Viết bởi STH » Tư T11 21, 2012 5:53 am
"Như vậy là truyền thống trí thức Việt Nam có đặc điểm thiên lệch về các môn chiêm nghiệm, ít phát triển các môn khoa học thực chứng, do đó lối suy nghĩ giáo điều, thiếu khách quan, sáo mòn, thuộc lòng từ chương nặng về thi cử và lý thuyết suông, xa rời sản xuất vật chất và hiệu quả lao động, học để làm quan cho oai đã ăn sâu vào não trạng nhiều thế hệ người Việt."
Hôm nay thấy bài này trên net đáng đọc. Vâng, tôi cũng đi đến nhận thức là nền giáo dục của mình (dù bắt chước theo Tàu hay Pháp) chỉ đào tạo ra người làm quan, công chức. Lệ thuộc vào giáo điều, không có tư duy thực nghiệm, nên hệ quả cuối cùng phần lớn những tri thức về VN và của VN nằm trong tay người nước ngoài. Cho đến nay cũng vẫn thế: các công trình nghiên cứu khoa học nước ta mang tiếng là cộng tác với người Tây phương, nhưng thật ra thì ta chỉ làm lính cho họ. Cần phải có một sự đổi mới tư duy ở ngay những nhà khoa học có tên tuổi và chức quyền hiện nay, chứ nếu không thì e rằng vài mươi năm sau tình trạng làm thuê khoa học vẫn còn tồn tại để rồi thế hệ sau lại có một bài như thế này.
NVT
===
Khủng hoảng giáo dục: Di sản tri thức và bất cập tâm thức
Với một di sản tri thức của nền học vấn làm quan, những bất cập nội tại bấy lâu chưa có dịp bộc lộ lúc xã hội còn khép kín thì nay đã và đang phát tác khi chúng ta phải mở cửa và tiếp xúc để hội nhập.
Ngạn ngữ Việt Nam có một câu mang đầy tinh thần tự phê phán: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” cho thấy các cụ ta ngày trước rất coi trọng cái dũng khí dám bộc bạch, dám nói về cái sai, cái yếu kém của bản thân để tự sửa mình.
Trước thực trạng đáng lo ngại của nền giáo dục nước nhà chúng ta hãy thử (dù chỉ là một lần ) làm cái việc mà ngày nay không có mấy người hào hứng lắm, đó là “tiên trách kỷ” một cách nghiêm túc.
Đã có nhiều góp ý tâm huyết và những kiến nghị có nội dung sâu sắc, sáng tạo mang tính xây dựng của các nhà giáo, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, nhà quản lý và nhiều người dân ở trong cũng như ngoài nước về đề tài nóng bỏng này nhằm tìm một lối ra cho cuộc khủng hoảng giáo dục hiện nay, ngõ hầu đưa đất nước bắt kịp với tốc độ chóng mặt của chuyến tàu hội nhập. Nhưng trên thực tế, thời gian cứ trôi đi như “bóng câu qua cửa sổ“ mà chưa thấy nhiều chuyển biến sâu rộng như mong đợi, khiến dư luận xã hội từ sốt ruột đã chuyển sang tâm lý ngày càng thêm bức xúc.
Trên mặt báo hàng ngày có thể bắt gặp những tin đại loại như “học sinh bỏ học hàng loạt” hay “giáo dục đại học phát triển tràn lan, coi nhẹ chất lượng”, “bệnh thành tích“, “dạy thêm, học thêm”, “chương trình quá tải, nhồi nhét, lạc hậu, xa rời thực tế“, “nạn chạy điểm, chạy trường”, “gian lận trong thi cử” … Cuối cùng thì xã hội có xu hướng quy kết trách nhiệm vào các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục và dường như mấu chốt để giải quyết vấn đề đã được tìm ra!
Có điều là nếu nhìn sang lĩnh vực y tế ta sẽ thấy một khung cảnh cũng rất bề bộn với tình trạng các bệnh viện quá tải, người nghèo không thể tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh và thuốc điều trị tốt vì thu nhập còn rất eo hẹp, y đức ở một bộ phận không nhỏ y, bác sĩ xuống cấp nghiêm trọng… Ngó vào lĩnh vực giao thông cũng thấy rất nhiều bất cập và bức xúc…
Có lẽ chương trình truyền hình trong thời khắc tiễn biệt năm cũ là “Táo Quân chầu Trời“ đã thành công nhờ khắc họa một cách bao quát và dí dỏm thực trạng nhiều mặt của xã hội Việt Nam thời nay theo phong cách truyền thống dân tộc rất đỗi tự trào. Đó cũng là một kiểu “trách kỷ“ có văn hóa.
