Đăng bài 26/5/2012

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Đăng bài 26/5/2012

Re:Đăng bài 26/5/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T5 26, 2012 3:14 pm

10, Mục tin tức:

Phát triển công nghiệp phụ trợ: Kinh nghiệm từ Nhật Bản
Cập nhật lúc: 10:31 28/07/2010




(VEN) - “Muốn đi lên công nghiệp hoá, Việt Nam không thể bỏ qua công nghiệp phụ trợ” – đó là những khẳng định của ông Sugiyama Hideji – Nguyên thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trong buổi tọa đàm “Chính sách công nghiệp và công nghiệp phụ trợ - Kinh nghiệm Nhật Bản và những vấn đề của Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội.

“Phụ” nhưng không phụ
Hiện nay, công nghiệp của Việt Nam phần lớn đang là những ngành công nghiệp gia công như dệt may, giày dép… và lắp ráp như ôtô, xe máy, thiết bị điện và điện tử… Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu đang thực hiện ở khâu gia công, lắp ráp. Tỷ lệ cung ứng nguyên phụ liệu trong nước của một số ngành trọng điểm như ôtô là 20-30%, da giày, dệt may là trên 10%.... Điều này dẫn đến hệ quả là là giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh của DN kém… Theo ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam: “Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển”.
Theo dẫn giải của các chuyên gia Nhật Bản, nhiều thương hiệu lớn của Nhật Bản trên thế giới như Panasonic, Honda cũng bắt đầu xây dựng thương hiệu của mình nhờ việc phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ như bóng điện xoay, động cơ của xe đạp điện… Ông Sugiyama Hideji khẳng định: "Gọi là công nghiệp phụ trợ nhưng những ngành này không "phụ" chút nào mà nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển công nghiệp". Lấy ví dụ như để sản xuất và lắp ráp một chiếc ôtô cần hàng nghìn bộ phận và linh kiện. Sản xuất ốc vít cho ôtô – mới nghe tưởng như một khâu rất nhỏ. Tuy nhiên, đó lại là một lĩnh vực đầy tiềm năng, bởi đây là một bộ phận không thể thiếu để sản xuất một chiếc ôtô hoàn chỉnh. Với hàng trăm con ốc vít cho 1 chiếc ôtô – không ai có thể phủ nhận rằng đây là một ngành mang lại lợi nhuận và có thể chú trọng đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, nền công nghiệp của nước ta còn khá manh mún và nhỏ bé. Ông Trương Đình Tuyển nhận định: "Với tình trạng phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng cho sản xuất công nghiệp như hiện nay thì nguy cơ các DN lắp ráp và sản xuất sản phẩm cuối cùng có thể rút khỏi Việt Nam do không tìm được nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng tại chỗ, nhất là khi sức ép về chi phí tiền lương tăng lên. Cho nên, cần phải nhanh chóng phát triển công nghiệp phụ trợ"./.
Kinh nghiệm của Nhật Bản – bài học cho Việt Nam
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tại buổi tọa đàm, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là các ngành có tiềm năng xuất khẩu cũng như có chỗ đứng khi mức sống của người dân tăng lên như hóa dầu, chế biến nông sản xuất khẩu, kinh tế biển, công nghệ thông tin, ôtô… Và để phát triển công nghiệp phụ trợ, Việt Nam cần một lộ trình và cần phát triển 4 yếu tố quan trọng là nguồn nhân lực, công nghệ, tài chính và hệ thống phân phối.
Để phát triển được 4 yếu tố này, theo ông Yonemura Noriyuki, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn quản lý Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bảncho biết: "Đối sách cho giải quyết những vấn đề này là phải nhanh chóng chỉ ra các ngành cần phát triển và đưa ra các biện pháp để thúc đẩy phát triển". Cụ thể, đối với vấn đề vốn, Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng một quỹ tài chính đảm bảo cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ của những ngành đã được chỉ định. Việc chỉ định các ngành cần phát triển là việc chỉ rõ các phạm vi ưu tiên để có nguồn ngân sách cụ thể, minh bạch. Minh bạch được khâu này cũng sẽ giúp các DN thu hút đầu tư.
Bên cạnh đó, việc tăng nhu cầu nội địa là một trong những việc quan trọng nhất nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, để đảm bảo có thể thu được lợi nhuận cao nhất cũng như xây dựng được một thị trường nội địa phát triển thì cần quan tâm đến hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối có thể cung cấp đầy đủ, dễ dàng những nhu cầu về linh kiện cho những DN có nhu cầu sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ.
Nhân lực là vấn đề sống còn cho phát triển bất cứ một ngành nào, vì vậy để phát triển công nghiệp phụ trợ, cần phải xây dựng được một đội ngũ kỹ sư lành nghề, có khả năng sản xuất nguyên phụ liệu hoặc nghiên cứu công nghệ để đưa công nghiệp phụ trợ phát triển. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho Việt Nam trong vấn đề này là áp dụng những biện pháp khuyến khích đào tạo và học tập ngành công nghiệp phụ trợ như đưa ra những chính sách khen thưởng, chứng chỉ cho các cá nhân có quá trình học tập tốt, có tay nghề cao. Chứng chỉ này sẽ giúp công nhân, kỹ sư được nâng lương hoặc nâng cao vị trí trong công ty.
Riêng với yếu tố công nghệ, vai trò của Chính phủ trong việc vấn đề này là yếu tố quan trọng. Để có được công nghệ hàng đầu thế giới như hiện nay, Nhật Bản đã phải đặt ra mục tiêu, ngân sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ cho từng ngành.
Nhìn xa hơn, đối sách trung hạn cho nhiều năm nữa, theo kinh nghiệm từ Nhật Bản là Việt Nam cần xây dựng Luật phát triển công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử… để đưa ra các biện pháp tổng hợp, có hệ thống và quy trình cụ thể như phát triển kỹ thuật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tài chính, bảo đảm vị trí, khai thác thị trường… Ông Yonemura Noriyuki khẳng định: "Nhật Bản có kinh nghiệm, chuyên gia giỏi và sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong việc phát triển các yếu tố này"./.
Phương Lan
ven.vn

