Làm gì để thu hút chuyên gia Việt Kiều về nước làm việc - GS Vũ Tất Thắng , Kiều bào Nhật Bản

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Làm gì để thu hút chuyên gia Việt Kiều về nước làm việc - GS Vũ Tất Thắng , Kiều bào Nhật Bản

Làm gì để thu hút chuyên gia Việt Kiều về nước làm việc - GS Vũ Tất Thắng , Kiều bào Nhật Bản

Viết bởi 皇玉戦 » Năm T10 25, 2012 4:00 pm

Làm gì để thu hút chuyên gia Việt Kiều về nước làm việc - GS Vũ Tất Thắng , Kiều bào Nhật Bản



Chúng ta ai cũng biết rằng trong sự thành công của một xí nghiệp hay của một quốc gia, yếu tố nhân sự là quan trọng nhất. Thử nhìn vào kinh nghiệm của Nhật Bản : Nước Nhật có diện tích lớn hơn nước ta khoảng 10%, rất nhiều đồi núi, nếu tính diện tích canh tác có lẽ chỉ bằng nước ta, ngoài than đá, Nhật hầu như không có tài nguyên thiên nhiên nào đáng kể. Vậy mà chỉ nhờ vào nền giáo dục đúng đắn, Nhật Bản có tài nguyên nhân lực tuyệt vời và chính nguồn nhân lực này đã tạo ra sự phồn vinh cho Nhật Bản ngày nay.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Cách đây hai năm, một người bạn đồng song đồng thời là huynh trưởng của tôi đã về Sài Gòn thăm nhà. Chúng tôi đã tổ chức một buổi hội ngộ nhỏ tại tệ xá, gồm các cựu sinh viên du học tại Nhật Bản. Trong buổi tiệc này, bạn tôi đã đề cập đến cố tổng thống Park Chung Hi của Hàn Quốc. Mặc dù là một nhà độc tài, tổng thống Park đã có công đặt nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Hàn Quốc. Một trong những chính sách thành công nhất của ông Park là chính sách kêu gọi Hàn kiều từ mọi quốc gia trên thế giới về kiến thiết xứ sở. Hàn kiều có ý định về nước đóng góp và hội đủ điều kiện, sẽ được phục hồi quốc tịch Hàn quốc ngay sau khi trở về, đặt chân lên đất nước Hàn Quốc. Nếu họ có thực tài, Hàn kiều còn được ứng cử ngay vào quốc hội Hàn quốc. Hàn kiều đã đem vốn và nhất là chất xám cùng những kinh nghiệm quản lý kinh doanh và khai phát (Research & development) về xây dựng đất nước của họ. Mục tiêu của họ là đuổi kịp Nhật Bản rồi vượt qua Nhật Bản. Kết quả là Hàn kiều đã tích cực cống hiến một phần đáng kể vào phát triển kinh tế của Hàn Quốc, tuy họ chưa đuổi kịp Nhật Bản, nhưng kinh tế Hàn Quốc đã có địa vị đáng kể ở Á Châu, Hàn Quốc đã được nhận làm thành viên của OECD, hiệp hội của các quốc gia tiền tiến trên thế giới!

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Tiếp theo sự thành công của Hàn Quốc, Trung Quốc cũng thực thi một chính sách rất cởi mở để thu hút Hoa kiều về đầu tư vốn và chất xám để phát triển kinh tế Trung Quốc và họ đã gặt hái nhiều thành quả to lớn. Ngoài việc khuyến khích Hoa kiều hồi hương kiến thiết xứ sở, Trung Quốc có chính sách đãi ngộ chuyên gia Hoa kiều hậu hĩnh không kém tiêu chuẩn quốc tế .

Sự tương đồng văn hoá giữa bốn nước Đông Á

Một số nước ở phía Bắc Á Châu gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc so với Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về văn hoá. Cả bốn nước đều có ngữ nguyên là Hán tự, có cơ sở triết học Khổng Mạnh, Lão, Trang và có tôn giáo chính là Phật giáo đại thừa. Vì vậy chúng ta dễ học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm phát triển của ba nước kể trên. Như các bạn đã biết, công cuộc đổi mới của nước ta cũng phần nào chịu ảnh hưởng của những kinh nghiệm cải cách kinh tế của Trung Quốc.

Chuyên gia Nhật Bản đã nghỉ hưu sang làm việc tại Trung Quốc

Một người bạn Nhật của tôi hiện đang làm tư vấn - đưa những kỹ sư Nhật đã về hưu sang Trung Quốc làm việc. Ở tuổi ngoài 60, họ là những người còn rất năng động, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất, chế tạo và khai phát. Vì họ được lĩnh lương hưu từ 1.500 – 3.000 USD/ tháng ở Nhật Bản nên họ không đòi hỏi mức lương quá cao. Họ thích làm việc để cuộc sống có ý nghĩa. Bạn tôi đang dự định triển khai mô hình này sang Việt Nam. Nếu có chỗ ở thích hợp thì mức lương khoảng 1000 – 2000 USD có thể đủ cho họ có một cuộc sống thoải mái ở Việt Nam. Theo tôi biết thì đã có một số chuyên gia Nhật trong phạm trù này đang làm việc với một doanh nhân Việt kiều Nhật Bản.

