã không có những pha tranh bóng quyết liết, và kết thúc với tỉ số 1-1.
Trận thứ hai FCDD - VSSC, hai đội ra sân với đội hình mạnh nhất. Rất đáng tiếc vào hiệp một , FCDD đã bị dẫn trước một quả. Các cầu thủ "thế hệ vàng" nhìn nhau "triều mến" và từ đó bên sân FCDD luôn vang tiếng gầm rú "lên lên lên, sút sút" liên tục. Sau những nổ lực không mệt mỏi, vào lúc bù giờ hiệp hai, nhận đường chuyền từ giữa sân "Danh-hiphop" xử lý kỹ thuật qua một hậu vệ đối phương, với cú xĩa lòng nhẹ nhàng gỡ hòa cho FCDD. Cả sân vận động vang lên tiếng "DZOOOOOO" của "Namagirl" Nhật lionking. Trân đấu kết thúc với kết quả 1-1.
Trận thứ ba FCDD-Todai IFS. Do đã dốc hết sức cho trận thứ hai, nên sức chiến đấu của "thế hệ vàng" có giảm xuống. Trận đấu kết thúc nhanh với tỉ số 1-0 nghiêng về đối thủ.
Qua ba trận đấu, các cầu thủ thế hệ vàng mặc dù được đánh giá là "bụng to chân nặng" , nhưng phong độ và tinh thần chiến đấu vẫn như ngày nào. Đây là một sự động viên tinh thần to lớn cho các cầu thủ trẻ và cho toàn đội FCDD trong những giải đấu sắp đến.
Để tôn vinh những cống hiến của những "tiger vàng" , đã có một "Gala" tại nhà hàng ẩm thực Việt Nam sau đó.
Buổi tiệc đã diễn ra trong không khí ấm cúng và đầy tiếng cười bởi sự góp mặt của hai danh hài " Danh - hiphop" và " Tuấn xệ". Cuối buổi đã có một sự kiện bất ngờ là " Happy Birthday Bamaguro". Nước mắt đã rơi trên gò má của anh em vì niềm hạnh phúc đến quá bất chợt từ "Namagirl" (Bánh quá ngon). Và bánh kem xinh xắn này đã nhanh chóng được lần lượt các cầu thủ thưởng thức qua trò chơi "oẳn tù tì" vui vẻ.
Bamaguro xin thành thật cảm ơn anh em và Namagirl. Mặc dù chia tay FCDD nhưng hình ảnh " những tiger vàng gầm rú và vẫy vùng của ngày hôm nay" vẫn luôn đọng lại trong trái tim của anh em và người hâm mộ FCDD.
Vài bức ảnh kỉ niệm.
Tình thương mến thương Trận đầuẢnh kỉ niệm kết thúc 3 trậnHappy Birthday BamaguroHồng Ân - Văn Minh-------------------------------------------------
Những kinh nghiệm khi bước vào môi trường Đại học Mùa hoa sakura sắp đến, bài viết này nhằm giúp cho các bạn có những buớc chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào môi truờng mới – Đại Học. Mình xin nhấn mạnh là nếu các bạn lập được một kế hoạch càng chi tiết thì các bạn sẽ không bị bối rối khi có quá nhiều vấn đề phải xử lý. Kế hoạch có thể gồm hai phần chính : trước khi chuyển đi và những ngày đầu chuyển đến nơi mới.
Trước khi chuyển đi Đầu tiên xin nói về vấn đề nhà cửa. Đối với những trường có "Ký túc xá" (KTX và 国際交流会館) thì thời hạn nộp hồ sơ là vấn đề cần được lưu ý hàng đầu. Theo kinh nghiệm của Sempai, có rất nhiều bạn do không chú ý "thời hạn nộp đơn" nên đã để mất những "cơ hội đáng tiếc". Tiền phí KTX rẻ hơn ở Apato khá nhiều (khoảng 25man/năm), nếu may mắn được vào 国際交流会館, bạn có hội tiếp xúc trực tiếp với những người bạn lưu học sinh trong cuộc sống hằng ngày, mình tin chắc là họ sẽ làm thay đổi cách nhìn của bạn về "sinh viên quốc tế" đấy. Còn nếu là "Ký túc xá của sinh viên Nhật" thì cũng tương tự vậy, bạn sẽ có nhiều cơ hội hiểu "xã hội Nhật và tương lai Nhật Bản" từ tận đáy lòng.
SVVN ở Gifudai cùng bè bạn năm châu Còn đối với những bạn nhở cơ hội "Ký túc xá", thì "Apato sagashi" sẽ là một việc tốn thời gian và tiền bạc, đôi lúc cả nước mắt lẫn mô hôi. Liên lạc với Sempai ở đó hỏi về tình hình nhà cửa, giá cả, vị trí (baito, trường, apato...)... là điều bạn phải xác định ngay từ đầu. Sau đó tranh thủ thời gian còn ở trường tiếng Nhật, dùng internet search sẵn 1 list những nơi có thể thuê được và ra quyết định càng sớm càng tốt. Thường thì nhiều "Oyasan" sẽ không nhận "người ngoài" vì nhiều lý do khó hiểu, do vậy bạn sẽ phải kiên trì điện thoại từng nơi một cho đến khi gặp được người "Oyasan" đã có kinh nghiệm trong việc cho "người ngoài" thuê nhà.