http://monozukuri.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=62%3Aphat-trin-cong-nghip-ph-tr-kinh-nghim-t-nht-bn&catid=38%3Atin-tc-kinh-t&Itemid=60&lang=vi

Re:Đăng bài 26/5/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T5 26, 2012 3:05 pm

9, Mục tri thức

Áo tàng hình chống động đất cho nhà cao tầng

Các nhà khoa học khẳng định trong tương lai gần “chiếc áo tàng hình” sẽ giúp những tòa nhà chọc trời và lò phản ứng hạt nhân không chỉ trở nên “vô hình” mà còn đứng vững trước những đợt động đất mạnh.



Áo tàng hình chống động đất cho nhà cao tầng

Công nghệ mới giúp các tòa nhà cao tầng chống chọi trước lực phá hủy của các trận động đất

Công nghệ "áo tàng hình" mới sử dụng loại cao su điều áp, hướng các đợt sóng động đất lan tỏa ra xung quanh tòa nhà. Khi ứng dụng, tòa nhà sẽ trở nên "miễn nhiễm" trước trận động đất.

Các nhà toán học tại Đại học Manchester, Anh cho biết những đợt sóng co giãn hình thành từ động đất có thể được chuyển hướng vòng quanh một vật thể, tương tự như trường hợp sóng ánh sáng bị bẻ cong trong những nghiên cứu áo tàng hình gần đây.

Nhờ ứng dụng công nghệ cao su điều áp, kết cấu công trình tại các nhà máy điện hạt nhân, cột điện cao thế và văn phòng chính phủ hoàn toàn được bảo vệ khỏi tác động của các trận động đất trong tương lai.

Trong khi đó, hiện tại nhiều nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu tàng hình một vật thể 3D bằng cách sử dụng ánh sáng nhìn thấy.

Minh Thu - infonet.vn
http://infonet.vn/khoa-hoc/ao-tang-hinh-chong-dong-dat-cho-nha-cao-tang/a14286.html

Re:Đăng bài 26/5/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T5 26, 2012 3:01 pm

8, Mục tri thức:

