Giáo dục Việt Nam

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Giáo dục Việt Nam

Re:Giáo dục Việt Nam

Viết bởi nemo » Sáu T8 22, 2008 11:33 pm

Óc phê phán của người Việt quá tốt, tuy nhiên sự quyết đoán và năng lực thực hành không nhiều.
làm sao để có thể tôi luyện những năng lực đó ?

Re:Giáo dục Việt Nam

Viết bởi chung » Sáu T8 22, 2008 11:29 am

Mình nghĩ những thông tin kiểu thế này nếu mà không phải do chính người post tự viết thì hãy lưu dùm cho cái link nguồn tin. Nếu không vậy chẳng biết thế nào mà lần thông tin này có chính xác, đáng tin hay không.

Comment của mình về bài này:
Kiểu phân tích, đánh giá thế này trước đến giờ xem nhiều rồi... có điều mấy cái này có phản ảnh tới nỗi chỗ của các bác lãnh đạo hay không mới là điều đáng quan tâm.

Re:Giáo dục Việt Nam

Viết bởi thangpc208 » Năm T8 21, 2008 7:24 pm

Em xin được góp ý một chút, em thấy bài viết này không hay ở viêc nói đến số chỗ trong trường đại học, theo em, bây giờ có tăng chỉ tiêu đại học đi nữa, số sinh viên đại học tăng lên cũng chưa chắc giải quyết được gì, vì vẫn còn quá nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp xong để rồi thất nghiệp, trong khi lại quá thiếu những công nhân có trình độ. Theo 1 báo cáo mà em được đọc thì tỉ lệ giữa sinh viên dh và sinh viên các trường đào tạo nghề( các trường trung cấp và trường dạy nghề) của nước ta đang đi ngược lại với xu hướng thế giới, bật cập này được phản ánh bằng tình trạng thừa thày thiếu thợ hiên nay.
Xin hết!

Re:Giáo dục Việt Nam

Viết bởi ok_play » Năm T8 21, 2008 12:45 am

Đọc cái bài này xong mới thấy được cái ý nghĩa của việc đi du học. Mấy ông bà quan to mặt lớn này , cũng không phải là bỏ tiền ra mua mấy mảnh bằng hết đâu. CŨng có người đi học ở nước ngoài mấy năm đấy. Nhưng vấn đề là học xong , người ta chẳng có cái jì trong đầu cả. Vây mới nghĩ lại sinh viên Đông Du mình, wa đây rồi thì cố gắng học cho thành tài, còn du học chỉ để lấy tấm bằng không thì uổng wá.

Giáo dục Việt Nam

Viết bởi ok_play » Năm T8 21, 2008 12:35 am

Bạn bè đến thăm Việt Nam ai cũng thấy đất nước nầy "phát triển" nhanh quá, thay đổi từng ngày. Nhà cửa dinh cơ đâu đâu cũng san sát mọc lên như nấm, cái sau cao to hơn cái trước.
Từ Bắc chí Nam, đường sá mở mới, mở rộng đều khắp. Làng mạc phố phường chi chít hố đào, hầm móng.

Sài Gòn - TP Hồ chí Minh chăng đầy "lôcốt", công trường chiếm hết lòng đường, bờ sông không trừ đường nào.

Người từ phương xa thỉnh thoảng về lại chốn cũ đa phần bỡ ngỡ không tìm được lối vô. Người trong nước, chỉ cần ở yên trong nhà độ vài tháng, khi ra ngoài có thể không nhận ra con đường cuối phố mình ở…

Việt Nam thay đổi nhanh như vậy đó.

Về xây dựng vật chất thì đúng là như vậy. Nhưng về tinh thần thì sao?

Ở đây chỉ xin nói tóm về một mặt, và cũng chỉ gói gọn trong vài con số của mặt giáo dục ở bậc đại học. Bởi về bậc tiểu học và trung học đã nói nhiều rồi.

Thiếu ngân sách

Ai cũng biết, theo báo cáo chánh thức trước đây một năm, Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có kết quả học hành thấp nhất so với cả nước. Nhưng lại là vùng làm ra lúa gạo nuôi cả nước .

Không phải vì con người ở đây không hiếu học như có người đã nói, mà vì ngân sách giáo dục thường bị hạn chế hay du di, cắt xén tùy tiện. Và lãnh đạo đất nước vốn bị bệnh thành tích nặng, đặc biệt về thành tích "phổ cập giáo dục".