Nền học vấn để làm quan
Một khi động đến lĩnh vực nào cũng thấy nhiều bất cập, bức xúc và những biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức thì chắc chắn nền văn hóa của xã hội đang có vấn đề. Người Việt ta vốn rất tự hào vì có một truyền thống văn hiến ngàn năm khiến các nước láng giềng ASEAN phải ngưỡng mộ nhưng ngày nay phỏng có mấy trường đại học Việt Nam đạt chuẩn khu vực và số bài báo khoa học của cả nước được đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế liệu có nhiều hơn con số đó của riêng một đại học Thái Lan? Số bằng phát minh sáng chế đăng ký với thế giới trong cả lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng hàng năm có chăng chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi một công ty LG của Hàn Quốc đã sở hữu tới con số hàng trăm!
Đã từ lâu rồi chúng ta vẫn tự huyễn mình rằng dân ta rất cần cù, thông minh và trọng tri thức. Phải, có lẽ đúng là như vậy. Nhưng cũng xin đưa ra một so sánh thống kê: theo nhà văn hóa Phan Ngọc, khi tìm hiểu thư mục di sản văn hóa Hán Nôm Việt Nam thì trong số 6000 quyển sách tạm gọi là tiêu biểu cho tâm thức của trí thức Việt Nam trước khi tiếp xúc với văn hóa Pháp có quá nửa là sách học để đi thi, các bài mẫu, các sách giảng về các kinh truyện, các bài thơ phú viết theo lối văn chương hàn lâm. Không có cách nào chối cãi đây là một nền học vấn để làm quan!
Phần còn lại theo những thư mục như sau: Chính trị 99 quyển nói về bang giao, quan chức; Địa lý 267 quyển nói về bản đồ, địa lý toàn quốc, địa lý địa phương; Kinh tế gồm 90 quyển nói về nông nghiệp, thủ công nghiệp; Lịch sử 964 quyển gồm các quyển sư, các sử liệu, các gia phả; Binh thư có 23 quyển; Tôn giáo, tư tưởng có 898 quyển; sách y dược có 395 quyển.
Và như vậy không có một quyển nào nói về thương nghiệp, về kỹ thuật chế tạo công cụ sản xuất hay máy móc, tàu bè… Đây là cách nhìn quan lại, không phải cách nhìn của người sản xuất.
Tuy nói là trọng nông, nhưng trong 70 quyển thuộc loại nông nghiệp có 9 quyển nói về địa bạ, 4 quyển về cách kê khai ruộng đất, 5 quyển về đê điều, 18 quyển về việc đóng thuế, còn lại là nói về các thổ sản. Toàn bộ kinh nghiệm nông nghiệp của một nước cực kỳ phong phú về mặt này đã không được nhắc đến.
Trong sách về thủ công nghiệp chỉ thấy nói về tiểu sử các ông thành hoàng các nghề, có sự liên kết các nghề ở từng địa phương nhưng không có một chỉ dẫn nào về kỹ thuật trong khi người thợ thủ công Việt Nam nổi tiếng với bàn tay vàng khéo léo. Không có sách dạy nấu ăn tuy các cụ rất thích ăn ngon và cũng chỉ có vài quyển nói về tạc tượng Phật (Theo Phan Ngọc - Bản sắc văn hoá Việt Nam - NXB Văn học, Hà Nội 2006).
Trong thời Pháp thuộc tình hình cũng không thay đổi bao nhiêu. Mấy chục năm tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn của các nước thuộc phe XHCN đã tạo nên một nền khoa học và giáo dục có tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là các môn khoa học cơ bản nhưng về công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến và thương mại, khoa học quản lý kinh tê ́- xã hội, nhân văn thì rõ ràng còn khoảng cách khá xa khi so sánh với các nước phương Tây.
Như vậy là truyền thống trí thức Việt Nam có đặc điểm thiên lệch về các môn chiêm nghiệm, ít phát triển các môn khoa học thực chứng, do đó lối suy nghĩ giáo điều, thiếu khách quan, sáo mòn, thuộc lòng từ chương nặng về thi cử và lý thuyết suông, xa rời sản xuất vật chất và hiệu quả lao động, học để làm quan cho oai đã ăn sâu vào não trạng nhiều thế hệ người Việt.
Với một di sản tri thức như vậy, những bất cập nội tại bấy lâu nay chưa có dịp bộc lộ lúc xã hội còn khép kín thì nay đã và đang phát tác khi chúng ta phải mở cửa và tiếp xúc để hội nhập.