Làm thế nào mạng lưới đường sắt của Nhật Bản tồn tại sau động đất

Cập nhật ngày Thứ năm, 07/07/2011

Trận động đất và sóng thần tàn phá Nhật Bản tháng 3 năm 2011 đã khiến hệ thống đường sắt của nước này rơi vào cảnh hỗn loạn hoàn toàn. Elisabeth Fischer phát hiện ra cách đối phó với thiên tai của một trong những tuyến đường sắt tiên tiến nhất của thế giới.
Trong khoảng 12-15 giây ngắn ngủi trước khi một trận động đất lớn 8,9 độ richter xảy ra tại Nhật Bản vào chiều 11/03/2011, một máy đo địa chấn tại Kinkazan công ty điều hành đường sắt JR East đã gửi một tín hiệu tự động dừng lại đến Shinkansen – Tàu cao tốc của Nhật Bản - Hệ thống truyền tải điện, kích hoạt các phanh khẩn cấp trên 33 tàu.
Các chuyên gia đồng ý rằng các thiệt hại lớn và quan trọng hơn là sự mất mát đã được ngăn chặn nhờ sử dụng các máy đo địa chấn - và máy đo địa chấn ở Shinkansen là một trong chín chiếc được đặt dọc theo bờ biển Thái Bình Dương - cùng với việc hoàn thành hệ thống chống địa hoạt động như cấu trúc chống động đất và hệ thống chống trật đường ray được thực hiện dựa trên kinh nghiệm của các trận động đất lớn năm 1995 tại Hanshin-Awaji và 2004 tại Niigata Chuetsu.
"Một số các giải pháp đã được thực hiện trong hệ thống đường sắt Nhật Bản dựa trên kinh nghiệm của những lần thiên tai và tai nạn trước đây", Ông Takeshi Fukayama – chuyên gia nghiên cứu và tư vấn cao cấp về phát triển đường sắt của Viện nghiên cứu Mitsubishi cho biết. "Nhiều trong số những giải pháp này hoạt động tốt trong các trường hợp này và đã ngăn chặn được các thiệt hại nghiêm trọng cho tàu cao tốc Shinkansen.”
Giám đốc bộ phận quốc tế của JR East – Mitsuo Higashi cũng đồng ý. Phát biểu trong ấn bản tháng 5 của Tạp chí Đường sắt Quốc tế, ông nói: "Không có thiệt hại quan trọng đối với cấu trúc chính nhờ hệ thống gia cố chống địa chấn đã được thực hiện trước đó."
Hệ thống phát hiện động đất khẩn cấp và hệ thống báo động (UrEDAS) của JR East được tạo thành từ các máy đo địa chấn lắp đặt tại 97 địa điểm. Như với máy đo địa chấn Shinkansen, khi phát hiện động đất gây ra chấn động, hệ thống sẽ tự động xác định tác động của trận động đất và gửi tín hiệu cảnh báo ngừng cấp điện cho tàu.
Cần cải tiến
Trong khi nhiều biện pháp cứu tuyến đường sắt khỏi những thiệt hại tồi tệ hơn, ông Kimitoshi Sakai – nhà nghiên cứu kỹ thuật kết và động đất tại Viện nghiên cứu Công nghệ đường sắt, tin rằng các nhà điều hành đường sắt của quốc gia phải giới thiệu một tiêu chuẩn chung của các biện pháp đối phó động đất để chuẩn bị tốt hơn cho bất kỳ thảm họa nào trong tương lai. Ngay sau khi trận động đất xảy ra, ông đã viết trong tạp chí đường sắt của Viện Công nghệ Avalanche rằng các biện pháp thực hiện sau khi các trận động đất vào năm 1995 và 2004 đã được thực hiện độc lập với nhau và do đó khả năng chống chọi với động đất của các biện pháp này là khác nhau.
Theo Sakai, sự cải tiến đối với an toàn cho toàn bộ hệ thống đường sắt trong động đất chỉ có thể đạt được khi đánh giá với một tiêu chuẩn chung để đưa biện pháp đối phó vào thực tiễn. Với hệ thống của quốc gia, biện pháp đối phó với động đất có thể đem lại nhiều chi phí hiệu quả hơn và được điều chỉnh với mức độ hoạt động địa chấn trong một khu vực cụ thể.
"Phương pháp này cho phép các biện pháp đối phó thích hợp nhất để được lựa chọn cho mỗi tuyến đường sắt bằng cách tính toán đến động đất, điều kiện mặt bằng, điều kiện cấu trúc và mức độ giao thông", Sakai đã viết.
Bài học kinh nghiệm
Nhìn thấy hình ảnh từ trận động đất và sóng thần rất khó để tin rằng không có một hành khách nào bị chết trên bất kỳ chuyến tàu nào hoạt động trong cả nước ngày đó, đặc biệt là khi hệ thống đường sắt của Nhật Bản - bao gồm tất cả các tuyến thông thường cũng như của các tuyến tàu cao tốc Shinkansen – trái tim của hệ thống đường sắt Nhật Bản – bao gồm 27.500 km và mang theo khoảng 22,5 tỷ hành khách mỗi năm.
Tuy nhiên, thực tế là các hệ thống phần lớn còn nguyên vẹn sau thảm họa không có nghĩa là các nhà khai thác được phép tự mãn.
Trận động đất và sóng thần trong tháng 3 năm 2011 sẽ không chỉ hiển thị chỉ số tài chính của JR East, mà còn có ảnh hưởng đến quy trình nội bộ của công ty. Theo ông Higashi, việc nghiên cứu về các sự kiện phải được thực hiện và bài học từ thảm họa 11/3 phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. "Chúng tôi sẽ xác định hiệu quả của các biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện và quyết định những gì nên được thực hiện trong tương lai," ông nói.
Higashi tin rằng việc đào tạo nhân viên tàu và ê kíp trên tàu là đặc biệt quan trọng. Sự chuẩn bị thường xuyên đã có tác dụng rất lớn trong việc sơ tán hành khách trong thời điểm xảy ra thảm họa nhưng chất lượng cần phải được cải thiện hơn nữa.
Fukayama đồng ý, nói rằng Nhật Bản phải học những bài học từ thiên tai. Ông tin rằng mọi hành động phải được thực hiện đối với ngành đường sắt, ở cấp độ khoa học và chính trị để được chuẩn bị cho bất kỳ sự kiện nào trong tương lai - nhưng hy vọng rằng sự chuẩn bị tốt hơn đó sẽ không phải đưa vào thử nghiệm trong thời gian tới.

Trần Tiềm theo http://www.railway-technology.com

http://khcn.mt.gov.vn/default.asp?Param=category&catid=37&subcatid=47&ArticleId=1560

Re:Đăng bài 26/5/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T5 26, 2012 2:56 pm

7, Mục chi thức

Người Nhật chuẩn bị cho động đất như thế nào?


- Nước Nhật đang phải hứng chịu những tổn thất vô cùng nặng nề do trận động đất 8,9 độ richtekéo theo sóng thần tấn công miền đông bắc nước này hôm 11/3. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, mức thiệt hại sẽ lớn hơn gấp bội nếu thảm hoạ này rơi vào một quốc gia khác.


Dù được chuẩn bị vô cùng kỹ càng, nhưng nước Nhật vẫn đang phải oằn mình chống đỡ với những hậu quả do trận động đất mạnh 8,9 độ richte gây ra.


- Nước Nhật đang phải hứng chịu những tổn thất vô cùng nặng nề do trận động đất 8,9 độ richtekéo theo sóng thần tấn công miền đông bắc nước này hôm 11/3. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, mức thiệt hại sẽ lớn hơn gấp bội nếu thảm hoạ này rơi vào một quốc gia khác.


