Viết bởi daiduong » Bảy T11 15, 2003 8:54 pm
Năm ngoái(2002)mình có tham dự kì thi Ryugaku,và năm trước nữa cũng có thử nghiệm qua kì thi Toitsu(bây giờ kì thi này đã không còn).Theo mình nghĩ,kiến thức TLH để chuẩn bị cho 2 kì thi này là giống nhau,kì thi Ryugaku đề dài hơn,khó hơn một chút.Cùng với việc ra đề tiếng Nhật chú trọng vào kĩ năng nghe nói để học tại ĐH,có thể thấy được người ta đang tuyển sinh viên một cách nghiêm túc và quy củ hơn,đòi hỏi chất lượng học sinh tốt hơn.
Việc tuyển sinh vào ĐH,theo thông tin mới cập nhập,có 83/87 trường quốc lập,49/76 trường công lập,235/526 trường tư lập đòi hỏi kết quả thi Ryugaku.Ngoài ra tuỳ thuộc vào mỗi trường,có hoặc không có kì thi riêng,và số môn thi cũng khác nhau.
Bạn muốn thi vào trường Đại học nào thì kết quả Ryugakushiken phải đạt trên mức quy định của trường đó(có thể chỉ yêu cầu thi,có thể đòi hỏi tổng điểm trên mức nào đấy,hoặc có thể có điểm khống chế của từng môn).Quy định về Toelf hay Toeic ở mỗi trường cũng khác nhau.Tìm hiểu thêm ở đây:
bằng tiếng Nhật,
bằng tiếng Anh.Sau đó là tham dự kì thi riêng của mỗi trường(nếu có),các trường chất lượng tốt luôn tổ chức thi vấn đáp sau bài thi kiểm tra kiến thức cơ bản.
Về kì thi kiểm tra kiến thức cơ bản lại càng khác nhau ở mỗi trường,có trường đề khó nhưng lượng người tuyển vào nhiều,có trường đề dễ nhưng tuyển vào rất ít(đòi hỏi bạn phải làm hết tất cả nếu không muốn thua điểm người khác!).Kiến thức chuẩn bị cho kì thi này cũng giống như Ryugakushiken,tuy nhiên phải làm bài một cách lanh lẹ,tính toán phức tạp hơn,nhưng không đánh đố.Có điều đề bằng tiếng Nhật và giải bằng tiếng Nhật(Ryugakushikenthì chỉ có trắc nghiệm).
Phần thi vấn đáp,theo mình nghĩ và nhiều người đã nói,là phần thi kiểm tra thử bạn có thật sự muốn học ở trường đấy không,động cơ như thế nào,khả năng tự nhận xét năng lực của mình thế nào...Tất nhiên tiếng Nhật càng tốt thì bạn càng có thể tự tin thể hiện thành ý của mình.
Mình học kĩ thuật nên thi Toán,Lý,Hoá,tiếng Nhật và chỉ có thể nói vài nhận xét nho nhỏ về đề thi của những môn này như sau:
-Toán Lý Hoá kiến thức giống cấp 3 của VN.Riêng môn Toán có thêm phần số phức,xác suất thống kê(ở VN chỉ có chuyên ban mới được học)và phần ma trận(SGK của VN không có phần này thì phải?!),nhưng cả 3 phần này cũng chỉ dừng ở mức sơ khởi ban đầu.Có lẽ phải chờ câu trả lời rõ hơn của những tay "trùm".[cry]
-Tiếng Nhật thì như các anh trước đã nói,mục đích là nghe hiểu bài giảng ở Nhật,nên phải luyện càng nhiều càng tốt,tốt cho bài thi và tốt cho ca sau này.Đã có những tài liệu kèm theo đĩa CD hỗ trợ cho việc học tiếng Nhật theo mục đích này.
Chủ nhật này(16/11/2003)kì thi Ryugaku lần thứ 4 trong vòng 2 năm sẽ được tổ chức tại 15 tỉnh thành của nước Nhật,và 13 địa điểm tại nước ngoài,trong đó có Hà Nội và TP.HCM.
Chúc các sĩ tử gặp nhiều may mắn,tự tin,giành lấy kết quả xứng đáng nhất,tiếp tục con đường du học của mình.
