Viết bởi Bùi Thị Hồng Hoa » Năm T2 28, 2013 12:27 am
" Biểu tình" trên blog tamtay
Nắng cuối tháng 6 như đổ lửa. Hầm hập, hừng hực, ngột ngạt khó chịu. Bật điều hòa thì cuối tháng nhận giấy báo tiền điện chỉ có méo mặt, tôi đành chấp nhận cởi trần lăn trên nền nhà ngủ với chút gió quạt yếu ớt. Nhạc chuông điện thoại rung, tôi mắt nhắm mắt mở nhoài người với chiếc điện thoại nằm chỏng chơ cạnh chồng sách vở bừa bộn.
- Alo
- 12 giờ chiều nay đợi tao ở ga cùng đi nhé.
- Đi đâu cơ?
- Đi biểu tình chứ đi đâu.
Tôi tỉnh cả ngủ. Ngồi bật dậy như cái lò xo.
- Biểu tình cái gì?
- Không biết à? Cứ như trên trời rơi xuống thế mày. Lên facebook mà xem. Sinh viên Việt Nam tại Tokyo đang sôi sục không khí chuẩn bị biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải cả mấy tuần nay.
- Thật hả? Trời nóng bức, tan học phải chạy thẳng tới chỗ làm thêm, vác được cái xác về tới phòng trọ là lăn ra ngủ, dạo này chẳng ngó ngàng gì facebook.
- Thôi cứ biết ra ga đi cùng tao. Rồi tao sẽ nói rõ cho mà hay.
- Tao ngại mấy cái vấn đề chính trị nhạy cảm lắm. Cảnh sát tóm cổ như chơi. Lại đang học tập nơi xứ người chứ có phải quê hương mình đâu mà biểu tình nỗi gì?
- Đây là cuộc biểu tình hoàn toàn hợp pháp theo pháp luật Nhật Bản. Ban tổ chức đã nhận được giấy cho phép biểu tình do cảnh sát Tokyo cấp ngày 24/6/2011. Không lẽ mày không thấy căm phẫn khi các tàu Trung Quốc liên tục bắt bớ tàu cá và bắn giết ngư dân ta ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta? Trung Quốc sau khi đã xâm chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của ta, giờ tiếp tục thè dài cái lưỡi bò muốn liếm trọn cả một vùng biển không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mày thấy thế mà làm ngơ được à. Biểu tình vì lợi ích chính đáng của dân tộc có làm gì xấu đâu mà sợ?
Nam làm một tràng dài. Cậu ta và tôi tiếp tục kéo dài cuộc điện thoại thêm hơn 30 phút. Cúp máy xong, tôi cảm giác tai mình nóng ran và tim đập những nhịp mạnh mẽ khác thường. Vào phòng tắm, lòng tôi đang phấn chấn một niềm vui lạ. Thư giãn dưới vòi nước hoa sen, môi chụm lại huýt tiếng sáo vang lừng.
Vừa ra tới cửa soát vé tàu, tôi đã thấy mấy cái bóng quen thuộc. Nam, Tùng, Nhân cả ba đứa đều sang Nhật cùng khóa với tôi. Học trường tiếng Nhật khác nhau lại bận việc làm thêm cũng ít khi cả hội mới tụ tập đông đủ thế này. Nam có học bổng nên cuộc sống khá nhàn nhã, thời gian chúng tôi còn mải “cày cuốc” kiếm sinh nhai thì cậu ta đi giao lưu mở rộng mối quan hệ. Cậu ta tham gia cả hội Vysa (Hội sinh viên thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản) quen biết nhiều anh chị sinh viên người Việt và bạn bè người Nhật cũng nhiều. Ngày chủ nhật nhưng tàu điện vẫn ních người, cả bốn đứa tôi vịn tay cầm, lắc lư theo nhịp tàu chạy. Người Nhật khá khó chịu với những tiếng ồn trên tàu. Vì vậy chúng tôi thì thầm nho nhỏ.
- Tao phổ biến lại quy định buổi biểu tình.
Nam vừa lên tiếng, Nhân đã chen ngay:
- Biết rồi thôi khỏi cần nói.