Nằm trong “Vành đai lửa” của Thái Bình Dương, Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu những trận động đất lớn nhỏ. Để luôn sẵn sàng đối phó với những trận động đất đó, Chính phủ Nhật Bản đã phải thực hiện rất nhiều biện pháp để giảm thiểu thiệt hại cho đất nước cũng như cho người dân. Nhật Bản được đánh giá là quốc gia "chuẩn bị" cho động đất kỹ nhất thế giới. Vậy người Nhật đã làm gì?



1. Cơ sở hạ tầng được xây dựng theo một nguyên tắc nghiêm ngặt để không bị “quật ngã” vì động đất.



Với những quy tắc xây dựng nghiêm ngặt nhất thế giới, không có quốc gia nào có các công trình hạ tầng vững chắc trước động đất như ở Nhật Bản.



Nhật Bản bắt đầu áp dụng những nguyên tắc xây dựng chống động đất của mình từ năm 1981. Sau đó, đến năm 1995, khi xảy ra trận động đất kinh hoàng tại Kobe, Nhật Bản lại tiếp tục nghiên cứu các biện pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng để chống động đất. Những nguyên tắc xây dựng mới được đưa ra năm 2000.



Theo đó, các toà nhà cao tầng tại các thành phố lớn đều được thiết kế để có thể lắc lư một cách linh hoạt mà không bị đánh sập khi xảy ra động đất.



2. Người dân luôn được huấn luyện trong tư thế sẵn sàng đói phó với động đất


Đối với trẻ em, tất cả học sinh khi đến trường đều được học rất kỹ về các kỹ năng tự giải thoát bản thân trước một trận động đất: Nhanh chóng tìm cách che chắn đầu và cơ thể, chui ngay xuống gầm bàn hoặc gầm một vật cứng gì đó gần nhất. Hàng năm mỗi khi vào mùa tựu trường, trẻ em Nhật Bản đều được trải qua một khóa huấn luyện thực hành đối phó với động đất. Ngoài ra, học sinh còn được trang bị một balo chịu lửa, trong đó có đựng những vật dụng cần thiết phòng khi xảy ra động đất. Những vật dụng thiết yếu nhất bao gồm: một gói thực phẩm khô, một chai nước, miếng dán giữ ấm và một chiếc mũ bảo vệ đầu, khẩu trang chống bụi, còi kêu cứu, đèn pin....

- Đối với người trưởng thành, Chính phủ thường xuyên có những đợt tuyên truyền về các biện pháp chống đỡ động đất. Cụ thể, khi có báo động động đất phải luôn mở cửa ra vào để có thể kịp thời chạy ra ngoài đường khi có dấu hiệu rung chuyển. Ngoài ra, người trưởng thành đi làm cũng được trang bị một balo chống động đất tương tự. Ở một số nơi, người dân còn được phát bộ đàm cá nhân để được hướng dẫn sơ tán khẩn cấp khi cần thiết.


3. Hệ thống cảnh báo động đất hiện đại



Chính phủ Nhật đầu tư rất lớn vào hệ thống giám sát động đất được gọi chung là Hệ thống Quan sát sóng thần và động đất. Điều hành chính của hệ thống này là Cơ quan cảnh báo sóng thần ra đời năm 1952 của Cục khí tượng Nhật Bản. Cơ quan này theo dõi hoạt động từ 6 trung tâm khu vực, có nhiệm vụ đánh giá thông tin do các trạm đo động đất đặt cả trên bờ và ngoài khơi.



Với hệ thống trên, Cục khí tượng Nhật có thể gửi đi cảnh báo sóng thần trong vòng 3 phút kể từ khi động đất bắt đầu. Khi xảy ra địa chấn, số liệu liên quan đến mức độ và vị trí cũng lập tức được phát trên truyền hình quốc gia Nhật NHK. Đi kèm đó là các thông tin liên quan về việc có cảnh báo sóng thần hay không và nếu có thì ở khu vực cụ thể nào.



Ngoài ra, tại hầu hết các thị trấn và thành phố của Nhật đều có trang bị hệ thống loa phát thanh, có thể phát đi nhanh chóng các thông tin khẩn cấp tới người dân.


4. Công nghệ tự động hóa khi có động đất

Hệ thống tàu điện tốc hành nổi tiếng của Nhật Bản cũng được trang bị công nghệ tự động dừng hoạt động khi động đất mạnh quá mức cho phép.


Ngoài ra, tại một số khu vực ven biển của Nhật luôn có sẵn những nơi trú ẩn sóng thần.

Đan Khanh - (Tổng hợp)

Theo vnmedia.vn

http://www.tinmoi.vn/Nguoi-Nhat-chuan-bi-cho-dong-dat-nhu-the-nao-05241614.html

Re:Đăng bài 26/5/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T5 26, 2012 2:51 pm

6, Mục tri thức:

10 tàu cao tốc nhanh nhất thế giới

Những tàu cao tốc có tốc độ lớn nhất hành tinh đang tập trung tại châu Âu và châu Á.
> Những tàu tốc hành tốt nhất thế giới / Nhật tiếp thị công nghệ tàu cao tốc

Shinkansen tại Nhật Bản

Phiên bản mới nhất của tàu cao tốc Shinkansen đạt tốc độ tối đa 581 km/h vào năm 2003. Tốc độ của nó trong các chuyến có hành khách là 300 km/h. Ảnh: Forbes.

