Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Re:Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Viết bởi Kongou-Musha » Năm T8 28, 2008 11:16 am

Mình thấy dịch thuật là một mảng quan trọng để những nước đi sau bắt kịp với nước đi trước và cách này không tốn kém mấy, chỉ tốn thời gian và sự suy tư thôi. Nhưng tâm lý người VN thì phần nhiều vẫn là "làm sao để có tiền, những chuyện còn lại để sau và chẳng đáng quan tâm" nên còn khó lắm.

Nếu hội Đông Du lập được ban dịch sách thì hay quá.
Mới đây mình thấy một chị ở Nhật đã dịch cuốn tự truyện của Fukuzawa Yukichi, thật đáng quý!

Re:Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Viết bởi baobao » Năm T8 28, 2008 1:09 am

いいね!
Người Nhật thời Minh Trị cũng có phong trào dịch những sách hay có giá trị của phương Tây để học hỏi.
Việt Nam mình cũng đang có xu hướng này nhưng mà em thấy những sách dịch ở VN rất ít sách dịch hay, có giá trị mà chủ yếu là chạy theo thị trường.
Pà con mình bên này cùng dấy lên phong trào này thì hay quá. Lập hội dịch sách thì hay wá pà con nhỉ?!

Re:Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Viết bởi nemo » Năm T8 28, 2008 12:48 am

T. f. s !
Nếu có thể dịch được những cuốn sách hay của Nhật ra tiếng Việt thì quá tuyệt.

Re:Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Viết bởi Kongou-Musha » Hai T8 25, 2008 9:05 pm

Khảo về Toilet và văn hóa

xem bìa sách tại đây

http://flickr.com/photos/7456290@N03/444755195/in/set-72157600042660881/


Một học giả Tây phương cho rằng sự hình thành nhân cách của một con người trải qua ba giai đoạn nhận biết khoái cảm là: giai đoạn nhận biết khoái cảm ở miệng (hầu như mới sinh ra đã ở giai đoạn này), giai đoạn nhận biết khoái cảm ở hậu môn và cuối cùng là giai đoạn nhận biết khoái cảm ở bộ phận sinh dục (thời kỳ dậy thì). Như vậy, hành vi bài tiết của con người không chỉ mang ý nghĩa sinh học đơn thuần mà còn chi phối cả quá trình hình thành nên nhân cách, lối suy nghĩ và từ đó đưa tới tập quán, phong tục và văn hóa. Nói không ngoa rằng Toilet và những điều liên quan tới nó đã hình thành nên một thứ gọi là văn hóa.

Tôi là một người bị ám ảnh bởi vấn đề bài tiết và chất thải của cơ thể người. Nói đúng ra là nó chi phối toàn bộ nếp nghĩ và có lẽ cũng tác động nhiều tới mục tiêu hành động của con người. Từng nghĩ, giấy và nước là một phần không thể thiếu trong công cuộc phục vụ cho vấn đề vệ sinh của con người. Nhưng trước khi phát minh ra giấy thì người ta làm thế nào? Thời kỳ giấy là một thứ sang trọng đắt đỏ chỉ dùng để viết kinh sách thì thế nào? Tại sao lại nói "chỉ cần nhìn nhà vệ sinh là đủ biết mức độ văn minh của một dân tộc, một đô thị?", tại sao ở những nước nghèo thì người ta thường không quan tâm mấy tới vấn đề vệ sinh? Lịch sử hình thành nhà vệ sinh ở các nước như thế nào? Sự khác nhau trong văn hóa vệ sinh giữa các nước như thế nào? Những ai đã từng ôm ấp những câu hỏi khó giải đáp này thì nên tìm đọc quyển sách dưới đây.

