Viết bởi STH » Chủ nhật T9 30, 2012 9:04 pm
"Tặng cô bé hôm nay đã khen, “Em thích cách chị nói chuyện, nghe cứ như quen thân lâu lắm rồi.” Em đã bị lừa không nhận ra sự chảnh sâu sắc của tôi, mà ngộ nhận thấy tôi “quen thân”, thì tôi cũng sẽ viết cho em như viết cho một cô em gái, vậy ha."
Từ những ngày làm chân viết truyện vặt ở Hoa Học Trò cho đến hôm nay – một đứa vô danh tiểu tốt mỗi ngày lặng lẽ viết vài dòng lên blog năn nỉ người ta đọc mà không ai thèm ngó ngàng; tôi đã gặp không ít những người em – hầu hết là nhỏ tuổi hơn nên tôi gọi là “em” – nói với tôi rằng họ thích viết nhưng không có khả năng. Và điều đó ít nhiều làm tôi đau lòng, giống như thấy một cô gái nhan sắc bình thường sống ngay bên cạnh cửa hàng mỹ phẩm mà cứ than mình xấu và không ai để ý. Không nhiều thì ít. Nói chung là ít, vì chuyện ai không viết văn hoặc ai không có bồ chẳng ảnh hưởng gì đến tôi. Tôi chỉ buồn khi nhìn thấy người ta cắt bỏ dần những lựa chọn của mình.
Tôi nhớ truyện ngắn đầu tiên mình gởi lên Hoa Học Trò. Đó là một câu chuyện dở đến mức sau này chính tôi cũng bàng hoàng khi đọc lại, vì sao nó có thể dở như thế, vì sao nó có thể kinh khủng như thế. Nhưng lúc gởi, năm lớp 8, thì tôi có biết gì cho nhiều. Cứ hồn nhiên mà viết, hồn nhiên đi gởi, hồn nhiên mua báo hàng tuần không có truyện mình thì lại nhủ là tuần sau sẽ có. Câu chuyện dở nực đó chẳng bao giờ lên mặt báo, nhưng câu chuyện hai năm sau tôi gởi thì lại được chấp nhận. Và nó mở cho tôi một cánh cửa rất nhỏ vào thế giới của những con chữ được tung hứng miên man kì diệu.
Điều duy nhất mà năm lớp 8 tôi không có là sự khiêm tốn. Khiêm tốn để nhận ra mình viết dở như thế nào. Nhưng đôi khi tôi nghĩ lại và thầm cảm ơn những tháng ngày nổi loạn đó của mình, vì nếu tôi khiêm tốn, tôi sẽ chẳng bao giờ gởi cái gì, và chẳng bao giờ viết cái gì nữa. Thật khó để đưa ra một lời khuyên khi mà bây giờ tôi vẫn chưa là ai. Nhưng nếu các bạn trẻ có chút lòng tin gì ở tôi, thì có lẽ tôi sẽ nói, “Đặt sự khiêm tốn sang một bên, vì chị chắc chắn có một ông nhà văn nổi tiếng từng nói, “Khiêm tốn là đức tính không cần thiết trong nghệ thuật.”
Khi nói thế không có nghĩa là tôi viết cái gì cũng tin nó là hay, là số một. Chưa lúc nào viết hoặc đọc lại những gì mình từng viết mà tôi không bàng hoàng và đỏ mặt vì sự dở của nó. Mới hôm qua, tôi đọc lại blog của mình để chọn ra một số bài khá nhất gởi cho một người chị; và tôi đã hoảng lên, “Trời ơi, sao không có cái nào khá hết? Gởi cái này mà người ta đọc vào thì coi mình ra cái gì chứ?” Tôi sợ khi đọc những dòng chữ non nớt, bốc đồng, lủng củng đó; người ta sẽ bảo, “Tốt nhất em không nên viết nữa”, hoặc tệ hơn, “Ừ, nếu em thích thì cứ cố gắng.” – nghĩa là người ta không nỡ nói ra sự thật đau lòng phía trước. Hoặc tôi luôn sợ hãi rằng rốt cuộc tôi cũng chỉ là một đứa viết những kiểu văn sướt mướt, tình cảm, em và anh và anh ấy và chị kia, một câu có 10 dấu ba chấm và không bao giờ biết chấm hết cho “sự nghiệp” thừa thãi vô ích của chính mình. Tôi còn nhớ lần đầu tiên đọc truyện ngắn “Cô gái 100% hoàn hảo” của Haruki Murakami, tôi đã nghĩ, “Nếu đã có một truyện ngắn như thế này trên đời thì mày còn viết làm gì nữa hả Rio? Thế giới này không cần đến mày đâu.” (điều tương tự cũng xảy ra sau khi đọc truyện ngắn của chị Nguyễn Ngọc Tư).