TGV tại Pháp


Trên đường ray tiêu chuẩn dành cho tàu cao tốc, TGV đạt tốc độ tối đa 574,8 km/h vào năm 2007. Nó sở hữu một động cơ điện tương đương 25.000 sức ngựa. Trong các chuyến chở khách tàu chạy với vận tốc trung bình 320 km/h. Ảnh: Forbes.

TR 07 tại Đức

TR 07 đạt tốc độ 434,9 km/h vào năm 1989. Nó được thiết kế để giảm tối đa tiếng ồn trong khi chạy. Ảnh: Forbes.

Shanghai Maglev tại Trung Quốc

Tốc độ của tàu Shanghai Maglev
Tốc độ trung bình của tàu Shanghai Maglev là 250 km/h, còn tốc độ tối đa lên tới 431 kh/h. Loại tàu này đang hoạt động tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đây là loại tàu chạy trên đệm từ do người Đức phát minh. Ảnh: liveandreal.com.

Nhờ công nghệ Velaro của hãng Siemens, tàu cao tốc
Trung Quốc có nhiều phiên bản tàu cao tốc trong lớp CHR, như CHR1, CHR2, CHR3, CHR4 và CHR5. Phiên bản có tốc độ cao nhất là CHR3. Nhờ công nghệ Velaro của hãng Siemens, CHR3 đạt tốc độ trung bình 350 km/h. Trong một lần chạy thử vào năm 2008, CHR3 đạt tốc độ độ tối đa 394,3 km/h. Ảnh: liveandreal.com.

MLU 001 tại Nhật Bản

Năm 1987 tàu MLU 001 đạt tốc độ 400,3 km/h.
Ngay từ năm 1987 tàu MLU 001 đã đạt tốc độ tối đa 400,3 km/h. Ảnh: Forbes.

380A tại Trung Quốc

Ngày 26/5,
Ngày 27/5, lễ ra mắt 380A được tổ chức tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Loại tàu này có thể đạt vận tốc tối đa 380 km/h. Ảnh: Xinhua.

KTX tại Hàn Quốc

Korea Train eXpress (KTX) là tên của hệ thống đường tàu cao tốc tại Hàn Quốc. Công nghệ của nó chủ yếu dựa theo hệ thống tàu TGV của Pháp. Vận tốc tối đa mà tàu KTX có thể đạt tới là 350 km/h, nhưng thông thường nó chỉ chạy với tốc độ trung bình 300 km/h. Ảnh: blogspot.com.

THSR tại Đài Loan

Đường sắt cao tốc Đài Loan (viết tắt là THSR) là hệ thống đường sắt dọc bờ biển phía tây của đảo Đài Loan. Các tàu chạy trên hệ thống đường sắt này đạt tốc độ xấp xỉ 335,5 km/h. Chúng bắt đầu hoạt động từ ngày 5/1/2007. Ảnh: blogspot.com.

AVE tại Tây Ban Nha

Tàu AVE đạt tốc độ tối đa 300 km/h trên đường ray dành riêng cho nó tại Tây Ban Nha. Ảnh: blogspot.com.

Minh Việt (tổng hợp)

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2010/05/3ba1c5e9/

Re:Đăng bài 26/5/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T5 26, 2012 2:42 pm

5, Mục tri thức

Hướng tới xây dựng cách học tập trung vào cá nhân bằng cách gia tăng thời gian tự học

Ngày tạo : 09/04/2012


Hướng xem xét của hội nghị đánh giá giáo dục trung ương

Trao đổi ý kiến về dự thảo đánh giá

Hướng tới xây dựng cách học tập trung vào cá nhân bằng cách gia tăng thời gian tự học

Ý kiến hướng đến trọng tâm trong việc đánh giá thành tích học tập

(Báo Các trường tư thục – số ra ngày 23/3)



Vào ngày 12 tháng 3, Hội phân khoa các trường đại học đánh giá giáo dục trung ương đã mở một cuộc họp trong Bộ Giáo dục và khoa học Nhật Bản nhằm trao đổi ý kiến về bản dự thảo tổng hợp đánh giá của Hội giáo dục Đại học về việc gia tăng thời gian tự học cho sinh viên.

Bản dự thảo tổng hợp đánh giá đã chỉ ra việc thay đổi chất lượng trong giáo dục hệ cử nhân là một vấn đề “ không thể chần chừ”. Cách học thụ động cho đến hết cấp 3 khác với cách học tập trung vào cá nhân ở điểm thời gian dành cho học sinh tự học chưa đủ , được coi là một trong những nguyên nhân khiến xã hội đánh giá thấp hệ cử nhân.

Chính vì thế, vấn đề mà các trường đại học cần phải giải quyết hiện nay để thay đổi chất lượng là “Tăng thêm giờ tự học – xây dựng cách học tập trung vào cá nhân” . Để làm được điều này, chẳng hạn các ban ngành liên quanh cần nắm vững về thời gian tự học, triển khai cụ thể dựa trên kết quả đó, coi triển khai của các trường đại học là tư liệu tham khảo …

Một trong những cách làm để đảm bảo và tăng thêm giờ tự học là bổ sung sách hướng dẫn cần thiết để sinh viên tự chuẩn bị bài, đánh số các môn học …

Bên cạnh đó, để có thể cải cách toàn diện, cần xúc tiến việc tuyên truyền về thông tin của trường đại học , các đơn vị liên quan cần nhìn nhận rõ tính cần thiết của việc chuẩn bị giai đoạn đầu cho “hình ảnh của trường”.

