PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG & CƠ CẤU BAN ĐẠI DIỆN ĐÔNG DU NHIỆM KỲ 2009-2010
I. MỞ ĐẦU Con đường du học Đông Du thế hệ chúng ta đã đi được một chặng đường dài. Trong suốt 15 năm qua, nhờ bao tâm huyết của Thầy hiệu trưởng và các thầy cô trường Đông Du, những nỗ lực học tập của nhiều thế hệ sempai gương mẫu, Đông Du ngày càng lớn mạnh không ngừng với 852 thành viên đến thời điểm hiện nay. Sự lớn mạnh đó khiến chúng ta có quyền kỳ vọng về một tương lai tươi sáng của Tập thể Đông Du vững mạnh trong tương lai.
Nhưng thực tại, sự phát triển nhanh trong thời gian qua đã kéo theo nhiều vấn đề phát sinh trong Tập Thể. Nhiều sempai kohai không biết nhau, sự gắn kết trong tập thể không còn khăng khít như trước. Xuất hiện nhiều hạt sạn gây ảnh hưởng xấu đến lối sống và tinh thần học tập của Tập thể. Tỉ lệ đậu đại học quốc lập, công lập hàng năm giảm chỉ còn khoảng 80%. Thêm vào tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay, đối với sinh viên tư phí Đông Du, gánh nặng kinh tế càng khó khăn hơn bao giờ hết, không chỉ ảnh hưởng đến các em kohai tiếng nhật không tìm được baito, mà một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp đại học trong thời gian tới không tìm được công việc thực tập phù hợp ở Nhật cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra v.v…
Trước tình hình cấp bách hiện nay, Ban Đại Diện kêu gọi anh em Đông Du hãy chung sức chung lòng, cùng tương trợ đùm bọc anh em, cùng chấn chỉnh tổ chức Tập thể để Đông Du có thể vượt qua những khó khăn trước mắt và phát triển vững mạnh trong tương lai.
II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC ĐÔNG DU Sau chuyến đi thăm các vùng của Thầy hiệu trưởng, các cuộc Họp Ban Đại Diện, Thầy và Ban Đại Diện đã thống nhất quan điểm: để có thể giải quyết các vấn đề của Tập thể và tiến hành các hoạt động Đông Du, trước tiên cần Tổ chức lại Tập thể Đông Du một cách quy cũ, dựa trên tổ chức hoạt động của tập thể sinh viên tại các vùng.
Vì vậy, Ban Đại Diện sẽ tiến hành xây dựng 2 mô hình tập thể cơ sở sau:
1.Mô hình Tập thể sinh viên Nhật ngữ Tiến hành áp dụng Quy định thành viên Đông Du đối với các sinh viên trường Nhật ngữ nhằm đưa các em đi vào nề nếp sinh hoạt, học tập theo đúng tinh thần Đông Du ngay từ giai đoạn mới sang Nhật. Đồng thời, tạo điều kiện để các kohai có thể nhận được sự giúp đỡ của Tập thể một cách quy cũ, hệ thống.
2. Mô hình Tập thể sinh viên Đại học Xây dựng Tập thể sinh viên tại các trường đại học. Các Nhóm được tổ chức dựa trên điều kiện địa lý, phân bố thành viên trong Vùng. Tập thể sinh viên Đại học là lực lượng chủ chốt trong các hoạt động Đông Du, nên cần xây dựng hoạt động một cách có tổ chức theo tinh thần Đông Du, từng bước tạo nền móng vững chắc cho kế hoạch cải tổ Đông Du lâu dài.
Dựa trên tình hình phân bố thành viên hiện nay, Tập Thể Đông Du sẽ được phân làm 5 Vùng lớn, trong mỗi vùng sẽ gồm nhiều Nhóm. Trước mắt, Ban Đại Diện hình thành một số Nhóm tiêu biểu, trong thời gian tới sẽ tiến hành thảo luận với các Vùng để hình thành, phân chia số lượng Nhóm phù hợp với tình hình của Vùng.
- Vùng Bắc Nhật: Nhóm Morioka, Sendai, Fukushima, Akita, Niigata ...
- Vùng Kanto: Nhóm Phát Báo, Tokodai, Yokohama, Chiba, Utsunomiya, Tsukuba, Yamanashi ...
- Vùng Tokai: Nhóm Shizuoka, Toyo-Hama, Nagoya ...
- Vùng Kansai: Nhóm Nhật ngữ, Osaka, Shiga, Kobe, Fukui...
- Vùng Nam Nhật: Nhóm Hiroshima, Fukuyama, Saga...
III. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẠI DIỆN Trong nhiệm kỳ này, Ban Đại Diện đặt trọng tâm vào các công việc chính sau:
- Tổ chức quy cũ Tập thể sinh viên các vùng, xây dựng mạng lưới liên lạc chặt chẽ trên toàn Đông Du.