Thế là đã có cả trăm lần tôi ngừng viết.
Và cũng có một trăm lẻ một lần tôi phải quay lại.
Lí do ư? Lí do thì đơn giản lắm: tôi thích viết. Chỉ có vậy tôi. Nếu em thích ăn bánh, thích uống sữa, thích cua gái, thích chơi đàn, em đều làm được. Vậy tại sao em lại bảo là mình thích viết nhưng không thể? Không có một sự sáng tạo nào ít đòi hỏi về mặt vật chất như viết lách. Chỉ cần một cây bút và một tờ giấy là đủ cho em chinh phục thế giới này, nếu em có tài. Nếu em không có tài, hoặc không có may mắn nổi tiếng để chinh phục thế giới, thì ít ra nó cũng thỏa mãn được thế giới của riêng em. Mà giữa thế giới của người ta và thế giới của em, chưa chắc cái nào đã quan trọng hơn.
Tôi biết mình nói chuyện bị lan man và không theo dàn bài; nhưng tôi thường viết những bài kiểu này cho bạn bè thân, cho những người chưa quen nhưng hiểu tôi; mà em nhớ lại xem, có khi nào em nói chuyện với bạn thân mà chuẩn bị dàn bài trước hay không? Vậy nên em bỏ qua nếu thấy tôi viết rối rắm lủng củng nhé.
Em bảo mình viết dở? Nhưng có ai nói em phải viết hay thì mới được viết? Em có cảm nhận niềm vui khi những con chữ nhảy múa thoát thai từ ngòi bút của em không? Em có bao giờ nhìn lại, ở một góc rất nhỏ nào đó, khuất lấp nhất trong tim em, em vẫn tin rằng mình viết hay? Đến tôi còn tin vào em, lẽ nào em không tin vào chính mình? Tôi tin là em viết hay. Tôi tin là tất cả những gì viết ra bằng một niềm khao khát được viết đều sẽ hay. Tôi yêu cũng không khác gì em yêu, vậy nếu em viết về tình yêu thì cũng giống như tôi viết vậy thôi. 100 độc giả đọc và khen con chữ tôi dùng, 1 người đọc và hiểu tình cảm em đã trải ra; không biết bên nào quan trọng hơn bên nào đâu em à.
Nếu có một điều gì đó mà Zi – một cô bạn của tôi theo đuổi Nhiếp ảnh – hơn tôi của ngày trước, là niềm tin rằng cô ấy không thể sống mà thiếu nhiếp ảnh. Lúc đó Zi vẫn chưa là ai, và cũng không biết đâu là khả năng của mình. Hôm nay nếu có điều gì tôi hơn em, đó cũng là niềm tin rằng tôi không thể sống mà không viết.
Và đó chỉ là viết thôi mà em. Viết ra cho em đọc, như tôi đã miệt mài viết trên blog của mình, không dám tag ai vì sợ làm phiền người khác, không dám share link kêu gọi vì sợ mình viết chưa đủ hay. Tôi không nói là em sẽ viết rất hay, sẽ thành một ai đó. Mà nói cho cùng, chúng ta cũng đâu cần điều đó, đúng không? Tôi đã nói viết văn không cần vốn liếng vật chất, thế nên cũng chẳng có lời lãi nào trả lại cho vừa.