"Khảo về Toilet và văn hóa" là một cuốn sách của tác giả Stewat Henri (không biết viết có đúng không?) được xuất bản ở Nhật bằng tiếng Nhật (không rõ tác giả viết bằng ngôn ngữ gì vì không thấy tên người dịch sang tiếng Nhật) bàn về lịch sử phát triển của các loại khí cụ phục vụ mục đích vệ sinh và lối suy nghĩ, thái độ của nhiều dân tộc khác nhau đối với hành vi bài tiết. Nếu có người ham thích chơi đùa với vật bài tiết như một thứ bệnh hoạn thì cũng có người căm ghét đến mức phủ nhận nó, phủ nhận một phần của bản thân mình. Đây là một cuốn sách thú vị cho thấy nhiều thái độ khác nhau đối với cùng một thứ, cuối cùng tóm lại ở quan điểm "bất cấu bất tịnh" (chẳng có gì là sạch mà cũng chẳng có gì là nhơ bẩn), một quan điểm mà có lẽ chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây khi con người đã có được một lượng tri thức cần thiết nhưng không phải là mới lạ theo tinh thần Phật giáo.

Ngoài những liên lạc quá khứ-hiện tại-tương lai của vấn đề vệ sinh của toàn nhân loại, quyển sách còn dành một phần lớn cho vấn đề này ở Nhật qua các thời kỳ. Quý tộc thời kỳ Heian "đi đứng lớn nhỏ" ra sao, nhà vệ sinh thế nào? Những thời kỳ sau đó thì sao? Tất cả những điều này đều được đề cập đến trong sách.

Hy vọng trong tương lai sẽ được thấy bản dịch Việt ngữ của quyển sách thú vị này.

Re:Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Viết bởi rantaro » Tư T8 20, 2008 11:51 am

ko chỉ riêng 鉄舟 trong 天誅(全シリーズプレイ済みだべ!][ninja])đọc ブラックジャック hay trong 1 số game PS2 chẳng hạn như 必殺神業 cũng hay thường nhắc đến 1 loại thầy lang chích kiểu như vậy thật(chỉ dùng đúng 1 cái kim -針- chích đúng một phát vào đúng 1 huyệt là khỏi bách bệnh-ặc ) Ban ngày thì đi dọc thôn,xóm chữa bệnh cứu người .Ban đêm thì ám sát, kiếm "thêm"....hic(昼は町医者、夜は始末屋).Đặc điểm rất thích Tiền và đàn bà(thích đến mức làm đau đớn ,thậm chí giết luôn- 1 kiểu ドS cổ của Nhật???[rolleyes][rolleyes]

Re:Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Viết bởi Kongou-Musha » Tư T8 20, 2008 11:21 am

Shikakenin Fujieda Baian





Tập một của series tiểu thuyết thời đại "Sikakenin. Fujieda Baian" (仕掛人・藤枝梅安) của văn hào Ikenami Shotaro là Koroshi no yonnin. Nếu phải dịch sang tiếng Việt thì có lẽ là "Sát thủ Fujieda Baian"....

Đúng như tên gọi, nội dung truyện xoay quanh những cuộc ám sát của Fujieda Baian, nhân vật chính trong series. Tuy tàn khốc và quyết liệt nhưng lại đậm tình người. Sự khốc liệt luôn đan xen với cái gọi là "nhân tình". Series gồm bảy cuốn với ba mươi tám chuyện nhưng vì tác giả mất đột ngột nên vẫn chưa chấm dứt.

Fujieda Baian cùng với Hikojiro bề ngoài là hai y sĩ châm cứu với ngón nghề châm kim tuyệt diệu. Nhưng đằng sau đó... trong cái thế giới ngầm ban đêm của thành Edo thì Baian và Hikojiro nổi tiếng là hai sát thủ lợi hại, chưa bao giờ thất bại trong nhiệm vụ nào.

Bề ngoài là y sĩ, bên trong là sát thủ khi có người thuê giết "những kẻ nếu để sống thì gây họa cho nhân loại". Đây là nguyên tác làm việc của Baian, không giết người lương thiện....

Đọc Baian có thể thấy sự ảnh hưởng của nó đến loạt game Tenchu. Fujieda Baian chính là hình mẫu của Fujioka Tesshu, một nhân vật trong game, ban ngày là y sĩ và là sát thủ về đêm.

Tập một, Koroshi no yonnin (Bốn tên sát thủ) mở đầu khá hay, lôi cuốn người đọc với những tình tiết thắt nút căng thẳng và đầy nhân tình. Tuy mỗi truyện liên kết với nhau qua thời gian và hệ thống nhân vật nhưng đồng thời mỗi truyện cũng độc lập với nhau về nội dung.