Năm ngoái(2002)mình có tham dự kì thi Ryugaku,và năm trước nữa cũng có thử nghiệm qua kì thi Toitsu(bây giờ kì thi này đã không còn).Theo mình nghĩ,kiến thức TLH để chuẩn bị cho 2 kì thi này là giống nhau,kì thi Ryugaku đề dài hơn,khó hơn một chút.Cùng với việc ra đề tiếng Nhật chú trọng vào kĩ năng nghe nói để học tại ĐH,có thể thấy được người ta đang tuyển sinh viên một cách nghiêm túc và quy củ hơn,đòi hỏi chất lượng học sinh tốt hơn.
Việc tuyển sinh vào ĐH,theo thông tin mới cập nhập,có 83/87 trường quốc lập,49/76 trường công lập,235/526 trường tư lập đòi hỏi kết quả thi Ryugaku.Ngoài ra tuỳ thuộc vào mỗi trường,có hoặc không có kì thi riêng,và số môn thi cũng khác nhau.
Bạn muốn thi vào trường Đại học nào thì kết quả Ryugakushiken phải đạt trên mức quy định của trường đó(có thể chỉ yêu cầu thi,có thể đòi hỏi tổng điểm trên mức nào đấy,hoặc có thể có điểm khống chế của từng môn).Quy định về Toelf hay Toeic ở mỗi trường cũng khác nhau.Tìm hiểu thêm ở đây:bằng tiếng Nhật,bằng tiếng Anh.Sau đó là tham dự kì thi riêng của mỗi trường(nếu có),các trường chất lượng tốt luôn tổ chức thi vấn đáp sau bài thi kiểm tra kiến thức cơ bản.
Về kì thi kiểm tra kiến thức cơ bản lại càng khác nhau ở mỗi trường,có trường đề khó nhưng lượng người tuyển vào nhiều,có trường đề dễ nhưng tuyển vào rất ít(đòi hỏi bạn phải làm hết tất cả nếu không muốn thua điểm người khác!).Kiến thức chuẩn bị cho kì thi này cũng giống như Ryugakushiken,tuy nhiên phải làm bài một cách lanh lẹ,tính toán phức tạp hơn,nhưng không đánh đố.Có điều đề bằng tiếng Nhật và giải bằng tiếng Nhật(Ryugakushikenthì chỉ có trắc nghiệm).
Phần thi vấn đáp,theo mình nghĩ và nhiều người đã nói,là phần thi kiểm tra thử bạn có thật sự muốn học ở trường đấy không,động cơ như thế nào,khả năng tự nhận xét năng lực của mình thế nào...Tất nhiên tiếng Nhật càng tốt thì bạn càng có thể tự tin thể hiện thành ý của mình.
Mình học kĩ thuật nên thi Toán,Lý,Hoá,tiếng Nhật và chỉ có thể nói vài nhận xét nho nhỏ về đề thi của những môn này như sau:
-Toán Lý Hoá kiến thức giống cấp 3 của VN.Riêng môn Toán có thêm phần số phức,xác suất thống kê(ở VN chỉ có chuyên ban mới được học)và phần ma trận(SGK của VN không có phần này thì phải?!),nhưng cả 3 phần này cũng chỉ dừng ở mức sơ khởi ban đầu.Có lẽ phải chờ câu trả lời rõ hơn của những tay "trùm".[cry]
-Tiếng Nhật thì như các anh trước đã nói,mục đích là nghe hiểu bài giảng ở Nhật,nên phải luyện càng nhiều càng tốt,tốt cho bài thi và tốt cho ca sau này.Đã có những tài liệu kèm theo đĩa CD hỗ trợ cho việc học tiếng Nhật theo mục đích này.
Chủ nhật này(16/11/2003)kì thi Ryugaku lần thứ 4 trong vòng 2 năm sẽ được tổ chức tại 15 tỉnh thành của nước Nhật,và 13 địa điểm tại nước ngoài,trong đó có Hà Nội và TP.HCM.
Chúc các sĩ tử gặp nhiều may mắn,tự tin,giành lấy kết quả xứng đáng nhất,tiếp tục con đường du học của mình.