Chú ý: Khi thuê nhà có thể mặc cả giá cả, tiền 敷金、礼金 (các bạn cứ than khổ nhiều vào, chắc sẽ được giảm một ít ^_^). Nếu có điều kiện thì đi thực địa chổ ở là tốt nhất, nên chọn những 不動産 nhỏ nhỏ người ta nhiệt tình hơn và dễ than khổ trả giá hơn, và một chú ý nữa là thuê nhà có 都市ガス thì tiền ガスrẻ hơn là LPガス. Có nhiều trang có thể search thông tin アパート、ví dụ http://www.apamanshop.com/ . Còn đây là dịch vụ vận chuyển rẻ nhất mà mình biết 福山通運 http://www.fukutsu.co.jp/.
Và phải tích cực liên lạc với Sempai, nhờ Sempai hỏi han để ý xem có ai chuyển đi, hoặc trong lab của Sempai có người tốt nghiệp. Sinh viên khi tốt nghiệp và bất đầu cuộc sống "Shakaijn", họ thường để lại đồ dùng "daigakujidai" cho người cần thiết. Do vậy có thể nhờ Sempai xin lại đồ dùng như máy giặt, nồi cơm điện, bàn ghế học tập,...và đôi khi may mắn bạn sẽ nhận được những món đồ giá trị như xe gentsuki. Và nên thử hỏi có ai nhường baito hay không, vì thời gian này nếu có nhanh việc "baito" thì bạn sẽ yên tâm việc làm để ổn định các việc khác.
Những ngày đầu chuyển đến Sau khi đến nơi mới, thì có nhiều việc phải làm, xin gợi ý một số việc như sau :
Đầu tiên là mua một cuốn bản đồ và đi vòng vòng xung quanh nơi ở, trường học...coi như vừa đi chơi vừa tranh thủ đi "quan sát" (và bản đồ còn rất hữu ích cho sau này ).
Tiếp theo liên lạc đến những nơi cho đồ và cố gắng ổn định càng sớm càng tốt. Hỏi thăm Sempai về trường học (có một số nơi có ưu đãi đặc biệt ví dụ như ở 東北大学 có cho 図書カード、hỗ trợ 1 tháng tiền アパート...) về nơi ở (ví dụ như ở 仙台市 có chế độ miễn khoảng hơn 2 sen tiền 水道/tháng...).
Khi bất đầu vào kỳ học, nên hỏi về kinh nghiệm học như kinh nghiệm chọn môn, chọn thầy, chế độ 卒業単位 cũng rất quan trọng. Phải "確認" cẩn thận vì nếu rất có thể không đủ "単位" những môn cần thiết để làm "tốt nghiệp".
Khi làm lại 外国人登録証 và 国民健康保険 thì các bạn nên khai báo thu nhập dưới 90 man/năm. Như vậy thì các bạn sẽ chỉ phải đóng khoảng 1sen/tháng, còn nếu không sẽ phải đóng gần 1man/tháng.
Sau khi đã ổn định xong chổ ở, việc học và việc làm, thì bạn hãy tính đến việc "chơi". Đừng quên, "chơi cũng cần như học, và phải biết cách chơi". Có rất nhiều câu lạc bộ trong trường để bạn lựa chọn phù hợp với sở thích và nguyện vọng. Tất nhiên, các CLB ngoài việc "Enjoy" còn là nơi các bạn giao lưu và học hỏi, ví dụ có thể kiếm được "kakumon" từ những sempai. Nói chung mình nghĩ nếu bạn là người biết cách cân đối việc làm, việc học thì việc tham gia vào một CLB là điều không quá tầm tay.
CLB "xe đạp" ở Utsunomiya Sau cùng, việc kết bạn với những bạn người Nhật là điều hết sức quan trọng. Nếu được bạn hãy "thân thật là thân" với một hoặc hai người, rồi tùy điều kiện mà nhân rộng thành nhóm bạn qua trường, CLB, baito và những nơi gặp gỡ khác. Đừng tiếc "thời gian" cho việc này, việc vừa có một "NetWork" của mình, vừa có bạn bè là điều không đơn giản và khi "ra đời" bạn sẽ từ từ nhận thức được những lợi ích này. Trước mắt thì đối với những người bạn thân, họ sẽ giúp ích rất nhiều việc học tập ở trường trong bốn năm, cũng như luyện ngôn ngữ tiếng Nhật của bạn.
Một năm học mới đang chờ đón các bạn, hãy Enjoy với bốn năm quý báu này và chúc các bạn có được một "大学時代" tuyệt vời.
Tuấn Anh - Hồng Ân-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhớ thời thi Đại Học năm 2007 (Phần 1:Những kế hoạch và dự định)Năm nay không về Việt Nam ăn tết, hơi buồn, nhưng nhờ thế mà mình có thể theo dõi tình hình thi Đại học của các bạn kohai và cũng giúp đựoc một vài bạn khi cần thiết (hì hì). Càng lúc càng gần đến ngày có kết quả của những trừong cuối cùng, chẳng những các bạn kohai đang nôn nao mà mình cũng rất rạo rực chờ đợi một mùa bội thu nữa.Trong không khí này bỗng nhiên bồi hồi nhớ lại mùa thi DH năm 2007 của bản thân.