Tôi sẽ tóm tắt lại vài ý chính như thế này, kẻo viết nữa lại có người vào đọc và chê tôi viết lủng củng (thật sự rất mệt mỏi em à, cảm giác như tôi đang nói chuyện với thằng bạn thân thì mẹ tôi nhảy ra và nói, “Tại sao lại nói chuyện với bạn thân mà không có dàn bài?” Thật ra thì mẹ tuyệt vời của tôi chưa bao giờ nói thế. Và thật ra thì hầu hết những người nói thế với tôi đều không tuyệt vời cho lắm).
- Nếu em thích viết, thì em cứ viết.
- Và em phải tin là mình viết hay. Em tin là đủ, không cần người khác tin. Họ không bao giờ hiểu được em.
- Bài viết này tôi không viết để khuyến khích em trở thành nhà văn này nọ. Bản thân tôi không bao giờ khuyến khích những đứa em của mình lao vào cái nghề nguy hiểm đó (ảnh hưởng từ suy nghĩ của mẹ tuyệt vời). Tôi chỉ muốn em thích là em sẽ viết, giống như muốn một đứa bạn của tôi biết trang điểm, vì nó không thua kém gì ai nhưng lại cứ nghĩ mình xấu.
- Viết được là hạnh phúc. Ai biết dùng con chữ, kẻ đó nói chuyện được với chính mình.
- Và tôi sẽ rất buồn, nếu cái nền giáo dục này vẫn còn tiếp tục gieo vào đầu học sinh suy nghĩ rằng họ không được phép làm điều gì đó chỉ vì họ không giỏi trong việc làm điều đó. Tôi biết mình sẽ còn buồn dài dài. Thế nên em đừng chần chừ mà làm tôi buồn thêm nữa. Em cứ viết đi, đừng trì hoãn con chữ mà làm đau chúng nó.
.
.
..
.
.
.
.
Tôi ước gì hai năm trước đã có ai nói với tôi những điều này. Biết đâu bây giờ tôi đã không phải bắt đầu lại từ đầu.
Tác giả: Rio Lam - The Story Teller
Nguồn:
Em cứ viết thôi có gì đâu mà ngại
"Tặng cô bé hôm nay đã khen, “Em thích cách chị nói chuyện, nghe cứ như quen thân lâu lắm rồi.” Em đã bị lừa không nhận ra sự chảnh sâu sắc của tôi, mà ngộ nhận thấy tôi “quen thân”, thì tôi cũng sẽ viết cho em như viết cho một cô em gái, vậy ha."
Từ những ngày làm chân viết truyện vặt ở Hoa Học Trò cho đến hôm nay – một đứa vô danh tiểu tốt mỗi ngày lặng lẽ viết vài dòng lên blog năn nỉ người ta đọc mà không ai thèm ngó ngàng; tôi đã gặp không ít những người em – hầu hết là nhỏ tuổi hơn nên tôi gọi là “em” – nói với tôi rằng họ thích viết nhưng không có khả năng. Và điều đó ít nhiều làm tôi đau lòng, giống như thấy một cô gái nhan sắc bình thường sống ngay bên cạnh cửa hàng mỹ phẩm mà cứ than mình xấu và không ai để ý. Không nhiều thì ít. Nói chung là ít, vì chuyện ai không viết văn hoặc ai không có bồ chẳng ảnh hưởng gì đến tôi. Tôi chỉ buồn khi nhìn thấy người ta cắt bỏ dần những lựa chọn của mình.
Tôi nhớ truyện ngắn đầu tiên mình gởi lên Hoa Học Trò. Đó là một câu chuyện dở đến mức sau này chính tôi cũng bàng hoàng khi đọc lại, vì sao nó có thể dở như thế, vì sao nó có thể kinh khủng như thế. Nhưng lúc gởi, năm lớp 8, thì tôi có biết gì cho nhiều. Cứ hồn nhiên mà viết, hồn nhiên đi gởi, hồn nhiên mua báo hàng tuần không có truyện mình thì lại nhủ là tuần sau sẽ có. Câu chuyện dở nực đó chẳng bao giờ lên mặt báo, nhưng câu chuyện hai năm sau tôi gởi thì lại được chấp nhận. Và nó mở cho tôi một cánh cửa rất nhỏ vào thế giới của những con chữ được tung hứng miên man kì diệu.
