Viết bởi tuantuatut » Tư T6 27, 2007 3:18 pm
Thứ tư là tính độc đáo
Tiểu thuyết tình yêu của Kim Dung mang đầy tính sáng tạo độc đáo.Ở đây,có rất ít mô thức để nói,có rất nhiều nhà văn đã dựa vào mô thức để phát triển câu chuyện của mình.Có thể nói mô thức hoá là đặc tính cwn bản của văn học thông tục.Dưới ngòi bút Kim Dung,mỗi lần xuất hiện một nhân vật mới,mỗi khi kể đến một câu chuyện tình mới,ông đều đem đến cảm giác mới mẻ cho người đọc.Mỗi nhân vật,mỗi câu chuyện,mỗi tác phẩm đều là một thế giới độc lập mới mẻ.
Chúng ta không thể tìm ra trong tiểu thuyết Kim Dung những quan niệm cơ bản về"bản chất của tình yêu".Trong 15 bộ tiểu thuyết Kim Dung có rất nhiều câu chuyện tình yêu,với những màu sắc khác nhau,nhưng không thể tìm ra được mô thức hoặc quy luật của nó.Điều đó cho thấy tác giả đã sáng tác ra những câu chuyện tình yêu mới mẻ,có suy nghĩ mới,có sự sáng tạo và có sự thăm dò.Mỗi ý nghĩ sáng tạo đều kéo theo một góc độ,một phương diện mới mẻ hoặc phương thức chiếu rọi khác nhau.
Kim Dung có thể phát huy tính sáng tạo độc đáo của ông,viết nên những câu chuyện tình yêu độc đáo,bởi vì có một nguyên nhân căn bản.Tác giả thật sự nắm được hoàn cảnh sống khác nhau của nhân vật,những cảnh ngộ và khí chất khác nhau của con người,lý tưởng của mỗi người.Có bao nhiêu cá tính là có bấy nhiêu cuộc tình.Bởi vì tình yêu không phải là một vật trừu tượng mà là mối quan hệ đặc biệt giữa nam và nữ,là một trạng thái tâm lý đặc biệt.Mỗi người đèu có ước muốn riêng của mình,mỗi người đều có cảm thụ riêng của mình,mỗi người đều có sự lựa chọn riêng của mình.Cho nên tình yêu giữa những nhân vật có mối quan hệ khác nhau với tâm lý của họ,nhiều người yêu cùng một người,hoặc một người yêu nhiều người,trạng thái tâm lý và ình thức biểu hiện đều không giống nhau.Vì thế tình yêu trở thành chủ đề vĩnh hằng và luôn mới mẻ dưới con mắt người đời.Cũng như những lĩnh vực khác,tình yêu không thiếu cái đẹp nhưng thiếu sự phát hiện;không thiếu cái mới nhưng thiếu tinh thần sáng tạo và thăm dò.
Nghệ thuật quý ở sự sáng tạo.Người giỏi khác với kẻ dở,là chổ anh không những không đuợc lặp lại của người khác mà cũng không thể lặp lại chính mình.Đặc trưng này hoàn toàn hợp với lĩnh vực sáng tác văn học.Không ít những nhà văn chuyên viết truyện tình cảm vì thế mà phải lo lắng,đó là bởi vì họ ngại rằng mình sẽ lặp lại người khác,hoặc lặp lại bản thân mình,hoặc thậm chí là lặp lại bản thân mình và cả người khác.
Kim Dung không phải là một nhà văn chuyên viết tình yêu mà tình yêu chỉ được"kèm theo"trong tiểu thuyết võ hiệp,nhưng ông đã sáng tạo ra một thế giới tình yêu phong phú,sinh động,điều này thật đáng quý,càng thể hiện rõ hơn sự hiểu biết,tài hoa,phong độ của một vị tôn sư.
Tam Mao đã rất đúng khi nói tiểu thuyết Kim Dung chứa đựng một điều lớn nhất của nhân loại,một điều mà trước đây không thể giải quyết được,làm cho con người lên thiên đàng xuống địa ngục,đó chính là"chữ tình".