Đối với nhiều ngừoi thì hầu như là đến tháng 10,11 hoặc có những bạn đợi biết kết quả thi ryu tháng 11 (đầu tháng 12) thì mới chuẩn bị cho kỳ thi DH.Nhưng năm đó mình chuẩn bị cho kỳ thi từ rất sớm,có thể nói là từ tháng 6 (sau kì thi ryu tháng 6) thì mình đã bắt đầu những chuẩn bị cho kì thi DH.Ban đầu cũng là tìm hiểu ngành mình muốn học,(ban đầu định thi về Hóa,nên cũng chỉ tập trung tìm hiểu về ngành Hóa thôi,nhưng thỉnh thoảng cũng tìm hiểu lan man sang các ngành khác,biết đâu lại tìm đựoc thứ mình thích thì sao ^_^ ).Sau đó nghe ý kiến nhiều ngừoi và nhất là đựoc anh Hoàng ở Shiga giới thiệu thì mình thấy kansai là một vùng đất hứa:ít du học sinh,nhiều học bổng,khí hậu ấm áp...).Quyết định sẽ đánh phá vùng kansai.Quyết định môn học và vùng học xong,mình chuyển qua tìm hiểu các trừong DH,và lên một list danh sách các trừong trong tầm nhắm: Tokodai,Kyoto,Hiroshima,Mie,Nagoia,Shimane,Shinshyu,Shiga... và cố gắng hoàn thành danh sách này trứoc khi đi thi toefl vào cuối tháng 8 trên Yokohama.Trong thời gian này mình tích cực lên trang Dongdu.org hỏi han kinh nghiệm,điện thoại trực tiếp đến sempai các trừong trong tầm nhắm,lên trang web của các trừong DH...Vì mình dự định kết hợp kì thi tiếng Anh này rồi đi tham quan một vòng các trừong DH.Lên tokyo,mình tranh thủ tham khảo ý kiến của càng nhiều sempai càng tốt:anh Nam,anh Tuân,anh Thái,anh Vinh,,anh Huân, ...Đến thời điểm này,cái list các trừong Dh đã có rất nhiều thay đổi,có nhiều trừong bị xóa đi và cũng vài trừong đựoc thêm vào.(Trong cái list này mình ghi chú khá chi tiết về tất cả ưu khuyết điểm về tất cả những gì có thể nghĩ ra:môn thi,khả năng đậu rớt, khí hậu,khả năng miễn giảm học phí,học bổng,ký túc xá,baito,apato,chi phí trung bình hàng tháng...).Thi tofefl xong mình cùng thằng Thông Chuột làm một vòng đi tham quan và hỏi kinh nghiệm các trừong: Tokyo-->Shizhu-->Shiga-->Mie--> rồi quay về.Quả thật là một chuyến đi bố ích và thú vị.Đi đến đâu cũng đựoc mọi ngừoi đón tiếp rất niềm nở và chu đáo,đặc biệt là các anh ở Mie,mặc dù chưa gặp các anh lần nào,chưa từng quen biết,nhưng các anh đã cho mình một cảm giác rất thân quen và gần gũi,các anh đưa mình đi tham quan trừong Mie(đây là lần đầu tiên đựoc vào một turờng DH của Nhật).Cảm giác lúc đó chỉ có thể diễn tả bằng một từ :“choáng ngợp” .Trừong thật to,hệ thống thư viện thật hiện đại,toàn những thứ chưa thấy bao giờ,trừong lớn đến nỗi mà trong trừong có cả siêu thị,bệnh viện,bưu điện... Rồi còn đựoc các anh đãi cho bữa trưa và bữa tối.Buổi tối thì đựoc các anh nói chuyện về cuộc sống ,baito,và cả chuyện trừong học nữa.Sáng hôm sau,còn lấy xe đạp chở ra tận eki (cũng khá xa ^_^) và chờ cho tới khi mình gần lên tàu.Nói thật lúc đó mình mình đã quyết định Mie là nguyện vọng 1.
Quả thật những gì thu đựoc trong chuyến đi này là rất lớn.Qua chuyến đi ngoài việc học hỏi đựoc nhiều điều,đựoc mở rộng tầm mắt,học đựoc nhiều cách suy nghĩ,phân tích tình hình của các sempai,mình còn cảm thấy tự tin hơn,chững chạc hơn,và co`n thấy mờ mờ con đừong sắp phải bứoc chân vào.Qua chuyến đi mình càng cảm nhận sâu sắc hơn tình anh em trong Đông Du,mình càng tin tửong vào con đưòng mình đã chọn-Đông Du,mình tin tửong vào lý tửong mình đã chọn-lý tửong Đông Du.Qua chuyến đi mình còn nhận ra nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với kohai các khóa sau này,và quyết tâm sẽ giúp đỡ các em hết mình,sẽ cố gắng làm đựoc những gì mà các sempai đã làm cho mình.Một lần nữa em xin cám ơn các sempai rất rất nhiều và chúc cho các anh luôn luôn là tấm gưong sáng cho chúng em noi theo.
(Phần 2:Thực tế và kết quả)Cuối phần 1 thì mình đã quyết định nguyện vọng 1 là ngành Hóa trừong Mie,nhưng hiện nay mình đang học một ngành hoàn toàn khác ở 1 trừong cách Mie hàng ngàn cây số,muốn biết tại sao,xin mời đón xem phần sau vào tuần tới ^_^.
Cám ơn các bạn đã đọc bài này ^_^.