Onna gorosi (Giết đàn bà) nhìn chung không có gì đặc sắc, chỉ là một sự mào đầu cho những truyện sau. Bắt đầu từ Shufu ninin tabi (chuyến du hành hai người trong gió thu) thì mới trở nên lôi cuốn. Hikojiro tình cờ bắt gặp kẻ đã sát hại vợ con mình ngày xưa và nhờ Baian "giúp đỡ". Nhưng sự thật là người này không hề gây oán với Hikojiro....

Ato wa siranai (không biết đến ngày mai) cũng nồng nàn tình người với một thiếu niên bị chúa phiên ngược đãi bỏ trốn cùng một samurai thất chí....

Lạnh lùng, căng thẳng, hồi hộp và đầy tình người là những gì có thể miêu tả về series này.

Sikakenin.Fujieda Baian đã được dựng thành phim nhiều lần.

Re:Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Viết bởi Kongou-Musha » Tư T8 20, 2008 10:44 am

Phật Giáo là gì ? Đó là một trong những tôn giáo lớn của nhân loại. Nhiều tín đồ. Nhưng thật sự lại có rất ít người hiểu cặn kẽ. Trái lại những tín đồ Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo lại hiểu rất sâu về tôn giáo của mình. Tại sao lại có sự khác biệt này? Phật Giáo là một trong những tôn giáo xuất hiện đầu tiên trong lịch sử loài người,với sự bắt đầu của Thái Tử Tất Đạt Đa thành Ca Tỳ La Vệ bên Ấn Độ. Trải qua lịch sử hơn 2000 năm, Phật Giáo được đón nhận ở nhiều nơi do tính nhân bản của nó. Có thể không sợ ngoa khi nói rằng Phật Giáo là đại diện cho những giá trị đạo đức của con người. Có thể thấy điều này ngay trước mắt. Trong những cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc hay gì đó, hoàn toàn không có bóng dáng của Phật Tử. Nhưng Phật Giáo không dừng lại ở việc hướng con người ta vào chỗ lương thiện. Nó còn cao hơn cả những giá trị đạo đức. Nó không phải là hệ thống giáo lý với những giáo điều buộc người ta vào khuôn khổ hệ thống tụng niệm. Tất nhiên tùy nơi, tùy thời mà có nhiều “dị bản” hay biến tướng của Phật Giáo. Nhưng truy tìm lại bản chất chân thật vốn có của Phật Giáo sẽ giải tỏa tất cả.
Khoa học và tôn giáo, có lẽ là hai mặt đối lập nhau. Khoa học đã rất nhiều lần thành công trong việc công kích nhiều tôn giáo. Nhưng với Phật Giáo, khoa học không làm được điều đó. Mà nó càng ngày càng công nhận Phật Giáo như một thứ khoa học. Thiên tài Albert Eistein đã từng thừa nhận nếu có một tôn giáo thì đó chỉ có thể là Phật Giáo. Rất nhiều nhà khoa học danh tiếng khác đều công nhận rằng tuy có lịch sử lâu đời nhưng Phật Giáo xứng đáng là tôn giáo trong thế kỷ mới. Với Phật Giáo, khoa học không thể tìm được lý do để phủ nhận. Vì sao ? Vì cái gì đúng thật sự thì sẽ đúng cho tất cả. Mặt trời mọc đằng Đông và lặn đằng Tây. Điều này có phải chỉ đúng riêng đối với một ai đó hay một vài dân tộc nào đó ? Cả nhân loại đều thừa nhận điều này.
Gần đây nhiều linh mục của Thiên Chúa Giáo lại nhìn nhận :” Bạn có thể không theo, nhưng cần phải biết qua Phật Giáo như là một kỹ thuật của tâm hồn”
Khi khoa học phát triển mạnh như ngày nay, người ta lại quay về với những giá trị của Phật Giáo. Người Tây Phương vốn có đầu óc hay phân tích tỉ mỉ nay lại có cái nhìn khác đối với Phật Giáo. Nhiều khoa học gia Tây Phưong trở thành tu sĩ Phật Giáo.