Có rất nhiều người say mê đọc Kim Dung nhưng họ chỉ thấy được bề ngoài,chỉ biết đến những cái hời hợt bên ngoài.Điểm tuyệt vời của Kim Dung là rất nhiều,nhưng trong đó cái làm cho người ta phải điên đảo nhất,chính là"chữ tình".Tình yêu trong tiểu thuyết võ hiệp hấp dẫn người đọc,đem lại cho chúng ta những cam nhận khó quên.Chúng ta có thể quên đi nhiều câu chuyện, những trận đấu kịch liệt,những trắc trở éo le,nhưng chúng ta không thẻ nào quên được bi kịch của Hương Hương công chúa Ca Ty Lệ,không thể nào quên được tình yêu đẹp đẽ mà trong sáng của nàng,sự hi sinh của nàng,từ đó không thể nào tha thứ cho sự ngu ngốc và bạc tình của Trần Gia Lạc.Chúng ta có thể quên được nhiều chuyện ,nhưng chúng ta lam sao quên được chuyện tình đầy ngang trái của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.
Từ những câu chuyện tình yêu phong phú,đa dạng,phức tạp,tìm ra kết cấu nội tại của tiểu thuyết Kim Dung.Từ nhiều mặt,nhiều góc độ khác nhau trong thế giới tình yêu,chúng ta có thể thấy tiểu thuyết Kim Dung rất sinh động,đầy tình người.Chính vì thế chúng ta mới say mê xúc động,trầm tư mặc tưởng theo từng chi tiết của câu chuyện.
Thế giới tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung không phải là một thế giới ý niệm,mà là một thế giới hiện thực,không có giáo điều,khái niệm và công thức,giải thích thậm chí không có nghị luận và phân tích.Chúng ta phải tự cảm nhận,tự tìm hiểu .Cho nên tiểu thuyết của Kim Dung,có giá trị triết học và nghệ thuật.
Vấn đề là chúng ta xem như thế nào,cảm nhận như thế nào,tìm và hiểu như thế nào.
Đối với tác giả mà nói,vẫn còn một vấn đề là bàn luận như thế nào.
Một phương pháp có thể thực hiện là logic hoá thế giới tình yêu này.Chẳng hạn như chia ra tình và ái, tình và luận lý,tình yêu và hôn nhân,tình yêu và vận mạng,tình yêu và cá nhân,tình yêu và tâm lý,tình yêu và thù hận,tình yêu và hi sinh,tình yêu và đời người...Tác giả sẽ bàn luận theo từng chuyên đề;hoặc là chúng ta có thể nghiên cứu tình yêu về mặt sinh vật học,tâm lý học,xã hội học,luận lý học,dân tộc học,hoặc về bản giá trị luận,bản chất luận,cá tính luận.
Nhưng những phương thức bàn luận ấy cũng có những nhược điểm.
Nếu đem tình yêu,một chủ đề thú vị như thế mà triết học hoá,e rằng làm cho người ta cảm thấy chán,mâu thuẫn với bản chất của tình yêu.Bởi lẽ tình yêu cũng là một hiện tượng tâm lý đầy mâu thuẫn phức tạp.Lý tính và phi lý tính,bản năng và trí tuệ,ngẫu nhiên và tất nhiên...đều có mặt ở đây.Đây là một thế giới riêng biệt,cho nên rất khó qui phạm hoá nó.Thứ hai,nếu chúng ta cứ bàn luận vấn đề này bằng con mắt của học thuật,vậy thì chổ đứng của"nghệ thuật"ở đâu.Cuối cùng chúng ta tuy nói tiểu thuyết của Kim Dung như một bộ sách giáo khoa về tình yêu,nhưng rốt cuộc nó không phải là một bộ sách như thế.Chỉ là giống mà thôi,và nó cũng chứa đựng sự mơ hồ về mặt nghệ thuật.