Tùng tiếp lời.
- Um, tao cũng ngâm cứu nội dung viết trong sự kiện trên facebook rồi.
- Thằng Minh nó chưa rõ nên tiện thể tao phổ biến lại luôn.
Nam đang ám chỉ tôi.
- Chúng ta tập hợp tại công viên Mikawadai trước 1 giờ chiều nay, trong lúc nghe ban tổ chức phổ biến về mục đích biểu tình thì nhận huy hiệu gắn quốc kỳ và biểu ngữ. Sau đó dưới sự chỉ đạo của ban tổ chức và sự bảo vệ của cảnh sát Tokyo chúng ta sẽ cùng đoàn đi biểu tình trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật.
- Ok
Biểu tình cũng là một phương thức đấu tranh, đấu tranh không bạo lực. Trong đầu tôi đang mường tượng lại những thước phim, phóng sự về thời kháng chiến chống Pháp, đánh Mỹ đầy oai hùng của cha ông. Những vần thơ của Tố Hữu tôi từng thuộc làm lòng, tác phẩm” Mẹ vắng nhà” của Nguyễn Thi… tất cả cuồn cuộn trỗi dậy trong tâm hồn tôi. Vậy mà đã có những phút tôi hèn đớn, sợ đấu tranh, sợ bị liên lụy cá nhân. Thật đáng xấu hổ cho một thằng con trai được sống trong thời bình, ăn no mặc ấm, được đi học tử tế và đang sống tại một nước văn minh như tôi. Nếu hôm nay tôi không sớm tỉnh ngộ để nhận ra phần nhu nhược của bản thân thì sau này tôi sẽ phải ăn nói ra sao với con cháu mình khi chúng hỏi chuyện về quần đảo Trường Sa Hoàng Sa. Dòng suy nghĩ của tôi bị cắt ngang bởi tiếng của Nam.
- Ga Roppongi rồi. Xuống tàu thôi.
Chưa bao giờ công viên Mikawadai lại đông người Việt như thế. Có tới hơn 200 người từ nhỏ tới lớn, già và trẻ đang tập hợp ở đây. Bất ngờ nhất là có cả bé chừng một tuổi ngồi xe đẩy trẻ em theo mẹ tới tham gia cuộc biểu tình. Không chỉ người Việt, thấp thoáng tôi thấy cả những người Nhật (hẳn họ có quan tâm và lòng yêu mến đặc biệt đối với Việt Nam) cũng đang đứng đợi giờ xuất phát. Cơn gió làm rì rào rì rào những tán lá cây xanh ngát, mát rượi lòng người. Nắng xuyên qua thảm lá tạo nên những bức tranh đen sáng kỳ lạ trên mặt đất. Có tiếng loa triệu tập:
- Alo. Bây giờ là 13 giờ chiều ngày 25/6/2011, thay mặt ban tổ chức xin chân thành cảm ơn mọi người đã nhiệt tình ủng hộ và đến tham gia cuộc biểu tình ngày hôm nay. Cuộc biểu tình của chúng ta nhằm năm mục đích lớn sau đây. Một là: Phản đối các hoạt động phi pháp, xâm phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc, vi phạm trắng trợn các thỏa thuận và công ước quốc tế mà Trung Quốc tham gia như UNCLOS 82 (United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982) và Tuyên bố các bên về ứng xử trên biển Đông năm 2002 (The 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea). Hai là: Phản đối các hoạt động vũ lực, vô nhân đạo của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp, đặc biệt là hành vi bắt ngư dân, đòi tiền chuộc. Ba là: Phản đối các hành vi cản trở các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác của Việt Nam trên vùng lãnh hải Việt Nam cũng như trên các vùng biển đang có tranh chấp. Bốn là: Phản đối những tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc về chủ quyền trên trên biển Đông. Năm là: Phản đối tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc về chủ quyền đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nắng chang chang. Cái nóng của thời tiết cộng thêm sức nóng của nhiệt huyết yêu nước, muốn góp sức vào công tác đấu tranh bảo vệ biển đảo yêu thương cùng như cháy sáng suốt một dọc dài làn đường ô tô chạy. Nhờ sự trợ giúp của những chiếc xe cảnh sát Tokyo làm nhiệm vụ dẫn đường và dẹp đường, đoàn người tuần hành được bảo hành an toàn. Tiếng loa hô khẩu hiệu rồi mọi người cùng hô theo phần điệp khúc. Khẩu hiệu tiếng Việt, rồi tiếng Nhật vang vang. Người vẫy cờ Việt Nam, người dơ cao biểu ngữ, tranh ảnh dần dần tiến gần về khu đại sứ quán Trung Quốc. Tôi cũng lấy hết sức hô to hòa nhịp bước cùng mọi người. Máu trong người dưởng như chảy nhanh hơn, đầu ngẩng cao, chân bước vững chãi. Dù xa quê hương dù xa Tổ quốc hơn 200 người Việt đang có mặt trong buổi biểu tình hôm nay, đại diện cho những thế hệ con cháu Rồng Tiên đang sống, học tập và làm việc trên xứ Phù tang, cùng hướng lòng về hình chữ S thân yêu và những chấm tròn đảo biển quê nhà.