Điều duy nhất mà năm lớp 8 tôi không có là sự khiêm tốn. Khiêm tốn để nhận ra mình viết dở như thế nào. Nhưng đôi khi tôi nghĩ lại và thầm cảm ơn những tháng ngày nổi loạn đó của mình, vì nếu tôi khiêm tốn, tôi sẽ chẳng bao giờ gởi cái gì, và chẳng bao giờ viết cái gì nữa. Thật khó để đưa ra một lời khuyên khi mà bây giờ tôi vẫn chưa là ai. Nhưng nếu các bạn trẻ có chút lòng tin gì ở tôi, thì có lẽ tôi sẽ nói, “Đặt sự khiêm tốn sang một bên, vì chị chắc chắn có một ông nhà văn nổi tiếng từng nói, “Khiêm tốn là đức tính không cần thiết trong nghệ thuật.”
Khi nói thế không có nghĩa là tôi viết cái gì cũng tin nó là hay, là số một. Chưa lúc nào viết hoặc đọc lại những gì mình từng viết mà tôi không bàng hoàng và đỏ mặt vì sự dở của nó. Mới hôm qua, tôi đọc lại blog của mình để chọn ra một số bài khá nhất gởi cho một người chị; và tôi đã hoảng lên, “Trời ơi, sao không có cái nào khá hết? Gởi cái này mà người ta đọc vào thì coi mình ra cái gì chứ?” Tôi sợ khi đọc những dòng chữ non nớt, bốc đồng, lủng củng đó; người ta sẽ bảo, “Tốt nhất em không nên viết nữa”, hoặc tệ hơn, “Ừ, nếu em thích thì cứ cố gắng.” – nghĩa là người ta không nỡ nói ra sự thật đau lòng phía trước. Hoặc tôi luôn sợ hãi rằng rốt cuộc tôi cũng chỉ là một đứa viết những kiểu văn sướt mướt, tình cảm, em và anh và anh ấy và chị kia, một câu có 10 dấu ba chấm và không bao giờ biết chấm hết cho “sự nghiệp” thừa thãi vô ích của chính mình. Tôi còn nhớ lần đầu tiên đọc truyện ngắn “Cô gái 100% hoàn hảo” của Haruki Murakami, tôi đã nghĩ, “Nếu đã có một truyện ngắn như thế này trên đời thì mày còn viết làm gì nữa hả Rio? Thế giới này không cần đến mày đâu.” (điều tương tự cũng xảy ra sau khi đọc truyện ngắn của chị Nguyễn Ngọc Tư).
Thế là đã có cả trăm lần tôi ngừng viết.
Và cũng có một trăm lẻ một lần tôi phải quay lại.
Lí do ư? Lí do thì đơn giản lắm: tôi thích viết. Chỉ có vậy tôi. Nếu em thích ăn bánh, thích uống sữa, thích cua gái, thích chơi đàn, em đều làm được. Vậy tại sao em lại bảo là mình thích viết nhưng không thể? Không có một sự sáng tạo nào ít đòi hỏi về mặt vật chất như viết lách. Chỉ cần một cây bút và một tờ giấy là đủ cho em chinh phục thế giới này, nếu em có tài. Nếu em không có tài, hoặc không có may mắn nổi tiếng để chinh phục thế giới, thì ít ra nó cũng thỏa mãn được thế giới của riêng em. Mà giữa thế giới của người ta và thế giới của em, chưa chắc cái nào đã quan trọng hơn.
Tôi biết mình nói chuyện bị lan man và không theo dàn bài; nhưng tôi thường viết những bài kiểu này cho bạn bè thân, cho những người chưa quen nhưng hiểu tôi; mà em nhớ lại xem, có khi nào em nói chuyện với bạn thân mà chuẩn bị dàn bài trước hay không? Vậy nên em bỏ qua nếu thấy tôi viết rối rắm lủng củng nhé.