Sự bất cập từ trong tâm thức
Còn một đặc điểm gây trở ngại ghê gớm cho sự tiến bộ đó là tư duy và hành động của anh tiểu nông. Chính lối nghĩ trọng nam khinh nữ đã là nguyên nhân của áp lực dân số đè nặng lên nền giáo dục và y tế đang thiếu phòng học và giường bệnh.
Tư tưởng nông dân làm ăn theo mùa vụ là khởi nguồn cho lối tư duy nhiệm kỳ và nề nếp phong kiến gia trưởng thiên về áp đặt là cha đẻ của lối hành xử mất dân chủ trong sinh hoạt gia đình và xã hội. Không hiếm trường hợp tư duy “đồng hương, đồng khói và vùng, miền” đã làm nảy sinh căn bệnh bè phái hay các nhóm quyền lợi tác yêu tác quái.
Còn nhiều lắm những hệ lụy của di sản văn hóa - lịch sử rất oai hùng mà cũng lắm đau thương, nhưng điều cần rút ra từ đây là nguyên nhân của mọi sự bất cập nó nằm ngay trong tâm thức chúng ta, tức là ngay trong tôi, trong anh dù anh có phê phán người này người nọ thì những khuyết điểm, sai lầm mà anh lên án đều có mầm mống trong anh vì cả anh và tôi đang được “nhúng” vào cùng một môi trường văn hóa.
Đã có lần nhà sử học của kinh tế thế giới, vị giáo sư danh dự trường đại học Havard David Landes nói: “cho dù một quốc gia với bề dày văn hóa nhưng kiêu ngạo và bảo thủ thì quốc gia đó cũng không thể đứng vững mãi mãi. Thái độ cần có ở đây là tôn trọng tri thức, dù đến từ bất cứ đâu. Ánh sáng tri thức chính là yếu tố văn hóa đem lại sự thịnh vượng kinh tế.” Mà xét cho đến cùng thì tri thức chỉ sản sinh ra ở nơi nào nó được quý trọng và tự do phát triển, hiển nhiên là nơi đó cũng sẽ song hành một nền giáo dục tiên tiến.
Ts. Phạm Gia Minh
Một bài viết từ năm 2008...
Nguồn: blog thầy Nguyễn Văn Tuấn
"Như vậy là truyền thống trí thức Việt Nam có đặc điểm thiên lệch về các môn chiêm nghiệm, ít phát triển các môn khoa học thực chứng, do đó lối suy nghĩ giáo điều, thiếu khách quan, sáo mòn, thuộc lòng từ chương nặng về thi cử và lý thuyết suông, xa rời sản xuất vật chất và hiệu quả lao động, học để làm quan cho oai đã ăn sâu vào não trạng nhiều thế hệ người Việt."
Hôm nay thấy bài này trên net đáng đọc. Vâng, tôi cũng đi đến nhận thức là nền giáo dục của mình (dù bắt chước theo Tàu hay Pháp) chỉ đào tạo ra người làm quan, công chức. Lệ thuộc vào giáo điều, không có tư duy thực nghiệm, nên hệ quả cuối cùng phần lớn những tri thức về VN và của VN nằm trong tay người nước ngoài. Cho đến nay cũng vẫn thế: các công trình nghiên cứu khoa học nước ta mang tiếng là cộng tác với người Tây phương, nhưng thật ra thì ta chỉ làm lính cho họ. Cần phải có một sự đổi mới tư duy ở ngay những nhà khoa học có tên tuổi và chức quyền hiện nay, chứ nếu không thì e rằng vài mươi năm sau tình trạng làm thuê khoa học vẫn còn tồn tại để rồi thế hệ sau lại có một bài như thế này.
NVT
===
Khủng hoảng giáo dục: Di sản tri thức và bất cập tâm thức
Với một di sản tri thức của nền học vấn làm quan, những bất cập nội tại bấy lâu chưa có dịp bộc lộ lúc xã hội còn khép kín thì nay đã và đang phát tác khi chúng ta phải mở cửa và tiếp xúc để hội nhập.
Ngạn ngữ Việt Nam có một câu mang đầy tinh thần tự phê phán: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” cho thấy các cụ ta ngày trước rất coi trọng cái dũng khí dám bộc bạch, dám nói về cái sai, cái yếu kém của bản thân để tự sửa mình.
Trước thực trạng đáng lo ngại của nền giáo dục nước nhà chúng ta hãy thử (dù chỉ là một lần ) làm cái việc mà ngày nay không có mấy người hào hứng lắm, đó là “tiên trách kỷ” một cách nghiêm túc.