Tuấn Anh-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đi chợ không tốn một xu: Mottainai hấp dẫn người Hà NộiMottainai theo nghĩa tiếng Nhật là "Ôi tiếc quá". Người Nhật tổ chức các hội chợ Mottainai để hướng tới tính tiết kiệm và tránh lãng phí. Người đi chợ thay vì mang tiền, chỉ cần mang đồ dùng cũ đến.Đi chợ không cần mang tiềnHội chợ là dịp để mọi người mang các vật dụng, hàng hoá dù cũ hay mới, nhưng không dùng nữa, mang tới để đổi cho những người khác và mang về thứ mình cần. Mỗi món đồ sẽ đổi được phiếu theo giá trị A,B,C. Cầm phiếu trên tay, người đi chợ tha hồ lựa chọn bất cứ món hàng nào có cùng giá trị ngang hàng bày tại đây.
(
Mottainai khai mạc bằng màn nhảy vui nhộn của các tình nguyện viên 3R và chuyên gia Yamauchi )
Mottainai lần thứ 3 tổ chức tại Cung Văn hoá Thiếu nhi Hà Nội do Dự án phân loại rác tại nguồn 3R tổ chức đã đem một nét sinh hoạt văn hoá “rất Nhật Bản” và đặc biệt hữu ích cho người dân thủ đô trong thời buổi cắt giảm chi tiêu mua sắm hiện nay.
(
"Gian hàng này có nhiều đồ hấp dẫn quá")
Nhiều người không biết trước, vô tình đi qua, đã gọi điện cho người nhà mang đồ ra đổi.
“Giá mà hội chợ này mở thêm mấy ngày thì tốt, để nhiều người tham dự và đổi được nhiều vật dụng có ích hơn. Tôi đã điện thoại cho khắp người quen rồi, chắc chắn nhiều người cũng mới biết và sẽ đến tham gia”, cô Nguyễn Thị Thu, phố Mai Hắc Đế hồ hởi nói.
Mottainai còn là cơ hội để sẻ chia(
"Nhiều món đồ đã về với chủ mới, chỉ còn mắc không")
Có nhiều người vô tình đi qua mới biết cơ hội đổi đồ cũ tại Mottainai đã tiếc hùi hụi vì không mang theo đồ để đổi. Không phải ai cũng có điều kiện nhà gần như cô Thu.
Cô xoè tay ra khoẻ 5, 6 chiếc phiếu còn lại: với quyền đổi 5,6 sản phẩm có giá trị tương đương: “Tôi đổi được quần áo cho mình và cho em bé rồi. Thấy chị bánh bánh chưng bánh giò tiếc rẻ, tôi đã tặng chị ấy chục phiếu để chị ấy đổi thứ gì chị ấy cần”.
(
"Mottainai không giới hạn tuổi tác")
Ông Yamauchi, Trưởng dự án 3R tại VN không giấu nổi sự phấn khởi cho biết: "Hội chợ Mottainai tổ chức 3 lần rồi và tôi cực kỳ ngạc nhiên vì lượng người càng ngày càng đông lên, đặc biệt người Hà Nội đã biết đến một cái tên rất đặc trưng Nhật Bản.
(
"Mẹ ơi đông quá chen mãi không được". )
(
"Nặng túi rồi, gọi thêm mấy chiến hữu nữa đến chợ cho vui")
Hiểu theo đúng nghĩa, Mottainai là tính tiết kiệm. Người Việt Nam toàn toàn có thể tự tổ chức các hội chợ như thế này để vừa tiết kiệm chi phí mua sắm, vừa là dịp để đi chơi rất vui vẻ".
(
"Phấn khởi vì đổi được món vừa ý")
Tại Nhật Bản, cùng thời điểm có thể có rất nhiều hội chợ Mottainai cùng tổ chức và người dân có thể lựa chọn đi hội chợ gần nhà hoặc xa hơn tuỳ thích. Thậm chí chỉ một gia đình cũng tự đứng ra tổ chức một hội chợ ở quy mô nhỏ.
(
"Mẹ lạc ở gian hàng nào rồi?")
Nhóm bạn Thu An, Phương Nga, Hương Giang lớp 11A4 Trường PTTH Kim Liên Hà Nội góp mặt trong hội chợ vừa đổi hàng đồng thời là tình nguyện viên của hội chợ. Thu An cho biết, ở tuổi em, chỉ có một số ít các bạn thực sự biết tiết kiệm, còn hầu như các bạn có đồ gì không dùng đến chưa biết mang ủng hộ ở đâu, ủng hộ ai, nên bỏ đi rất lãng phí.
(
12h30 trưa các tình nguyện viên mới được thư giãn)
Những hội chợ Mottainai như thế này sẽ là dịp để mọi người có cơ hội tiết kiệm thực chất hơn.
“Nhiều bạn trẻ rất ngại dùng lại đồ cũ của người khác có thể vì… sĩ diện ai cũng có. Chúng em vận động các bạn tham gia bằng cách rủ đến hội chợ này, có thể lúc đầu họ chưa tham gia ngay, nhưng quan sát thấy thú vị là các bạn sẽ tự động làm việc này một cách tự giác”, An chia sẻ kinh nghiệm.
Nguồn Vietnamnet.vn© 2009 Dongdu.org
Giải đấu giao hữu chia tay thế hệ vàng FCDD/ Những kinh nghiệm khi bước vào môi trường Đại học/ Nhớ lại thời thi Đại học 2007(phần 1)/ Đi chợ không tốn một xu: Mottainai hấp dẫn người Hà Nội là những tin chính trong tuần báo Đông Du số 33. Xin mời các bạn đón xem.