Em bảo mình viết dở? Nhưng có ai nói em phải viết hay thì mới được viết? Em có cảm nhận niềm vui khi những con chữ nhảy múa thoát thai từ ngòi bút của em không? Em có bao giờ nhìn lại, ở một góc rất nhỏ nào đó, khuất lấp nhất trong tim em, em vẫn tin rằng mình viết hay? Đến tôi còn tin vào em, lẽ nào em không tin vào chính mình? Tôi tin là em viết hay. Tôi tin là tất cả những gì viết ra bằng một niềm khao khát được viết đều sẽ hay. Tôi yêu cũng không khác gì em yêu, vậy nếu em viết về tình yêu thì cũng giống như tôi viết vậy thôi. 100 độc giả đọc và khen con chữ tôi dùng, 1 người đọc và hiểu tình cảm em đã trải ra; không biết bên nào quan trọng hơn bên nào đâu em à.
Nếu có một điều gì đó mà Zi – một cô bạn của tôi theo đuổi Nhiếp ảnh – hơn tôi của ngày trước, là niềm tin rằng cô ấy không thể sống mà thiếu nhiếp ảnh. Lúc đó Zi vẫn chưa là ai, và cũng không biết đâu là khả năng của mình. Hôm nay nếu có điều gì tôi hơn em, đó cũng là niềm tin rằng tôi không thể sống mà không viết.
Và đó chỉ là viết thôi mà em. Viết ra cho em đọc, như tôi đã miệt mài viết trên blog của mình, không dám tag ai vì sợ làm phiền người khác, không dám share link kêu gọi vì sợ mình viết chưa đủ hay. Tôi không nói là em sẽ viết rất hay, sẽ thành một ai đó. Mà nói cho cùng, chúng ta cũng đâu cần điều đó, đúng không? Tôi đã nói viết văn không cần vốn liếng vật chất, thế nên cũng chẳng có lời lãi nào trả lại cho vừa.
Tôi sẽ tóm tắt lại vài ý chính như thế này, kẻo viết nữa lại có người vào đọc và chê tôi viết lủng củng (thật sự rất mệt mỏi em à, cảm giác như tôi đang nói chuyện với thằng bạn thân thì mẹ tôi nhảy ra và nói, “Tại sao lại nói chuyện với bạn thân mà không có dàn bài?” Thật ra thì mẹ tuyệt vời của tôi chưa bao giờ nói thế. Và thật ra thì hầu hết những người nói thế với tôi đều không tuyệt vời cho lắm).
- Nếu em thích viết, thì em cứ viết.
- Và em phải tin là mình viết hay. Em tin là đủ, không cần người khác tin. Họ không bao giờ hiểu được em.
- Bài viết này tôi không viết để khuyến khích em trở thành nhà văn này nọ. Bản thân tôi không bao giờ khuyến khích những đứa em của mình lao vào cái nghề nguy hiểm đó (ảnh hưởng từ suy nghĩ của mẹ tuyệt vời). Tôi chỉ muốn em thích là em sẽ viết, giống như muốn một đứa bạn của tôi biết trang điểm, vì nó không thua kém gì ai nhưng lại cứ nghĩ mình xấu.
- Viết được là hạnh phúc. Ai biết dùng con chữ, kẻ đó nói chuyện được với chính mình.
- Và tôi sẽ rất buồn, nếu cái nền giáo dục này vẫn còn tiếp tục gieo vào đầu học sinh suy nghĩ rằng họ không được phép làm điều gì đó chỉ vì họ không giỏi trong việc làm điều đó. Tôi biết mình sẽ còn buồn dài dài. Thế nên em đừng chần chừ mà làm tôi buồn thêm nữa. Em cứ viết đi, đừng trì hoãn con chữ mà làm đau chúng nó.
.
.
..
.
.
.
.
Tôi ước gì hai năm trước đã có ai nói với tôi những điều này. Biết đâu bây giờ tôi đã không phải bắt đầu lại từ đầu.
Tác giả: Rio Lam - The Story Teller
Nguồn: Em cứ viết thôi có gì đâu mà ngại