Không có sức mạnh nào bằng lòng yêu Tổ quốc, không có sự lan truyền nào nhanh hơn niềm tự hào dân tộc. Kết thúc buổi biểu tình trở về nhà, tôi bật máy tình vào trang facebook lâu ngày bỏ hoang. Thời buổi công nghệ thông tin có khác, trên trang chủ facebook la liệt những hình ảnh, những đoạn quay ngắn về cuộc biểu tình. Những người Việt vì bận công việc hoặc không biết đến thông tin cuộc biểu tình ( như tôi trước khi nhận cuộc điện thoại của Nam chẳng hạn) hay ở xa Tokyo không đến tham gia được cuộc biểu tình, họ chia sẻ lại những hình ảnh trên trang của bạn bè mình trên facebook. Tất cả tạo thành một làn sóng “Trường Sa Hoàng Sa”.
Tôi chìm vào giấc ngủ ngọt lành trong giai điệu “ Gần lắm Trường Sa”.
" Biểu tình" trên blog tamtay
Nắng cuối tháng 6 như đổ lửa. Hầm hập, hừng hực, ngột ngạt khó chịu. Bật điều hòa thì cuối tháng nhận giấy báo tiền điện chỉ có méo mặt, tôi đành chấp nhận cởi trần lăn trên nền nhà ngủ với chút gió quạt yếu ớt. Nhạc chuông điện thoại rung, tôi mắt nhắm mắt mở nhoài người với chiếc điện thoại nằm chỏng chơ cạnh chồng sách vở bừa bộn.
- Alo
- 12 giờ chiều nay đợi tao ở ga cùng đi nhé.
- Đi đâu cơ?
- Đi biểu tình chứ đi đâu.
Tôi tỉnh cả ngủ. Ngồi bật dậy như cái lò xo.
- Biểu tình cái gì?
- Không biết à? Cứ như trên trời rơi xuống thế mày. Lên facebook mà xem. Sinh viên Việt Nam tại Tokyo đang sôi sục không khí chuẩn bị biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải cả mấy tuần nay.
- Thật hả? Trời nóng bức, tan học phải chạy thẳng tới chỗ làm thêm, vác được cái xác về tới phòng trọ là lăn ra ngủ, dạo này chẳng ngó ngàng gì facebook.
- Thôi cứ biết ra ga đi cùng tao. Rồi tao sẽ nói rõ cho mà hay.
- Tao ngại mấy cái vấn đề chính trị nhạy cảm lắm. Cảnh sát tóm cổ như chơi. Lại đang học tập nơi xứ người chứ có phải quê hương mình đâu mà biểu tình nỗi gì?