- Đẩy mạnh hoạt động Tương Trợ giúp anh em Đông Du sống tốt, học tốt.
- Xây dựng Ban Đại Diện hoạt động hiệu quả, đủ sức quản lý tốt Tập thể Đông Du.
Hoạt động Ban Đại Diện được chia thành các lĩnh vực sau đây:
1. Thông Tin - Xây dựng mạng lưới liên lạc
Lập mạng lưới thông tin liên lạc chặt chẽ giữa các vùng trên toàn tập thể.
Xây dựng hệ thống dữ liệu thành viên Đông Du.
- Cải tổ trang web Đông Du
Cải tổ nội dung, hình thức trang web Đông Du phù hợp với phương hướng sắp tới của Đông Du.
2. Học Tập - Nâng cao chất lượng và mở rộng mô hình Lớp luyện thi Tokyo ra các vùng khác.
- Tổ chức kỳ thi hàng tháng dành cho tất cả sinh viên trường Nhật ngữ các vùng.
- Tổ chức 大学説明会 tại các vùng.
- Hỗ trợ thông tin thi cử, liên lạc sempai bố trí chỗ trọ cho kohai trong kỳ thi đại học.
3. Hướng Nghiệp - Tiến hành các hoạt động tư vấn chuyên ngành đại học cho các kohai.
- Xây dựng mạng lưới thành viên cùng chuyên ngành.
- Tổ chức các buổi tham quan trung tiểu xí nghiệp Nhật Bản.
- Xúc tiến hoạt động tư vấn, giới thiệu sinh viên đi thực tập sau khi tốt nghiệp.
4. Tài Chính - Lập Cơ chế Quỹ Tương trợ Đông Du, tiến hành quản lý thử nghiệm.
- Quản lý Quỹ hoạt động Ban Đại Diện do trường Đông Du chi cấp.
- Cải thiện hoạt động Học bổng Huynh Đệ Đông Du.
- Tiến hành các hoạt động quyên góp từ thiện hướng về Quê hương.
- Nhận thu các khoản tiền trường Đông Du cho sinh viên vay khi học tại VN.
5. Tổng vụ - Quản lý công việc trong Ban Đại Diện.
- Tổ chức các hoạt động quy mô lớn trên toàn Đông Du: Trại Hè, Bonenkai…
- Hướng dẫn, hỗ trợ các vùng tổ chức hoạt động.
- Phụ trách giải quyết các vấn đề đời sống sinh viên.
6. Quản lý Nhóm phát báo Hiện số lượng thành viên Nhóm phát báo rất lớn nên hoạt động quản lý nhóm phát báo sẽ trực tiếp do Ban Đại Diện phụ trách.
- Tiến hành áp dụng quy định thành viên Đông Du đối với tập thể phát báo.
- Quản lý nhóm phát báo về mặt công việc, cuộc sống.
- Kết hợp với Ban Học Tập, vận động các kohai tham gia lớp học luyện thi tại Tokodai.
- Thử nghiệm hình thức チューター, nhờ những sempai gương mẫu hướng dẫn, chăm sóc trực tiếp cho từng nhóm kohai.
IV. CƠ CẤU NHÂN SỰ BAN ĐẠI DIỆN1. Ban Đại Diện Trung Ương - Trưởng Ban Đại Diện: Nguyễn Tường Huân (横浜国立大学大学院、Khóa 2001)
- Đại Diện Thường Trực:
Đại diện Thường trực do Trưởng Ban Đại Diện chỉ định, chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động của Ban Đại Diện.
- Ngoài các Đại Diện Thường Trực, hiện có khoảng 40 thành viên tích cực của các khóa 2001-2007 tham gia các hoạt động của Ban Đại Diện trung ương.
2. Đại diện các Tập thể Vùng-Nhóm - Đại diện Vùng:
Đại Diện Vùng do Trưởng Ban Đại Diện chỉ định, có nhiệm vụ quản lý tình hình trong Vùng, làm cầu nối liên lạc giữa Ban Đại Diện trung ương và các Nhóm trong Vùng, phối hợp với Đại diện các Nhóm tổ chức các hoạt động trong Vùng.
- Đại diện Nhóm:
Đại diện Nhóm do các thành viên trong Nhóm bầu chọn, có nhiệm vụ tổ chức, quản lý hoạt động trong Nhóm, liên lạc làm việc với Đại diện Vùng và Ban Đại Diện trung ương.
Trên đây là thông báo về phương hướng hoạt động và cơ cấu tổ chức của Ban Đại Diện. Các kế hoạch hoạt động cụ thể sẽ được đăng trong các thông báo sau.
Ngày 21/5/2009
Trưởng Ban Đại Diện
Nguyễn Tường Huân