Một trung tâm môi giới giữa chuyên gia Việt kiều và các xí nghiệp trong nước

Trong số ba triệu đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, số chuyên gia đã hoặc sắp về hưu khá nhiều, riêng ở Hoa Kỳ, con số này được ước đoán là khoảng 50 ngàn người. Theo thiển ý, chúng ta nên tạo điều kiện để các chuyên gia Việt kiều thuộc phạm trù nêu trên, về nước làm việc và sinh sống. Họ có lợi thế hơn các chuyên gia Nhật Bản là có thể giao thiệp bằng tiếng Việt, dễ làm việc và truyền đạt các kinh nghiệm của họ cho đồng liêu bản xứ.

Vậy thì chúng ta phải làm gì để có thể thu hút các chuyên gia Việt kiều đã về hưu về làm việc tại Việt Nam? Theo kinh nghiệm của người bạn Nhật của tôi, chúng ta cần có một Trung tâm môi giới làm trung gian giữa các xí nghiệp Việt Nam và chuyên gia Việt kiều giống như một bà mối. Khi xí nghiệp có nhu cầu thì “bà mối” sẽ giới thiệu các chuyên gia đã đăng ký với trung tâm môi giới. “Bà mối” sẽ giúp hai bên thoả thuận các điều khoản cần thiết để đạt được một hợp đồng.

Trong số các chuyên gia này, chắc hẳn sẽ có một số người có vốn để đầu tư mở công ty riêng, hoặc hợp tác với đối tác trong nước để hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp này, trung tâm môi giới có thể tư vấn cho họ hay giới thiệu đối tác cho họ.

Vấn đề nhà ở cho chuyên gia Việt kiều

Chuyên gia Nhật Bản sang Trung Quốc hay Việt Nam làm việc thường sang làm việc một mình. Nhưng chuyên gia Việt kiều có khả năng sẽ về nước với gia đình. Vì vậy vấn đề an cư lạc nghiệp là cần thiết. Luật đất đai đã cho phép Việt kiều mua nhà ở, nhưng thủ tục còn rất khó khăn. Thủ tục nhà đất vốn khó khăn ngay cả đối với người dân đang sinh sống trong nước. Vì vậy tôi chỉ mong rằng với “Nghị quyết 36-NQ/TƯ Bộ Chính trị”, các cơ quan chức năng sẽ cải thiện và đơn giản hoá thủ tục mua nhà đất cho Việt kiều, nhất là những chuyên gia trong phạm trù nói trên. Theo quy định hiện hành, chỉ những Việt kiều yêu nước có đóng góp cho xứ sở mới được mua nhà ở. Đã là người Việt Nam thì ai mà chẳng yêu quê hương xứ sở của mình. Nên chăng chúng ta lược bỏ các điều kiện không cần thiết ngõ hầu giúp Việt kiều mua nhà để họ an cư.

Vấn đề visa cho chuyên gia Việt kiều

Trên thực tế, so với người nước ngoài, Việt kiều chưa được hưởng quy chế ưu đãi nào khi xin cấp visa nhập cảnh. Đôi khi Việt kiều còn bị ngược đãi nữa. Tôi được biết trường hợp một Việt kiều Canada sang Việt Nam làm việc cùng với một đồng liêu da trắng. Điều kiện hoàn toàn như nhau, nhưng người đồng liêu da trắng được visa một năm còn người Việt kiều lại chỉ được visa 6 tháng!

Vì vậy khi chuyên gia Việt kiều có một hợp đồng dài hạn với một xí nghiệp Việt Nam trong nước qua trung tâm môi giới nêu trên, chúng ta nên tạo điều kiện cho họ và gia đình được xin visa một năm trở lên để họ tiện bề làm việc và sinh sống.

Hạn chế lịch sử

Việc thu hút Việt kiều về xây dựng quê hương bị hạn chế bởi một yếu tố lịch sử là đa số Việt kiều đã ra đi sau năm 1975. Đây là lý do chính khiến số Việt kiều về nước đầu tư và làm việc còn quá ít so với tiềm năng vốn và chất xám của hơn ba triệu Việt kiều trên thế giới. Tuy nhiên Hàn Quốc cũng có hoàn cảnh lịch sử bị chia cắt như nước ta trước 1975, vậy mà họ đã thu hút được rất nhiều Hàn kiều về xây dựng xứ sở của họ. Nên chăng chúng ta nghiên cứu cách làm của Hàn Quốc thời Park Chung Hi, rồi áp dụng linh hoạt vào trường hợp nước ta. Tôi rất mong được các bạn đang sinh sống, du học hay nghiên cứu tại Hàn Quốc chỉ giáo.

Nay gần 30 năm đã trôi qua, hơn bao giờ hết chúng ta phải tích cực tìm các biện pháp cụ thể để thu hút đồng bào ở nước ngoài về chung sức phát triển quê hương. Trong quá trình hội nhập vào EFTA và WTO sắp tới, sự góp sức của các chuyên gia Việt kiều càng cấp thiết hơn.

Hội thảo các chuyên gia Việt kiều nhằm góp ý cụ thể hóa Nghị định 36

Trong bài “Cần có chính sách toàn diện đồng bộ” đăng trên báo NVX, Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành đã đề nghị tổ chức một đại hội các tầng lớp đồng bào Việt Nam từ mọi quốc gia về cùng nhau thảo luận nhằm cụ thể hoá Nghị định 36 nêu trên. Cụ thể là làm sao xếp lại quá khứ và công nhận người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam, v.v… Về mặt tâm tình, tôi hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, tôi cảm thấy khó thực hiện được. Theo thiển ý, chúng ta nên kiến nghị Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức một hội thảo các chuyên gia Việt kiều quan tâm để thảo luận vấn đề rất quan trọng này.

Nguồn http://niemtin.free.fr/thuhutvk.htm