Vài quyển sách đáng đọc để tìm hiểu mối liên quan giữa đạo Phật và khoa học.
Những quyển đầu tiên là e-book có thể tải tại đây

Big bang và vũ trụ quan Phật Giáo

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nnn2n1nnn31n343tq83a3q3m3237nvn

Đạo Phật siêu khoa học

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nnnqnnnnn31n343tq83a3q3m3237nvn

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nnn2n1n1n31n343tq83a3q3m3237nvn



Quyển thứ hai là sách có bán tại các cửa hàng trong cả nứơc. “Cái vô hạn trong lòng bàn tay”. Tác giả là một khoa học gia người Việt đang sống tại Hoa Kỳ và làm việc cho Nasa. Ông Trịnh Xuân Thuận,một nhà khoa học Việt Nam lỗi lạc ở mặt hàng không. Khi chủ tịch nứoc VN sang thăm Hoa Kỳ thì người đầu tiên ông ta gặp là giáo sư Thuận, nghe nói như vậy. Như thế đủ thấy uy tín và tài năng của giáo sư.
Đây là cuộc đối thoại của tác giả Trịnh Xuân Thuận với một khoa học gia Tây Phương nay đã xuất gia theo Phật Pháp.



Dĩ nhiên,vì là nhìn về Phật Giáo qua lăng kính khoa học nên các bạn cũng cần một số kiến thức về vật lý học để hiểu hết nội dung của nó. Đọc xong quyển sách hẳn là trong bạn đã có đựoc câu trả lời cho riêng mình. Chắc rằng những ai trước đây hoài nghi về Phật Giáo sẽ có cách nhìn khác sau khi đọc, và những ai đã tin tưởng thì đây là dịp để kiểm tra và cũng cố lòng tin vào sự chân thật.

Ngoài ra,đồng tác giả Trịnh Xuân Thuận còn có những quyển sách khác “Cái vô hạn trong lòng bàn tay” là “Luợng tử và Hoa Sen”,”Hỗn độn và hài hòa” với nội dung tương tự. Giá bán không đắt so với túi tiền. Đây là một thứ bổ ích cho những người yêu thích văn hóa Đông Phương, một sự khai mở cách nhìn mới cho những người ham mê khoa học và là một quyển sách không thể thiếu đối với những nhà nghiên cứu tôn giáo.

Xem nhận xét khác về quyển sách

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hien-Huu/Cai_vo_han_trong_long_ban_tay/


Re:Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Viết bởi Kongou-Musha » Tư T8 20, 2008 10:38 am

Uesugi Kenshin

Từ thời bé đã mê Takeda Shingen (武田信玄) với Uesugi Kenshin (上杉謙信), hai võ tướng mạnh nhất thời Chiến Quốc và cũng là kỳ phùng địch thủ của nhau. Thích tính cách hào sảng, võ biền và trượng nghĩa kiểu hiệp sĩ mà cũng không kém phần mưu mô của họ ~♪

Hôm trước tậu về cuốn "Uesugi Kenshin" của Yoshikawa Eiji, một trong ba tác gia thích nhất, đọc một mạch rồi viết cái review... (○ノω<)

Khi nói về Kenshin thì không thể bỏ qua hảo địch thủ là Takeda Shingen. Trong cuốn sách này Yoshikawa Eiji miêu tả sống động chân dung của võ tướng Kenshin, con rồng xứ Echigo uy nghi mà thanh cao không chịu lụy bụi trần với Takeda Shingen, con hổ vùng Kai nắm trong tay thiên binh vạn mã. Rồi trận thư hùng ở trận Kawanakajima (川中島)quyết định số phận hai bên... Một trận chiến kinh thiên động địa trong lịch sử Nhật Bản giữa một bên là giáp quân mạnh nhất thời Chiến Quốc và một bên là quân đội Kenshin ma kinh quỷ sợ. Mọi hành động, toan tính của Kenshin ra sao?

Đây có thể gọi là một trong những quyển sách về truyện võ tướng đắc ý của tác giả. Âm hưởng của nó hãy còn vang mãi như tiếng nước sông Saigawa (犀川)mà ngày nay người ta vẫn thường tổ chức lễ hội bên dòng sông này hàng năm để tưởng nhớ về hai vị đại hào kiệt thời quá khứ.