Một thành viên của hội đã đưa ra ý kiến về “ tính tự chủ trong học tập” như “Việc tăng thời gian tự học và việc học tập trung vào cá nhân là hai vấn đề riêng biệt” hay “ Chúng ta có nên trang bị những lí luận tổng quát bao gồm cả giáo dục ở cấp tiểu học và trung học hay không?”

Cũng có những ý kiến mong muốn xây dựng được hệ thống đánh giá cả về cả 2 mặt đào tạo và giáo dục nêu lên răng “Cần phát triển cách thức kiểm tra tính tự học cũng như cần phải có một hệ thống đánh giá công tác triển khai của các trường” hay “ Cần những luận điểm đặt trọng tâm vào vấn đề đánh giá thành tích ra sao”

http://vetec.edu.vn/vn/244/huong-toi-xay-dung-cach-hoc-tap-trung-vao-ca-nhan-bang-cach-gia-tang-thoi-gian-tu-hoc.aspx

Re:Đăng bài 26/5/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T5 26, 2012 2:39 pm

4, Mục giải trí

Người Nhật và sở thích tắm suối nước nóng

Ngày đăng tin: 12/03/2012


Nhật Bản là một trong những quốc gia có nhiều núi lửa nhất trên thế giới, và vì lẽ đó, Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, tiếng Nhật gọi là onsen. Ở Nhật Bản khi nói “đi chơi xa”, người ta thường liên tưởng tới những khu nghỉ có suối nước nóng.


(ảnh minh họa)

Tới bất kỳ đại lý du lịch nào cũng thấy có rất nhiều quảng cáo về khu nghỉ suối nước nóng, và hiệu sách nào cũng có đầy những cuốn hướng dẫn về các onsen nổi tiếng. Trên truyền hình thường xuyên có các chương trình kéo dài với tựa đề như “chuyến du hành tới những suối nước nóng ít người biết tới”, hoặc “dạo chơi những vùng nước còn ẩn giấu”.

Thói quen tắm suối nước nóng ra đời như thế nào và tại sao được người Nhật ưa thích đến vậy? Thời xưa, Nhật Bản là một nước nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa, và công việc nhà nông kết thúc với vụ gặt vào mùa thu. Lúa đã đưa về nhà thì người nông dân có thể nghỉ ngơi cho tới mùa xuân năm sau. Sau hơn 6 tháng lao động vất vả, một trong những cách để xua đi sự mệt nhọc là tìm đến các khu vực có suối nước nóng, mang theo đồ nấu ăn, và thư giãn trong làn nước ấm. Sự phổ biến của thói quen tắm onsen được mô tả trong tài liệu lịch sử địa phương, gọi là fudoki. Fudoki của Izumo, nay là tỉnh Shimane, viết rằng, suối nước nóng Tama-tsukuri thu hút nhiều du khách vì ở đây “tắm một lần da dẻ mịn màng, tắm hai lần bệnh tật tiêu tan, hiệu quả rõ ràng từ thời ông cha”.

Tùy địa điểm của onsen mà trong nước có những khoáng chất khác nhau. Có những onsen rất nổi tiếng vì chữa được một số bệnh. Năm 1874, chính phủ Nhật bắt đầu tiến hành nghiên cứu hóa học đối với các suối nước nóng, và đến năm 1931, việc nghiên cứu trở nên có hệ thống. Sau Thế chiến 2, các bệnh viên suối nước nóng của nhà nước được thành lập và đi bất cứ nơi đâu trên toàn quốc cũng có thể được chữa bệnh bằng phương pháp này. Hiện tại, tắm onsen được sử dụng để chữa các bệnh như thấp khớp kinh niên, đau dây thần kinh, các bệnh về gan, túi mật, cao huyết áp, liệt nửa người, v,v… Ngoài ra cũng dùng để chữa trị các vết thương ngoài da và phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật.



Onsen ngoài trời ở Nakanoshima
Nachikatsuura, Wakayama
(ảnh minh họa)

Nhật Bản có đến hơn 20.000 suối nước nóng thiên nhiên. Nhưng theo Luật về suối nước nóng ban hành năm 1948, chỉ những nơi nào đáp ứng đủ những điều kiện nhất định về nhiệt độ và thành phần khoáng chất mới được coi là onsen. Chiếu theo luật này, tính đến năm 1990, toàn Nhật Bản có 2.300 onsen. Kể từ năm 1954, bộ y tế phúc lợi đã công nhận 64 suối nước nóng có khả năng chữa bệnh. Có thể kể tên một số onsen nổi tiếng nhất là Kusatsu ở tỉnh Gunma, các onsen ở khu vực quần dảo Izu ở tỉnh Shizuoka, Hakone ở tỉnh Kanagawa, Beppu ở tỉnh Oita. Nhiệt độ nước tại các onsen thường từ 40 đến 60oC, có nơi thậm chí nóng tới hơn 90oC, đủ để luộc trứng.