Chia tay thế hệ vàng FCDD
Sáng ngày 1/3, tại sân cỏ ngoài trời Gotenshita đã diễn ra trận giao hữu bao gồm ba đội FCDD,Todai IFS và VSSC . Theo bản tin trên diễn đàn, "Namagirl" cho hay thời gian vừa qua FCDD khá im hơi lặng tiếng, "bụng to chân nặng" là tình trạng chung của hầu hết các cầu thủ. Đợt ra quân lần này nhằm cổ vũ tinh thần tập luyện chuẩn bị đã đợt giải "Giải giao hữu mùa xuân 2009" diễn ra vào tháng 4 , đồng thời cũng là để kỉ niệm chia tay "thế hệ vàng" FCDD.
8h30 sáng, trận đầu Todai IFS - VSSC đã diễn ra dưới những hạt mưa phùn cuối đông. Trên tinh thần đấu "giao hữu", trận đấu đã không có những pha tranh bóng quyết liết, và kết thúc với tỉ số 1-1.
Trận thứ hai FCDD - VSSC, hai đội ra sân với đội hình mạnh nhất. Rất đáng tiếc vào hiệp một , FCDD đã bị dẫn trước một quả. Các cầu thủ "thế hệ vàng" nhìn nhau "triều mến" và từ đó bên sân FCDD luôn vang tiếng gầm rú "lên lên lên, sút sút" liên tục. Sau những nổ lực không mệt mỏi, vào lúc bù giờ hiệp hai, nhận đường chuyền từ giữa sân "Danh-hiphop" xử lý kỹ thuật qua một hậu vệ đối phương, với cú xĩa lòng nhẹ nhàng gỡ hòa cho FCDD. Cả sân vận động vang lên tiếng "DZOOOOOO" của "Namagirl" Nhật lionking. Trân đấu kết thúc với kết quả 1-1.
Trận thứ ba FCDD-Todai IFS. Do đã dốc hết sức cho trận thứ hai, nên sức chiến đấu của "thế hệ vàng" có giảm xuống. Trận đấu kết thúc nhanh với tỉ số 1-0 nghiêng về đối thủ.
Qua ba trận đấu, các cầu thủ thế hệ vàng mặc dù được đánh giá là "bụng to chân nặng" , nhưng phong độ và tinh thần chiến đấu vẫn như ngày nào. Đây là một sự động viên tinh thần to lớn cho các cầu thủ trẻ và cho toàn đội FCDD trong những giải đấu sắp đến.
Để tôn vinh những cống hiến của những "tiger vàng" , đã có một "Gala" tại nhà hàng ẩm thực Việt Nam sau đó.
Buổi tiệc đã diễn ra trong không khí ấm cúng và đầy tiếng cười bởi sự góp mặt của hai danh hài " Danh - hiphop" và " Tuấn xệ". Cuối buổi đã có một sự kiện bất ngờ là " Happy Birthday Bamaguro". Nước mắt đã rơi trên gò má của anh em vì niềm hạnh phúc đến quá bất chợt từ "Namagirl" (Bánh quá ngon). Và bánh kem xinh xắn này đã nhanh chóng được lần lượt các cầu thủ thưởng thức qua trò chơi "oẳn tù tì" vui vẻ.
Bamaguro xin thành thật cảm ơn anh em và Namagirl. Mặc dù chia tay FCDD nhưng hình ảnh " những tiger vàng gầm rú và vẫy vùng của ngày hôm nay" vẫn luôn đọng lại trong trái tim của anh em và người hâm mộ FCDD.
Vài bức ảnh kỉ niệm.
Tình thương mến thương
Trận đầu
Ảnh kỉ niệm kết thúc 3 trận
Happy Birthday Bamaguro
Hồng Ân - Văn Minh
-------------------------------------------------
Những kinh nghiệm khi bước vào môi trường Đại học
Mùa hoa sakura sắp đến, bài viết này nhằm giúp cho các bạn có những buớc chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào môi truờng mới – Đại Học. Mình xin nhấn mạnh là nếu các bạn lập được một kế hoạch càng chi tiết thì các bạn sẽ không bị bối rối khi có quá nhiều vấn đề phải xử lý. Kế hoạch có thể gồm hai phần chính : trước khi chuyển đi và những ngày đầu chuyển đến nơi mới.
Trước khi chuyển đi
Đầu tiên xin nói về vấn đề nhà cửa. Đối với những trường có "Ký túc xá" (KTX và 国際交流会館) thì thời hạn nộp hồ sơ là vấn đề cần được lưu ý hàng đầu. Theo kinh nghiệm của Sempai, có rất nhiều bạn do không chú ý "thời hạn nộp đơn" nên đã để mất những "cơ hội đáng tiếc". Tiền phí KTX rẻ hơn ở Apato khá nhiều (khoảng 25man/năm), nếu may mắn được vào 国際交流会館, bạn có hội tiếp xúc trực tiếp với những người bạn lưu học sinh trong cuộc sống hằng ngày, mình tin chắc là họ sẽ làm thay đổi cách nhìn của bạn về "sinh viên quốc tế" đấy. Còn nếu là "Ký túc xá của sinh viên Nhật" thì cũng tương tự vậy, bạn sẽ có nhiều cơ hội hiểu "xã hội Nhật và tương lai Nhật Bản" từ tận đáy lòng.