Người đã mất, nhưng khí khái hãy còn sống mãi ngàn năm....★


Xem bìa sách tại đây

http://flickr.com/photos/7456290@N03/2164036127/

Hokuto no hito

Quyển "Hokuto no hito" (北斗の人) của ShibaRyo Taro kể về nhân sinh của kiếm thánh Chiba Shusaku, người có nhiều ảnh hưởng đến Kendo hiện đại. Nay tranh thủ làm cái review cuối sách của Ozaki Hideki.

Sức hấp dẫn trong văn học của ShibaRyo Taro (司馬遼太郎) chính là lối kể chuyện độc đáo cộng với nhận thức về mặt con người, đồng thời là nhận thức lịch sử của ông. Sinh ra ở Osaka, Shiba biết cách nắm bắt, chỉ trích một ai đó. Dù là danh dự, dã tâm hay địa vị xã hội thì phía sau đó là những con người thực, rất thực. Và Shiba biết rõ cách khai thác những khía cạnh đó, từ góc độ khác của con người. Về mặt này thì ông là một tác gia cực kỳ nhạy bén. Osaka vốn là đất của thương nhân chứ không phải võ sĩ. Truyền thống xã hội Osaka giới con buôn luôn được coi trọng hơn giai cấp võ sĩ. Ngay cả những anh chàng Samurai đeo song kiếm mà không biết sử dụng bàn tính thì cũng trở thành vô dụng ở xứ này. Thành ra giá trị của con người chỉ được xác định qua lớp vỏ bề ngoài. Nhưng trong nhận thức về con người của Shiba lại có những góc nhìn từ phía sau, những chỗ khuất trong tâm hồn.

Có thế nói Shiba Ryo Taro là một loại master trong cách nhìn nhận con người, một master về lịch sử. Master về lịch sử không có nghĩa là có một tri thức phong phú về lịch sử mà là thông hiểu sự thật lịch sử. Nói về cách nhìn nhận lịch sử thì Shiba thường kể trường hợp điển hình này.

"Đứng từ trên một tòa cao ốc nhìn xuống thì mọi cảnh vật mà chúng ta thường thấy bỗng trở nên khác hẳn. Khu phố ta sống, những người ta gặp hàng ngày trở nên bé tí, xe cộ qua lại khác những gì thường thấy. Tôi thích đứng nhìn từ trên cao xuống. Khi "nhìn" một người nào đó tôi thường leo lên cao, ra mái nhà rồi quan sát xuống. So với khi đứng ngang hàng mà nhìn người đó thì ở đây có nhiều điều thú vị riêng. Nói thì có vẻ khoa trương nhưng nhìn nhận một "nhân sinh hoàn toàn" thật thú vị".

Hơn 300 năm trôi qua từ khi Toyotomi Hideyoshi mất ở thành Fushimi. Lúc lâm chung Hideyoshi còn lo lắng về đứa con trai còn nhỏ là Hideyori nên mới gọi Ieyasu và đám Daimyo lớn nhỏ lại giường bệnh dặn dò, lại còn không biết bao lời thề thốt. Nhưng sau trận Seki ga Hara thì họ Toyotomi bất lực trong hai trận mùa đông và hè ở Osaka. Trước lúc nhắm mắt thì Hideyoshi không thể không lo lắng cho tương lai về mặt chính trị. Hideyoshi nắm quyền trị thiên hạ nhưng rốt cuộc vẫn không thể dự báo trước vận mệnh của nhà Toyotomi. Nhưng chúng ta thì ai cũng biết rõ điều đó. Shiba Ryo Taro nói, cái hay của tiểu thuyết lịch sử là ở chỗ đó. Chúng ta đứng từ trên cao mà quan sát về một nhân vật, một sự kiện lịch sử và thấy được bao quát. Điều này thường không có được ở tiểu thuyết hiện đại.
Việc Shiba miêu tả nhân vật lịch sử mình yêu thích hoàn toàn có liên quan với việc quan sát từ trên cao, bao quát "nhân sinh hoàn hoàn" này.... Đối với Shiba thì lịch sử không phải là quá khứ, không phải là chuyện ngày xưa mà là hiện tại, lại nối kết với tương lai. Ông nhận ra điều này khi thế sự biến chuyển trong và sau chiến tranh (thế giới 2). Việc ông dồn nhiều tâm huyết vào việc miêu tả con người trong thời kỳ xã hội biến chuyển cũng có liên quan tới điều này.
Trong thời loạn lạc, biến chuyển của xã hội thì tính khả năng của con người được nâng lên đến mức cao nhất, được hoạt dụng hết mức. Việc phá hủy hệ thống trật tự, đạo đức đã có sẵn từ trước, tạo phản, đạp đổ trong khi những trật tự, khuôn mẫu đạo đức mới chưa được thiết lập luôn mang lại cho người ta những giấc mộng vô hạn. Giấc mộng bá chú, cai trị, độc quyền như chắp thêm cánh cho người ta giữa thời buổi loạn lạc. Đó quả là tình hình Nhật Bản trong thời biến chuyển trong và sau chiến tranh. Trục tiêu chuẩn trong văn học của Shiba rất phù hợp với tình hình này. Tất cả đều nói lên rằng văn học của Shiba về bản chất là văn học sau chiến tranh.