- Đây là cuộc biểu tình hoàn toàn hợp pháp theo pháp luật Nhật Bản. Ban tổ chức đã nhận được giấy cho phép biểu tình do cảnh sát Tokyo cấp ngày 24/6/2011. Không lẽ mày không thấy căm phẫn khi các tàu Trung Quốc liên tục bắt bớ tàu cá và bắn giết ngư dân ta ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta? Trung Quốc sau khi đã xâm chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của ta, giờ tiếp tục thè dài cái lưỡi bò muốn liếm trọn cả một vùng biển không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mày thấy thế mà làm ngơ được à. Biểu tình vì lợi ích chính đáng của dân tộc có làm gì xấu đâu mà sợ?
Nam làm một tràng dài. Cậu ta và tôi tiếp tục kéo dài cuộc điện thoại thêm hơn 30 phút. Cúp máy xong, tôi cảm giác tai mình nóng ran và tim đập những nhịp mạnh mẽ khác thường. Vào phòng tắm, lòng tôi đang phấn chấn một niềm vui lạ. Thư giãn dưới vòi nước hoa sen, môi chụm lại huýt tiếng sáo vang lừng.
Vừa ra tới cửa soát vé tàu, tôi đã thấy mấy cái bóng quen thuộc. Nam, Tùng, Nhân cả ba đứa đều sang Nhật cùng khóa với tôi. Học trường tiếng Nhật khác nhau lại bận việc làm thêm cũng ít khi cả hội mới tụ tập đông đủ thế này. Nam có học bổng nên cuộc sống khá nhàn nhã, thời gian chúng tôi còn mải “cày cuốc” kiếm sinh nhai thì cậu ta đi giao lưu mở rộng mối quan hệ. Cậu ta tham gia cả hội Vysa (Hội sinh viên thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản) quen biết nhiều anh chị sinh viên người Việt và bạn bè người Nhật cũng nhiều. Ngày chủ nhật nhưng tàu điện vẫn ních người, cả bốn đứa tôi vịn tay cầm, lắc lư theo nhịp tàu chạy. Người Nhật khá khó chịu với những tiếng ồn trên tàu. Vì vậy chúng tôi thì thầm nho nhỏ.
- Tao phổ biến lại quy định buổi biểu tình.
Nam vừa lên tiếng, Nhân đã chen ngay:
- Biết rồi thôi khỏi cần nói.
Tùng tiếp lời.
- Um, tao cũng ngâm cứu nội dung viết trong sự kiện trên facebook rồi.
- Thằng Minh nó chưa rõ nên tiện thể tao phổ biến lại luôn.
Nam đang ám chỉ tôi.
- Chúng ta tập hợp tại công viên Mikawadai trước 1 giờ chiều nay, trong lúc nghe ban tổ chức phổ biến về mục đích biểu tình thì nhận huy hiệu gắn quốc kỳ và biểu ngữ. Sau đó dưới sự chỉ đạo của ban tổ chức và sự bảo vệ của cảnh sát Tokyo chúng ta sẽ cùng đoàn đi biểu tình trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật.
- Ok
Biểu tình cũng là một phương thức đấu tranh, đấu tranh không bạo lực. Trong đầu tôi đang mường tượng lại những thước phim, phóng sự về thời kháng chiến chống Pháp, đánh Mỹ đầy oai hùng của cha ông. Những vần thơ của Tố Hữu tôi từng thuộc làm lòng, tác phẩm” Mẹ vắng nhà” của Nguyễn Thi… tất cả cuồn cuộn trỗi dậy trong tâm hồn tôi. Vậy mà đã có những phút tôi hèn đớn, sợ đấu tranh, sợ bị liên lụy cá nhân. Thật đáng xấu hổ cho một thằng con trai được sống trong thời bình, ăn no mặc ấm, được đi học tử tế và đang sống tại một nước văn minh như tôi. Nếu hôm nay tôi không sớm tỉnh ngộ để nhận ra phần nhu nhược của bản thân thì sau này tôi sẽ phải ăn nói ra sao với con cháu mình khi chúng hỏi chuyện về quần đảo Trường Sa Hoàng Sa. Dòng suy nghĩ của tôi bị cắt ngang bởi tiếng của Nam.
- Ga Roppongi rồi. Xuống tàu thôi.