SVVN ở Gifudai cùng bè bạn năm châu
Còn đối với những bạn nhở cơ hội "Ký túc xá", thì "Apato sagashi" sẽ là một việc tốn thời gian và tiền bạc, đôi lúc cả nước mắt lẫn mô hôi. Liên lạc với Sempai ở đó hỏi về tình hình nhà cửa, giá cả, vị trí (baito, trường, apato...)... là điều bạn phải xác định ngay từ đầu. Sau đó tranh thủ thời gian còn ở trường tiếng Nhật, dùng internet search sẵn 1 list những nơi có thể thuê được và ra quyết định càng sớm càng tốt. Thường thì nhiều "Oyasan" sẽ không nhận "người ngoài" vì nhiều lý do khó hiểu, do vậy bạn sẽ phải kiên trì điện thoại từng nơi một cho đến khi gặp được người "Oyasan" đã có kinh nghiệm trong việc cho "người ngoài" thuê nhà.
Chú ý: Khi thuê nhà có thể mặc cả giá cả, tiền 敷金、礼金 (các bạn cứ than khổ nhiều vào, chắc sẽ được giảm một ít ^_^). Nếu có điều kiện thì đi thực địa chổ ở là tốt nhất, nên chọn những 不動産 nhỏ nhỏ người ta nhiệt tình hơn và dễ than khổ trả giá hơn, và một chú ý nữa là thuê nhà có 都市ガス thì tiền ガスrẻ hơn là LPガス. Có nhiều trang có thể search thông tin アパート、ví dụ http://www.apamanshop.com/ . Còn đây là dịch vụ vận chuyển rẻ nhất mà mình biết 福山通運 http://www.fukutsu.co.jp/.
Và phải tích cực liên lạc với Sempai, nhờ Sempai hỏi han để ý xem có ai chuyển đi, hoặc trong lab của Sempai có người tốt nghiệp. Sinh viên khi tốt nghiệp và bất đầu cuộc sống "Shakaijn", họ thường để lại đồ dùng "daigakujidai" cho người cần thiết. Do vậy có thể nhờ Sempai xin lại đồ dùng như máy giặt, nồi cơm điện, bàn ghế học tập,...và đôi khi may mắn bạn sẽ nhận được những món đồ giá trị như xe gentsuki. Và nên thử hỏi có ai nhường baito hay không, vì thời gian này nếu có nhanh việc "baito" thì bạn sẽ yên tâm việc làm để ổn định các việc khác.
Những ngày đầu chuyển đến
Sau khi đến nơi mới, thì có nhiều việc phải làm, xin gợi ý một số việc như sau :
Đầu tiên là mua một cuốn bản đồ và đi vòng vòng xung quanh nơi ở, trường học...coi như vừa đi chơi vừa tranh thủ đi "quan sát" (và bản đồ còn rất hữu ích cho sau này ).
Tiếp theo liên lạc đến những nơi cho đồ và cố gắng ổn định càng sớm càng tốt. Hỏi thăm Sempai về trường học (có một số nơi có ưu đãi đặc biệt ví dụ như ở 東北大学 có cho 図書カード、hỗ trợ 1 tháng tiền アパート...) về nơi ở (ví dụ như ở 仙台市 có chế độ miễn khoảng hơn 2 sen tiền 水道/tháng...).
Khi bất đầu vào kỳ học, nên hỏi về kinh nghiệm học như kinh nghiệm chọn môn, chọn thầy, chế độ 卒業単位 cũng rất quan trọng. Phải "確認" cẩn thận vì nếu rất có thể không đủ "単位" những môn cần thiết để làm "tốt nghiệp".
Khi làm lại 外国人登録証 và 国民健康保険 thì các bạn nên khai báo thu nhập dưới 90 man/năm. Như vậy thì các bạn sẽ chỉ phải đóng khoảng 1sen/tháng, còn nếu không sẽ phải đóng gần 1man/tháng.
Sau khi đã ổn định xong chổ ở, việc học và việc làm, thì bạn hãy tính đến việc "chơi". Đừng quên, "chơi cũng cần như học, và phải biết cách chơi". Có rất nhiều câu lạc bộ trong trường để bạn lựa chọn phù hợp với sở thích và nguyện vọng. Tất nhiên, các CLB ngoài việc "Enjoy" còn là nơi các bạn giao lưu và học hỏi, ví dụ có thể kiếm được "kakumon" từ những sempai. Nói chung mình nghĩ nếu bạn là người biết cách cân đối việc làm, việc học thì việc tham gia vào một CLB là điều không quá tầm tay.
CLB "xe đạp" ở Utsunomiya
Sau cùng, việc kết bạn với những bạn người Nhật là điều hết sức quan trọng. Nếu được bạn hãy "thân thật là thân" với một hoặc hai người, rồi tùy điều kiện mà nhân rộng thành nhóm bạn qua trường, CLB, baito và những nơi gặp gỡ khác. Đừng tiếc "thời gian" cho việc này, việc vừa có một "NetWork" của mình, vừa có bạn bè là điều không đơn giản và khi "ra đời" bạn sẽ từ từ nhận thức được những lợi ích này. Trước mắt thì đối với những người bạn thân, họ sẽ giúp ích rất nhiều việc học tập ở trường trong bốn năm, cũng như luyện ngôn ngữ tiếng Nhật của bạn.
Một năm học mới đang chờ đón các bạn, hãy Enjoy với bốn năm quý báu này và chúc các bạn có được một "大学時代" tuyệt vời.
Tuấn Anh - Hồng Ân
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhớ thời thi Đại Học năm 2007
(Phần 1:Những kế hoạch và dự định)
Năm nay không về Việt Nam ăn tết, hơi buồn, nhưng nhờ thế mà mình có thể theo dõi tình hình thi Đại học của các bạn kohai và cũng giúp đựoc một vài bạn khi cần thiết (hì hì). Càng lúc càng gần đến ngày có kết quả của những trừong cuối cùng, chẳng những các bạn kohai đang nôn nao mà mình cũng rất rạo rực chờ đợi một mùa bội thu nữa.Trong không khí này bỗng nhiên bồi hồi nhớ lại mùa thi DH năm 2007 của bản thân.