Đã có nhiều góp ý tâm huyết và những kiến nghị có nội dung sâu sắc, sáng tạo mang tính xây dựng của các nhà giáo, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, nhà quản lý và nhiều người dân ở trong cũng như ngoài nước về đề tài nóng bỏng này nhằm tìm một lối ra cho cuộc khủng hoảng giáo dục hiện nay, ngõ hầu đưa đất nước bắt kịp với tốc độ chóng mặt của chuyến tàu hội nhập. Nhưng trên thực tế, thời gian cứ trôi đi như “bóng câu qua cửa sổ“ mà chưa thấy nhiều chuyển biến sâu rộng như mong đợi, khiến dư luận xã hội từ sốt ruột đã chuyển sang tâm lý ngày càng thêm bức xúc.
Trên mặt báo hàng ngày có thể bắt gặp những tin đại loại như “học sinh bỏ học hàng loạt” hay “giáo dục đại học phát triển tràn lan, coi nhẹ chất lượng”, “bệnh thành tích“, “dạy thêm, học thêm”, “chương trình quá tải, nhồi nhét, lạc hậu, xa rời thực tế“, “nạn chạy điểm, chạy trường”, “gian lận trong thi cử” … Cuối cùng thì xã hội có xu hướng quy kết trách nhiệm vào các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục và dường như mấu chốt để giải quyết vấn đề đã được tìm ra!
Có điều là nếu nhìn sang lĩnh vực y tế ta sẽ thấy một khung cảnh cũng rất bề bộn với tình trạng các bệnh viện quá tải, người nghèo không thể tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh và thuốc điều trị tốt vì thu nhập còn rất eo hẹp, y đức ở một bộ phận không nhỏ y, bác sĩ xuống cấp nghiêm trọng… Ngó vào lĩnh vực giao thông cũng thấy rất nhiều bất cập và bức xúc…
Có lẽ chương trình truyền hình trong thời khắc tiễn biệt năm cũ là “Táo Quân chầu Trời“ đã thành công nhờ khắc họa một cách bao quát và dí dỏm thực trạng nhiều mặt của xã hội Việt Nam thời nay theo phong cách truyền thống dân tộc rất đỗi tự trào. Đó cũng là một kiểu “trách kỷ“ có văn hóa.
Nền học vấn để làm quan
Một khi động đến lĩnh vực nào cũng thấy nhiều bất cập, bức xúc và những biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức thì chắc chắn nền văn hóa của xã hội đang có vấn đề. Người Việt ta vốn rất tự hào vì có một truyền thống văn hiến ngàn năm khiến các nước láng giềng ASEAN phải ngưỡng mộ nhưng ngày nay phỏng có mấy trường đại học Việt Nam đạt chuẩn khu vực và số bài báo khoa học của cả nước được đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế liệu có nhiều hơn con số đó của riêng một đại học Thái Lan? Số bằng phát minh sáng chế đăng ký với thế giới trong cả lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng hàng năm có chăng chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi một công ty LG của Hàn Quốc đã sở hữu tới con số hàng trăm!
Đã từ lâu rồi chúng ta vẫn tự huyễn mình rằng dân ta rất cần cù, thông minh và trọng tri thức. Phải, có lẽ đúng là như vậy. Nhưng cũng xin đưa ra một so sánh thống kê: theo nhà văn hóa Phan Ngọc, khi tìm hiểu thư mục di sản văn hóa Hán Nôm Việt Nam thì trong số 6000 quyển sách tạm gọi là tiêu biểu cho tâm thức của trí thức Việt Nam trước khi tiếp xúc với văn hóa Pháp có quá nửa là sách học để đi thi, các bài mẫu, các sách giảng về các kinh truyện, các bài thơ phú viết theo lối văn chương hàn lâm. Không có cách nào chối cãi đây là một nền học vấn để làm quan!
Phần còn lại theo những thư mục như sau: Chính trị 99 quyển nói về bang giao, quan chức; Địa lý 267 quyển nói về bản đồ, địa lý toàn quốc, địa lý địa phương; Kinh tế gồm 90 quyển nói về nông nghiệp, thủ công nghiệp; Lịch sử 964 quyển gồm các quyển sư, các sử liệu, các gia phả; Binh thư có 23 quyển; Tôn giáo, tư tưởng có 898 quyển; sách y dược có 395 quyển.
Và như vậy không có một quyển nào nói về thương nghiệp, về kỹ thuật chế tạo công cụ sản xuất hay máy móc, tàu bè… Đây là cách nhìn quan lại, không phải cách nhìn của người sản xuất.
