Đợi con

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Đợi con

Đợi con

Viết bởi Bùi Thị Hồng Hoa » Sáu T9 21, 2012 3:22 pm

Lâu rồi mới đọc lại những tâm sự của chính bản thân mình ( cuối năm 2011)- quyết tâm sau khi tốt nghiệp trường 専門  thi lại đại học và theo đuổi giấc mơ làm cô giáo. Tự mình đọc lại và tự mình rơi nước mắt cho chính mình cho mẹ và cho con đường phía trước vẫn thật nhiều chông gai.

Sáng 20 tháng 12, lâu quá rồi tôi mới lại có dịp được đi bộ nơi góc phố quen, từng thuộc làm lòng suốt 1 năm 6 tháng những ngày đi học ở trường tiếng Nhật. Phía nam Shibuya, hàng cây giờ mới thay màu áo. Sắc vàng xao xác chạy dài hút theo con đường và ẩn mình sau những tòa nhà cao tầng. Hơi chễ nải so với nhịp thời tiết, hàng cây nơi con phố này làm người ta bị nhầm tưởng hãy còn thu, trong khi bước chân mùa đông đã lướt trọn một vòng quốc đảo này.

Ngỡ ngàng vì trường xưa vẫn vậy, 3 khu nhà tầng nằm trầm tĩnh ngay con đường ồn ào xe cộ. Vắng lặng không một bóng dáng học sinh, đương giờ thầy cô lên lớp tôi ghé vào văn phòng của các giáo viên chuyên dạy du học sinh cũng chỉ gặp vài cô giáo từng biết mặt. Cô chủ nhiệm cũ đang giờ dạy, tôi nhẹ nhàng đi lang thang khắp các dọc hành lang trong lúc đợi chờ giờ nghỉ giải lao.

Cô trò gặp mặt mừng mừng tủi tủi ôm chầm lấy nhau. Cô nắn nắn bàn tay tôi rồi nhìn từ đầu xuống chân :

- Xinh hơn, chững chạc hơn.

Báo với cô việc sẽ tốt nghiệp vào tháng 3 sắp tới, cô hỏi luôn:

- Thế định về nước, đến chào cô hả?

- Không cô ạ, em định học tiếp.

- Oh, thế bao giờ mới định về?

- Học xong, đi làm một thời gian chắc phải gần 30 tuổi hay 30 tuổi mới về được ạ.

- Lâu nhỉ, con gái bất hiếu nha.

Tôi gượng cười cúi đầu trước câu đùa của cô. Thảng thốt chợt nhớ về mẹ. Bất hiếu thật , bắt mẹ già một mình ngóng chờ con trở về. Ngày tôi 30 mẹ hơn 60 chục xuân qua. Thời gian đi không chờ đợi con người không chờ đợi tuổi tác.


****


Khi 53 tuổi, mẹ ngất đi vì tụt huyết áp. Và sau đó là những ngày ốm kéo dài, chân tay lúc nào cũng lạnh buồn và đau nhức, mẹ sợ nước, nước làm cóng và tê dại những ngón tay. Mẹ sợ gió vì những cơn đau đầu. Mùa hè nóng chỉ mình mẹ vẫn không rời khỏi được chăn bông vì luôn cảm giác lạnh. Tôi khiếp sợ, người ta bảo 53 tuổi hạn. Tôi sợ mất mẹ. Mẹ vốn đã gầy nước da xám mắt trũng sâu hoắm vì mất ngủ kinh niên càng gầy hơn xanh hơn. Mãi tới kì nghỉ hè khi trở lại quê nhà trong thời gian ngắn ngủi vỏn vẹn có 6 ngày, tôi mới biết về trận ốm ấy. Mẹ giấu và mọi người đều giấu không thông báo cho tôi. Xa cách không được tính bằng ngày bằng tháng mà phải tính bằng năm cho ngắn lại vậy mà món quà tôi đền đáp cho chuỗi thời gian đợi chờ của mẹ là không đầy 1 tuần. 1 tuần mưa bão cuối tháng 8, căn nhà cuối con ngõ ngập úng ngang đầu gối mẹ nằng nặc đòi đi chợ mưa cá về làm dấm món tôi thích nhất. Ngày lên sân bay Nội Bài 2 mẹ con nằm ôm nhau khóc tâm sự rất khuya.