Đối với nhiều ngừoi thì hầu như là đến tháng 10,11 hoặc có những bạn đợi biết kết quả thi ryu tháng 11 (đầu tháng 12) thì mới chuẩn bị cho kỳ thi DH.Nhưng năm đó mình chuẩn bị cho kỳ thi từ rất sớm,có thể nói là từ tháng 6 (sau kì thi ryu tháng 6) thì mình đã bắt đầu những chuẩn bị cho kì thi DH.Ban đầu cũng là tìm hiểu ngành mình muốn học,(ban đầu định thi về Hóa,nên cũng chỉ tập trung tìm hiểu về ngành Hóa thôi,nhưng thỉnh thoảng cũng tìm hiểu lan man sang các ngành khác,biết đâu lại tìm đựoc thứ mình thích thì sao ^_^ ).Sau đó nghe ý kiến nhiều ngừoi và nhất là đựoc anh Hoàng ở Shiga giới thiệu thì mình thấy kansai là một vùng đất hứa:ít du học sinh,nhiều học bổng,khí hậu ấm áp...).Quyết định sẽ đánh phá vùng kansai.Quyết định môn học và vùng học xong,mình chuyển qua tìm hiểu các trừong DH,và lên một list danh sách các trừong trong tầm nhắm: Tokodai,Kyoto,Hiroshima,Mie,Nagoia,Shimane,Shinshyu,Shiga... và cố gắng hoàn thành danh sách này trứoc khi đi thi toefl vào cuối tháng 8 trên Yokohama.Trong thời gian này mình tích cực lên trang Dongdu.org hỏi han kinh nghiệm,điện thoại trực tiếp đến sempai các trừong trong tầm nhắm,lên trang web của các trừong DH...Vì mình dự định kết hợp kì thi tiếng Anh này rồi đi tham quan một vòng các trừong DH.Lên tokyo,mình tranh thủ tham khảo ý kiến của càng nhiều sempai càng tốt:anh Nam,anh Tuân,anh Thái,anh Vinh,,anh Huân, ...Đến thời điểm này,cái list các trừong Dh đã có rất nhiều thay đổi,có nhiều trừong bị xóa đi và cũng vài trừong đựoc thêm vào.(Trong cái list này mình ghi chú khá chi tiết về tất cả ưu khuyết điểm về tất cả những gì có thể nghĩ ra:môn thi,khả năng đậu rớt, khí hậu,khả năng miễn giảm học phí,học bổng,ký túc xá,baito,apato,chi phí trung bình hàng tháng...).Thi tofefl xong mình cùng thằng Thông Chuột làm một vòng đi tham quan và hỏi kinh nghiệm các trừong: Tokyo-->Shizhu-->Shiga-->Mie--> rồi quay về.Quả thật là một chuyến đi bố ích và thú vị.Đi đến đâu cũng đựoc mọi ngừoi đón tiếp rất niềm nở và chu đáo,đặc biệt là các anh ở Mie,mặc dù chưa gặp các anh lần nào,chưa từng quen biết,nhưng các anh đã cho mình một cảm giác rất thân quen và gần gũi,các anh đưa mình đi tham quan trừong Mie(đây là lần đầu tiên đựoc vào một turờng DH của Nhật).Cảm giác lúc đó chỉ có thể diễn tả bằng một từ :“choáng ngợp” .Trừong thật to,hệ thống thư viện thật hiện đại,toàn những thứ chưa thấy bao giờ,trừong lớn đến nỗi mà trong trừong có cả siêu thị,bệnh viện,bưu điện... Rồi còn đựoc các anh đãi cho bữa trưa và bữa tối.Buổi tối thì đựoc các anh nói chuyện về cuộc sống ,baito,và cả chuyện trừong học nữa.Sáng hôm sau,còn lấy xe đạp chở ra tận eki (cũng khá xa ^_^) và chờ cho tới khi mình gần lên tàu.Nói thật lúc đó mình mình đã quyết định Mie là nguyện vọng 1.
Quả thật những gì thu đựoc trong chuyến đi này là rất lớn.Qua chuyến đi ngoài việc học hỏi đựoc nhiều điều,đựoc mở rộng tầm mắt,học đựoc nhiều cách suy nghĩ,phân tích tình hình của các sempai,mình còn cảm thấy tự tin hơn,chững chạc hơn,và co`n thấy mờ mờ con đừong sắp phải bứoc chân vào.Qua chuyến đi mình càng cảm nhận sâu sắc hơn tình anh em trong Đông Du,mình càng tin tửong vào con đưòng mình đã chọn-Đông Du,mình tin tửong vào lý tửong mình đã chọn-lý tửong Đông Du.Qua chuyến đi mình còn nhận ra nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với kohai các khóa sau này,và quyết tâm sẽ giúp đỡ các em hết mình,sẽ cố gắng làm đựoc những gì mà các sempai đã làm cho mình.Một lần nữa em xin cám ơn các sempai rất rất nhiều và chúc cho các anh luôn luôn là tấm gưong sáng cho chúng em noi theo.