Chưa bao giờ công viên Mikawadai lại đông người Việt như thế. Có tới hơn 200 người từ nhỏ tới lớn, già và trẻ đang tập hợp ở đây. Bất ngờ nhất là có cả bé chừng một tuổi ngồi xe đẩy trẻ em theo mẹ tới tham gia cuộc biểu tình. Không chỉ người Việt, thấp thoáng tôi thấy cả những người Nhật (hẳn họ có quan tâm và lòng yêu mến đặc biệt đối với Việt Nam) cũng đang đứng đợi giờ xuất phát. Cơn gió làm rì rào rì rào những tán lá cây xanh ngát, mát rượi lòng người. Nắng xuyên qua thảm lá tạo nên những bức tranh đen sáng kỳ lạ trên mặt đất. Có tiếng loa triệu tập:
- Alo. Bây giờ là 13 giờ chiều ngày 25/6/2011, thay mặt ban tổ chức xin chân thành cảm ơn mọi người đã nhiệt tình ủng hộ và đến tham gia cuộc biểu tình ngày hôm nay. Cuộc biểu tình của chúng ta nhằm năm mục đích lớn sau đây. Một là: Phản đối các hoạt động phi pháp, xâm phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc, vi phạm trắng trợn các thỏa thuận và công ước quốc tế mà Trung Quốc tham gia như UNCLOS 82 (United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982) và Tuyên bố các bên về ứng xử trên biển Đông năm 2002 (The 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea). Hai là: Phản đối các hoạt động vũ lực, vô nhân đạo của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp, đặc biệt là hành vi bắt ngư dân, đòi tiền chuộc. Ba là: Phản đối các hành vi cản trở các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác của Việt Nam trên vùng lãnh hải Việt Nam cũng như trên các vùng biển đang có tranh chấp. Bốn là: Phản đối những tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc về chủ quyền trên trên biển Đông. Năm là: Phản đối tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc về chủ quyền đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nắng chang chang. Cái nóng của thời tiết cộng thêm sức nóng của nhiệt huyết yêu nước, muốn góp sức vào công tác đấu tranh bảo vệ biển đảo yêu thương cùng như cháy sáng suốt một dọc dài làn đường ô tô chạy. Nhờ sự trợ giúp của những chiếc xe cảnh sát Tokyo làm nhiệm vụ dẫn đường và dẹp đường, đoàn người tuần hành được bảo hành an toàn. Tiếng loa hô khẩu hiệu rồi mọi người cùng hô theo phần điệp khúc. Khẩu hiệu tiếng Việt, rồi tiếng Nhật vang vang. Người vẫy cờ Việt Nam, người dơ cao biểu ngữ, tranh ảnh dần dần tiến gần về khu đại sứ quán Trung Quốc. Tôi cũng lấy hết sức hô to hòa nhịp bước cùng mọi người. Máu trong người dưởng như chảy nhanh hơn, đầu ngẩng cao, chân bước vững chãi. Dù xa quê hương dù xa Tổ quốc hơn 200 người Việt đang có mặt trong buổi biểu tình hôm nay, đại diện cho những thế hệ con cháu Rồng Tiên đang sống, học tập và làm việc trên xứ Phù tang, cùng hướng lòng về hình chữ S thân yêu và những chấm tròn đảo biển quê nhà.
Không có sức mạnh nào bằng lòng yêu Tổ quốc, không có sự lan truyền nào nhanh hơn niềm tự hào dân tộc. Kết thúc buổi biểu tình trở về nhà, tôi bật máy tình vào trang facebook lâu ngày bỏ hoang. Thời buổi công nghệ thông tin có khác, trên trang chủ facebook la liệt những hình ảnh, những đoạn quay ngắn về cuộc biểu tình. Những người Việt vì bận công việc hoặc không biết đến thông tin cuộc biểu tình ( như tôi trước khi nhận cuộc điện thoại của Nam chẳng hạn) hay ở xa Tokyo không đến tham gia được cuộc biểu tình, họ chia sẻ lại những hình ảnh trên trang của bạn bè mình trên facebook. Tất cả tạo thành một làn sóng “Trường Sa Hoàng Sa”.
Tôi chìm vào giấc ngủ ngọt lành trong giai điệu “ Gần lắm Trường Sa”.