Một phương thức khác,đó là mỗi người chúng ta ai cũng có thể áp dụng,đó là chúng ta sẽ đọc dần dầnphân tích nghiên cứu và bình luận.
Làm như thế có thể bù đắp sự hạn chế của phương thức trên.Chúng ta sẽ không tách rời hiện tượng và nghệ thuật,cũng không mất đi nền tảng của tình cảm,từ đó cũng không đi xa bản chất của tình yêu.Ví dụ,chúng ta có thể thông qua câu chuyện của Trần Gia lạc và Hoắc Thanh Đồng,Ca Ty Lệ;Viên Sĩ Tiêu và Quan Minh Mai,Trần Chính Đức;Từ Triều Sinh và Trần Cát Lão,Vu Vạn Đồng;Dư Ngư Đồng và Lạc Băng,Lý Nguyên Chỉ...để phân tích sự khác nhau trong thế giới tình yêu của Kim Dung,sự khác nhau trong phương pháp và ở góc độ biểu hiện.
Nhưng như thế cũng có chổ bất lợi.Thứ nhất,chúng ta phải đọc cả bộ tuyển tập của Kim Dung,nếu chỉ đọc mộ bộ thì không thể có đủ tư liệu để bàn luận.Chúng ta không thể bàn tất cả mọi câu chuyện tình yêu trong tác phẩm của Kim Dung.Thứ hai,với những tình tiết,những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm khác nhau,chúng ta nên làm thế nào?Nên phải nói hết,hay chỉ nói về một nhân vật,hay tình tiết nổi bật mà thôi?Cuối cùng nếu chúng ta lam như thế,rất khó hấp dẫn người đọc.Chúng ta dùng cùng một phương pháp,một giọng điệu đẻ bàn luận những câu chuyện tình khác nhau,những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm khác nhau,những tính chất khác nhau và thứ tự khác nhau của câu chuyện,e rằng đây là một cách làm rất phí công tốn sức mà không đem lại hiệu quả mong muốn.Vì thế chúng ta sẽ áp dụng ưu điểm của cả hai phương pháp.Tức là:vừa chú ý đến tính học thuật cũng vừa chú ý đến tính nghệ thuật của nó,nghiên cứu cả quan niệm và hiên tượng.Chúng ta sẽ bàn luận theo kiểu cắt ngang,như thế cũng không thể tránh khỏi những chổ khiếm thiếu,không thể nghiên cứu hết toàn bộ.Nhưng nó cũng khắc phục được những khuyết điểm của một tác phẩm lý luận,tức là để đảm bảo tính học thuật có hệ thống mà cắt bỏ hy sinh một số tình tiết.Đồng thời cũng có thể đi sâu vào tác phẩm.
Tác giả chỉ muốn hệ thống hoá lại lý luận triết học về tình yêu,không muốn kể lại tất cả những chuyện tình trong tiểu thuyết Kim Dung.Chỉ muốn nhân cơ hội này phát biểu ý kiến của mình với những bạn đọc yêu thích tiểu thuyết Kim Dung về thế giới tình yêu trong tác phảmm của ông.Cuối cùng tôi muốn nói rõ một điểm,quyển sách này không tránh khỏi có phần trùng lặp với một số tác phẩm trước của tôi.Bởi vì trong những bộ trước,tôi đã phân tích một cách toàn diện tiểu thuyết Kim dung,trong đó có chủ đề tình yêu;Tôi cũng có một chuyên đề chỉ nói riêng về bi kịch tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung. Cho nên trong quyển này có thể có chổ bị lặp lại.Nhưng những bộ trước chỉ là"nghiên cứu về nền tảng",nó có tính toàn diện,nó đề cập đến rất nhiều vấn đề trong tiểu thuyêt Kim Dung. nhưng chỉ sơ lược, có tính cách cởi ngựa xem hoa mà thôi.Còn quyển này là chi riêng nói về tình yêu.Hy vọng đây là một cuốn sách có tính toàn diện,chuyên biệt,giúp độc giả có thể hiểu sâu sắc về một chủ đề thú vị trong tiểu thuyết Kim Dung.