Trường thiên tiểu thuyết "Hokuto no hito" kể về cuộc đời của Chiba Shusaku (千葉周作)、khai tổ phái kiếm Hokushin Itto Ryu ( phái Nhất Đao Bắc Chấn 北辰一刀流) được đăng liên tục trên tạp chí "Shukan Gendai" (週刊現代) từ tháng 1 đến tháng 10 năm Showa 40. Đây là thời kỳ mà đại kiệt tác trường kỳ "Ryoma ga Yuku" của ông (竜馬がゆく) đã đi đến những quyển cuối cùng và cũng là lúc "Kunidori monogatari" và "Seki ga Hara" bắt đầu và ông nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. So với 2 đại biểu trường thiên là "Ryoma ga Yuku" và "Kunidori Monogatari" thì "Hokuto no hito" chỉ là đoản thiên nhưng nó lại có một kết cục mà loại tiểu thuyết Taiga không có được.

Chiba Shusaku Narimasa (千葉周作成政) sinh tại làng Aratani xứ Rikuzen (tỉnh Miyagi ngày nay) vào năm Kansei thứ 6 (1794), học kiếm pháp Hokushin Muso Ryu (phái Bắc Chấn Mộng Tưởng-北辰夢想流) với phụ thân Tada Zaemon. Sau theo phụ thân đến cư trú tại vùng Matsudo gần Edo rồi học kiếm pháp Onoha Itto Ryu (chi nhánh Ono của phái Nhất Đao-小野派一刀流 ) với Asari Matashichiro, nhận Nakanishi Chubei làm dưỡng phụ. Sau này xảy ra nhiều chuyện nên Shusaku rời nhà Asari, lập nên phái Hokushin Itto Ryu. Võ đường Hokushin nằm ở phố Shinakawa thuộc khu Nippon Bashi rồi chẳng bao lâu sau chuyển đến Otama ga Ike ở Kanda, đổi tên thành Gembukan (Huyền Vũ Quán-玄武館). Shusaku mấy năm Ansei thứ 2 (1855) thọ 62 tuổi.

Sakamoto Ryoma, Kiyokawa Hachiro. Arimura OsamuZaemon và Kaiho Hanpei là những kiếm khách, chí sĩ cuối thời Edo, nuôi dạy nhiều môn đệ, có khi lên đến con số 5000 người vào thời kỳ hưng thịnh. Võ đường Huyền Vũ Quán ở Otama ga Ike cùng với Luyện Binh Quán của Saito Yakuro và Otokodani Seiichiro ở Honjo, phía đông sông Sumida, phố Kamezawa được xem là ba võ đường lớn nhất ở Edo vào cuối chế độ Mạc Phủ.
Võ đường Gembukan của Chiba Shusaku phổ biến phương pháp giáo dục không hề có yếu tố huyền bí mờ ảo Ma Ha Bất Khả Tư Nghị như thường thấy ở các kiếm phái khác mà nó rất thực tế. Hay nói cách khác là nó biến kiếm pháp của thời bình thành kiếm pháp của thời chiến loạn.
Shiba Ryo Taro đặt Shusaku, con trai của một thầy thuốc chữa bệnh cho ngựa vào giấc mơ trở thành "binh pháp giả", một võ sĩ văn vũ lưỡng đạo. Ông miêu tả cuộc đời Shusaku với bút pháp nhẹ nhàng, thanh thoát. Shusaku như một con sói, từ khí theo cha đến Matsudo, học kiếm với Asari Matashichiro cho đến khi phá môn chỉ vì sáng lập ra phái kiếm mới, đối đầu với cựu phái. Shusaku luôn chủ trương "Tâm, khí, lực nhất trí" và là một người của chủ nghĩa hợp lý. Tác giả Shiba có nhận xét như sau về Shusaku