Suối nước nóng Dogo ở xứ Iyo (nay là tỉnh Ehime) được coi là suối nước nóng lâu đời nhất ở Nhật Bản. Tương truyền rằng, đây là nơi một số vị hoàng đế trong truyền thuyết và những hoàng đế trong thời kỳ đầu lịch sử thường đến tắm. Các nhà sư đã xây dựng onsen này thành nơi chữa bệnh, và tắm suối nước nóng còn là một phần trong lễ tẩy trần của Phật giáo.

Ở Nhật Bản, cách tắm suối nước nóng cũng là một yếu tố quan trọng nên có rất nhiều kiểu bồn và bể, tùy theo khu vực. Bồn hinoki làm bằng gỗ cây bách, bồn iwa buro làm bằng đá tảng và đá cuội, bồn awaburo sục nước từ đáy bồn. Bồn tắm ngoài trời roten buro có lẽ là loại hấp dẫn nhất. Người tắm ngâm mình vào nước nóng trong khi gió lạnh mơn man trên mặt. Xung quanh là thiên nhiên hữu tình và không có âm thanh nào khác ngoài tiếng nước chảy cùng tiếng gió vi vu, tạo cảm giác hòa mình với trời đất và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống sôi động hàng ngày. Càng thú hơn nếu đi tắm onsen vào mùa đông để cảm nhận sự khoan khoái khi trầm mình trong nước nóng giữa không gian đầy tuyết trắng.

Onsen chủ yếu là để tắm nhưng ở một số nơi, sức nóng thoát ra được dùng để sưởi ấm các căn phòng, nấu ăn, ủ rượu sake hoặc làm miso. Có những suối nước nóng đạt nhiệt độ cao tới mức hiện nay được sử dụng làm nguồn năng lượng cho các trạm phát điện. Vào năm 1990, trên toàn Nhật Bản có 12 nhà máy địa nhiệt điện, sản xuất tổng cộng gần 270.000 KW. Tuy nhà nước khuyến khích nhưng địa nhiệt điện chiếm tỉ lệ tương đối thấp và bị hạn chế do mối lo ngại về môi trường và du lịch.

Trước kia, mọi người thường nghỉ tại các khu có suối nước nóng khoảng vài tuần, có khi vài tháng. Sau đó, các nông dân trở về nhà và lại bắt đầu công việc nhà nông từ mùa xuân. Ngày nay, hầu hết người Nhật làm việc trong các ngành sản xuất chế tạo, dịch vụ, v.v… nên bận bịu quanh năm và nói chung không thể đi nghỉ quá lâu. Tuy nhiên, tắm onsen vẫn là cái thú mà nhiều người muốn được thưởng thức mỗi khi có thể tranh thủ vài ngày rảnh rỗi.


Theo duhocnhatvn.

http://vetec.edu.vn/vn/239/nguoi-nhat-va-so-thich-tam-suoi-nuoc-nong.aspx

Re:Đăng bài 26/5/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T5 26, 2012 2:34 pm

3, Mục tiện ích

Triển lãm du học Nhật Bản 2012

Ngày tạo : 10/05/2012


Được học tập và đào tạo ở Nhật Bản là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhờ có mối quan hệ tốt đẹp giữa hai đất nước mà người Việt Nam chúng ta ngày càng có nhiều cơ hội sang nước bạn để giao lưu, học hỏi. Triển lãm du học Nhật Bản 2012 sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích về du học tại Nhật Bản cũng như cơ hội được tiếp xúc, nói chuyện, phỏng vấn với các trường đại học/cao đẳng của Nhật cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản.



Triển lãm được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh



Tại TP Hồ Chí Minh

9:00 – 15:00

Trung tâm triển lãm và hội chợ Tân Bình

Số 446 Hoàng Văn Thụ - Quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh



Tại Hà Nội

9:00 – 15:00

Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam

Số 2 Hoa Lư – Hai Bà Trưng – Hà Nội



Chương trình

Lễ khai mạc : từ 9:00 – 9:30

Trao giải cuộc thi viết luận Nhật Bản lần thứ 1: từ 9h30 – 10:30

Giao lưu với các trường Nhật Bản và doanh nghiệp Nhật Bản :11h – 15h



Đến tham dự triển lãm du học Nhật Bản, các bạn còn có cơ hội sở hữu những món quà đáng yêu được mang đến từ đất nước mặt trời mọc hay hòa mình vào những điệu nhảy Yosakoi mạnh mẽ vui vẻ.

http://vetec.edu.vn/vn/246/trien-lam-du-hoc-nhat-ban-2012.aspx

Re:Đăng bài 26/5/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T5 26, 2012 2:30 pm

2, Mục tin tức

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa sang Nhật Bản: Quý II sẽ tăng hơn 23,3%

Cập nhật lúc: 08:00 24/05/2012


Ảnh minh họa

(VEN) - Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết, quý I/2012 Nhật Bản là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam với kim ngạch đạt 80,42 triệu USD, tăng 205,8% so với cùng kỳ. Ba tháng đầu năm ngành nhựa Việt Nam đã xuất khẩu hơn 20 chủng loại sản phẩm sang thị trường Nhật Bản, trong đó có 13 chủng loại sản phẩm đạt kim ngạch trên 1 triệu USD.