-oOo-
Nghê Khuông
Thứ tư là tính độc đáo
Tiểu thuyết tình yêu của Kim Dung mang đầy tính sáng tạo độc đáo.Ở đây,có rất ít mô thức để nói,có rất nhiều nhà văn đã dựa vào mô thức để phát triển câu chuyện của mình.Có thể nói mô thức hoá là đặc tính cwn bản của văn học thông tục.Dưới ngòi bút Kim Dung,mỗi lần xuất hiện một nhân vật mới,mỗi khi kể đến một câu chuyện tình mới,ông đều đem đến cảm giác mới mẻ cho người đọc.Mỗi nhân vật,mỗi câu chuyện,mỗi tác phẩm đều là một thế giới độc lập mới mẻ.
Chúng ta không thể tìm ra trong tiểu thuyết Kim Dung những quan niệm cơ bản về"bản chất của tình yêu".Trong 15 bộ tiểu thuyết Kim Dung có rất nhiều câu chuyện tình yêu,với những màu sắc khác nhau,nhưng không thể tìm ra được mô thức hoặc quy luật của nó.Điều đó cho thấy tác giả đã sáng tác ra những câu chuyện tình yêu mới mẻ,có suy nghĩ mới,có sự sáng tạo và có sự thăm dò.Mỗi ý nghĩ sáng tạo đều kéo theo một góc độ,một phương diện mới mẻ hoặc phương thức chiếu rọi khác nhau.
Kim Dung có thể phát huy tính sáng tạo độc đáo của ông,viết nên những câu chuyện tình yêu độc đáo,bởi vì có một nguyên nhân căn bản.Tác giả thật sự nắm được hoàn cảnh sống khác nhau của nhân vật,những cảnh ngộ và khí chất khác nhau của con người,lý tưởng của mỗi người.Có bao nhiêu cá tính là có bấy nhiêu cuộc tình.Bởi vì tình yêu không phải là một vật trừu tượng mà là mối quan hệ đặc biệt giữa nam và nữ,là một trạng thái tâm lý đặc biệt.Mỗi người đèu có ước muốn riêng của mình,mỗi người đều có cảm thụ riêng của mình,mỗi người đều có sự lựa chọn riêng của mình.Cho nên tình yêu giữa những nhân vật có mối quan hệ khác nhau với tâm lý của họ,nhiều người yêu cùng một người,hoặc một người yêu nhiều người,trạng thái tâm lý và ình thức biểu hiện đều không giống nhau.Vì thế tình yêu trở thành chủ đề vĩnh hằng và luôn mới mẻ dưới con mắt người đời.Cũng như những lĩnh vực khác,tình yêu không thiếu cái đẹp nhưng thiếu sự phát hiện;không thiếu cái mới nhưng thiếu tinh thần sáng tạo và thăm dò.
Nghệ thuật quý ở sự sáng tạo.Người giỏi khác với kẻ dở,là chổ anh không những không đuợc lặp lại của người khác mà cũng không thể lặp lại chính mình.Đặc trưng này hoàn toàn hợp với lĩnh vực sáng tác văn học.Không ít những nhà văn chuyên viết truyện tình cảm vì thế mà phải lo lắng,đó là bởi vì họ ngại rằng mình sẽ lặp lại người khác,hoặc lặp lại bản thân mình,hoặc thậm chí là lặp lại bản thân mình và cả người khác.
Kim Dung không phải là một nhà văn chuyên viết tình yêu mà tình yêu chỉ được"kèm theo"trong tiểu thuyết võ hiệp,nhưng ông đã sáng tạo ra một thế giới tình yêu phong phú,sinh động,điều này thật đáng quý,càng thể hiện rõ hơn sự hiểu biết,tài hoa,phong độ của một vị tôn sư.
Tam Mao đã rất đúng khi nói tiểu thuyết Kim Dung chứa đựng một điều lớn nhất của nhân loại,một điều mà trước đây không thể giải quyết được,làm cho con người lên thiên đàng xuống địa ngục,đó chính là"chữ tình".