- Trong kiếm pháp của Chiba Shusaku không hề có yếu tố huyền bí như Ma Ha Bất Khả Tư Nghị và là người đã mở ra một phương pháp rất giống với lối giáo dục thể chất hiện đại.
- Như vậy Shusaku là một nhân vật văn hóa, lịch sử đã làm thay đổi lối suy nghĩ của người Nhật về mọi vật. Nếu như được sinh muộn chừng năm mươi năm thì có lẽ Shusaku không trở thành kiếm khách mà có lẽ sẽ là một nhà nghiên cứu khoa học.

Chiba Shusaku là người chỉ dựa vào kiếm mà chống lại cả thiên hạ, khai phá một tông phái mới và có lẽ là nhân vật đắc ý của Shiba Ryo Taro. Trong cuốn sách này người đọc thấy được mối quan hệ giao hảo giữa tác giả Shiba Ryo Taro và những nhân vật lịch sử. Ông nhìn những nhân vật này với thái độ của người đứng quan sát từ trên cao, bao quát, phóng khoán và không hạn hẹp.

"Hokuto no Hito" đã được NET dựng thành phim vào tháng 8 năm Showa thứ 42.


Re:Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Viết bởi Kongou-Musha » Tư T8 20, 2008 10:17 am

Chân Thiền

Có một điều nực cười nhưng có thể nói trong thời buổi ngày nay, khi mà mọi giá trị kể cả tinh thần đều được quy đổi sang vật chất rằng:

"Thiền là một nghệ thuật, và người hành thiền là một nghệ sĩ"

Thật là nực cười và đốn mạt khi ngày nay, phàm cái gì người ta thấy không tiếp thu được, cảm thấy khó hiểu đều gán cho nó cái tên là "Thiền". Phàm cái gì có vẻ đi ra khỏi lề thói vật chất thường ngày thì người ta gán cho nó cái danh "nghệ thuật", phàm những ai mà họ thấy quái gỡ, khó hiểu đều bị (hay được?) gán cho là "nghệ sĩ", "Thiền sư". Những danh từ này đã bị lạm dụng tối đa để phục vụ cho mục đích trước mắt của con người ta.

Thành ra Thiền đã trở thành một thứ gì đó đốn mat, xa lánh với bản thể của nó. Thiền không còn là Thiền nữa mà là một thứ đồ trang điểm của giới trí thức. Phàm đã gọi là trí thức của thời đại thì phải tỏ vẻ am hiểu về Thiền, phải nói về Thiền, phải biết chút đỉnh cái sự hít thở trầm tư mặc tưởng. Đây là "dã hồ Thiền" (Thiền chó hoang) chăng?

Tôi chẳng biết gì về Thiền. Nhưng trong dòng nước lũ cuồn cuộn đã bắt gặp được một cứu cánh. Tùy trưởng hợp mỗi người mà cứu cánh hiện thị khác nhau. Đối với tôi đó là một quyển sách của đạo sư Taisen Deshimaru thuộc phái Thiền Tào Động (Soutou), một người ảnh hưởng bậc nhất đến văn hóa Thiền ở phương Tây. Tôi bắt gặp quyển sách này trên lề đường khi còn là một cậu học trò với ít nhiều sự mẫn cảm với cuộc sống. Quyển sách này đã giúp tôi vượt qua giai đoạn khai tâm và giúp tôi có đủ sức tự đi trong những giai đoạn tiếp sau.

Quyển "Chân Thiền" của đạo sư Taisen Deshimaru do hai dịch giả Ngô Thành Nhân và Trần Đình Cáo dịch từ bản tiếng Pháp tập hợp những mẫu ghi chép của các học trò Tây phương của ngài trong những buổi thuyết giảng.



