Những người bạn

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Những người bạn

Re:Những người bạn

Viết bởi Victor » Hai T8 03, 2009 3:02 pm

Rất hay , cám ơn anh Ân nhiều

Những người bạn

Viết bởi Ansamurai » Sáu T7 31, 2009 12:37 pm

Một bài viết rất hay về một người bạn của Việt Nam. Xin được phép chia sẽ cùng với cả nhà.

Biểu ngữ đeo trên ngực - Tấm lòng của Kaneko Tokuyoshi


Trong một thời gian 8 năm ròng rã, từ năm 1965 đến 1973, nhiều người Nhật ở Tokyo đã gặp trên đường đi, trên tàu điện đông người hay cả những hàng quán, tiệm ăn, hội trường, sân bay…bất cứ nơi nào Ông có mặt đều ngạc nhiên khi trước ngực Kaneko đeo tấm biểu ngữ “Mỹ hãy cút khỏi Việt Nam”. “Suốt thời gian Mỹ bắt đầu ném bom cho đến khi Hiệp định Paris được kí kết, tôi chưa hề gỡ nó ra, trừ khi ở nhà…” Kaneko tâm sự trong lần gặp gỡ ở buổi mít tinh chào mừng thắng lợi vào cuối tháng 1năm 1973 tại Tokyo và tuyên bố từ nay ông sẽ gỡ ra vì “tấm biểu ngữ nầy đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó rồi”.

Câu chuyện đeo biểu ngữ đòi hòa bình, Mỹ rút hoàn toàn quân đội ra khỏi Việt Nam của nhà báo Kaneko Tokuyoshi đã trở thành một hành động phản kháng nổi tiếng tưởng như một huyền thoại trong phong trào đấu tranh phản chiến tại Nhật bản. Nhiều người đã không tin khi nghe nói nhưng thấy bóng dáng từ xa của Kaneko, trên chiếc xe đạp cọc cạch từ nhà đến ga tàu điện, và từ tàu điện đến sở làm với chiếc Zekken* phản chiến bền bĩ từ năm nầy qua tháng khác như thế đã thuyết phục những người trước đây từng cho ông là “thằng điên”, xầm xì trước hành động “lạ kì” hay “ngược đời” nầy của Ông. Kaneko cho biết “ban đầu khi nghĩ ra ý tưởng nầy trong buổi nhậu với bạn bè cùng sở làm 2 tháng kể từ khi Mỹ bắt đầu ném bom miền bắc, “tôi run lắm, về nhà tối đó ấp úng mãi khi thố lộ ý định nầy với Shizue(vợ ông), tưởng là bà ấy sẽ phản đối kịch liệt”. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại khi bà tỏ vẻ đồng tình, rằng “để em may cho anh, ba ngày sau là có thôi” rồi hỏi tiếp “anh mặc nó đến khi nào đây, để em chọn vải…”, “ừ thì mình viết Mỹ phải cút khỏi Việt nam...thì phải mặc nó cho đến ngày Mỹ rời khỏi nơi đây chứ sao…” thế là bà trố mắt nhìn chồng, không nói thêm.

Sáng ngày 5 tháng 4 năm 1965 Kaneko bắt đầu khoác chiếc áo choàng kẻ biểu ngữ do chính bàn tay khéo léo của bà Shizue khâu. Đeo được hơn tuần, con trai đầu lòng Shusuke tức tưởi “ba ơi bỏ cái nầy ra đi, kì cục lắm, con mắc cở vì tụi bạn trong lớp nói ba là Baka, Kichigai**đó”. ”Tôi nghe con mình ngây thơ nói như vậy với hai hàng nước mắt…mà tim đau nhói…người ngoài chê trách, không hiểu, thậm chí chửi bới thô tục…mình còn chịu dựng được nhưng…với con …chẳng biết nói sao, vì nó còn thơ ngây, đâu thể đem cuộc chiến tranh tàn ác thế nào ra để thuyết phục nó…”. Rồi anh đã làm gì để cháu hiểu, tôi hỏi tiếp. ”Không, tôi lặng người chết điếng…nói với cháu ba phải mang cái nầy vì ba đã hứa với mẹ, với các bạn trong sở làm rồi…hứa rồi thì phải giữ lời con ạ …chỉ có vậy thôi”. Thế mà không ngờ cháu hiểu ngay, quẹt nước mắt, rằng “ vậy thì ba cứ đeo để giữ lời hứa” vì “lời hứa” là quan trọng nhất, cô giáo con nói thế” .