Có rất nhiều người say mê đọc Kim Dung nhưng họ chỉ thấy được bề ngoài,chỉ biết đến những cái hời hợt bên ngoài.Điểm tuyệt vời của Kim Dung là rất nhiều,nhưng trong đó cái làm cho người ta phải điên đảo nhất,chính là"chữ tình".Tình yêu trong tiểu thuyết võ hiệp hấp dẫn người đọc,đem lại cho chúng ta những cam nhận khó quên.Chúng ta có thể quên đi nhiều câu chuyện, những trận đấu kịch liệt,những trắc trở éo le,nhưng chúng ta không thẻ nào quên được bi kịch của Hương Hương công chúa Ca Ty Lệ,không thể nào quên được tình yêu đẹp đẽ mà trong sáng của nàng,sự hi sinh của nàng,từ đó không thể nào tha thứ cho sự ngu ngốc và bạc tình của Trần Gia Lạc.Chúng ta có thể quên được nhiều chuyện ,nhưng chúng ta lam sao quên được chuyện tình đầy ngang trái của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.
Từ những câu chuyện tình yêu phong phú,đa dạng,phức tạp,tìm ra kết cấu nội tại của tiểu thuyết Kim Dung.Từ nhiều mặt,nhiều góc độ khác nhau trong thế giới tình yêu,chúng ta có thể thấy tiểu thuyết Kim Dung rất sinh động,đầy tình người.Chính vì thế chúng ta mới say mê xúc động,trầm tư mặc tưởng theo từng chi tiết của câu chuyện.
Thế giới tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung không phải là một thế giới ý niệm,mà là một thế giới hiện thực,không có giáo điều,khái niệm và công thức,giải thích thậm chí không có nghị luận và phân tích.Chúng ta phải tự cảm nhận,tự tìm hiểu .Cho nên tiểu thuyết của Kim Dung,có giá trị triết học và nghệ thuật.
Vấn đề là chúng ta xem như thế nào,cảm nhận như thế nào,tìm và hiểu như thế nào.
Đối với tác giả mà nói,vẫn còn một vấn đề là bàn luận như thế nào.
Một phương pháp có thể thực hiện là logic hoá thế giới tình yêu này.Chẳng hạn như chia ra tình và ái, tình và luận lý,tình yêu và hôn nhân,tình yêu và vận mạng,tình yêu và cá nhân,tình yêu và tâm lý,tình yêu và thù hận,tình yêu và hi sinh,tình yêu và đời người...Tác giả sẽ bàn luận theo từng chuyên đề;hoặc là chúng ta có thể nghiên cứu tình yêu về mặt sinh vật học,tâm lý học,xã hội học,luận lý học,dân tộc học,hoặc về bản giá trị luận,bản chất luận,cá tính luận.
Nhưng những phương thức bàn luận ấy cũng có những nhược điểm.
Nếu đem tình yêu,một chủ đề thú vị như thế mà triết học hoá,e rằng làm cho người ta cảm thấy chán,mâu thuẫn với bản chất của tình yêu.Bởi lẽ tình yêu cũng là một hiện tượng tâm lý đầy mâu thuẫn phức tạp.Lý tính và phi lý tính,bản năng và trí tuệ,ngẫu nhiên và tất nhiên...đều có mặt ở đây.Đây là một thế giới riêng biệt,cho nên rất khó qui phạm hoá nó.Thứ hai,nếu chúng ta cứ bàn luận vấn đề này bằng con mắt của học thuật,vậy thì chổ đứng của"nghệ thuật"ở đâu.Cuối cùng chúng ta tuy nói tiểu thuyết của Kim Dung như một bộ sách giáo khoa về tình yêu,nhưng rốt cuộc nó không phải là một bộ sách như thế.Chỉ là giống mà thôi,và nó cũng chứa đựng sự mơ hồ về mặt nghệ thuật.
Một phương thức khác,đó là mỗi người chúng ta ai cũng có thể áp dụng,đó là chúng ta sẽ đọc dần dầnphân tích nghiên cứu và bình luận.