Xem bìa sách tại đây


http://flickr.com/photos/7456290@N03/472154304/in/set-72157600042660881/

Đây là một quyển sách hay cho những ai có tà kiến (kiến giải sai lầm) về Thiền nói riêng và Phật giáo nói chung. Không phải là những thứ nhăng cuội như người ta thường nghĩ, Thiền là cái gì đó đơn sơ như là chính nó, chân như như, thực như như, không ngụy tạo. Quyển sách này đặt mục tiêu hành động lên hàng đầu. Không nên hiểu Thiền như một thứ kiến thức trang trí vô bổ. Cần phải hành động ngay. Thời gian không còn nhiều, tu nhanh kẻo muộn!!!

Chúng ta chỉ có hành giả chứ không có luận giả! Chỉ có người làm chứ không có người chỉ bàn suông, biết suông.

Đây là một trong những quyển sách thực dụng, nên đọc của nên đọc. Và tất nhiên nếu đọc chỉ để xem nó như một thứ kiến thức trang bị cho những cuộc tranh luận trà dư tửu hậu thì thật là vô bổ, chẳng nên đọc làm gì.

Bạn đọc có thể tìm thêm thông tin về sách tại Google, nếu có quan tâm.

Re:Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực

Viết bởi Kongou-Musha » Tư T8 20, 2008 10:14 am

Đọc quyển sách này từ năm lớp 11. Vẫn nhớ như in tên sách và tên tác giả. Đương thời, đây là một trong những quyển sách nhận xét hay nhất về tính cách dân tộc Nhật. Đọc một lần trên thư viện tỉnh Khánh Hòa, sau mượn về copy vài phần, bỏ công đánh máy lại vài phần và post lên các trang mạng từ những năm 2003. Nhưng sau đó thì thất lạc, không tìm lại được.

Ngày đó trong trí óc vẫn còn in rất rõ dòng chữ "Truyện cổ Nhật Bản và bản sắc dân tộc Nhật". Tác giả Đoàn Nhật Chẩn. (Chẩn, dấu hỏi). Sau này dùng Google tìm lại vẫn không ra. Vì một sự tình cờ nào đó, hay là giây phút phá bỏ vô minh đã đến mà ngón tay lại gõ thành "Đoàn Nhật Chấn" (Chấn, dấu sắc) và hóa ra là Chấn chứ không phải Chẩn. Tên sách là "Truyện cổ nước Nhật và bản sắc dân tộc Nhật Bản" (Nhà xuất bản Văn học -1996) . Thảo nào bấy lâu nay mình dò không ra tăm.

Đây là một trong những quyển sách Rất-nên-đọc trong số những quyển nên-đọc dành cho những ai quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật của đất nước Mặt trời mọc. Gần như đây là quyển sách đầu tiên giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam những truyện cổ đặc sắc nhất của nước Nhật, từ các truyện truyền thuyết cho đến truyện lịch sử. Tập hợp những truyện này là công trình nghiên cứu đáng kính của tác giả và là sự chọn lọc để minh chứng cho những nét tính cách rất tiêu biểu của dân tộc này được giới thiệu ở phần đầu sách.

Quyển sách dành một phần lớn số trang cho việc nhìn nhận, đánh giá quốc dân tính của dân tộc Nhật, một việc gần như là chưa từng thấy trong nhiều quyển sách khác viết về Nhật Bản xuất bản ở Việt Nam. Tác giả đã đưa ra nhiều nhận xét rất tinh tế về đất nước, con người của xứ sở này và những điều kiện khách quan dẫn đến sự hình thành tính cách độc đáo đó. Tính cực đoan, duy mỹ, cầu toàn, nhạy cảm đều được dẫn chứng đầy đủ qua các truyện cổ được giới thiệu trong sách.

Có thể nói cuốn sách là một công trình biên soạn đầy nhiệt huyết và sự lưu tâm chu đáo của tác giả. Trong tình hình ngày nay, quan hệ giữa hai nước Nhật, Việt có nhiều bước tiến đáng kể và theo đó cũng có nhiều sách báo giới thiệu lẫn nhau đến độc giả hai nước hơn. Nhưng giữa số đó, tôi vẫn xem Truyện cổ nước Nhật và bản sắc dân tộc Nhật Bản của Đoàn Nhật Chẩn vẫn là một trong những quyển sách đáng đọc hơn cả.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về sách này bằng công cụ Google.