Ở Malaysia, trẻ con cho tới 18 tuổi đi học không phải trả tiền. Nghĩa là chế độ "cưỡng bách giáo dục" đã được triệt để áp dụng, không chỉ ở bậc tiểu học mà cả ở bậc trung học, từ lâu. Con nhà đặc biệt nghèo còn được trợ cấp riêng để không bỏ học đi làm trước tuổi được cho phép…

Giáo dục đại học có vai trò cơ bản trong việc thúc đẩy những tiến bộ kinh tế - xã hội, sáng tạo tri thức và kích thích sự đổi mới cho đất nước như thế nào, xưa nay trên thế giới ai cũng biết.

 
Sách giáo khoa yếu và thiếu

Thế nhưng, theo báo cáo năm 2006 của Ngân Hàng Thế Giới và các số liệu thống kê đáng tin cậy khác thì Việt Nam đang tụt hậu so với các quốc gia trong vùng, so với các nước trước đây không hơn gì Việt Nam, có khi còn kém, với chỉ 2% dân số có thời gian đi học là 13 năm hoặc hơn.

Việt Nam cũng đứng chót toàn vùng về số người trong độ tuổi từ 20-24, tức sau trung học, được học tiếp lên đại học, với tỷ lệ là 10%. Trong khi Trung Quốc là 15%, Thái Lan là 41%, và Hàn Quốc là 89%.

Cho niên học 2008-2009, cả nước Việt Nam có 1,8 triệu thí sinh tranh nhau 300.000 chỗ học đại học. Tức có 5/6 thanh niên học hết trung học phải chạy chỗ để học nghề, nhưng cũng không dễ, cũng thất học và thất nghiệp dài dài, vì việc đào tạo nghề luôn bị phó mặc, thả nổi…

Thiếu sáng tạo

Cũng theo các số liệu đáng tin cậy kể trên thì, trong năm 2006, các giáo sư và sinh viên trường Đại học Quốc gia Séoul đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế 4.556 báo cáo khoa học. Đại học Bắc Kinh có 3.000 báo cáo.

Riêng Hà Nội có được 34 báo cáo, cho hai trường Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa cộng lại!

Ngân Hàng Thế Giới cũng cho biết , về đơn xin cấp bằng sáng chế trong năm 2006, Trung Quốc có 40.000 đơn (bốn mươi ngàn), và Việt Nam có 02 đơn (hai ).

Cũng được biết - và điều nầy là do đàn hậu tấn của chúng ta cho biết - số người có bằng cấp cao ở nước ta ngày càng đông, đặc biệt trong giới cầm quyền lãnh đạo các cấp các ngành từ thấp đến cao của đất nước.

Nổi rõ nhất là trong các kỳ bầu cử các cấp lãnh đạo chánh quyền : không có ông bà ứng cử viên nào, nhất là các ông bà được chánh thức cho ra ứng cử, mà không trưng bằng cấp đầy người, coi đó như là những đảm bảo chắc và đủ cho tài đức kinh bang tế thế của mình…


 Sự nghèo nàn sáng tạo về mọi mặt, đối chọi nhức mắt với sự phồn vinh đột biến đang diễn ra, có là kết quả tất yếu hay là nghịch lý của khối lượng bằng cấp đại học và trên đại học đáng nể của giới lãnh đạo cầm quyền đất nước, trong đó có lãnh đạo cầm quyền ở bậc đại học?

 

Tuy nhiên, nếu giáo dục đại học là nền tảng chính yếu để phát triển quốc gia và đổi mới đất nước, thì câu hỏi được đặt ra là : sự "phồn vinh" nhận thấy ở trên do đâu mà có ?

Do chắt chiu từ nội lực và vốn tích lũy của số đông người có cái học bị bóp nghẹt là chính , hay do của vay mượn từ bên ngoài?

Nếu là do của vay mượn từ bên ngoài là chính, cộng với tham nhũng lãng phí ngất trời như hiện nay, thì con cháu chúng ta biết mấy đời kéo cày mới trả hết, khi đất đai để cày cuốc cũng không còn?

Và sự nghèo nàn sáng tạo về mọi mặt, đối chọi nhức mắt với sự phồn vinh đột biến đang diễn ra, có là kết quả tất yếu hay là nghịch lý của khối lượng bằng cấp đại học và trên đại học đáng nể của giới lãnh đạo cầm quyền đất nước, trong đó có lãnh đạo cầm quyền ở bậc đại học?