Làm như thế có thể bù đắp sự hạn chế của phương thức trên.Chúng ta sẽ không tách rời hiện tượng và nghệ thuật,cũng không mất đi nền tảng của tình cảm,từ đó cũng không đi xa bản chất của tình yêu.Ví dụ,chúng ta có thể thông qua câu chuyện của Trần Gia lạc và Hoắc Thanh Đồng,Ca Ty Lệ;Viên Sĩ Tiêu và Quan Minh Mai,Trần Chính Đức;Từ Triều Sinh và Trần Cát Lão,Vu Vạn Đồng;Dư Ngư Đồng và Lạc Băng,Lý Nguyên Chỉ...để phân tích sự khác nhau trong thế giới tình yêu của Kim Dung,sự khác nhau trong phương pháp và ở góc độ biểu hiện.
Nhưng như thế cũng có chổ bất lợi.Thứ nhất,chúng ta phải đọc cả bộ tuyển tập của Kim Dung,nếu chỉ đọc mộ bộ thì không thể có đủ tư liệu để bàn luận.Chúng ta không thể bàn tất cả mọi câu chuyện tình yêu trong tác phẩm của Kim Dung.Thứ hai,với những tình tiết,những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm khác nhau,chúng ta nên làm thế nào?Nên phải nói hết,hay chỉ nói về một nhân vật,hay tình tiết nổi bật mà thôi?Cuối cùng nếu chúng ta lam như thế,rất khó hấp dẫn người đọc.Chúng ta dùng cùng một phương pháp,một giọng điệu đẻ bàn luận những câu chuyện tình khác nhau,những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm khác nhau,những tính chất khác nhau và thứ tự khác nhau của câu chuyện,e rằng đây là một cách làm rất phí công tốn sức mà không đem lại hiệu quả mong muốn.Vì thế chúng ta sẽ áp dụng ưu điểm của cả hai phương pháp.Tức là:vừa chú ý đến tính học thuật cũng vừa chú ý đến tính nghệ thuật của nó,nghiên cứu cả quan niệm và hiên tượng.Chúng ta sẽ bàn luận theo kiểu cắt ngang,như thế cũng không thể tránh khỏi những chổ khiếm thiếu,không thể nghiên cứu hết toàn bộ.Nhưng nó cũng khắc phục được những khuyết điểm của một tác phẩm lý luận,tức là để đảm bảo tính học thuật có hệ thống mà cắt bỏ hy sinh một số tình tiết.Đồng thời cũng có thể đi sâu vào tác phẩm.
Tác giả chỉ muốn hệ thống hoá lại lý luận triết học về tình yêu,không muốn kể lại tất cả những chuyện tình trong tiểu thuyết Kim Dung.Chỉ muốn nhân cơ hội này phát biểu ý kiến của mình với những bạn đọc yêu thích tiểu thuyết Kim Dung về thế giới tình yêu trong tác phảmm của ông.Cuối cùng tôi muốn nói rõ một điểm,quyển sách này không tránh khỏi có phần trùng lặp với một số tác phẩm trước của tôi.Bởi vì trong những bộ trước,tôi đã phân tích một cách toàn diện tiểu thuyết Kim dung,trong đó có chủ đề tình yêu;Tôi cũng có một chuyên đề chỉ nói riêng về bi kịch tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung. Cho nên trong quyển này có thể có chổ bị lặp lại.Nhưng những bộ trước chỉ là"nghiên cứu về nền tảng",nó có tính toàn diện,nó đề cập đến rất nhiều vấn đề trong tiểu thuyêt Kim Dung. nhưng chỉ sơ lược, có tính cách cởi ngựa xem hoa mà thôi.Còn quyển này là chi riêng nói về tình yêu.Hy vọng đây là một cuốn sách có tính toàn diện,chuyên biệt,giúp độc giả có thể hiểu sâu sắc về một chủ đề thú vị trong tiểu thuyết Kim Dung.
-oOo-
Nghê Khuông