(Phần 2:Thực tế và kết quả)
Cuối phần 1 thì mình đã quyết định nguyện vọng 1 là ngành Hóa trừong Mie,nhưng hiện nay mình đang học một ngành hoàn toàn khác ở 1 trừong cách Mie hàng ngàn cây số,muốn biết tại sao,xin mời đón xem phần sau vào tuần tới ^_^.
Cám ơn các bạn đã đọc bài này ^_^.
Tuấn Anh
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đi chợ không tốn một xu: Mottainai hấp dẫn người Hà Nội
Mottainai theo nghĩa tiếng Nhật là "Ôi tiếc quá". Người Nhật tổ chức các hội chợ Mottainai để hướng tới tính tiết kiệm và tránh lãng phí. Người đi chợ thay vì mang tiền, chỉ cần mang đồ dùng cũ đến.
Đi chợ không cần mang tiền
Hội chợ là dịp để mọi người mang các vật dụng, hàng hoá dù cũ hay mới, nhưng không dùng nữa, mang tới để đổi cho những người khác và mang về thứ mình cần. Mỗi món đồ sẽ đổi được phiếu theo giá trị A,B,C. Cầm phiếu trên tay, người đi chợ tha hồ lựa chọn bất cứ món hàng nào có cùng giá trị ngang hàng bày tại đây.
(Mottainai khai mạc bằng màn nhảy vui nhộn của các tình nguyện viên 3R và chuyên gia Yamauchi )
Mottainai lần thứ 3 tổ chức tại Cung Văn hoá Thiếu nhi Hà Nội do Dự án phân loại rác tại nguồn 3R tổ chức đã đem một nét sinh hoạt văn hoá “rất Nhật Bản” và đặc biệt hữu ích cho người dân thủ đô trong thời buổi cắt giảm chi tiêu mua sắm hiện nay.
("Gian hàng này có nhiều đồ hấp dẫn quá")
Nhiều người không biết trước, vô tình đi qua, đã gọi điện cho người nhà mang đồ ra đổi.
“Giá mà hội chợ này mở thêm mấy ngày thì tốt, để nhiều người tham dự và đổi được nhiều vật dụng có ích hơn. Tôi đã điện thoại cho khắp người quen rồi, chắc chắn nhiều người cũng mới biết và sẽ đến tham gia”, cô Nguyễn Thị Thu, phố Mai Hắc Đế hồ hởi nói.
Mottainai còn là cơ hội để sẻ chia
("Nhiều món đồ đã về với chủ mới, chỉ còn mắc không")
Có nhiều người vô tình đi qua mới biết cơ hội đổi đồ cũ tại Mottainai đã tiếc hùi hụi vì không mang theo đồ để đổi. Không phải ai cũng có điều kiện nhà gần như cô Thu.
Cô xoè tay ra khoẻ 5, 6 chiếc phiếu còn lại: với quyền đổi 5,6 sản phẩm có giá trị tương đương: “Tôi đổi được quần áo cho mình và cho em bé rồi. Thấy chị bánh bánh chưng bánh giò tiếc rẻ, tôi đã tặng chị ấy chục phiếu để chị ấy đổi thứ gì chị ấy cần”.
("Mottainai không giới hạn tuổi tác")
Ông Yamauchi, Trưởng dự án 3R tại VN không giấu nổi sự phấn khởi cho biết: "Hội chợ Mottainai tổ chức 3 lần rồi và tôi cực kỳ ngạc nhiên vì lượng người càng ngày càng đông lên, đặc biệt người Hà Nội đã biết đến một cái tên rất đặc trưng Nhật Bản.
("Mẹ ơi đông quá chen mãi không được". )
("Nặng túi rồi, gọi thêm mấy chiến hữu nữa đến chợ cho vui")
Hiểu theo đúng nghĩa, Mottainai là tính tiết kiệm. Người Việt Nam toàn toàn có thể tự tổ chức các hội chợ như thế này để vừa tiết kiệm chi phí mua sắm, vừa là dịp để đi chơi rất vui vẻ".
("Phấn khởi vì đổi được món vừa ý")
Tại Nhật Bản, cùng thời điểm có thể có rất nhiều hội chợ Mottainai cùng tổ chức và người dân có thể lựa chọn đi hội chợ gần nhà hoặc xa hơn tuỳ thích. Thậm chí chỉ một gia đình cũng tự đứng ra tổ chức một hội chợ ở quy mô nhỏ.
("Mẹ lạc ở gian hàng nào rồi?")
Nhóm bạn Thu An, Phương Nga, Hương Giang lớp 11A4 Trường PTTH Kim Liên Hà Nội góp mặt trong hội chợ vừa đổi hàng đồng thời là tình nguyện viên của hội chợ. Thu An cho biết, ở tuổi em, chỉ có một số ít các bạn thực sự biết tiết kiệm, còn hầu như các bạn có đồ gì không dùng đến chưa biết mang ủng hộ ở đâu, ủng hộ ai, nên bỏ đi rất lãng phí.
(12h30 trưa các tình nguyện viên mới được thư giãn)
Những hội chợ Mottainai như thế này sẽ là dịp để mọi người có cơ hội tiết kiệm thực chất hơn.
“Nhiều bạn trẻ rất ngại dùng lại đồ cũ của người khác có thể vì… sĩ diện ai cũng có. Chúng em vận động các bạn tham gia bằng cách rủ đến hội chợ này, có thể lúc đầu họ chưa tham gia ngay, nhưng quan sát thấy thú vị là các bạn sẽ tự động làm việc này một cách tự giác”, An chia sẻ kinh nghiệm.
Nguồn Vietnamnet.vn
© 2009 Dongdu.org