Tám năm ròng rã chiến đấu với mảnh vải trước ngực, chiến đấu với bản thân, cả với gió mưa trên hè phố với những lời chê khen đủ loại, cuối cùng Anh vượt qua và vô cùng tự hào khi nhân dân Việt nam mà anh yêu mến đã thắng, đang có hòa bình trong tầm tay vào thời điểm 27/1/1973 khi Hiệp định hòa bình được kí kết tại Paris. Tính đến ngày 13/6/1973, Kaneko đã mang tấm biểu ngữ nầy được 8 năm 2 tháng, quyên góp được tất cả 1.4 triệu yen(tương đương với 14 nghìn đô la) của những người đã từng gặp Ông trên đường phố ủng hộ trong 5 năm cuối cùng của 8 năm nói trên.

Trở về cuộc sống không còn tấm biểu ngữ trước ngực, Kaneko bỗng cảm thấy “trống vắng” nhưng “nhẹ nhỏm” vì biết rằng chiến tranh đã qua đi và không ngăn được xúc động khi những người quen nhắc lại những kỉ niệm mà họ có với Anh chung quanh cái khẩu hiệu trên ngực “Mỹ hãy cút khỏi Việt Nam” .

Năm 1978 lần đầu tiên đặt chân lên Hà Nội sau một chuyến đi quanh co được mô tả như “con đường tơ lụa” trên không, Anh không kìm được xúc cảm…ôm những người bạn Việt Nam vào lòng, anh thổn thức “như buổi sáng đầu tiên đeo tấm biểu ngữ bước ra khỏi nhà, tim đập nhanh vì lo lắng…thì bây giờ cũng đập nhanh vì đã chứng kiến những gì ước mơ nay đã là hiện thực trong mắt mình”. Niềm vui sướng và tự hào ấy đã bù lại tất cả thiệt thòi, nghèo khó và sẻ chia.




Từ Tokyo đi Hà Nội phải sang Hong Kong => Calcutta(Ấn độ) => Viên Chăn => Hà Nội(màu xanh)

Về Hà Nội => Delhi => Calcutta => Hong Kong => Tokyo(Haneda)

Ngày 26/11/2007 Kaneko qua đời ở tuổi 83, tấm vải biểu ngữ của Anh vẫn còn lưu lại trong Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở Thành phố HCM do bà Shizue sang thăm vào năm 2002 gửi lại, là một trong những minh chứng của những phong trào yêu hòa bình, chống chiến tranh của nhân dân Nhật Bản, tấm vải biểu hiện tấm lòng sắt son và thủy chung của một con người đáng kính trọng.

Có gì là tội lỗi, có gì phải lên án khi những người trẻ tuổi Việt nam hôm nay khoác trên mình chiếc áo “Hoàng Sa là của Việt Nam”, “Trường Sa là của Việt Nam” để thể hiện lòng yêu nước, nói lên ý thức “chủ quyền về lãnh hải quốc gia” vô cùng hiếm hoi và quí báu trong khi ai đó đang cố hướng thanh niên về một nơi khác với chủ đích rõ ràng, đi ngược lại với “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà họ đang rao giảng !

Ngày xưa, tại sao anh Kaneko có thể đeo biểu ngữ trước ngực để đòi hòa bình cho Việt nam ngay trên đất Nhật thế mà bây giờ thanh niên Việt Nam mặc áo thun với khẩu hiệu kêu gọi giữ gìn những hòn đảo của cha ông trên đất nước mình thì lại bị cấm đoán, thậm chí còn bị bắt bớ ! Có lẽ trên trời cao, anh Kaneko, người bạn của nhân dân Việt nam cũng phải lắc đầu ngao ngán.

Không lẽ những thanh niên nầy đã bị “khùng điên” như Kaneko đã từng bị mắng mỏ và “xua đuổi” đầy cay đắng xưa kia ?

Hồng Lê Thọ

7/2009



Chiếc áo khoác của anh Kaneko ngày nào

• *từ tiếng Đức "Decken", miếng vải ghi số trên ngựa đua, đọc trại ra là “Zekken” trong tiếng Nhật để chỉ tấm vải ghi số hiệu của tuyển thủ trong các môn chơi thể thao.

• **Baka, Kichigai: Khùng điên



Nguồn:  http://bauvinal.info.free.fr