Dẫn đầu trong 13 chủng loại sản phẩm này là sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói với kim ngạch đạt 6,56 triệu USD, chiếm 8,2% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa với kim ngạch đạt trên 5 triệu USD, chiếm 6,5% tỷ trọng và tăng 94% so với cùng kỳ. Sản phẩm nhựa gia dụng chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các sản phẩm nhựa xuất khẩu sang Nhật Bản với kim ngạch đạt trên 4,1 triệu USD, chiếm 5,1% tỷ trọng xuất khẩu và tăng 6,1% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, nhựa vải bạt cũng là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính sang thị trường Nhật Bản với 4,7% tỷ trọng và đạt 3,87 tỷ USD. Ngoài ra, các loại ống nhựa, phụ kiện và vỏ mỹ phẩm cũng là 2 chủng loại sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tương đối cao với 3,68 triệu USD và 2,83 triệu USD.
Tuy nhiên, theo VPA điểm nhấn thực sự trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản quý I/2012 là sản phẩm nhựa linh kiện đồ đạc trong nhà và phương tiện vận tải. Bởi, cho dù 3 tháng đầu năm chủng loại sản phẩm này chỉ đạt 2,14 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, chiếm 2,7% tỷ trọng nhưng nếu so với cùng kỳ thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch đã tăng trên 530% chứng tỏ nhu cầu về sản phẩm nhựa linh kiện tại thị trường Nhật Bản đang rất lớn và các DN ngành nhựa cần tận dụng cơ hội này để tăng sản xuất và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy, quý I/2012 Nhật Bản tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong danh sách các thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam. Tuy nhiên, VPA cũng chỉ rõ, khả năng để các DN trong ngành gia tăng kim ngạch tại thị trường này còn rất lớn bởi với một số chủng loại sản phẩm tốc độ tăng trưởng kim ngạch tăng khá cao so với cùng kỳ như: sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa hay sản phẩm nhựa linh kiện…nhưng so với nhu cầu thị trường thì còn quá nhỏ. Do đó, các DN trong ngành cần gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhựa của Trung Quốc.
Thêm vào đó, sản phẩm nhựa của Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm nhựa gia dụng hiện đang được đánh giá cao về chất lượng tại thị trường Nhật Bản mà số đơn hàng được chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam từ đầu năm tới nay ngày một tăng là minh chứng rõ ràng nhất. Vì vậy, nếu các DN ngành nhựa có thể tận dụng được cơ hội này thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản quý II/2012 hoàn toàn có thể đạt 100 triệu USD, tăng 23,34% so với quý I, lãnh đạo VPA nhấn mạnh./.

Việt Nga
ven.vn

http://www.ven.vn/kim-ngach-xuat-khau-san-pham-nhua-sang-nhat-ban-quy-ii-se-tang-hon-233_t77c12n29050tn.aspx

Đăng bài 26/5/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T5 26, 2012 2:15 pm

1, Mục tin tức

Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho VN hơn 2,4 triệu USD

ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam vừa công bố Báo cáo kết quả thực hiện chương trình Viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm tài chính 2011 (kết thúc ngày 31/3/2012). Theo đó trong năm tài chính 2011, tổng nguồn vốn Viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở của Nhật Bản dành cho Việt Nam là 2.456.031 USD.

Kể từ năm 1992, khi Nhật Bản bắt đầu nối lại nguồn vốn Viện trợ không hoàn lại tại Việt Nam cho đến cuối năm tài chính 2011, đã có tổng cộng 434 dự án được thực hiện tại 63 tỉnh, thành trên khắp đất nước Việt Nam. Tổng số vốn là 32,47 triệu USD, trung bình mỗi tỉnh nhận được 6,8 dự án.


Chương trình viện trợ không hoàn lại dành cho địa phương được phân chia theo 5 lĩnh vực: giáo dục nghiên cứu, y tế sức khỏe, giao thông liên lạc, nông ngư nghiệp và môi trường sống. Số dự án thuộc lĩnh vực giáo dục nghiên cứu và y tế sức khỏe chiếm 90% tổng số dự án được ký kết trong năm tài chính 2011.

Trong lĩnh vực giáo dục nghiên cứu, hầu hết các dự án là xây dựng và cải tạo trường tiểu học với mục tiêu tạo cơ hội cho mọi đối tượng được phổ cập giáo dục, thúc đẩy giáo dục cơ sở ở các địa phương. Chỉ riêng năm 2011, trong tổng số 25 dự án đã được thực hiện có 14 dự án xây dựng trường tiểu học, 1 dự án xây dựng trường dạy nghề. Các dự án đã được thực hiện trong lĩnh vực y tế sức khỏe có 5 dự án xây dựng và mở rộng trạm y tế, 3 dự án trang bị thiết bị y tế cho bệnh viện tỉnh được thực hiện ở trên khắp khu vực miền Bắc và miền Nam Việt Nam, đặc biệt các dự án thuộc lĩnh vực này được ưu tiên cao tại khu vực phía Nam. Các dự án đã thực hiện trong lĩnh vực giao thông liên lạc chủ yếu là dự án nâng cấp đường giao thông nông thôn qua việc bê tông hóa các con đường giao thông liên thôn, xây dựng cầu treo.

Đình Hiệp
(HNMO)

http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Kinh-te/548442/nhat-ban-vien-tro-khong-hoan-lai-cho-vn-hon-24-trieu-usd.htm