Tuy nói là trọng nông, nhưng trong 70 quyển thuộc loại nông nghiệp có 9 quyển nói về địa bạ, 4 quyển về cách kê khai ruộng đất, 5 quyển về đê điều, 18 quyển về việc đóng thuế, còn lại là nói về các thổ sản. Toàn bộ kinh nghiệm nông nghiệp của một nước cực kỳ phong phú về mặt này đã không được nhắc đến.
Trong sách về thủ công nghiệp chỉ thấy nói về tiểu sử các ông thành hoàng các nghề, có sự liên kết các nghề ở từng địa phương nhưng không có một chỉ dẫn nào về kỹ thuật trong khi người thợ thủ công Việt Nam nổi tiếng với bàn tay vàng khéo léo. Không có sách dạy nấu ăn tuy các cụ rất thích ăn ngon và cũng chỉ có vài quyển nói về tạc tượng Phật (Theo Phan Ngọc - Bản sắc văn hoá Việt Nam - NXB Văn học, Hà Nội 2006).
Trong thời Pháp thuộc tình hình cũng không thay đổi bao nhiêu. Mấy chục năm tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn của các nước thuộc phe XHCN đã tạo nên một nền khoa học và giáo dục có tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là các môn khoa học cơ bản nhưng về công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến và thương mại, khoa học quản lý kinh tê ́- xã hội, nhân văn thì rõ ràng còn khoảng cách khá xa khi so sánh với các nước phương Tây.
Như vậy là truyền thống trí thức Việt Nam có đặc điểm thiên lệch về các môn chiêm nghiệm, ít phát triển các môn khoa học thực chứng, do đó lối suy nghĩ giáo điều, thiếu khách quan, sáo mòn, thuộc lòng từ chương nặng về thi cử và lý thuyết suông, xa rời sản xuất vật chất và hiệu quả lao động, học để làm quan cho oai đã ăn sâu vào não trạng nhiều thế hệ người Việt.
Với một di sản tri thức như vậy, những bất cập nội tại bấy lâu nay chưa có dịp bộc lộ lúc xã hội còn khép kín thì nay đã và đang phát tác khi chúng ta phải mở cửa và tiếp xúc để hội nhập.
Sự bất cập từ trong tâm thức
Còn một đặc điểm gây trở ngại ghê gớm cho sự tiến bộ đó là tư duy và hành động của anh tiểu nông. Chính lối nghĩ trọng nam khinh nữ đã là nguyên nhân của áp lực dân số đè nặng lên nền giáo dục và y tế đang thiếu phòng học và giường bệnh.
Tư tưởng nông dân làm ăn theo mùa vụ là khởi nguồn cho lối tư duy nhiệm kỳ và nề nếp phong kiến gia trưởng thiên về áp đặt là cha đẻ của lối hành xử mất dân chủ trong sinh hoạt gia đình và xã hội. Không hiếm trường hợp tư duy “đồng hương, đồng khói và vùng, miền” đã làm nảy sinh căn bệnh bè phái hay các nhóm quyền lợi tác yêu tác quái.
Còn nhiều lắm những hệ lụy của di sản văn hóa - lịch sử rất oai hùng mà cũng lắm đau thương, nhưng điều cần rút ra từ đây là nguyên nhân của mọi sự bất cập nó nằm ngay trong tâm thức chúng ta, tức là ngay trong tôi, trong anh dù anh có phê phán người này người nọ thì những khuyết điểm, sai lầm mà anh lên án đều có mầm mống trong anh vì cả anh và tôi đang được “nhúng” vào cùng một môi trường văn hóa.
Đã có lần nhà sử học của kinh tế thế giới, vị giáo sư danh dự trường đại học Havard David Landes nói: “cho dù một quốc gia với bề dày văn hóa nhưng kiêu ngạo và bảo thủ thì quốc gia đó cũng không thể đứng vững mãi mãi. Thái độ cần có ở đây là tôn trọng tri thức, dù đến từ bất cứ đâu. Ánh sáng tri thức chính là yếu tố văn hóa đem lại sự thịnh vượng kinh tế.” Mà xét cho đến cùng thì tri thức chỉ sản sinh ra ở nơi nào nó được quý trọng và tự do phát triển, hiển nhiên là nơi đó cũng sẽ song hành một nền giáo dục tiên tiến.
Ts. Phạm Gia Minh
Một bài viết từ năm 2008...
Nguồn: blog thầy Nguyễn Văn Tuấn