- Mẹ ơi đừng làm gì nữa, đừng làm gì cả. Lúa không cấy nữa, rau không trồng nữa. Ruộng đem cho đi, vườn rau ai muốn ăn cho hết hàng xóm. Đừng động chân tay vào nước vào bùn nữa, ở nhà nghỉ ngơi đợi con thôi.

- Không phải lo như thế đâu con. Mẹ giờ lại khỏe rồi.

- Lúc khỏe thì đạp xe vào sinh hoạt câu lạc bộ thơ văn ở thị xã, mẹ vẫn từng ao ước có ngày được như thế mà. Giờ thực hiện thôi, công việc tiền bạc để con lo.

- Con còn phải dành dụm tiền ăn học bên đó. Con vất vả chứ mẹ ở nhà sướng mà. Thỉnh thoảng chợ búa bán cái rau cái cỏ cho vui. À con có đùm ít rau muống mang sang bên đó, sáng mẹ dậy hái sớm.

- Thôi mẹ ạ, mấy ngày ăn được ở nhà cũng đỡ thèm rồi. Mẹ không hứa nghỉ làm lụng để giữ gìn sức khỏe , con không yên tâm lên máy bay. Con không cho đi tiễn đâu đấy.

- Um, mẹ biết rồi mẹ hứa.


****


Lạnh, trời về tối sương buông nhẹ mà cóng đỏ bàn tay. Chậm chạp bước chân mỏi mệt sau khi kết thúc công việc làm thêm trở về phòng, tay ủ trong túi áo và chợt nhớ lâu lâu rồi không gọi về nhà.

Tít tít tít. Reng reng reng, nhận cuộc gọi lại từ tổng đài:

- Còn 98 phút, tổng đài đang chuyển máy xin quý khách chờ trong giây lát.

Có lẽ do mệt nên thấy giọng của chị ở tổng đài khô khan lạnh lùng. Ngáp.

- Ôi con gái à. Mẹ đây. Ăn cơm chưa? Khỏe không?

Chưa kịp đáp lại câu nào mẹ làm cả tràng. Chắc lúc nào mẹ cũng đợi điện của con.

- Chưa, con đang trên đường về nhà, mẹ ăn chưa?

- Ăn từ 4 giờ chiều rồi, không có việc gì, lạnh nên ăn sớm, đang ngồi đọc sách thơ.

- Úi văn nghệ sĩ thế hihi

- Đấy nhờ phúc con gái nhà giờ đầy sách thơ văn. Bên đấy được nghỉ Tết chưa con?

- Sắp rồi. Mẹ ơi, Tết này con không về được, công việc ở tiệm không xin nghỉ được. Để con về sau nha.

- Um.

Giọng mẹ chùng xuống.

- Thôi con à, về cũng tốn kém. Thế có thích ăn bánh chưng mẹ gửi sang.

- Không phải gửi đâu mẹ. Bên này cũng có nơi bán.

- Vậy à. Mà dạo này tiền cước phí đắt ghê. Hôm rồi mẹ gửi sang cho con tờ giấy thầy Thành với cô Duyên viết cho chứng nhận từng là học sinh của Đinh Công Tráng với cái bằng tốt nghiệp cấp 2 mà 500 trăm ngàn đồng đấy.

Rồi câu chuyện lan man mỗi thứ một tí, bước chân tôi đã về tới chỗ trọ.

Chắng dám khoe với mẹ việc học tiếp, rằng con phải đóng tiền nhập học, lại hết tiền, lại tiếp tục vòng lo lắng bận rộn. Tiếp theo sẽ là sống ở đâu, làm thêm việc gì sau tháng 3 sắp tới. Mùa hoa anh đào năm sau con lại thất hứa rằng đón mẹ sang chơi. Cứ hứa rồi lại không thực hiện được, con xin lỗi mẹ à, đợi con thêm một thời gian nữa. Đợi con mẹ nhé!